Nếu các vai trò của ngành giao thông vận tải lấy ví dụ chứng minh cho từng vai trò

  • I.ĐƯỜNG SẮT
    Ưu điểm: 
    Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa.
    Tốc độ nhanh, ổn định, mức đô an toàn và tiện nghi cao => tiết kiệm thời gian.
    Nhược điểm:
    Chỉ hoạt động trên hệ thống đường ray có sẵn => tuyến đường cố định.

    II. Đường ô tô
    Ưu điểm: 
    Cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình, khí hậu.
    Có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li vận chuyển ngắn và trung bình.
    Đáp ứng các yêu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng
    Có thể kết hợp linh hoạt với các loại phương tiện vận tải khác.
    Nhược điểm:
    Tốn nhiên liệu vận chuyển.
    Gây nhiều tai nạn, ô nhiễm môi trường.
    Gây ách tắc giao thông, đặc biệt là ở các đô thị lớn.
    Tai nạn giao thông đường ô tô
    Vận tải bằng ô tô ngày càng chiếm ưu thế. Khối lượng luân chuyển bằng ô tô bằng ½ khối lượng luân chuyển bằng tàu hỏa.
    Thế giới hiện nay có khoảng 700 triệu đầu xe ô tô, trong đó có 4/5 là xe du lịch các loại.
    Sự bùng nổ trong việc sử dụng phương tiện ô tô đã gây ra những vấn đề nghiêm trong về môi trường.


    III. Đường ống
    - Ưu điểm: 
    + Vận chuyển hiệu quả các chất lỏng và khí, giá thành vận chuyển rẻ.
    + Không tốn mặt bằng xây dựng.
    - Nhược điểm: 
    + Phụ thuộc vào địa hình. 
    + Không vận chuyển được chất rắn.
    + Khó xử lí khi gặp sự cố.
    - Tình hình phát triển:
    + Chiều dài đường ống tăng nhanh.
    + Sự phát triển của ngành gắn liền với nhu cầu vận chuyển dầu mỏ và khí đốt. Phân bố chủ yếu tại Trung Đông, Hoa Kì, Liên Bang Nga.
    Ở Việt Nam, có khoảng 400 km ống dẫn dầu thô và sản phẩm dầu mỏ, 170 Km đường ống dẫn khí. Ngoài ra còn có thêm 400 Km đường ống đang trong dự án khí Nam Côn Sơn.


    IV. Đường Sông Hồ
    Vận tải đường sông hồ có lịch sử khai thác vô cùng sớm, phân chia theo lưu vực sông, gọi là lưu vực vận tải.
    Ưu điểm:
    Thích hợp với vận chuyển hàng hóa nặng và cồng kềnh.
    Cước phí vận chuyển ổn định và tương đối rẻ.
    Nhược điểm:
    Phụ thuộc vào thiên nhiên như chế độ dòng chảy, thủy chiều…
    Tốc độ chậm.

    V. Đường Biển
    Ưu điểm:
    Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của thế giới.
    Vận chuyển trên những tuyến đường quốc tế khá dài.
    Thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế giữa các khu vực trên thế giới
    Lộ trình đường đang được rút ngắn lại.
    Nhược điểm:
    Luôn đe dọa gây ô nhiễm biển và đại dương.
    Khó khăn trong việc quản lí nhập cư, quản lí hàng hóa của các nước

    VI. Đường Hàng Không
    Là loại hình giao thông vận tải trẻ tuổi nhất, nhưng tốc độ phát triển khá nhanh cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
    Ưu điểm:
    Tốc độ vận chuyển khá cao, thời gian vận chuyển ngắn.
    Nhược điểm:
    Cước phí vận tải cao, quy trình quản lí khắt khe, yêu cầu đối tượng chuyên chở ngặt nghèo…
    Vốn đầu tư lớn, vận chuyển hạn chế ở một số mặt hàng và khối lượng.
    Gây ô nhiễm môi trường.
    Năm 2008 thế giới có khoảng 5.616 sân bay dân dụng, trong đó có 413 sân bay quốc tế.
    Bắc Mỹ tập trung 30% sân bay của thế giới, Châu Âu 26,3%, Châu Á chiếm 11,2%.
    Các cường quốc hàng không trên thế giới là Hoa Kì, Anh, Pháp, LB Nga…
    Các tuyến hàng không sầm uất nhất là tuyến xuyên Đại Tây Dương, nối Châu Âu với Bắc Mỹ và Nam Mỹ, nối Hoa Kì với các nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.



    Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net

  • X

    This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

    I. Vai trò và đặc điểm ngành giao thông vận tải
    1. Vai trò
    – Giúp cho quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục, bình thường.
    – Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân.
    – Nhân tố quan trọng phân bố sản xuất và dân cư.
    – Thúc đẩy hoạt động kinh tế – văn hóa ở các vùng núi xa xôi.
    – Củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
    – Thực hiện mối giao lưu kinh tế – xã hội giữa các vùng, các nước trên thế giới.

    2. Đặc điểm
    – Sản phẩm: là sự chuyên chở người và hàng hóa.
    – Các tiêu chí đánh giá:
    + Khối lượng vận chuyển [số hành khách, số tấn hàng hoá].
    + Khối lượng luân chuyển [người/km; tấn/km].
    + Cự li vận chuyển trung bình [km].
    – Công thức tính:
    . Khối lượng vận chuyển = Khối lượng luân chuyển / Cự li vận chuyển [số hành khách, số tấn hàng hóa]
    . Khối lượng luân chuyển = Khối lượng vận chuyển X Cự li vận chuyển [người/km, tấn/km]
    . Cự li vận chuyển = Khối lượng luân chuyển / Khối lượng vận chuyển [km]

    II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải
    1. Điều kiện tự nhiên
    – Vị trí địa lí: quy định sự có mặt, vai trò của một số loại hình giao thông vận tải.
    Ví dụ: + Vùng hoang mạc: Lạc đà, trực thăng;
    + Vùng băng giá xe trượt tuyết do chó và tuần lộc kéo.
    + Ở Nhật Bản, Anh giao thông vận tải đường biển có vị trí quan trọng.
    – Địa hình ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.
    Ví dụ: Địa hình đồi núi phải đầu tư nhiều để xây dựng các công trình: chống lở đất, làm đường vòng, đường hầm…
    – Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của phương tiện vận tải.
    Ví dụ: Các sân bay nhiều khi phải ngừng hoạt động do sương mù.
    – Sông ngòi: ảnh hưởng vận tải đường sông,chi phí cầu đường.
    – Khoáng sản: ảnh hưởng hướng vận tải, loại hình vận tải.

    2. Các điều kiện kinh tế-xã hội
    – Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố, hoạt động của giao thông vận tải
    + Hoạt động của các ngành kinh tế là khách hàng của ngành giao thông vận tải.
    Ví dụ: Kinh tế phát triển nhu cầu vận tải lớn thúc đẩy ngành phát triển.
    + Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự phát triển, phân bố, hoạt động ngành giao thông vận tải.
    + Quan hệ giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định hướng và cường độ các luồng vận chuyển.
    – Phân bố dân cư [đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị] ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách [vận tải bằng ô tô].
    – Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, hình thành loại hình vận tải đặc biệt là giao thông vận tải thành phố.

    TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

    ? [trang 138 SGK Địa lý 10] Hãy tìm ví dụ chứng minh rằng những tiến bộ của ngành giao thông vận tải đã có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới?
    – Những tiến bộ của ngành giao thông vận tải đã mở rộng các mối liên hệ vận tải và đảm bảo sự giao thông thuận tiện giữa các địa phương trên thế giới. Những tiến bộ về khoa học kĩ thuật và quản lí làm cho tốc độ vận chuyển người và hàng hóa tăng lên, chi phí thời gian cho vận chuyển giảm xuống, đồng thời làm cho các chi phí vận chuyển giảm đáng kể trong khi mức độ tiện nghi, an toàn tăng lên. Vì vậy mà các cơ sở đặt các vị trí gần các tuyến vận tải lớn, các đầu mối giao thông vận tải cũng đồng nghĩa là gần nguồn nguyên liệu và gần nơi tiêu thụ. Việc giảm đáng kể chi phí vận tải ở nhiều nước đã ảnh hưởng sâu sắc tới bức tranh phân bố của nhiều ngành sản xuất, nhất là các ngành đòi hỏi nhiều chi phí vận tải trong cơ cấu giá thành sản phẩm.
    – Nhờ sự tiến hộ của ngành giao thông vận tải, nên dân cư không cần ở lập trung gần các công sở [nơi họ làm việc] hay gần các trung tâm thành phố, nơi cung cấp các dịch vụ đa dạng. Họ có thể ở xa hơn tại các vùng ngoại thành, cách xa nơi làm việc hàng chục km mà vẫn đi về hàng ngày. Chính điều này làm cho các thành phố lớn có thể phát triển trải rộng trên không gian và phát triển nhanh. Còn ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, cũng nhờ có giao thông vận tải mà có thể di dân quy mô lớn đến khai khẩn tài nguyên,…

