Tại sao phải hít thở sâu

Một nghiên cứu tại Viện Khoa học thần kinh Trinity College [Ireland] đã tìm thấy mối liên quan giữa hơi thở sâu và sức khỏe nói chung.

Nghiên cứu tiết lộ rằng hít thở sâu và đúng cách có ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ, giúp tăng cường sức khỏe não và cải thiện sức khỏe tổng thể, theo The Healthsite.

Cải thiện chất lượng máu

Các tế bào máu là chất chủ yếu mang ô xy đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Khi hít sâu vào, nó làm tăng hàm lượng ô xy trong cơ thể và làm cho máu khỏe mạnh hơn. Việc sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh cũng phụ thuộc vào lượng ô xy trong cơ thể.

"Lên đỉnh" mạnh mẽ hơn

Đôi khi bạn có thể quên mất việc thở khi cơ thể căng lên trong khi lên đỉnh. Nhưng khi thở sâu, cơ thể sẽ cung cấp nhiều máu hơn cho "cậu bé" và "cô bé". Từ đó, kích thích cho việc lên đỉnh được mạnh mẽ hơn và kéo dài lâu hơn, theo The Healthsite.

Hít thở sâu làm giảm tải cho tim trong việc lưu thông máu. Nó cũng dẫn đến chênh lệch áp suất lớn hơn trong phổi giúp máu lưu thông tốt hơn. Điều này cho phép trái tim thư giãn và mạnh mẽ hơn.

Ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp

Hít thở sâu giống như một bài tập cho phổi. Cơ thể học cách giữ nhiều ô xy hơn và làm việc hiệu quả hơn. Điều này giúp ngăn ngừa và làm giảm các chứng bệnh như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh và tắc nghẽn ngực.

Cải thiện tâm trạng

Não nhận đủ ô xy sẽ khiến bạn bình tĩnh hơn và tự tin hơn. Điều này có thể giúp bạn đối mặt với bất kỳ vấn đề nào của cuộc sống dễ dàng hơn. Ngoài ra, hít thở sau giúp cơ thể giải phóng serotonin - hoóc môn hạnh phúc, tạo ra một tâm trí minh mẫn và bình tĩnh, theo The Healthsite.

Đào thải độc tố

Cơ thể bạn có thể loại bỏ độc tố một cách hiệu quả chỉ bằng cách thở đúng cách. Khi thở ra, bạn giải phóng tới 70% chất độc trong cơ thể. Vì vậy, không thở đúng cách có thể làm giảm hiệu quả của việc loại bỏ các độc tố này.

Giảm đau

Hít thở sâu giúp tăng lưu thông máu ở cả những khu vực bị đau. Điều này giúp thư giãn tâm trí và cơ thể. Đồng thời cũng có thể làm giảm cảm giác đau đớn và giúp chữa lành nhanh hơn.

Chống lão hóa, mang lại sự trẻ đẹp

Kiểu thở này làm tăng lượng oxy cho làn da và tăng lưu lượng máu đến da. Hơn nữa, nó kích thích sản xuất collagen và làm cho bạn trông khỏe mạnh hơn. Nó cũng làm chậm quá trình lão hóa và mang lại cho bạn vẻ ngoài trẻ trung hơn, theo The Healthsite.

Khi bạn thở đúng và sâu, cơ thể bạn được cung cấp một làn sóng ô xy. Điều này giúp suy nghĩ và nhận thức tốt hơn. Đồng thời cũng thư giãn cơ bắp và chống lại thiệt hại do căng thẳng gây ra cho cơ thể.

Tăng sức chịu đựng

Hoạt động thể chất có thể làm bạn khó thở. Hít thở sâu làm tăng lượng ô xy hít vào và điều này làm tăng sức chịu đựng của bạn.

Mẹo để thở sâu đúng cách

Đầu tiên, thở ra từ từ qua mũi của bạn. Khi thở ra, hóp bụng hết cỡ về phía cột sống của bạn. Đẩy tất cả không khí trong phổi ra. Sau khi đã thở ra đến lượng khí cuối cùng trong phổi, hít một hơi thật sâu qua mũi để không khí tràn vào phổi, đồng thời bụng phình lên và tiếp tục thở sâu. Nhịp thở đúng là hơi thở ra đẩy hết không khí ra khỏi phổi và lâu gấp đôi khi hít vào.

