Mục tiêu đầu tư xây dựng trường học

Mục tiêu đầu tư xây dựng trường học

Hội nghị chuyên đề BCH Đảng bộ TP. Hà Nội - Ảnh: VGP/Nhật Nam

Tại hội nghị, Thành ủy Hà Nội cho ý kiến về 2 tờ trình: "Kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025" và "Biện pháp giải quyết, tập trung xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội".

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, để chuẩn bị cho hội nghị hôm nay, thời gian qua, Thường trực và Ban Thường vụ Thành uỷ đã chỉ đạo Ban Cán sự Đảng UBND TP cùng các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị nghiêm túc, kỹ lưỡng các tờ trình, báo cáo đã trình xin ý kiến chỉ đạo Thường trực và Ban Thường vụ Thành ủy, sau đó đã được tiếp thu, hoàn thiện để trình ra hội nghị hôm nay.

Đây là sự cụ thể hóa, đưa vào thực hiện một cách nhanh chóng, quyết liệt những chủ trương, định hướng của Thành ủy Hà Nội vừa qua về tập trung đầu tư, tạo bứt phá trên 3 lĩnh vực giáo dục, y tế và văn hóa.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII với những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể trong lĩnh vực văn hoá, xã hội như: Đến 2025, số trường công lập đạt chuẩn quốc gia 80-85%; phát triển nguồn nhân lực là khâu đột phá; số giường bệnh trên 1 vạn dân là 30-35 giường. Đồng thời, để thích ứng an toàn với tình hình dịch bệnh, phù hợp với phát triển yêu cầu phát triển mới Thủ đô, Thành ủy chỉ đạo Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố dựng kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022 – 2025.

Đến nay, Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố đã hoàn thành kế hoạch để báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Sau khi rà soát, Ban Cán sự Đảng UBND TP báo cáo các quận cơ bản khẳng định có đủ khả năng cân đối nguồn vốn và các huyện, thị xã đang cân đối nguồn vốn để thực hiện. Đồng thời, điều chỉnh nguyên tắc cân đối vốn theo hướng mở hơn cho các quận và TP có thể xem xét hỗ trợ các quận trong trường hợp cụ thể, đặc biệt.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội đề nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tiếp tục cho ý kiến đóng góp cụ thể vào kế hoạch để UBND Thành phố tiếp thu, hoàn thiện để báo cáo HĐND Thành phố quyết nghị các nội dung thuộc thẩm quyền. Trong đó, tập trung vào các nội dung như: Thực trạng, phạm vi, mục tiêu, yêu cầu đầu tư, nâng cấp của 3 lĩnh vực; nguyên tắc cân đối vốn, nguồn ngân sách các cấp, nguyên tắc, tiêu trí, định hướng, định mức đầu tư các dự án ngân sách TP hỗ trợ các huyện; giải pháp thực hiện kế hoạch….

Đối với nội dung: "Biện pháp giải quyết, tập trung xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội", Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng cho rằng, đây là vấn đề lớn, khó, có tính chất lịch sử, đã tồn tại qua nhiều giai đoạn trong bối cảnh có sự thay đổi về quy định pháp luật qua các thời kỳ.

Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy đã giao cho Ban Cán sự đảng UBND TP chỉ đạo UBND TP kiểm tra, rà soát, phân loại các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách chậm triển khai trên địa bàn Thành phố với quan điểm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung xử lý dứt điểm các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn TP.

Đồng thời, thiết lập kỷ cương trong công tác quản lý dự án đầu tư và quản lý, sử dụng đất đai, công khai minh bạch các dự án chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng trên địa bàn thành phố để tạo sự đồng thuận, giám sát của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện.

Trên cơ sở danh mục các dự án đã được phân loại, đề xuất các nguyên tắc tiêu chí để xử lý đối với từng nhóm dự án cụ thể như: Nhóm dự án đủ điều kiện thu hồi theo quy định pháp luật, nhóm dự án cần tháo gỡ khó khăn, nhóm các dự án đủ điều kiện tiếp tục triển khai tổ chức thực hiện trên cơ sở đó báo cáo, trình HĐND TP xem xét ban hành nghị quyết chuyên đề về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư và biện pháp giải quyết, tập trung xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật đất đai.

Các nội dung nêu trên thể hiện quyết tâm của Thành ủy, HĐND Thành phố và sự đồng hành cùng chính quyền trong việc giải quyết dứt điểm các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn và góp phần khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư.

Gia Huy

Skip to content

Bài viết này, Chúng tôi xin trình bày thủ tục xin đầu tư xây dựng trường Mầm non đạt tiêu chuẩn, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu đến lớp của trẻ tại các dự án khu dân cư, với quy mô dự kiến khoảng 300 trẻ.

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN:

  • Tên dự án: Trường mầm non ABC.
  • Mục tiêu dự án: Xây dựng trường mầm non đạt tiêu chuẩn, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu đến lớp của trẻ tại dự án.
  • Quy mô đầu tư: -Tổng số trẻ dự tính: 300 trẻ.
  • Tổng mức vốn đầu tư:
  • Loại dự án: Công trình dân dụng cấp III (Phụ lục 1 – Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) và là công trình ảnh hưởng đến an toàn, lợi ích cộng đồng (PHỤ LỤC X – Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021).
  • Thời gian thực hiện dự án: Xây dựng hoàn thành và đưa dự án vào hoạt động dự kiến.
  • Ưu đãi đầu tư đối với dự án:

– Ưu đãi về thuế suất: được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% đối với khoản thu nhập doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013.

– Thời gian miễn, giảm thuế theo quy định tại khoản 2, Điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013.

– Điều kiện hưởng ưu đãi: thu nhập được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định Điều 19 Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013.

– Ưu đãi về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: được miễn số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp theo quy định tại khoản 2, Điều 9 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010.

– Điều kiện thuộc danh mục loại hình và các tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn lĩnh vực xã hội hóa ban hành kèm theo Quyết định số 1470/QĐ-TTg ngày 22 tháng 07 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ. Chủ đầu tư phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động xã hội hóa để áp dụng ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

 III. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC:

Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư (Điều 32 Luật đầu tư 2020 ), cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, có quyền sử dụng đất – Điều 29.4 Luật đầu tư 2020. (Quyết định 701/QĐ-BKHĐT ngày 2/6/2021 của Bộ Kế hoạch và đầu tư ).

STT

Chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư

Ngày thực hiện

1.Chuẩn bị hồ sơ (04 bộ):

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

– Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

– Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;

– Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án

– Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất

02 ngày
2.Nộp hồ sơ tại Trung tâm phục vụ hành chính công01 ngày
3.Sở Kế hoạch đầu tư thẩm định, lấy ý kiến về nội dung thẩm định.30 ngày
4.SKH&ĐT lập báo cáo thẩm định trình UBND tỉnh07 ngày
5.UBND tỉnh xem xét, chấp thuận10 ngày
  1. Kế hoạch bảo vệ môi trường: 55 ngày

– Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ban hành ngày 17/11/2020, có hiệu lực từ 01/01/2021.

+ Dự án không thuộc các nhóm dự án về xây dựng tại Phụ lục II, Mục I Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 do đó dự án không phải lập báo cáo tác động môi trường, theo Điểm b Khoản 1 Điều 18 Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ có quy định: Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ có phát sinh nước thải 20m3/ngày đến dưới 500 m3/ngày hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày đến dưới 10 tấn trên ngày thuộc đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Như vậy, dự án Trường Mầm non có lưu lượng nước thải = (300 trẻ * 100 lít/cháu.ngày*80%) = 24m3/ngày thuộc đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, không phải lập báo cáo tác động môi trường.

 Quyết định số 1756/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 8 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thẩm quyền Phòng Tài nguyên & Môi trường UBND huyện.

Thành phần hồ sơ, kế hoạch thực hiện như sau:

STT

Kế hoạch bảo vệ môi trường

Ngày thực hiện

1.Chuẩn bị hồ sơ: (Mẫu số 01,02 Phụ lục VII Nghị định 40 ngày 13/5/2019 – kèm theo bản điện tử):

– Văn bản đề nghị đăng ký KHBVMT;

– 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường;

– 01 báo cáo NC khả thi đầu tư xây dựng

02 ngày
2.Nộp hồ sơ01 ngày
3.Phòng TN&MT thẩn định, trình UBND huyện15 ngày
4.Phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường07 ngày
  1. Thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy: 55 ngày

Hồ sơ đề nghị, thẩm duyệt PCCC thực hiện theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020, Trường Mầm Non thuộc đối tượng quản lý về PCCC (Phụ lục I).

STT

Thẩm định thiết kế về PCCC đối với TKCS

(thông báo + bản vẽ)

Ngày thực hiện

1.Chuẩn bị hồ sơ (02 bộ):

– Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy (MS PC06 – NĐ 136/2020/NĐ-CP);

– Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dự án;

– Dự toán tổng mức đầu tư công trình;

– Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện nội dung: Địa điểm, bậc chịu lửa, hệ thống (điện, chống sét…), lối thoát nạn, hệ thống giao thông, hệ thống báo cháy.

01 ngày
2.Nộp hồ sơ tại phòng cảnh sát PCCC tỉnh02 ngày
3.Cấp GCN thẩm duyệt về PCCC15 ngày
  1. Thỏa thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật (cấp nước, cấp điện, thoát nước): 60 ngày.

STT

Thỏa thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật

Ngày thực hiện

1.Thỏa thuận cấp nước20 ngày
2.Thỏa thuận cấp điện20 ngày
3.Thỏa thuận thoát nước thải, nước sinh hoạt20 ngày
  1. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng (Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; Thuyết minh + TKCS): 85 ngày
 Dự án là đối tượng công trình ảnh hưởng đến an toàn, lợi ích cộng đồng (PHỤ LỤC X – Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021). Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng thuộc về cơ quan chuyên môn về xây dựng (Sở Xây dựng) thẩm định

Bước 1: Thuê đơn vị tư vấn, TKCS: 60 ngày

Bước 2: Nộp hồ sơ thẩm định báo cáo NCKT

STT

Thẩm định hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng

Ngày thực hiện

1.Chuẩn bị hồ sơ:

– Tờ trình thẩm định BCNCKT (MS 01 – NĐ 15/2021/NĐ-CP);

– Chấp thuận chủ trương đầu tư;

– Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500.

– Văn bản lấy ý kiến PCCC, ĐTM;

– Văn bản thỏa thuận, xác nhận đấu nối HTKT.

– Hồ sơ khảo sát xây dựng, thuyết minh BCNCKT, TKCS gồm bản vẽ, thuyết minh.

– Danh sách nhà thầu kèm chứng chỉ, năng lực.

02 ngày
2.Nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công01 ngày
3.Sở Xây dựng thẩm định hồ sơ, y/c văn bản về Giải pháp PCCC của TKCS.15 ngày
4.Thông báo kết quả thẩm định kèm bản vẽ đóng dấu.07 ngày
  1. Lập, thẩm tra, Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (Thẩm định TKBVTC, dự toán xây dựng): 65 ngày
 Điều 82. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng

3. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn khác được quy định như sau:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước, thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế hai bước đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, công trình công cộng, công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng.

Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định tại 36.4 “4. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác, cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ thẩm định công trình xây dựng thuộc chuyên ngành quản lý theo quy định tại Điều 109 Nghị định này đối với công trình thuộc dự án được xây dựng tại khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn”. Kết luận: dự án không phải trình CQNN thẩm định Thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở.

  1. Giấy phép xây dựng (khoản 37 Điều 1 – Luật số 62/2020/QH14) – 30 ngày

STT

Cấp phép xây dựng

Ngày thực hiện

1.Chuẩn bị hồ sơ:

– Đơn đề nghị cấp phép xây dựng;

– Quyết định phê duyệt dự án;

– Văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo;

– Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng;

– Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy + bản vẽ;

– Văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường

– 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt, gồm; bản vẽ tổng mặt bằng toàn dự án, mặt bằng định vị công trình trên lô đất; bản vẽ kiến trúc các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng; các bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình; bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án.

02 ngày
2.Nộp hồ sơ Trung tâm hành chính công cấp huyện01 ngày
3.Phòng Kinh tế – Hạ tầng thẩm tra hồ sơ và trình Lãnh đạo UBND cấp huyện20 ngày
4.Cấp GPXD07 ngày

Căn cứ pháp lý:

– Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020;

– Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021;

– Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021;

– Luật đầu tư năm 2020 số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020;

– Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020

– Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ban hành ngày 17/11/2020.