Mẫu mã sản phẩm là gì

Vấn đề của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là chỉ chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm mà chưa đầu tư thiết kế bao bì ấn tượng, thu hút khách hàng. Chính việc tạo ra bao bì đẹp mắt sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả nhất. Bao bì sản phẩm chính là “nhân viên marketing thầm lặng”, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng. Vậy khách hàng quan tâm tới điều gì ở một bao bì sản phẩm?

Giám đốc công ty bao bì toàn cầu MeadWestvaco Corporation [MWV] – Brian Richard từng khẳng định: “Đa số người tiêu dùng rất coi trọng hình thức, mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói và đây được coi là một trong những thách thức lớn đối với các thương hiệu”.

Không chỉ đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng sản phẩm, mà vấn đề quan tâm tiếp theo và ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng chính là sự hấp dẫn, bắt mắt trong thiết kế, màu sắc bao bì.

Thiết kế bao bì gói cà phê EMC2. Xem chi tiết tại đây

Thử tưởng tưởng, bạn bước vào một siêu thì với hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm có thương hiệu xa lạ, bạn sẽ chọn sản phẩm dựa vào tiêu chí gì? Tất nhiên, một sản phẩm có bao bì kiểu dáng đẹp, hình ảnh bắt mắt, kiểu chữ ấn tượng sẽ có lợi thế hơn hẳn một bao bì chỉ có các thông tin dày đặc từ nhà sản xuất hoặc công dụng sản phẩm đúng không?

Thông qua thiết kế bao bì, khách hàng có thể phán đoán được định vị, tính cách sản phẩm, giúp họ cảm nhận được sản phẩm, “nếm” sản phẩm và cuối cùng là dẫn đến quyết định mua hàng. Một bao bì đẹp, thời trang, kiểu dáng bắt mắt sẽ khiến khách hàng ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên, tạo thiện cảm và thuyết phục họ đưa ra quyết định mua hàng.

Một điều cần lưu ý, bao bì sản phẩm có tính thẩm mĩ, đẹp mắt nhưng vẫn cần đảm bảo tính thống nhất với định vị, tính cách thương hiệu. Để tạo ra được sự kết hợp hoàn hảo, nhuần nhuyễn giữa tính thẩm mĩ và tính thương hiệu, các doanh nghiệp nên nhờ đến sự tư vấn từ các chuyên gia thiết kế chuyên nghiệp.

Bao bì là “cầu nối” thông tin quan trọng từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Khách hàng sẽ thông qua kiểu dáng bao bì, thiết kế, màu sắc, phông chữ, thông tin trên bao bì để phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp ngày với doanh nghiệp khác. Sự khác biệt trên bao bì chính là yếu tố giúp “cá biệt hóa” sản phẩm.

Thiết kế logohệ thống nhận diện thương hiệu cửa hàng trà sữa TEA PRESSO. Xem chi tiết dự án tại đây

Khách hàng thường quan tâm đến các yếu tố nhãn hiệu, thành phần, công dụng, nhà sản xuất, hạn sử dụng… trước khi quyết định mua một sản phẩm. Ngoài ra, một vài thông tin hướng dẫn khác doanh nghiệp cần thể hiện đẩy đủ trên thiết kế bao bì: hướng dẫn lắp đặt, vận chuyển, mã hiệu kiện hàng, điều kiện phòng ngừa [dễ vỡ, tránh nắng…].

Chính những thông tin chi tiết, kiểu dáng trang trí bắt mắt, độc đáo trên bao bì có thể giúp sản phẩm “tự marketing” cho mình. Một công cụ tạo sự tò mò, hấp dẫn, từ đó khiến khách hàng nảy sinh cảm xúc mua hàng ngày tức khắc.

Theo nghiên cứu của công ty bao bì toàn cầu MWV, nếu kiểu dáng và màu sắc sản phẩm ảnh hưởng mạnh mẽ tới quyết định mua hàng của khách hàng tại điểm bán thì sự tiện dụng, hữu ích của sản phẩm sẽ quyết định đến sự hài lòng của khách hàng sau đó. Những tính năng mà khách hàng yêu cầu ở bao bì gồm: tính chắc chắn, không dễ rách, hỏng [theo ý kiến của 74% số người khảo sát]; khả năng bảo vệ sản phẩm [72%]; dễ sử dụng, bảo quản [64%].

Dự án thiết kế bao bì sản phẩm cà phê An Phú. Xem thêm dự án tại đây

Như vậy, một bao bì đẹp là cần thiết nhưng hơn hết là phải có tính ứng dụng, tiện lợi cho người sử dụng. Đó là sự dễ dàng trong việc mở, đóng sản phẩm, lắp ráp, sử dụng và bảo quản sản phẩm… Đừng khiến khách hàng phải “vò đầu bứt tai” tìm hiểu cách mở hay lắp ráp, sử dụng một sản phẩm. Hãy nhớ rằng: “Simple is best”!

Bao bì sản phẩm chính là bộ mặt của thương hiệu. Thông qua bao bì, hình ảnh, tính cách thương hiệu sẽ hiện lên rõ nét, là một trong các yếu tố quan trọng quyết định đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Nếu bạn đang ấp ủ ý tưởng độc đáo cho thiết kế bao bì sản phẩm của mình, hãy để Sao Kim thực thi ý tưởng đó. Một bao bì sản phẩm chuyên nghiệp, sáng tạo, khiến khác hàng “đổ gục” trong 30 giây!

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ thì tên sản phẩm được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu, còn thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm được bảo hộ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp.

Hai nhãn hiệu được xem là không có khả năng phân biệt khi thuộc các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...

e] Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

g] Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;

h] Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;

i] Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;

k] Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Việc xác định nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác hay không sẽ do các cơ quan Nhà nước xác định trong từng vụ việc cụ thể khi có một bên khởi kiện tại Tòa án chứ không có quy định hai nhãn hiệu giống nhau đến 70% hay 80% thì mới xem là trùng. Việc xác định phải dựa vào từng vụ việc cụ thể và dựa vào các dấu hiệu tương tự nhau của 2 nhãn hiệu, từ đó cơ quan Nhà nước mới có thể đưa ra kết luận. Đối với kiểu dáng công nghiệp thì việc đánh giá sự tương tự của 2 kiểu dáng công nghiệp sẽ thực hiện theo quy định tại Điểm 35 Mục 4 Chương I Thông tư 01/2007/TT-BKHCN như sau:

35.1 Đánh giá sự tương tự của kiểu dáng công nghiệp:

a] Hai kiểu dáng công nghiệp bị coi là trùng nhau khi hai kiểu dáng công nghiệp dùng cho sản phẩm cùng loại, có cùng tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản và không cơ bản;

b] Hai kiểu dáng công nghiệp bị coi là tương tự nhau khi hai kiểu dáng công nghiệp dùng cho sản phẩm cùng loại, có một số đặc điểm tạo dáng cơ bản giống nhau;

c] Hai kiểu dáng công nghiệp bị coi là tương tự gần nhất khi hai kiểu dáng công nghiệp tương tự có số các đặc điểm tạo dáng cơ bản giống nhau nhiều hơn so với tất cả các kiểu dáng công nghiệp tương tự khác.

Theo đó, việc đánh giá 2 kiểu dáng công nghiệp có trùng hoặc tương tự nhau hay không cũng phải dựa theo từng vụ việc cụ thể và các dấu hiệu cụ thể của 2 kiểu dáng công nghiệp đó.

Nếu bị kết luận là nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp của anh trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp khác đã được bảo hộ thì anh sẽ vi phạm Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ và Điều 40 Luật cạnh tranh 2004 về hành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn.

Trân trọng!

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Video liên quan

Chủ Đề