Công bố chất lượng sản phẩm sử dụng bao lâu

Trong xã hội hiện đại, việc đa dạng hóa các sản phẩm nhằm mở rộng thị trường kinh doanh là điều mà mọi doanh nghiệp hướng tới để phát triển và phát triển bền vững. Số lượng hàng hóa, sản phẩm tăng nhanh chóng mặt cũng đồng thời phải song hành với chất lượng của chúng được đảm bảo và cải tiến không ngừng nghỉ. Bởi lẽ người tiêu dùng là trung tâm cốt lõi của môi trường kinh doanh. Và thực tế là tất cả chúng ta đều mong muốn được trải nghiệm và sử dụng những sản phẩm tốt nhất và hơn thế nữa.

Việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm hàng hóa luôn là ưu tiên hàng đầu trong thế giới kinh doanh, đóng vai trò quan trọng không chỉ với các nhà cung cấp, sản xuất, phân phối sản phẩm, các bên quan tâm và người tiêu dùng,... mà còn là yêu cầu bắt buộc của cơ quan quản lý đối với doanh nghiệp.

Như chúng ta đã biết, một sản phẩm muốn được đưa ra thị trường để tiếp cận với người tiêu dùng cần phải trải qua các cuộc đánh giá và phải được cấp chứng nhận đạt yêu cầu chất lượng theo quy định. [Xem thêm: Công bố sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu]. 

Bản tự công bố sản phẩm là thành phần không thể thiếu trong hồ sơ công bố sản phẩm. Và thời hạn của bản tự công bố sản phẩm cũng là vấn đề mà nhiều cá nhân, tổ chức còn thắc mắc bởi điều này có liên quan chặt chẽ đến khả năng chứng minh sự tuân thủ pháp luật của mỗi doanh nghiệp.

Bản tự công bố sản phẩm là gì?

Tự công bố sản phẩm là việc các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi kinh doanh của mình một cách tự nguyện. Các sản phẩm được tự công bố phải thuộc danh sách sản phẩm quy định tại NĐ 15/2018/NĐ-CP.

Hình ảnh về bản tự công bố sản phẩm

Mẫu giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký tự công bố sản phẩm

Đối tượng tự công bố sản phẩm

  1. Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;
  2. Các loại phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến;
  3. Dụng cụ chứa/ bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

Bên cạnh đó, các sản phẩm hoặc nguyên liệu sử dụng trong sản xuất, nhập khẩu để dùng trong sản xuất hay gia công hàng xuất khẩu, để phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của doanh nghiệp không tiêu thụ ra thị trường cũng được pháp luật miễn trừ thủ tục tự công bố.

>>> Xem thêm: Công bố thực phẩm: Thủ tục, hồ sơ bản đăng ký

Theo quy định mới nhất kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, các sản phẩm, hàng hóa đã được cấp Giấy phép tiếp nhận bản công bố hợp quy và Giấy xác nhận công bố phù hợp tiêu chuẩn quy định an toàn thực phẩm trước khi Nghị định có hiệu lực được tiếp tục sử dụng đến khi hết hạn ghi trên giấy và hết thời hạn sử dụng của sản phẩm.

Trên thực tế, quy định pháp luật trước đây có ghi chi tiết về thời hạn của bản tự công bố sản phẩm, cụ thể như sau: 

  • Thời hạn 05 năm đối với sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến : HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương;
  • 03 năm đối với sản phẩm của của cơ sở sản xuất, kinh doanh không có chứng chỉ trên.

Tuy nhiên có thể thấy rằng các quy định mới của pháp luật đã gỡ bỏ điều này và chưa có quy định cụ thể về thời hạn sử dụng của bản tự công bố. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có thể đăng ký tự công bố sản phẩm chỉ một lần cho tới khi có quy định mới.

Bài viết trên đây của ISOCERT đã giải đáp câu hỏi của Quý doanh nghiệp và khách hàng về vấn đề Thời hạn của bản tự công bố là bao lâu?. Để biết thêm về các dịch vụ công bố và thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline: 0976 389 199 của chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn tận tình nhất.

ISOCERT - người bạn đồng hành của doanh nghiệp trên mọi chặng đường phát triển!

Ngày cập nhật: 11-11-2021

Bản tự công bố sản phẩm là một trong những giấy tờ pháp lý đặc biệt quan trọng trong hồ sơ công bố sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên rất nhiều người còn băn khoăn bản tự công bố sản phẩm là gì và có thời hạn trong bao lâu. Trong bài viết này, đội ngũ Luatvn.vn sẽ gửi tới quý bạn độc giả những thông tin chính xác nhất.

Bản tự công bố sản phẩm là gì?

