Luộc củ lùn trong bao lâu

Con em gái mình đi miền Tây về, xách qua phòng cho bịch củ lùn, loại chưa luộc. Vậy là sáng nay đem luộc thử.

>> Tản mạn khoai luộc
>> Đậu nành luộc: món ăn chơi ngon và lành

Củ lùn thuộc họ khoai, còn gọi là khoai lùn, là một loại củ đặc sản của miền Tây Nam bộ Việt Nam. Người nông dân thường nói vui, tên là “lùn” nhưng củ chẳng “lùn”, ăn vào ngon ngọt, mát người. Đôi khi người miền Tây cũng gọi đây là củ năng, nhưng mà khác với củ năng vẫn thường dùng nấu chè chung với hạt sen.

Cả năm chỉ có một vụ củ lùn duy nhất, thường được thu hoạch vào tầm tháng 11, 12 âm lịch, để ăn dần trong hai, ba tháng sau. Củ lùn được trồng nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, như tỉnh Long An, Hậu Giang, Sóc Trăng,… Ở huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai cũng có.

Củ lùn khi chưa luộc.

Trở lại với mẻ củ lùn của mình, do chưa tự luộc lần nào, mình nhìn cái củ trông hơi giống củ từ, nên đem rửa, rồi còn dùng dao rạch lên thân củ cho dễ lột vỏ khi ăn. Đổ nước vào nồi, thêm nhúm muối, luộc cả gần nửa tiếng mà dùng đũa đâm vào củ vẫn còn cứng ngắc. Vậy là lấy thử một củ ra ăn, cảm nhận giòn giòn, sực sực như củ mình tinh [bình tinh], vậy chắc được rồi. Tắt bếp thôi.

Mẻ củ lùn của mình sau khi luộc.

Thực ra, khi nấu xong, mình mới tra bác Google cách nấu. Bác ấy bảo, một cách rất dễ để biết khi luộc củ lùn có chín chưa là khi chín, vỏ của củ lùn sẽ tự tróc, tự nứt ra. Nếu luộc khéo, chỉ cần khều nhẹ là vỏ tách ra dễ dàng. Vậy là hiểu ha, mình luộc sai cách rồi.

Và đây là cách luộc củ lùn dễ bóc vỏ mà bác Google chỉ dẫn: củ lùn rửa sạch nhiều lần cho hết đất, sau đó cho vào nồi và đổ nước ngập nồi cùng với 2 muỗng [cà phê] muối hột. Cho củ lùn lên bếp luộc 45 phút đến khi mở nắp có mùi thơm thì chuẩn bị 1 thau nước lạnh, cho củ lùn vào ngâm trong khoảng 3 giờ đồng hồ, sau đó lấy ra để ráo, củ sẽ tróc vỏ dễ lột.

Có cái việc ăn không mà cũng lắm nhiêu khê hĩ? Mình là mình không thích những thứ phức tạp mất thời gian. Thôi, lần sau có thèm ăn củ này thì mua loại người ta đã luộc ăn cho nhanh!

Cái tên ngộ nghĩnh, thân hình nhỏ nhắn, củ lùn là một món ăn rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Củ lùn có mùi vị thơm ngon và chứa nhiều dưỡng chất bổ dưỡng cho sức khỏe. Cùng Món Miền Trung tìm hiểu Cây củ lùn là gì? Củ lùn ăn có tác dụng gì? trong bài viết dưới đây nhé.

  • Củ lùn luộc có tác dụng gì
  • Món ngon từ củ lùn
  • Cách trồng củ lùn
  • Củ lùn luộc bao nhiều calo
  • Củ lùn ở đâu
  • Hình ảnh cây củ lùn

1. Cây củ lùn là gì?

Cây củ lùn là gì?

Củ lùn hay còn gọi là củ năng tàu, tên khoa học là Calathea allouia, đây là một loài thực vật có hoa trong họ Marantaceae, có nguồn gốc từ Nam Mỹ và một số nước như Cuba, Hispaniola, Puerto Rico, Tiểu Antilles, Brazil…. Ở một số vùng nhiệt đới, củ lùn được trồng lấy củ với số lượng nhỏ.