Để kiểm tra, hãy đặt một tay lên bụng và tay kia lên ngực khi hít vào. Thở sâu đúng cách là khi hai tay cảm nhận bụng bạn phồng lên nhiều hơn phần ngực, khi hít vào, theo The Healthsite.

Tin liên quan

Khó hít thở sâu là tình trạng tương tự như khó thở không hít sâu được. Đây là hiện tượng rất đáng lo ngại vì nó là biểu hiện xấu của sức khỏe đường hô hấp.

Khó hít thở sâu cấp tính là hiện tượng xảy ra đột ngột. Nó là hậu quả của một tình huống khẩn cấp, cần được chăm sóc y tế nhanh chóng. Trong khi đó, khó thở không hít sâu được mãn tính là tình trạng kéo dài.

Vậy thở không sâu là bệnh gì? Bạn cần tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục càng sớm càng tốt.

Tác dụng khi hít thở sâu

Hít thở sâu đúng cách mang lại nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Cụ thể:

Hít thở sâu giúp giảm căng thẳng

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy tâm trí mình bị kích động, bất an hoặc căng thẳng, hãy dành vài phút để điều hòa nhịp thở. Lúc này, hơi thở sâu làm thư giãn đầu óc bằng cách kích thích hệ thần kinh phó giao cảm để bạn thả lỏng cơ thể, thoát khỏi trạng thái căng thẳng.

Giúp bạn tràn đầy năng lượng

Hàm lượng oxy trong máu sẽ cao hơn khi bạn hít thở sâu. Điều này cũng gián tiếp giúp bạn ngủ ngon và bớt căng thẳng hơn.

Yếu tố này cũng sẽ giúp cơ thể tái tạo năng lượng, rút ngắn thời gian chữa lành những tổn thương [nếu có] và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Giảm viêm

Trong cơ thể có axit. Đây là môi trường hoàn hảo để các loại bệnh tật phát triển. Nếu bạn khó hít thở sâu, môi trường axit các có điều kiện phát triển. Ngược lại, hít thở sâu dễ dàng sẽ làm giảm nồng độ axit trong cơ thể và giải tỏa chất độc để giảm khả năng phát bệnh.

Những tác dụng vừa nêu của hơi thở sâu làm sức khỏe của bạn cải thiện đáng kể về nhiều mặt. Vì thế, nếu thấy mình khó thở không hít sâu được, bạn hãy nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục.

Khó thở khi hít vào là bệnh gì?

Khó thở khi hít vào là bệnh gì? Trong hầu hết trường hợp, hiện tượng khó thở không hít sâu được là kết quả của một hoặc vài vấn đề sức khỏe liên quan đến phổi, đường hô hấp hoặc hệ tim mạch.

Hơi thở gấp gáp, hít sâu bị ho hoặc phải rất cố gắng để hít thở sâu có thể liên quan với những bệnh lý sau đây:

– Hen suyễn

– Ngộ độc khí

– Thuyên tắc phổi

– Bệnh sưng phổi [viêm phổi]

– Tắc nghẽn đường thở

– Huyết áp thấp

– Suy tim

– Phổi tắc nghẽn mãn tính [COPD]

– Béo phì

– Ung thư phổi

– Sưng, viêm trong tim hoặc niêm mạc phổi [bệnh viêm màng phổi]

– Rối loạn nhịp tim

– Thiếu máu

– Bệnh nhược cơ

– Mang thai

Trong những lý do khiến bạn bị khó thở, có những trường hợp sẽ tự khỏi sau một thời gian. Đa số nguyên nhân còn lại có thể cần được chăm sóc khẩn cấp. Điều quan trọng là bạn cần đến bệnh viện khi thường xuyên hít sâu bị ho hoặc khó hở không hít sâu được để xác định tình trạng khó thở khi hít vào là bệnh gì. Từ đó, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra cách cải thiện triệu chứng khó hít thở sâu.

Các phương pháp chẩn đoán triệu chứng khó hít thở sâu

Thông thường, bác sĩ thường bắt đầu chẩn đoán nguyên nhân gây khó hít thở sâu bằng những câu hỏi về tiền sử bệnh và quá trình thăm khám thực thể. Những câu hỏi bác sĩ đưa ra có thể là thời gian khởi phát, thời lượng cơn khó thở, mức độ nghiêm trọng và quá trình tiến triển của triệu chứng hít sâu bị ho.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đặt những câu hỏi về tiền sử bệnh của những người thân trong gia đình hoặc bất kỳ yếu tố nào đó có thể khiến bạn bị khó thở không hít sâu được.

Sau đó, bạn được kiểm tra thể chất để đo nhịp tim và phổi. Trong quá trình đó, bác sĩ cũng sẽ tìm kiếm biểu hiện sưng phù ở cánh tay, chân hoặc các tĩnh mạch ở cổ để có thêm dữ liệu chẩn đoán khó thở khi hít vào là bệnh gì.

Tùy thuộc vào những gì được tìm thấy trong quá trình kiểm tra thể chất, bác sĩ có thể đề nghị bạn tiến hành thêm một số thủ thuật y tế, chẳng hạn như:

Chụp X-quang ngực

Thủ thuật này được thực hiện để tìm kiếm dấu hiệu viêm phổi, xẹp phổi, các bệnh về phổi hoặc dấu hiệu suy tim khiến bạn bị ho khi hít thở sâu hoặc khó thở không hít sâu được.

Đo phế dung

Xét nghiệm này sẽ cho ra kết quả đánh giá dung tích và chức năng của phổi. Nó cũng được sử dụng để tìm kiếm dấu hiệu bệnh phổi tắc nghẽn, hen suyễn hoặc viêm phế quản mãn tính.

Điện tâm đồ

Điện tâm đồ được sử dụng để phát hiện các bất thường về nhịp tim để chẩn đoán nguyên nhân khiến bạn khó hít thở sâu.

Kết quả xét nghiệm máu có thể giúp bạn phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng hoặc thiếu máu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó thở thở không sâu.

Kiểm tra chức năng của phổi

Thủ thuật kiểm tra chức năng của phổi sẽ cho bạn biết phổi của mình đang hoạt động ở mức độ nào. Kết quả kiểm tra cũng sẽ chỉ ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc các bệnh về phổi khác.

Siêu âm tim

Kỹ thuật siêu âm tim cho phép bác sĩ nhìn trực tiếp vào tim của bạn. Kết quả xét nghiệm sẽ chỉ ra các vấn đề bất thường trong cấu trúc tim khiến bạn khó hít thở sâu.

Điều trị chứng khó hít thở sâu

Nhiều loại thuốc có khả năng loại bỏ chất nhầy dư thừa ở đường thở để cải thiện nhịp thở. Trong đó, thuốc giãn phế quản có thể hữu ích trong việc khai thông đường thở để bạn không còn thấy khó thở thở không sâu.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị bạn bổ sung oxy. Có nhiều cách để cung cấp thêm oxy cho cơ thể như dùng khẩu trang chuyên dụng hoặc máy thở. Sự lựa chọn tùy vào tình trạng và nhu cầu của bạn.

Nếu bạn bị ho khi hít thở sâu hoặc khó thở thở không sâu do mắc phải bệnh về phổi, bác sĩ có thể chỉ định bạn áp dụng những liệu pháp phục hồi chức năng của phổi.

Một cách khác để điều trị chứng khó thở thở không sâu là thay đổi lối sống. Điều này có thể giúp bạn giảm mức độ nghiệm trọng của chứng khó thở, bao gồm:

– Giảm cân [nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì]

– Ngưng hút thuốc lá

– Tránh tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm

– Tập thể dục thường xuyên với các môn thể dục phù hợp với thể trạng

– Ăn uống lành mạnh

Tình trạng khó hít thở sâu là một biểu hiện bất thường của sức khỏe. Dù nó xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào, với mức độ nghiêm trọng ra sao, người bệnh cũng cần đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán khó thở khi hít vào là bệnh gì. Sau đó, người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để cải thiện nhịp thở và ngăn ngừa biến chứng.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề