Luồng xanh và luồng đỏ trong hải quan là gì

Việc phân luồng hàng hóa xuất nhập khẩu trong Hải quan (gọi tắt là phân luồng Hải quan) được coi là công cụ, hình thức nhằm giúp hải quan giám sát và kiểm tra hàng hóa ra vào lãnh thổ nước ta.

Hàng hóa sẽ được phân loại thành 3 luồng :

  • Luồng xanh (Ký hiệu 1): Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
  • Luồng vàng (Ký hiệu 2): Kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và miễn kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa.
  • Luồng đỏ (Ký hiệu 3): Kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa.

Với các mức độ kiểm tra thực tế lô hàng dựa theo thông tư 112/2005/TT-BTC:

  • Kiểm tra thực tế không quá 5% lô hàng: được tiến hành nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của chủ hàng, nếu không có dấu hiệu sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm.
  • Kiểm tra thực tế 10% lô hàng: hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan hải quan qua phân tích thông tin phát hiện thấy có dấu hiệu sai phạm, tiến hành kiểm tra nếu không sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm.
  • Kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng: đối với hàng hóa có chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan.

2. Quá trình thực hiện phân luồng

Quy trình thủ tục hải quan điện tử:

B1: Đăng ký, tạo lập tờ khai điện tử.

B2: Kiểm tra hồ sơ hải quan (thông tin từ bước 1 sẽ được tự động xử lý, đưa ra hình thức và mức độ kiểm tra).

B3: Kiểm tra thực tế hàng hóa.

B4: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ (thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan”, trả tờ khai cho người khai hải quan).

Như vậy việc phân luồng hàng hóa sẽ được phân loại chính thức tại bước 2 của quy trình thủ tục hải quan điện tử. Theo đó lệnh hình thức sẽ cho ra kết quả nhằm quyết định mức độ kiểm tra hàng hóa.

Việc phân luồng được thực hiện tự động trên hệ thống Hải quan điện tử. Cơ sở phân luồng cơ bản được dựa trên mức độ chấp hành pháp luật của Doanh nghiệp, mặt hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu và mã HS mặt hàng áp dụng…

Quy trình cơ bản sau khi tờ khai phần luồng như sau:

Luồng xanh và luồng đỏ trong hải quan là gì

Công tác thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu trên lãnh thổ Việt Nam ngày càng được đồng bộ hóa và hiện đại hóa bằng các thủ tục khai báo hải quan điện tử hay các hệ thống xử lý đánh giá mức độ kiểm tra tiến bộ khách quan. Việc phân luồng hàng hóa nhằm hạn chế kiểm tra thực tế hàng hóa một cách không cần thiết, tạo điều kiện cho hàng được xuất nhập nhanh chóng, đơn giản. Đồng thời đó còn là một công cụ hữu ích giúp cho cơ quan nhà nước quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất kinh doanh và ngăn chặn các nguồn hàng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng…

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Thông tư 15/2018/TT-BCT quy định về việc phân luồng trong quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi, có hiệu lực từ ngày 15/8/2018.

Theo đó, Thông tư này bao gồm 5 Chương, 15 Điều, trong đó đáng chú ý là việc Thông tư đã phân chia thành 3 luồng khác nhau trong quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi, bao gồm luồng xanh, luồng đỏ và luồng thông thường.

Cụ thể, luồng xanh là chế độ ưu tiên trong quy trình cấp C/O ưu đãi, thương nhân được ưu tiên miễn, giảm, nộp chậm chứng từ, giảm thời gian cấp C/O và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình đề nghị cấp C/O.

Đối với luồng xanh, thương nhân được miễn, giảm chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp C/O ưu đãi; miễn kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất trong quá trình đề nghị cấp C/O ưu đãi; rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ cấp C/O; được phép gia hạn thời gian nộp chậm chứng từ trong vòng 45 ngày làm việc đối với các chứng từ được phép nộp chậm.

Thời gian xử lý hồ sơ cấp C/O ưu đãi đối với trường hợp thương nhân áp dụng chế độ luồng xanh nộp hồ sơ dưới dạng bản giấy là tối đa 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Thương nhân áp dụng chế độ luồng xanh cũng được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất trong quá trình đề nghị cấp C/O ưu đãi.

Luồng đỏ là chế độ cần kiểm soát trong quy trình cấp C/O ưu đãi. Theo đó thương nhân phải nộp chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa đối với tất cả các lô hàng, có thể được yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình đề nghị cấp C/O.

Đối với luồng đỏ, thương nhân bắt buộc phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về bộ hồ sơ C/O, thời gian xét duyệt và kiểm tra năng lực sản xuất. Mặt hàng áp dụng chế độ luồng đỏ được xác định theo tiêu chí là mặt hàng có nguy cơ cao gian lận xuất xứ hàng hóa để lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu hoặc hưởng lợi từ cam kết thuế quan ưu đãi mà nước nhập khẩu dành cho Việt Nam.

Hoặc là mặt hàng có lượng C/O thuộc diện điều tra xác minh xuất xứ hàng hóa tăng đáng kể và bất thường theo đề nghị của nước nhập khẩu.

Luồng thông thường là chế độ hiện hành trong quy trình cấp C/O ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Cũng theo Thông tư 15, để được áp dụng chế độ luồng xanh trong quy trình cấp C/O ưu đãi, thương nhân cần được Bộ Công Thương công nhận là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, hoặc thương nhân được Bộ Tài chính công nhận là doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan.

Hoặc thương nhân đáp ứng các điều kiện như không vi phạm quy định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất trước thời điểm đề nghị xét duyệt chế độ luồng lanh; có hệ thống lưu trữ hồ sơ (hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử) đầy đủ để đảm bảo chứng minh tính xác thực của C/O và xuất xứ hàng hóa trong thời hạn lưu trữ theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP; thực hiện quy trình khai báo C/O điện tử qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (www.ecosys.gov.vn) và có tần suất đề nghị cấp ít nhất 30 bộ C/O ưu đãi/năm.

Trong khi đó, thương nhân, doanh nghiệp sẽ bị xét vào chế độ luồng đỏ nếu vi phạm các hành vi tại Điều 29 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP trong vòng 2 năm gần nhất tính đến thời điểm phân luồng. Thương nhân không đáp ứng được yêu cầu xác minh xuất xứ hàng hóa hoặc có kết luận về việc không đạt xuất xứ hàng hóa của cơ quan hải quan nước nhập khẩu trong vòng 2 năm gần nhất tính đến thời điểm phân luồng.

Hoặc thương nhân áp dụng chế độ luồng xanh hoặc luồng thông thường có xuất khẩu mặt hàng áp dụng chế độ luồng đỏ (mặt hàng có nguy cơ cao gian lận xuất xứ hàng hóa; mặt hàng có lượng C/O thuộc diện điều tra xác minh xuất xứ hàng hóa) nhưng không có cơ sở sản xuất hoặc năng lực sản xuất không đáp ứng yêu cầu sản xuất mặt hàng xuất khẩu.

Việc phân luồng trong quy trình cấp C/O ưu đãi thực hiện theo cơ chế tự động. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) và cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi thông báo công khai các trường hợp áp dụng chế độ luồng xanh, luồng thông thường hoặc luồng đỏ tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử.