Đến tháng có nên tập thể dục không

Cứ định kỳ mỗi tháng một lần, cái nỗi khỗ khó nói của phái đẹp mấy ai hiểu thấu. Khoảng thời gian ấy tuy ngắn ngủi nhưng gây biết bao “khổ sở” cho chị em nào là mệt mỏi, đau bụng, dễ nổi nóng, nổi mụn… khiến cơ thể chỉ muốn nằm một nơi, không di chuyển rồi cứ thế chờ cho ngày “hành xác” đi qua. Tuy nhiên, với những nàng chế thể thao như “thấm” vào máu, một ngày cũng không nỡ bỏ qua việc tập thể dục, thì vào giai đoạn ban đầu sẽ không khỏi phân vân: Có nên tập thể dục trong ngày kinh nguyệt và tập sao để không ảnh hưởng sức khỏe?

Theo chuyên gia nghiên cứu về sự thay đổi nội tiết tố những ngày kinh nguyện, Alisa Vitti, lời đáp chính xác cho câu hỏi trên là: “Có, rất nên!”. Cùng ELLE tìm hiểu lý do tại sao bạn nên có sự vận động trong thời kỳ “đèn đỏ” nhé!

Tập thể dục giảm khó chịu

Triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn này là đau bụng và đau lưng. Những bài tập thể dục nhẹ nhàng trong thời gian này làm cơ thể tiết ra một loại hocmon đặc biệt mang tên endorphin. Endorphin giúp cải thiện tâm sinh lý, cơ thể cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Ngoài như đánh lừa bộ não khiến bạn quên đi mình đang đau lưng hay đau bụng, endorphim đồng thời giảm đi các chứng chuột rút, đau đầu và khó chịu cơ hoành.

Tuy nhiên, nếu cơ thể quá dỗi mỏi mệt, bạn như chẳng còn một chút sức lực nào, hãy nghỉ ngơi khoảng 1-2 ngày đầu của chu kỳ, sau đó lấy lại tinh thần và quay lại phòng tập.

Giữ ấm cơ thể

Một nghiên cứu khác của Tiến sỹ Archana Dhawan, chuyên gia sinh sản tại Nurture [New Delhi, Ấn Độ]: “Cường độ tập thể dục có liên quan đến thời gian kéo dài chu kỳ kinh nguyệt và các triệu chứng của chu kỳ kinh nguyệt. Với những phụ nữ tập thể dục quá ít, thường phải trải qua chu kỳ kinh nguyệt dài hơn. Ngược lại khi tập quá nhiều thì kinh nguyệt thường bị gián đoạn. Ngoài ra, tập thể dục trong ngày kinh nguyệt được chứng mình là có nhiều lợi ích, chẳng hạn như giúp tuần hoàn máu tốt, giảm đau đầu, các cơn đau khác do mất máu và thiếu sắt. Đồng thời, nhiệt độ cơ thể cũng được duy trì ở mức ổn định”.

Trong những ngày “hành xác” này, thân nhiệt theo tự nhiện sẽ thường hạ xuống rất thấp, càng làm bạn mệt mỏi hơn. Do đó, tập thể dục cường độ nhẹ sẽ giữ ấm cơ thể, đưa trạng thái thân nhiệt về mức ổn định và giúp bạn nhanh chóng vượt qua giai đoạn này.

Giảm thiểu các triệu chứng tiền kinh nguyệt

Tiền kinh nguyệt là những dấu hiệu báo bạn sắp tới ngày “hành kinh” như: Nổi mụn, tức ngực, tâm lý thất thường, hay quên… Nếu duy trì việc tập thể dục thường xuyên, bạn sẽ hạn chế được những tình trạng trên xuất hiện.

Những bài tập an toàn cho thời kỳ “đèn đỏ”

Các bài tập giãn cơ

Ảnh: SFCustomChiropractic [@SFCustomChiro]

Trong “chuỗi ngày dài đăng đẳng” ấy, các bài tập đòi hỏi thể lực như khiêu vũ, chạy bộ đường dài, cardio cường độ cao, bài tập với tạ… nên được tạm gác lại, vì phổi hoạt động không đủ điều kiện tốt, khiến bạn khó giữ sức bền và dễ thấy khó thở. Thay vào đó, những bài tập thể dục trong ngày kinh nguyệt giúp thư giãn cơ, đặc biệt là cơ bụng dưới sẽ xoa dịu cơn đau bụng kinh. Bạn có thể thử một vài động tác yoga chẳng hạn tư thế con mèo, tư thế em bé, gập người trán chạm gối để thả lỏng và massgae cơ bụng.

Các bài cardio nhẹ nhàng

Đi bộ, đạp xe đạp với tốc độ chậm và quãng đường ngắn không chỉ đốt calo, mà còn giúp tinh thần thoải mái, các nhóm cơ thư giãn sẽ làm dịu cơn đau. Điều qua trọng là bạn cần chọn tốc độ đi phù hợp, đi bộ không đòi hỏi các thiết bị luyện tập chuyên nghiệp nên rất dễ dàng và thuận tiên cho việc luyện tập.

Xem thêm:

10 bài tập thể dục tại nhà giúp bạn sở hữu thân hình hoàn hảo

Không cần tập thể dục hay nhịn ăn, bạn vẫn sẽ có eo thon bụng phẳng!

Nhiều người quan niệm rằng, việc tập thể dục trong ngày đèn đỏ là không nên. Bởi khi đó, cơ thể đang ở trong tình trạng mệt mỏi với những trạng thái đau bụng và nhức lưng. Tuy nhiên trong thực tế, một số động tác thể dục bạn có thể thực hiện trong những ngày kinh nguyệt.

Lợi ích khi tập thể dục trong ngày đèn đỏ

  • Giảm các triệu chứng nhức mỏi như đau bụng, đau lưng.
  • Giải phóng endorphin, cải thiện tâm trạng.
  • Tăng cường sức bền cho cơ thể.
  • Tăng tuần hoàn máu, giữ ấm cơ thể.
  • Cải thiện giấc ngủ, thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Nên tập những bộ môn nào?

Đi bộ

Đi bộ cũng là môn thể dục thích hợp để tập luyện trong ngày đèn đỏ. Việc đi bộ nhẹ nhàng không chỉ có thể rèn luyện độ linh hoạt của các cơ và khớp chân mà còn giúp tinh thần thoải mái. Đồng thời, thói quen này cũng giúp nới lỏng các cơ xương chậu, kéo dãn lưng dưới, giảm triệu chứng đầy hơi và khó chịu ở vùng bụng. Điều quan trọng là bạn hãy chọn lựa tốc độ di chuyển sao cho phù hợp.

Tốt nhất bạn nên dành thời gian đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày trong chu kỳ kinh nguyệt. Ảnh: topsimages.

Cardio nhẹ nhàng

Thông thường, cardio là chuỗi bài tập giúp tăng cường nhịp tim và hơi thở. Các động tác cardio có thể đốt cháy calo, cải thiện quá trình trao đổi chất. Đồng thời, cardio cũng là phương pháp tăng cường hoạt động của tim và phổi. Trong ngày đèn đỏ, cơ thể trở nên yếu hơn bình thường. Vì vậy, bạn nên tập cardio hoặc aerobic ở cường độ thấp. Khi đã quen dần với các động tác rồi bạn mới tăng dần mức độ và số lượng lên cao.

Yoga

Trước chu kỳ kinh nguyệt 2-3 ngày là thời điểm tốt nhất để cơ thể vận động nhẹ nhàng. Bài tập thích hợp dành cho bạn chính là yoga. Theo chuyên gia sức khỏe, các bài tập yoga giúp cơ thể được thư giãn, giảm các triệu chứng đau nhức cơ bắp, tức ngực và chuột rút. Trong lúc tập luyện, hãy để ý đến những thay đổi nhỏ của cơ thể và điều chỉnh mức độ cũng như khối lượng bài tập sao cho phù hợp. Các động tác bạn có thể tham khảo là tư thế con mèo, tư thế em bé, tư thế cây cầu…

Tư thế cây cầu là bài tập phù hợp cho ngày đèn đỏ. Ảnh: giphy.

Bài tập thư giãn cơ

Trong điều kiện cơ thể mệt mỏi, phổi hoạt động không đủ tốt thì các bài tập cường độ cao nên được gác lại. Thay vào đó, các bài tập thư giãn cơ sẽ tốt cho bạn hơn, đặc biệt là cơ bụng dưới giúp xoa dịu cơ đau bụng kinh.

Nâng chân lên cao

Đây là động tác khá đơn giản, bạn có thể thực hiện ở bất kỳ lúc nào ngay tại nhà. Bắt đầu với tư thế nằm ngửa, mặt ngước lên trời. Dùng khuỷu tay làm trụ, tạo thành góc vuông. Từ từ nâng một chân lên cao, giữ yên trong vòng 2-3 giây. Tiếp theo, hạ chân xuống và đổi bên. Lặp lại động tác từ 5-10 lần.

Động tác nâng chân lên cao. Ảnh: giphy.

Cần tránh những bộ môn nào?

Nếu đã có những bộ môn nên tập trong ngày đèn đỏ thì chắc hẳn sẽ có các bài tập nên tránh. Thực tế, một số phụ nữ vẫn duy trì thói quen tập thể dục như bình thường. Tuy nhiên, nếu cơ thể cảm thấy mệt mỏi khác thường, bạn nên cắt giảm mức độ tập luyện. Theo Giáo sư Brandon Marcello đến từ Mỹ, bạn nên tạm ngừng các hoạt động rèn luyện thể chất cường độ cao và giảm tần suất tập. Các bộ môn cần tránh là tập tạ, squat, boxing, zumba… cùng nhiều bài tập rèn luyện sức bền khác. Bởi lẽ, cơ thể không ở trạng thái tốt nhất, bạn sẽ khó thể theo kịp nhịp độ tập luyện, giảm hiệu quả của bài tập, thậm chí, cơ thể còn dễ bị tổn hại.

Bạn nên hạn chế tập nặng trong “ngày đèn đỏ”. Ảnh: shape.

Kết: Lẽ dĩ nhiên, tập thể dục mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và cả tinh thần. Không có bằng chứng khoa học nào cho rằng bạn nên cắt bỏ hoàn toàn việc tập luyện trong kỳ kinh nguyệt. Trên thực tế, nhiều chuyên gia khuyên bạn nên vận động nhẹ nhàng trong thời điểm này giúp cơ thể khỏe hơn, giảm các triệu chứng đau nhức. Điều lưu ý duy nhất là hãy điều chỉnh cường độ và tần suất tập luyện sao cho phù hợp với sức khỏe của bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề