Nếu thực trạng sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật ở địa phương em

Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều so với các nước trong khu vực. Trung bình 5 năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam chi từ 500-700 triệu USD để nhập thuốc bảo vệ thực vật. Trong số này, 48% là thuốc diệt cỏ, tương đương 19 nghìn tấn, còn lại là thuốc trừ sâu, trừ bệnh, khoảng trên 16 nghìn tấn. Khối lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trên 1ha cây trồng mỗi năm ở Việt Nam lên đến 2kg, trong khi một số nước khác trong khu vực chỉ từ 0,2-1 kg/ha. Còn theo Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bình quân tổng lượng phân bón vô cơ các loại sử dụng vào khoảng 2,4 triệu tấn/năm, mỗi năm thải ra môi trường khoảng 240 tấn bao bì, vỏ hộp các loại trong khi lượng thuốc bảo vệ thực vật còn bám lại trên vỏ bao bì bình quân chiếm 1,85% tỷ trọng bao bì. Trong khi đó, người dân hoàn toàn không có ý thức xử lý lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tồn lại trên vỏ bao bì. Có tới hơn 65% những người dân được hỏi khẳng định họ vứt vỏ bao bì ngay tại nơi pha thuốc. Thực tế này đang khiến cho môi trường ở khu vực nông thôn xuống cấp nhanh chóng. Không những thế, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc trừ sâu, phân bón còn tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn đối với sức khỏe con người cũng như tàn phá nghiêm trọng đất đai, đồng ruộng, khiến đất đai bị chai cứng, giữ nước kém và độ màu mỡ của đất giảm đe dọa đến nền nông nghiệp bền vững. Mặt khác, khi các loại thuốc bảo vệ thực vật bị lạm dụng cũng có nghĩa là các sản phẩm nông nghiệp rất dễ rơi vào tình trạng dư thừa lượng hóa chất - một trong những nguyên nhân cơ bản khiến hàng hóa nông nghiệp nước ta không đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, việc quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập trong khi bà con nông dân thường có kiến thức hạn chế về các loại hoạt chất trong thuốc bảo vệ thực vật dẫn tới tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu hiệu quả và an toàn, làm tăng chi phí sản xuất và nguy cơ mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường.

Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, có tới 80% thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam đang được sử dụng không đúng cách, không cần thiết và rất lãng phí. 30% người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định như không đảm bảo lượng nước, không có bảo hộ lao động, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng nồng độ. Tuy nhiên, để khuyến cáo nông dân hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi canh tác là điều rất khó, một phần vì thói quen của người nông dân, mặt khác vì hiện nay, sự biến đổi khí hậu đã dẫn đến tình trạng sâu bệnh rất dễ bùng phát. Để tránh dịch bệnh lây lan, nhà nông thường xuyên sử dụng thuốc trừ sâu như một liệu pháp dập dịch nhanh chóng nhất mà không nghĩ đến hậu quả về lâu dài của nó. Hiện đại đa số nông dân vẫn dựa vào thuốc bảo vệ thực vật hóa học là chính, tỷ lệ sử dụng thuốc sinh học đạt rất thấp. Trong khi đó, các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật an toàn, hiệu quả trong bảo vệ thực vật chậm được nhân rộng... nên việc mất an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vẫn cứ tồn tại.

Nhằm hạn chế tình trạng sử dụng quá nhiều, quá lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật như hiện nay, trước hết cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả của các loại hóa chất bảo vệ thực vật đối với môi trường cũng như sức khỏe con người, từ đó có ý thức sử dụng một cách hợp lý, không nên quá lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Về lâu dài, các địa phương nên vận động và hỗ trợ nông dân xây dựng nhiều mô hình sinh thái hữu cơ và tìm thị trường cho các sản phẩm sinh thái hữu cơ vừa tốt cho đất đai, sức khỏe con người và môi trường nông thôn. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần kiểm soát tốt việc sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, loại bỏ dần các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại, lạc hậu, khuyến khích sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật thế hệ mới, thuốc bảo quản rau, quả an toàn. Khuyến khích, mở rộng việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và các chương trình IPM, ICM, chương trình canh tác lúa cải tiến, đẩy mạnh chương trình khuyến nông, sản xuất cây trồng an toàn theo quy trình VietGAP… Qua đó, giúp nông dân phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường để phát triển bền vững và xây dựng nông thôn mới./.