Cây củ lùn thường mọc thành bụi cao đến 1m. Lá có bẹ và cuống đứng cao 40-50cm, phiến lá dài 20-30cm. Rễ củ lùn có hình trứng [hoặc tròn], cuống dài kết thành từng chùm. Vỏ mỏng màu vàng nhạt, tua tủa nhiều rễ phụ. Thịt củ lùn màu trắng trong, phần nhân có màu trắng đục.

Tại Việt Nam, củ lùn thường thấy ở các tỉnh miền Tây, một năm chỉ thu hoạch 1 mùa duy nhất vào khoảng tháng 11, 12 âm lịch và ăn dần cho đến hết một, hai tháng sau.

2. Ăn củ lùn luộc có tác dụng gì?

Ăn củ lùn luộc có tác dụng gì?

Củ lùn luộc có nhiều tinh bột, không có chất xơ, đặc biệt là nhiều nước, vì thế, ăn củ lùn có tác dụng chống mất nước. Củ lùn cũng được xem như một vị thuốc mát gan, mát phổi, trị kiết lỵ, lợi tiểu.

Củ lùn là thực phẩm nghèo calo nhưng lại giàu kali, đây là một thành phần quan trọng có thể giúp điều chỉnh nhịp tim và huyết áp, từ đó cải thiện được sức khỏe của tim mạch.

Ngoài ra, củ lùn còn có tác dụng làm mát da. Chính vì thế, phụ nữ ăn củ lùn sẽ giúp da dẻ mịn màng, mụn nhọt, sần sùi giảm nhanh chóng.

Củ lùn có mùi thơm nhẹ giống củ năng, phảng phất mùi bắp [ngô] sữa vừa tụ hạt, vị ngọt, bùi không lẫn vào đâu được. Tuy vậy, củ lùn không giống như khoai lang, khoai tây hay củ năng, ăn củ lùn bạn sẽ không có cảm giác ngán bởi chúng có kết cấu thịt giòn, sần sật chứ không bở hay quá nhiều bột.

Củ lùn có thể được bào chế thành bột để pha nước uống giống như bột sắn dây, nhưng, giá trị dinh dưỡng không cao, nên phương thức chế biến phổ biến nhất đối với củ lùn chính là luộc.

3. Củ lùn luộc bao lâu để thơm ngon “đúng điệu”?

Củ lùn luộc bao lâu để thơm ngon “đúng điệu”?

Nhiều người cho biết, luộc củ lùn tuy dễ nhưng để có được hương vị hấp dẫn thì không hề đơn giản. Để món củ lùn luộc thơm ngon, giữ được nhiều dinh dưỡng, bạn có thể làm theo cách sau đây:

  • Củ lùn cắt hết rễ phụ, rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho củ lùn vào nồi, để thêm một ít muối, đổ nước ngập củ lùn, bắt lên bếp nấu sôi trong khoảng 30 phút [có thể thêm ít lá dứa khi luộc để dậy mùi thơm]. Mở nắp vung, nghe có mùi thơm thoang thoảng là chín.
  • Đổ củ lùn đã luộc ra thau nước lạnh, chờ nguội, vớt ra để ráo [đây là cách giúp bạn dễ lột vỏ củ lùn khi ăn].

Củ lùn rất ít khi được sử dụng để làm trong các món ăn mặn, tuy nhiên, vẫn có khá nhiều món ăn ngon từ củ lùn hấp dẫn dễ làm như:

  • Chem chép om củ lùn
  • Súp củ lùn
  • Chè đậu xanh củ lùn

READ  9 Câu Hỏi Thường Gặp Về Bơ Thực Vật | Món Miền Trung

Có thể nói, củ lùn là món ăn quen thuộc với rất nhiều người lớn lên ở miền Tây Nam bộ. Đây không chỉ là một loại thực phẩm giúp thanh mát cho những ngày hè nóng bức, mà nó còn là một loại củ dân giã gợi nhớ về “tuổi thơ” của nhiều người.

4. Cách luộc củ lùn

Cách luộc củ lùn
  • Bước 1: Củ lùn mua về rửa sạch. Cho vào nồi, đổ nước xâm xấp thêm muối và lá dứa đun sôi, sau đó hạ lửa nhỏ đun tiếp tầm 30 phút.
  • Bước 2: Sau khi nấu 30 phút, củ lùn chín vớt ra tô nước lạnh, đợi nguội bớt rồi vớt ra rổ cho ráo nước.
  • Lưu ý: Khi luộc, bạn cần chú ý cho ngập củ lùn để tránh khi luộc không có nước củ lùn sẽ không chín hoặc bị sượng.

5. Các món ăn từ củ lùn

Các món ăn từ củ lùn
  • Củ lùn luộc: Đây là cách đơn giản nhất, nhưng cũng được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt tự nhiên, giòn và nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể.
  • Chè củ lùn: Kết hợp với các thành phân khác, củ lùn vẫn có vị ngọt và giòn, vị ngọt thanh của chè khiến nhiều người thích thú.
  • Gà om củ lùn: Đây là món ăn bổ dưỡng có tác dụng bồi bổ cơ thể rất hiệu quả. Đồng thời, vị ngọt của củ lùn kết hợp với thịt gà tạo nên một món ăn hấp dẫn.

6. Một số thông tin khác về củ lùn

Một số thông tin khác về củ lùn

Ăn củ lùn có tăng cân không?

  • Ăn củ lùn sẽ không ảnh hưởng đến cân nặng vì củ lùn có chứa tinh bột nhưng lại rất ít calo nên chị em có thể cung cấp tinh bột cho cơ thể mà không lo gặp vấn đề tăng cân, hơn nữa ăn củ lùn còn giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc, cho làn da mịn màng.

Cách trồng củ lùn

  • Đầu tiên, để trồng được củ lùn, chúng ta cần có phần bên dưới rễ, nối giữa củ lùn và thân. Sau khi được người dân thu hoạch, còn lại những củ lùn, bạn có thể mua về để trồng những củ lùn mới.
  • Dùng dao [xẻng] đào một lỗ nhỏ tại nơi bạn muốn trồng, sâu khoảng 5cm, độ rộng tùy theo chiều dài của cây giống. Sau đó, đặt củ lùn nằm ngang, chú ý lật củ lùn lên trên và phủ đất cát lên trên.
  • Khoảng cách trồng là 40 – 50cm để chừa khoảng trống cho củ lùn phát triển. Nếu trồng quá gần bụi này mọc lên bụi kia sẽ rất khó thu hoạch.
  • Sau khi trồng xong chúng ta đợi đến khi củ lùn nảy mầm nhiều thì ta sẽ rắc một ít phân urê vào gốc để giúp cây phát triển tốt hơn. Đến khoảng tháng 9 – 10 âm lịch ta tiến hành rắc thêm phân kali vào gốc để giúp củ lùn ra nhiều củ nhất.

Củ lùn bao nhiều 1kg

  • Củ lùn được bán với giá rất rẻ, dao động từ 25.000 – 35.000 đồng / kg đối với loại củ nguyên củ to hay nhỏ, còn đối với củ lùn luộc sẽ có giá dao động từ 45.000 – 60.000 đồng / kg. Bạn có thể dễ dàng mua củ lùn tại các nhà vườn hoặc chợ khi vào mùa.

Trên đây là chia sẻ Cây củ lùn là gì Củ lùn ăn có tác dụng gì. Mong rằng bài viết mang lại chút thông tin hữu ích cho bạn.

Một số từ khóa tìm kiếm liên quan:

  • Củ lùn luộc có tác dụng gì
  • Món ngon từ củ lùn
  • Cách trồng củ lùn
  • Củ lùn luộc bao nhiều calo
  • Củ lùn ở đâu
  • Hình ảnh cây củ lùn

See more articles in category: Giảm cân

Video liên quan

Chủ Đề