Bướu giáp đa nhân không độc là gì

Trên cổ có một tuyến nội tiết rất nhỏ, kích thước khoảng 1 x 2 x 4 cm. Cũng như các cơ quan khác của cơ thể, tuyến giáp cũng có thể bị bệnh. Khi tuyến giáp to bất thường có nghĩa là đã xuất hiện bướu giáp. Khi nhắc đến bướu giáp, nhiều người lo ngại không biết đó là bướu lành hay bướu độc. ISOFHCARE sẽ giúp bạn phân loại bướu giáp: Cách nhận biết bướu lành, bướu độc.

Bướu giáp đơn thuần là tình trạng phì đại tuyến giáp nhưng không có rối loạn chức năng tuyến giáp, hay còn gọi là bình giáp. Bướu giáp đơn thuần được chia làm bướu giáp địa phương và bướu giáp nhân. Sở dĩ được gọi là đơn thuần vì bướu giáp đơn đa số là lành tính, bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ chứ không nguy hiểm đến sức khỏe.

Diễn tiến của bướu giáp âm thầm, ít gây triệu chứng nên người bệnh thường phát hiện khi khám sàng lọc bằng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hoặc được nhắc nhở vùng cổ đang sưng lên.

Sau khi loại trừ khả năng ác tính của bướu giáp, người bệnh thường được theo dõi định kỳ bằng siêu âm, điều trị bướu giáp và điều chỉnh dinh dưỡng từ 6 đến 18 tháng kể từ lần đánh giá ban đầu. Nếu nhân ổn định, đánh giá lại sau 3 đến 5 năm. Trường hợp bướu to gây khó thở, nói khó cần phải can thiệp phẫu thuật.

2. Bướu cường giáp

Cường giáp là một hội chứng, không phải là một bệnh riêng biệt. Trong đó Basedow là căn bệnh tự miễn của cơ thể, tuyến giáp phình to các yếu tố nội tiết của tuyến giáp bị rối loạn, tiết ra quá nhiều. Đây là bướu độc nhưng không phải ung thư.

Ngoài triệu chứng bướu cổ hay chính là nơi cổ phình to ra do tuyến giáp phì đại. Basedow còn có các biểu hiện của tình trạng cường giáp cho toàn cơ thể bao gồm: Hồi hộp đánh trống ngực, sợ nóng, tiêu chảy, run tay, sụt cân, ra mồ hôi nhiều, mất bình tĩnh, dễ cáu giận, rối loạn giấc ngủ, yếu mệt.

Bướu cường giáp nếu không phát hiện kịp thời, ngoài các biến chứng như bướu giáp đơn thuần, cường giáp cũng gây ra biến chứng tim mạch, cơn bão giáp và lồi mắt ác tính.

Tải ứng dụng ISOFHCARE để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 1900638367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

Để chẩn đoán bệnh cường giáp, các xét nghiệm cần làm là xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp, định lượng TSH, FT3, FT4 với kết quả tăng nồng độ FT4, FT4 và TSH giảm.

Việc điều trị cường giáp cần kết hợp giữa nghỉ ngơi, an thần và các điều trị đặc hiệu như: Ức chế tổng hợp hormon giáp, điều trị bằng phẫu thuật, iod phóng xạ., gây thuyên tắc động mạch tuyến giáp. Lưu ý trong thời gian điều trị người bệnh cần theo dõi nguy cơ tái phát hoặc suy giáp có thể diễn ra trong nhiều năm sau đó.

Cơn bão giáp là tình trạng nhiễm độc giáp xảy ra cấp tính, tương thích với các nội tiết tố của tuyến giáp tiết ra quá nhiều sau tình trạng stress. Thông thường cơn bão giáp rất ít gặp nhờ điều kiện, chuẩn bị hiện nay.

Nhân giáp hay phình giáp keo không phải là giai đoạn hay diễn tiến nặng hơn của bệnh.

Bướu lành và ung thư tuyến giáp là 2 khái niệm rõ ràng.

3. Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là loại ung thư phổ biến đứng thứ 4 ở nữ giới, chiếm 1,5 % các loại ung thư và đan có xu hướng gia tăng trong khoảng 30 năm trở lại chủ yếu ở các nước công nghiệp hóa.

Bối cảnh lâm sàng thường gặp nhất hiện nay và chẩn đoán ung thư giáp từ một nhân giáp ban đầu. Ngoài ra, triệu chứng của ung thư tuyến giáp rất mờ hồ, diễn tiến âm thầm, người bệnh đến khám không có triệu chứng, tình cờ phát hiện bằng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh.

a. Các dấu hiệu nhận biết

Một tỷ lệ người bệnh được chẩn đoán ung thư tuyến giáp khi xuất hiện:

- Hạch cổ

- Dấu chèn ép: Liệt dây thần kinh quặt ngược.

- Phùng đỏ mặt và/hoặc tiêu chảy trong ung thư tuyến giáp thể tủy.

- Di căn phổi hoặc di căn xương. Trong trường hợp này, nồng độ các chất chỉ điểm ung thư trong huyết thanh thường tăng rất cao.

Các trường hợp phát hiện tình cờ trên mẫu bệnh phẩm tuyến giáp lành tính cũng không phải ít gặp.

Ung thư tuyến giáp gồm nhiều loại khác nhau. Thông thường có 4 loại, được chia làm 3 nhóm:

- Ung thư tuyến giáp biệt hóa: ung thư tuyến giáp dạng nang và ung thư tuyến giáp dạng nhú. Chiếm 80 – 90%. Nếu can thiệp sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn.

- Ung thư tuyến giáp dạng tủy: chiếm tỉ lệ thấp

- Ung thư tuyến giáp thoái sản: tỉ lệ rất thấp.

Ung thư tuyến giáp dạng tủy và thoái sản độ ác tính cao và diễn tiến rất xấu.

b. Chẩn đoán và điều trị

Về mặt chẩn đoán, các bác sĩ sẽ chẩn đoán ung thư tuyến giáp dựa vào các triệu chứng gợi ý:

- Cấu trúc dạng nốt tại tuyến giáp có thể tích tăng dần, hoặc một nhân giáp đã xuất hiện từ lâu nhưng tăng thể tích thời gian gần đây.

- Dấu hiệu chèn ép cơ quan lân cận [hội chứng trung thất]

- Hạch cổ hoặc hạch thượng đòn lớn dần, chắc, không đau

- Siêu âm giáp giúp phân biệt nang giáp với các khối dạng đặc.

- Xạ hình giáp: Kết quả tuyền thuộc loại ung thư, nếu phát hiện các nhân “lạnh” cần chọc hút xét nghiệm tế bào học, hoặc sinh thiết xét nghiệm mô hoc.

Điều trị tuyến giáp bướu độc mang tính chất của điều trị một bệnh ung thư. Đó là phẫu thuật cắt tuyến giáp bán phần khi còn khu trú, hoặc cắt toàn phần phối hợp bóc hạch xâm lấn. Tiếp tục điều trị với iod phóng xạ và liệu pháp ức chế bằng hormone giáp sau phẫu thuật.

Đối với ung thư giáp thể không biệt hóa cần tiến hành phẫu thuật rộng rãi, điều trị iod phóng xạ liều cao và xem xét hóa trị liệu tạm thời. Đối với ung thư biểu mô thể tủy, sau khi phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, theo dõi nồng độ calcitonin giúp phát hiện các mô ung thư còn sót chưa được loại bỏ.

Tuy nhiên hiện nay nhờ kĩ thuật siêu âm phát triển và ý thức thăm khám sức khỏe định kỳ nên người bệnh phát hiện sớm được ung thư tuyến giáp. Hiện nay nhiều bệnh viện đã kết hợp siêu âm tuyến giáp vào gói khám sức khỏe định kỳ. Người bệnh nên hỏi rõ và tham khảo để yên tâm.

4. Phân loại các bệnh bướu giáp

Một cách khái quát, bướu giáp thường được phát hiện một cách tình cờ nhờ khám sức khỏe định kỳ, hoặc khi có dấu hiệu cổ phình to. Khi đến các cơ sở khám, các bác sĩ nội tiết sẽ đánh giá loại trừ ung thư, nhận định tình trạng cường giáp, suy giáp dựa vào dấu hiệu lâm sàng cũng như cận lâm sàng.

Đối với bướu giáp đơn thuần, đây là bệnh lành tính nhưng cần loại một tỉ lệ nhỏ là nhân giáp ác tính. Bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ, không có triệu chứng do rối loạn chức năng tuyến giáp gây ra cho toàn cơ thể.

Đối với bướu cường giáp – bướu độc nhưng không ác tính, người bệnh sẽ có các triệu chứng do cường giáp gây nên và chỉ số xét nghiệm chức năng tuyến giáp thay đổi. Điều trị bệnh không kịp thời dẫn đến biến chứng nội tiết đa cơ quan.

Ở ung thư tuyến giáp giai đoạn muộn có các dấu hiệu ung thư di căn và hạch bạch huyết và các cơ quan lân cận. Tuy nhiên bệnh có tỉ lệ ung thư dạng nang và dạng nhú cao, dễ chữa lành. Bệnh chẩn đoán xác định bằng sinh thiết xét nghiệm mô học.

Dù là loại bướu cổ nào, người bệnh cũng nên đến khám tại các cơ sở y tế để được khám và sàng lọc và phân loại bướu. Tránh chọc, sờ, chích lễ hay tác động nhiều vào vùng cổ khiến tuyến giáp tăng sinh hay bị viêm nhiễm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Phòng khám ISOHFCARE cung cấp các gói khám sức khỏe định kỳ giúp khách hàng yên tâm theo dõi các vấn đề của cơ thể, trong đó có bướu giáp. Hãy liên hệ với chúng tôi để giải quyết các nỗi lo lắng cũng như được chăm sóc sức khỏe toàn diện nhất nhé!

Cẩm nang ISOFHCARE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Đáng ngại là nhiều người dân cứ nghĩ nó là u, là  nhọt nên tự điều trị bằng cách đắp lá thuốc, hoặc chích lễ... hành động đó vô tình làm cho khối u nhiễm trùng, không những gây khó khăn cho việc điều trị mà đôi khi còn  nguy hiểm đến tính mạng...


BS CKII, Đồng Lưu Ba - Bệnh viện quốc tế Minh Anh, cho biết: Bướu giáp được chia thành ba loại chính:

Bướu giáp đơn thuần [bướu giáp dịch tễ] là tình trạng tuyến giáp phình to nhưng không có rối loạn hoạt động của tuyến giáp. Trong bướu giáp đơn thuần có bướu giáp lan toả, phình tuyến giáp và bướu giáp nhân, nhưng phần lớn bướu giáp đơn thuần là lành tính, chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ chứ không gây nguy hại đến sức khỏe. Nguyên nhân thường được nghĩ đến nhất là do thiếu iod, tuy nhiên có nhiều vùng trên thế giới không thiếu iod, ngay cả vùng thừa iod vẫn có thể bị bướu giáp dịch tễ, ngoài ra không phải tất cả người sống ở vùng thiếu iod đều bị bướu giáp đơn thuần. Điều này cho thấy ngoài yếu tố môi trường còn có yếu tố di truyền trong bệnh sinh bướu giáp, các yếu tố này có thể tác dụng tương hỗ.

Trường hợp bướu giáp nhỏ, không có triệu chứng lâm sàng: chỉ cần theo dõi định kỳ bằng khám lâm sàng và siêu âm tuyến giáp để đánh giá độ lớn. Sự phát triển tuyến giáp rất khác nhau ở mỗi người bệnh, một số trường hợp bướu giáp ổn định trong nhiều năm. 

Bướu giáp đơn thuần thường có mật độ mềm trong trường hợp bướu giáp nhu mô lan tỏa, cũng có khi mật độ chắc thường thấy trong bướu giáp thể nhân. Với bướu giáp đơn thuần thể phình giáp lan tỏa, bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng thuốc sẽ cho kết quả rất tốt. Riêng bướu giáp đơn thuần thể nhân [ hoặc đơn nhân hoặc đa nhân, hoặc trong khối nhân chứa chất đặc hay chất dịch] đa số là lành tính, nhưng cũng lưu ý và thăm khám thường xuyên để phát hiện sớm nhân ác tính. Sợ nhất là bướu nhân nhỏ, nên dễ chủ quan. Nếu có điều kiện thì nên sinh thiết là tốt nhất. Vì bướu nhân tuyến giáp cũng có thể có trường hợp giáp hoá hoặc K hoá, vì vậy cần theo dõi định kỳ. 

Với bướu giáp đơn thuần, thường điều trị nội khoa và điều chỉnh bằng dinh dưỡng chứ thuốc không có ý nghĩa mấy. Trường hợp phải dùng thuốc thì cũng chỉ điều trị thuốc sáu tháng không hiệu quả thì sẽ  phải mổ. Bướu giáp thể nhân, có những trường hợp to lên, gây khó thở; cũng có những trường hợp giáp chùm - gây chèn vào xương ức, gây khó thở, phải mổ cấp cứu. 

Bướu cường giáp: là một căn bệnh nội tiết thường gặp, căn bệnh này do các yếu tố phản ứng tự miễn của cơ thể từ đó gây nên sự tăng tiết của tế bào tuyến giáp mà sinh ra bệnh. Tuyến giáp phình to là do tiết ra quá nhiều nội tiết tố tuyến giáp, làm tăng biểu hiện chuyển hoá gây bệnh . Khi đó, mạch nhanh, gầy sút và khi đo nội tiết tố tuyến giáp thấy tăng cao,  nếu không điều trị sẽ rất nguy hiểm.  Đây là bướu độc nhưng không phải ung thư. Bướu cường giáp bắt buộc phải điều trị thuốc trước, nếu có kèm bướu giáp nhân, sẽ mổ cắt bướu giáp nhân. Còn với bướu giáp lan toả, điều trị nội khoa kéo dài. Với những bệnh nhân có bướu to, sau điều trị tạm ổn sẽ phẫu thuật. Trong trường hợp gìa yếu kèm bệnh suy tim...thì cần xạ trị bằng phương pháp i ốt phóng xạ. Có trường hợp mổ rồi tái phát. Phương án điều trị tốt nhất là: thuốc-phẫu–xạ trị bằng i ốt phóng xạ. 

Loại điển hình của bướu cường giáp thường gặp là mắt lồi, tay run . Trong đó  basedow thuộc  loại nặng nhất của bướu cường giáp. Cần điều trị nội khoa trước, sau mới mổ. Sau mổ, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh. Riêng basedow thì không được dùng muối i ốt, vì sẽ làm tăng nội tiết tố tuyến giáp, bệnh nặng thêm. Với bướu cường giáp thì dinh dưỡng cần phải tuân thủ chặt chẽ theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc. 

Ung thư tuyến giáp: thường  gặp trong 5% -10% bệnh nhân có nhân giáp. Ung thư giáp biệt hoá thể nhú và nang chiếm đại đa số khoảng 90% các loại ung thư giáp nói chung. Ung thư tuyến giáp nếu phát hiện cần mổ sớm, thường trên siêu âm thấy nhân đặc, vôi hoá, hạch...nghi ngờ sẽ cho làm FNA [sinh thiết bằng kim nhỏ ]


Ung thư tuyến giáp có 2 dạng: K giáp dạng nhú và K giáp dạng nang: có thể xạ trị bằng i ốt phóng xạ.

Mổ có 2 phương pháp: nội soi và mổ mở. Gần đây [ 5 -10 năm] mổ nội soi đối với bướu nhỏ . Tuy nhiên bướu 2 thuỳ thì mổ nội soi hơi phiền. 

Với những trường hợp này, chẩn đoán chủ yếu là siêu âm, khi khám thường bướu nhỏ rất khó. Những trường hợp bướu hơi đặc hoặc bướu giáp chìm hay thường, nên làm thêm CT để quyết định cuộc mổ dễ dàng 

K giáp kém hoặc không kém biệt hoá, khó điều trị. Phát hiện sớm mổ, cắt toàn bộ tuyến giáp là tốt nhất.

►Rối loạn tuyến giáp và những hệ lụy

Video liên quan

Chủ Đề