Phương Mai

Thuốc bảo vệ thực vật đang bị lạm dụng quá đà

VTV.vn - Từ năm 2015 trở lại đây, mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu và tiêu thụ 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Trung bình, mỗi người Việt sử dụng 1,1kg thuốc bảo vệ thực vật mỗi năm.

Ít thì 5 ngày phun 1 lần, nhiều thì 2-3 ngày 1 lần, thậm chí sáng phun mà gặp mưa thì chiều phun lại. Đây là thực trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân. Sức khỏe con người, cùng môi trường đất và nước đang bị đe dọa.

Đã có bao nhiêu thuốc bảo vệ thực vật dùng trên cây trồng, đồng ruộng? Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân đang diễn ra như thế nào?

Thuốc bảo vệ thực vật: Không dùng không có thu?

Trồng 1.000 chậu hoa cúc mâm xôi, ngày ngày anh Bền đều phải ra vườn chăm sóc theo dõi cây. Mầm cây non rất hấp dẫn sâu bệnh tấn công, nên nếu sơ sảy một chút có thể bị ảnh hưởng cả vụ hoa. Vì thế, phun xịt phân bón và thuốc kích thích, thuốc phòng bệnh là công việc đều đặn 2, 3 ngày 1 lần.

Hơn 20 năm trồng rau cho hợp tác xã, anh Phương cho biết để hạn chế việc phải phun xịt thuốc thì phải thăm nom hàng ngày thậm chí hàng giờ. Nếu có dấu hiệu sâu bệnh là phòng bệnh liền, còn nếu đã xuất hiện bệnh, việc phun trị sâu cho cây sẽ tốn kém hơn.

Cứ sáng sớm hoặc xế chiều, trên những cánh đồng người dân lại kiên trì phun xịt thuốc chăm sóc cây trồng để chờ 1 vụ mùa có thu.

Cây hoa cúc từ khi ương giống đến khi trưởng thành phải phun xịt 50 đến 60 lần thuốc bảo vệ thực vật các loại. Theo những người nông dân muốn có hoa trái, rau quả bán ra thị trường, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là điều không thể tránh khỏi.

Người dân dùng thuốc bảo vệ thực vật theo thói quen

Việc dùng thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng như cách các nông dân là rất phổ biến. Về tinh thần, nhiều người dân cơ bản nắm được nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng phương pháp. Tuy nhiên, khi áp dụng thực tế trên cây trồng lại hoàn toàn khác.

- Về loại thuốc: Người dân ra đại lý kể bệnh trên cây và sẽ được bán thuốc tương ứng, về phun cho cây nếu không hiệu quả lại mua thuốc khác.

- Về liều lượng: Việc pha thuốc phần lớn theo kiểu ước lượng nên đôi khi pha đậm và phun đậm 1 chút biết đâu sẽ hiệu quả hơn. Nhỡ pha thuốc bị loãng, sâu không chết lại còn nhờn thuốc.

- Về thời điểm: Nếu cây trồng bị bệnh thì phải phun thuốc trị sâu bệnh, còn không bị bệnh thì phun loại thuốc phòng bệnh. Để cho chắc chắn, nhiều người phun thuốc trước, phòng bệnh cho chắc ăn nên đôi khi cây trồng không có bệnh cũng được tắm thuốc.

Nông dân lạm dụng hay phụ thuộc thuốc bảo vệ thực vật?

Hiện Việt Nam có hơn 4.000 loại thuốc được phép sử dụng. Trong số này chỉ có khoảng 20% là thuốc sinh học, còn lại vẫn là hóa học. Thuốc sinh học có số lượng ít hơn, lại không được người dân ưa dùng, vì không có hiệu quả tức thì như thuốc hóa học.

Thuốc hóa học hay được sử dụng, còn cách dùng thuốc của nông dân thì cứ căn cứ thực tế dịch bệnh trên cây trồng và hướng dẫn trên bao bì để phun. Sự không rõ ràng giữa thực tế cây trồng và nguyên tắc 4 đúng; khiến chính người nông dân đôi khi cũng băn khoăn không biết mình có lạm dụng thuốc hay không?

Ngoài việc phun tưới các loại thuốc kích thích sinh trưởng thì cứ thấy có dấu hiệu sâu bệnh là người dân tiến hành phun thuốc phòng trừ, thậm chí không có dấu hiệu nhưng cứ phun thuốc phòng ngừa cho chắc. Đó là cách rất nhiều nông dân đang làm. Đôi khi vừa phun mà gặp mưa thì hôm sau phun thuốc lại. Theo cách nhìn của cán bộ chuyên môn, như vậy là lạm dụng.

Với cách làm như thế này thì cứ 3 đến 5 ngày cây trồng lại được phun xịt thuốc 1 lần. Và để có 2.000 chậu hoa thành phẩm thì chi phí thuốc bảo vệ thực vật mỗi vụ của nông hộ này lên đến gần 100 triệu đồng. Theo TS Liêm, bài toán kinh tế cho mỗi mùa vụ đang là sức ép khiến nông dân đang phụ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật.

Cũng theo Tiến sĩ Liêm, đa phần các hộ nông dân sản xuất với quy mô vừa và nhỏ nên năng suất và lợi nhuận mỗi mùa vụ được quan tâm hàng đầu trong khi chất lượng và sự an toàn của sản phẩm lại ít được chú ý.

Giải pháp hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật

Nông nghiệp công nghệ cao là phương pháp canh tác an toàn.

Với người tiêu dùng, việc các sản phẩm nông nghiệp càng ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì càng tốt. Tuy nhiên, thực tế đáng buồn là lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng ở một số cây trồng như rau quả, cao hơn mức cần thiết khoảng 30% - 40%. Phần lớn các sản phẩm này được tiêu thụ trong nước. Lý do vì với sản phẩm xuất khẩu, các tiêu chí kiểm tra hóa chất tồn dư hoặc hồ sơ truy xuất rất khắt khe nên chỉ có những đơn vị sản xuất công nghệ cao mới đáp ứng được.

Chưa nói đến vấn đề thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên nông sản như thế nào và ảnh hưởng tới sức khỏe con người ra sao. Tuy nhiên, việc dùng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều trên cây trồng và đồng ruộng chắc chắn sẽ ảnh hưởng nặng nề đến môi trường và cần phải có biện pháp hạn chế việc dùng thuốc càng sớm càng tốt.

Để giảm bớt việc dùng thuốc bảo vệ thực vật chỉ có cách thay đổi phương pháp canh tác truyền thống sang nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, phần lớn nông dân không đủ nguồn vốn để thay đổi nên không thể giải quyết trong 1 sớm 1 chiều.

Cũng theo tiến sĩ Chơn, giảm bớt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần phải được hành động ngay, bởi việc lạm dụng rất đáng lo ngại cho sức khỏe con người, môi trường đất và nước về lâu dài bởi thuốc bảo vệ thực vật đều là độc hại.

Cẩn trọng: Trẻ ngộ độc phốt pho hữu cơ nặng do hít phải thuốc trừ sâu lâu ngày

VTV.vn - Thiếu niên 15 tuổi ở Hậu Giang phải nhập viện cấp cứu với chẩn đoán ngộ độc phốt pho hữu cơ do hít phải thuốc trừ sâu lâu ngày, khiến chất độc tích tụ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online!

Từ khóa:

lạm dụng thuốc, thuốc hóa học, thuốc trừ sâu

Video liên quan

Chủ Đề