Bản tự công bố sản phẩm là việc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký các sản phẩm hàng hóa nằm trong hoạt động kinh doanh của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền một cách tự nguyện mà không bị nhà nước ép buộc. Tuy nhiên, các sản phẩm này phải nằm trong nhóm những sản phẩm không bắt buộc phải đăng ký công bố sản phẩm theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ- CP.

Bản tự công bố sản phẩm là gì?

Đối tượng bắt buộc phải tự công bố sản phẩm

Không phải mọi sản phẩm thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh đều được công bố. Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được thục hiện tự công bố những sản phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;
  • Phụ gia thực phẩm;
  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
  • Dụng cụ chứa, đựng thực phẩm;
  • Vật liệu bao gói tiếp súc trực tiếp với thực phẩm.

Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không được tự công bố các sản phẩm:

  • Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
  • Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.

Hai loại sản phẩm trên được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

Quy trình tự công bố sản phẩm

Quy trình doanh nghiệp tự công bố chất lượng sản phẩm được diễn ra như sau:

  • Bước 1: Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng hay các trang điện tử.
  • Bước 2: Doanh nghiệp bắt đầu sản xuất, kinh doanh sản phẩm đồng thời chịu trách nhiệm về tính an toàn của sản phẩm đó.
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, lưu trữ hồ sơ, đăng tải trên trang thông tin điện tử.
Thực hiện bản tự công bố sản phẩm

Hồ sơ tự công bố sản phẩm 

  • Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế [bản chính hoặc bản sao chứng thực].

Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Bản tự công bố có thời hạn bao lâu?

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 38/2012/NĐ-CP về thời hạn đăng ký lại bản công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, cụ thể:

  • 05 năm đối với sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến : HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương;
  • 03 năm đối với sản phẩm của của cơ sở sản xuất, kinh doanh không có chứng chỉ trên.

Theo quy định này, thì bản tự công bố có thời hạn 03 hoặc 05 năm tùy theo loại hình sản xuất, sản phẩm của doanh nghiệp.

Theo pháp luật hiện hành. Nghị định 15/2018/NĐ- CP ra đời thay thế cho Nghị định 38/2012/NĐ- CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.

Do đó, các sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước ngày Nghị định 15/2018/NĐ- CP có hiệu lực thì vẫn được tiếp tục sử dụng đến ngày hết thời hạn ghi trên giấy và hết thời hạn sử dụng của sản phẩm.

Nghị định 15/2018/NĐ- CP ra đời và có hiệu lực tuy nhiên quy định Nghị định này, chưa có quy định về thời hạn sử dụng của bản công bố. Vì vậy, khi doanh nghiệp có thể sử dụng bản tự công bố cho đến khi có các quy định của mới từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Lưu ý:

Trước khi công bố thì cá nhân, tổ chức cần phải làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm của mình, bởi sản phẩm khi được công bố và đưa ra thị trường rất dễ bị các đối tượng khác xâm phạm nhãn hiệu nếu chưa được bảo hộ. Nó gây ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng sản phẩm của mình tới người tiêu dùng.

Mẫu Số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM

Số: ………………./Tên doanh nghiệp/Năm công bố

I. Thông tin về tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm

Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………………….. Fax: …………………………………………

E-mail…………………………………………………………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp:…………………………………………………………………………………………….

Số Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP: ……………….. Ngày Cấp/Nơi

cấp: ……………. [đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện

an toàn thực phẩm theo quy định]

II. Thông tin về sản phẩm

1. Tên sản phẩm: ………………………………………………………………………………………………….

2. Thành phần: ……………………………………………………………………………………………………..

3. Thời hạn sử dụng sản phẩm: ………………………………………………………………………………

4. Quy cách đóng gói và chất liệu bao bì: …………………………………………………………………

5. Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất sản phẩm [trường hợp thuê cơ sở sản xuất]:………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

III. Mẫu nhãn sản phẩm [đính kèm mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến]

IV. Yêu cầu về an toàn thực phẩm

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm theo:

– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số….; hoặc

– Thông tư của các bộ, ngành; hoặc

– Quy chuẩn kỹ thuật địa phương;

– Tiêu chuẩn Quốc gia [trong trường hợp chưa có các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các Bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương]; hoặc

– Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế [Codex], Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài [trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia]; hoặc

– Tiêu chuẩn nhà sản xuất đính kèm [trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Thông tư của các bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia, Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế [Codex], Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài].

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ công bố và chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đã công bố./.

……………, ngày…. tháng…. năm……..

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Một số lưu ý

Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 [hai] cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn.

Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Trên đây là thông tin chi tiết giải thích bản tự công bố sản phẩm là gì, có thời hạn bao lâu. Mọi thông tin chi tiết mới quý bạn liên hệ ngay với Luatvn.vn để được tư vấn cụ thể, dễ dàng. 

Video liên quan

Chủ Đề