    ? [trang 139 SGK Địa lý 10] Em hãy kể tên một số loại phương tiện vận tải đặc trưng của vùng hoang mạc của vùng băng giá gần Cực Bắc?
    + Vùng hoang mạc: lạc đà [thô sơ] và các phương tiện hiện đại [ô tô, trực thăng,…].
    + Vùng băng giá gần Cực Bắc: xe quêt [thô sơ] và các phương tiện hiện đại [tàu phá băng nguyên tử, trực thăng,…].

    ? [trang 139 SGK Địa lý 10] Theo em, mạng lưới sông ngòi dày đặc của nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến ngành giao thông vận tải?
    – Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho ngành vận tải đường; sông [chính vì thế ở nước ta vận tải đường sông có khối lượng vận chuyển hàng hóa đứng thứ hai sau đường hộ].
    – Mạng lưới sông ngòi dày đặc lại không thuận lợi cho vận tải đường ô tô và đường sắt, đòi hỏi phải làm nhiều cầu, phà,… và dễ gây tắc nghẽn giao thông trong mùa lũ. Điều này rất rõ đối với các tuyến đường chạy theo hướng Bắc- Nam [quốc lộ I, đường sắt Thống Nhất].

    ? [trang 139 SGK Địa lý 10] Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở các hoang mạc nhiệt đới có ảnh hưởng đến ngành giao thông vận tải như thế nào?
    – Vùng hoang mạc không có điều kiện phát triển ngành vận tải đường sông và đường sát.
    – Vận tải ô tô cũng gây trở ngại do cái bay, hão cát sa mạc. Phương liên vận tải phải có thiết kế đặc biệt để chống lại cái nóng dữ dội và để tránh ăn mòn do cát bay.
    – Vận lải bằng máy bay trực thăng có nhiều ưu việt.
    – Vận tải băng gia súc [lạc đà] là phổ biến.

    ? [trang 140 SGK Địa lý 10] Dựa vào sơ đồ trên [trang 140 SGK Địa lý 10] và kiến thức đã học hãy phân tích tác động của ngành công nghiệp tới dự phát triển và phân bố, cũng như hoạt động của ngành giao thông vận tải?

    – Sự phát triển các trung lâm công nghiệp lớn và sự tập trung hóa lãnh thổ sản xuất công nghiệp sẽ làm tăng nhu cầu vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu và sản phẩm, làm mở rộng vùng cung cấp nguyên, nhiên liệu và vùng tiêu thụ sản phẩm.
    – Như vậy, phát triển các trung tâm công nghiệp lớn và sự tập trung hóa lãnh thổ công nghiệp sẽ làm tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển, làm tăng cự li vận chuyển.

    ? [trang 140 SGK Địa lý 10] Em hãy liệt kê các loại phương tiện vận tải khác nhau tham gia vào giao thông vận tải thành phố?
    Tàu có đầu máy chạy điện, ô tô [xe buýt và xe du lịch], xc điện ngầm, các loại phương tiện đi lại cá nhân [xe đạp, xe máy,…].

    ? [trang 141 SGK Địa lý 10] Tại sao người ta nói: Để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước?
    – Giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giữa miền núi với đồng bằng, nhờ thế sẽ giúp phá được thể “cô lập”, “tự cấp tự lúc” của nền kinh tế.
    – Sẽ có điều kiện khai thác các tài nguyên thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành được các nông, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị, thúc đẩy sự thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi.
    – Như vậy, sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ [kể cả văn hóa, giáo dục, y tế] cũng có điều kiện phát triển.

    ? [trang 141 SGK Địa lý 10] Chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến công việc xây dựng, khai thác mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải?
    Một số dẫn chứng
    – Ở miền núi sông ngòi ngắn và dốc thì không thể nói đi sự phát triển ngành giao thông vận tải đường sông; ở những nước nằm trên các đảo, chẳng hạn nhưng Anh và Nhật Bản, ngành vận tải đường biển có vị trí quan trọng. Ở những vùng gần cực, hầu như quanh năm có tuyết phủ, thì bên cạnh các phương tiện vận tải thô sơ như xe quệt, máy bay là phương tiện vận tải hiện đại duy nhất.
    – Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho ngành vận tải đường sông, nhưng không thuận lợi cho vận tải đường ô tô và đường sắt, đòi hỏi phải làm nhiều cầu. phà…. và dễ gây tắc nghẽn giao thông trong mùa lũ.
    – ở hoang mạc không có điều kiện phát triển ngành vận tải đường sông và đường sắt. Vận tải ô tô cũng trở ngại do cát bay, bão cát sa mạc. Phương tiện vận tải phải có thiết kế đặc biệt để chống lại cái nóng dữ dội và đổ tránh ăn mòn do cát bay. Vận tải bằng trực thăng có ưu việt. Vận tải bằng gia súc [lạc đà] là phổ biến.

    ? [trang 141 SGK Địa lý 10] Chứng minh rằng các điều kiện kinh tế xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải?
    – Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.
    + Trước hết, các ngành kinh tế khác là khách hàng của ngành giao thông vận tải. Khi các ngành này phát triển tốt, nhu cầu vận tải lớn thì ngành giao thông vận tải có nhiều thuận lợi để phát triển. Còn khi các ngành kinh tế gặp khó khăn, hay trong tình trạng suy thoái, thì ngành giao thông vận tải cũng gặp khó khăn.
    + Tình hình phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển kinh tế của các vùng, quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định mật độ mạng lưới giao thông vận tải, các loại hình vận tải, hướng và cường độ của các luồng vận chuyển. Ở các vùng kinh tế phát triển lâu đời, mạng lưới đường dày đặc hơn nhiều so với vùng: mới khai thác. Ở các vùng tập trung công nghiệp [nhất là công nghiệp nặng] đều phát triển vận tải đường sắt và vận tải bằng ô lô hạng nặng. Mỗi loại hàng hóa cần vận chuyển lại có yêu cầu riêng đối với phương tiện vận tải. Ví dụ: có loại hàng cần cước phí vận chuyển thấp, nhưng không cần nhanh [vật liệu xây dựng, quặng, than,…], có loại hàng đòi hỏi vận chuyển nhanh, an toàn [hóa chất. vật liệu dễ cháy,…]. Sự phân bố các cd sở kinh tế có nhu cầu vận chuyển các loại hàng này đã quy định việc tổ chức vận tải ở từng loại phương liên.
    + Cuối cùng, sự phát triển của ngành cơ khí vận tải, công nghiệp xây dựng cho phép duy trì và tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành giao thông vận tải.
    – Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô lô.
    + Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, nhu cầu đi lại của dân cư rất lớn. Để thỏa mãn nhu cầu đi lại hàng ngày của dân cư [gắn liền với các chuyến đi từ nơi ở tới nơi làm việc, học lập, giải trí, dịch vụ,…] đã hình thành một loại hình giao thông vận tải đặc biệt: giao thông vận tải thành phố.
    + Tham gia vào loại hình này có các loại phương tiện vận tải khác nhau: tàu có đầu máy chạy điện, ô tô [xe buýt và xe du lịch], xe điện ngầm, các loại phương tiện đi lại cá nhân [xe đạp, xe máy,…].

    ? [trang 141 SGK Địa lý 10] Hãy tính cự li vận chuyển trung bình về hàng hóa của một số loại phương tiện vận tải ở nước ta năm 2003 theo bảng số liệu sau:

    KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN VÀ KHỐI LƯỢNG LUÂN CHUYỂN CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI NƯỚC TA, NĂM 2003

    Khối lượng

    Phương tiện

    Khối lượng vận chuyển

    [nghìn tấn]

    Khối lượng luân chuyển

    [triệu tấn.km]

    Đường sắt

    8 385,0

    2 725,4

    Đường ô tô

    175 856,2

    9 402,8

    Đường sông

    55 258,6

    5 240,5

    Đường biển

    21 811,6

    43 512,6

    Đường hàng không

    89,7

    210,7

    Tổng số

    261 401,1

    60 992,0

    Áp dụng công thức tính Cự li vận chuyển trung bình:
    Cự li vận chuyển = Khối lượng luân chuyển / Khối lượng vận chuyển = ? [km]
    Kết quả, lần lượt là:
    + Đường sắt: 325,0 km [2 725 400 / 8385]
    + Đường ô tô: 53,5 km
    + Đường sông: 93,0 km
    + Đường biển: 1994,9 km
    + Đường hàng không: 2348,9 km
    + Tổng số: 2299,1 km

    Video liên quan

    Chủ Đề