Công nghệ sinh học bao nhiêu điểm

Trình duyệt của bạn không hỗ trợ HTML5 video.

Thông tin chung

- Tên ngành: Công nghệ sinh học

- Mã ngành tuyển sinh: 7420201

-Phương thức xét tuyển:

+ Xét tuyển bằng điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT [Phương thức 2].

+ Xét tuyển bằng điểm học bạ THPT [Phương thức 3].

- Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa [A00]; Toán, Hóa, Sinh [B00]; Toán, Sinh, Tiếng Anh [B08]; Toán, Hóa, Tiếng Anh [D07].

- Tên ngành được in trên bằng tốt nghiệp, bảng điểm và quyết định tốt nghiệp.

Giới thiệu

- Ngành Công nghệ sinh học nghiên cứu và ứng dụng các quy trình kỹ thuật và công cụ hiện đại tác động đến sinh vật tạo ra các sản phẩm sinh học phục vụ lợi ích và nhu cầu của con người ở các lĩnh vực như y dược, nông nghiệp, thực phẩm, thủy sản và môi trường.

- Sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản về lĩnh vực công nghệ sinh học như sinh học, động vật, thực vật và vi sinh vật,… cùng các kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành về lĩnh vực công nghệ sinh học như sinh hóa, y sinh, tế bào gốc, sinh học phân tử, công nghệ di truyền, bộ gen và ứng dụng, protein-enzyme, nuôi cấy mô tế bào động – thực vật, công nghệ thực phẩm, công nghệ môi trường,…

Vị trí việc làm

- Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu;

- Kỹ thuật viên kiểm nghiệm và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm, y tế, nông nghiệp, thủy sản, môi trường;

- Nhân viên quản lý kỹ thuật trong các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất phân sinh học, nhiên liệu sinh học, sản xuất nấm, dược liệu;

- Nghiên cứu viên nghiên cứu phát triển sản phẩm mới;

- Nhân viên kinh doanh các sản phẩm và thiết bị công nghệ sinh học;

- Làm chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học; cơ sở sản xuất giống cây trồng và vật nuôi;

- Chuyên viên quản lý khoa học và công nghệ ở các Sở, Ban, Ngành, trường đại học, Cao đẳng, các Viện nghiên cứu,…

- Học tập và nghiên cứu sau đại học [Thạc sĩ, Tiến sĩ] trong và ngoài nước.

Nơi làm việc

- Công ty sản xuất, kinh doanh sản phẩm liên quan đến sinh học, công nghệ sinh học;

- Nhà máy, xí nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản nông - thủy sản, thực phẩm, dược phẩm, giống cây trồng, vật nuôi;

- Trung tâm kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm, y tế, nông nghiệp, thủy sản, môi trường;

- Cơ quan Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học;

- Trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học;

→ Chuẩn đầu ra

Thời gian đào tạo: 4 năm
Văn bằng: Kỹ sư Công nghệ Sinh học
Tổ hợp môn:

  • A00: Toán – Lý – Hóa
  • A02: Toán – Lý – Sinh
  • B00: Toán – Hóa – Sinh
  • D08: Toán – Sinh – Tiếng Anh

Chúng ta có thể hình dung rằng, tất cả những thứ gọi là thiết yếu cho sự sống của con người như: lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh, phương pháp điều trị bệnh, môi trường sống,… đều nhờ vào lợi thế của Công nghệ Sinh học.

Đặc biệt, trong 4 tháng vừa qua, khi đại dịch Codvid-19 xảy ra đã cướp đi sinh mạng của 177.186 người, hơn 2 triệu người đang nhiễm bệnh và phá hủy hầu hết nền kinh tế của hơn 200 quốc gia trên thế giới [CNN, 22/04/2020]. Bệnh dịch khiến tất cả chúng ta trở nên mất khả năng kiểm soát công việc, bản thân và cộng đồng. Thiết nghĩ, ngay từ lúc này, việc trang bị các kiến thức, kỹ năng ứng dụng Sinh học, mà cụ thể là Công nghệ Sinh học vào cuộc sống là hết sức cần thiết.

Hình ảnh sinh viên ngành Công nghệ Sinh học kiểm tra mẫu thử nghiệm trong phòng thí nghiệm CNSH thực vật và động vật.

Học ngành Công nghệ Sinh học có gì thú vị?

Công nghệ sinh họclà ngành học được xây dựng dựa trên hệ thống sinh vật để tạo ra các sản phẩm Công nghệ [từ ứng dụng của sinh học]; bao gồm:

  • Công nghệ Sinh học Nông nghiệp: Tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao và chống chịu với mọi điều kiện bất lợi của môi trường.
  • Công nghệ Sinh học Thực phẩm: Đa dạng hóa nguồn thực phẩm có chất lượng; tối ưu hóa mức độ an toàn thực phẩm.
  • Công nghệ Sinh học Y dược: Tăng cường nguồn nguyên liệu thuốc; sản xuất mỹ phẩm và thực phẩm chức năng; hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh…
  • Công nghệ Sinh học ứng dụng trong xử lý môi trường.

Công nghệ sinh học là ngành dành cho những bạn yêu thích thiên nhiên, say mê nghiên cứu khoa học và tìm tòi những điều mới lạ; thích tạo ra các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hướng tới một môi trường sinh thái trong lành và bền vững.

Bạn cần tố chất nào để học ngành Công nghệ Sinh học?

  • Đam mê nghiên cứu khoa học, đam mê với công nghệ mới và có tính sáng tạo.
  • Học tốt các môn Hóa, Sinh và Ngoại ngữ: đây là nền tảng vững chắc để bạn tiếp thu các kiến thức chuyên sâu về ngành Công nghệ sinh học.
  • Có tính tỉ mỉ và cẩn trọng bởi chúng ta thường xuyên làm việc với các sinh vật vô cùng nhỏ bé [vi sinh vật], các mẫu vật dùng trong nuôi cấy mô và tế bào,…và các dụng cụ thí nghiệm vô cùng tinh vi.

Học ngành Công nghệ Sinh học học ở đâu?

Tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều trường đại học đào tạo ngành Công nghệ Sinh học uy tín như: Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Nông lâm TP. HCM và Trường Đại học Văn Lang…

Sinh viên yêu thích nghề này sẽ được các thầy cô giàu kinh nghiêm truyền lửa cho các bạn ngay từ những năm đầu tiên ở môi trường Đại học.

Các bạn cần tìm hiểu Đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển và tham khảo điểm trúng tuyến các năm gần đây để xét tuyển vào trường đại học phù hợp nhất với kết quả học tập và thi THPT.

KHI BẠN LÀ SINH VIÊN CÔNG NGHỆ SINH HỌC Ở VĂN LANG

Ngành Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Văn Lang được ra đời ngay từ ngày đầu thành lập trường và là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đào tạo Kỹ sư  Công nghệ Sinh học theo đúng với Triết lý Giáo dục của Nhà trường “Học thông qua trải nghiệm”.

Ngành Công nghệ Sinh học của Trường Đại học Văn Lang đào tạo theo 3 chuyên ngành chính: [i] Công nghệ Sinh học ứng dụng trong Thực phẩm, [ii] Nông nghiệp Công nghệ cao và [iii] Công nghệ Sinh học ứng dụng trong Y-Dược.

Sinh viên ngành Công nghệ Sinh học tại Văn Lang đều nhận được học bổng Doanh nghiệp tương đương 10% học phí trong suốt 4 năm học và giảm trừ ngay trong học phí của từng học kỳ.

Nhà trường đẩy mạnh các cuộc thi ý tưởng sáng tạo sinh viên, hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp. Bên cạnh đó,  Nhà trường cũng luôn khuyến khích các sinh viên tham gia các hoạt động Văn – Thể – Mỹ với đầy đủ sân chơi và người hướng dẫn.

Bên cạnh chương trình học theo quy định đối với Khối kiến thức cơ bản và chuyên ngành, sinh viên Công nghệ Sinh học – Trường Đại học Văn Lang còn được học lồng ghép các môn học kỹ năng [kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng ứng dụng CNTT và ngoại ngữ,].


Điểm nổi bật của ngành Công nghệ Sinh học tại Trường Đại học Văn Lang?

Hệ thống phòng học tại tất cả các cơ sở của Trường Đại học Văn Lang đều được trang bị máy lạnh, quạt, máy chiếu [projector], máy chiếu tương tác, hệ thống âm thanh và các đường truyền internet để hỗ trợ cho công tác giảng dạy trực tuyến.

Hệ thống phòng thí nghiệm bao gồm: [i] Phòng nuôi cấy mô – tế bào; [ii] Phòng Vi sinh; [iii] Phòng Kỹ thuật di truyền; Phòng Hóa sinh – Thực phẩm; [iv] Vườn ươm.

Sinh viên được sử dụng các loại thiết bị, máy móc thí nghiệm hiện đại ứng dụng cho các lĩnh vực kỹ thuật gen, sinh học phân tử, chiết xuất các hoạt chất tự nhiên, thiết bị nuôi cấy mô-tế bào, phân tích, xét nghiệm, kiểm nghiệm, nghiên cứu tạo dược – mỹ phẩm và thực phẩm.

Đặc biệt, hàng năm sinh viên Văn Lang đều có các “suất” tu nghiệp về Nông nghiệp Công nghệ cao, Công nghệ Sinh học tại Israel cho sinh viên theo thỏa thuận hợp tác đào tạo và thực hành nông nghiệp giữa Trường Đại học Văn Lang và Công ty Oleco [Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn] tại Israel. Các thế hệ sinh viên đi học tập, tu nhiệp đều trưởng thành rõ rệt. Tại đây, ngoài học tập và làm việc, học viên còn có nhiều cơ hội giao lưu văn hóavà tham quan nhiều địa danh nổi tiếng tại Israel.

Các bạn sinh viên được trực tiếp nhìn, học và trải nghiệm quá trình nuôi tằm, sản xuất kén và tạo sợi tại Công ty TNHH Tơ Tằm Nhật Minh 2021 [nguồn: Khoa Công nghệ]

Chương trình học ngành Công nghệ Sinh học đào tạo những gì?

Chương trình đào tạo CNSH theo hướng ứng dụng thuộc 3 lĩnh vực: Công nghệ thực phẩm, Nông nghiệp Công nghệ cao, CNSH ứng dụng trong Y-Dược.

Trong chương trình đào tạo, sinh viên được học 24 môn thực hành tại phòng thí nghiệm, bệnh viện và viện nghiên cứu. Kết thúc học kỳ 7, sinh viên có 4 tuần thực tập chuyên ngành tại doanh nghiệp/viện nghiên cứu/bệnh viện  và 14 tuần để làm đề tài tốt nghiệp.

Để tra cứu về chương trình học tập, khối lượng kiến thức của khóa học mà bạn cần tích lũy và tra cứu các thông tin về học phần bạn có thể tham khảo tại đây.

Chương trình đào tạo cung cấp cho sinh viên:

  • Kiến thức khoa học cơ bản.
  • Kiến thức cơ sở ngành: Hóa phân tích, Hóa hữu cơ, Chăn nuôi Thú y, Nhập môn CNSH, An toàn sinh học, Tế bào học,…
  • Kiến thức ngành: Hóa sinh, Vi sinh, Sinh lý động vật, Sinh lý thực vật, Di truyền học, Dinh dưỡng cơ bản, Tin sinh học, Miễn dịch học,…
  • Kiến thức chuyên ngành: Nông nghiệp công nghệ cao, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ Vi sinh ứng dụng, CNSH thực vật và động vật, Công nghệ gen, Công nghệ sau thu hoạch, Chế biến nông sản thực phẩm,…
  • Kiến thức quản lý: Quản lý chất lượng, Thương mại hoá sản phẩm.

Sinh viên K24 ngành Công nghệ Sinh học cùng với Cô Vũ Thị Quyền tại trang trại nuôi bò [nguồn: Khoa Công nghệ]

Hoạt động của Sinh viên ngành Công nghệ Sinh học tại Văn Lang?

Sinh viên ngành Công nghệ Sinh học có các hoạt động tập thể hữu ích và thiết thực:

  • Hoạt động ở Trung tâm Phát triển tài năng sinh viên với các hoạt động nghiên cứu ứng dụng và khởi nghiệp.
  • Tùy sở thích cá nhân và năng khiếu mà các em đăng kí tham gia câu lạc bộ bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng rổ, cờ vua, nhạc họa…
  • Hằng năm, sinh viên 3 khoa Kỹ thuật – Công nghệ thông tin – Công nghệ tổ chức chương trình đại nhạc hội truyền thống mang tên ITS trong chuỗi hoạt động chào mừng các ngày Lễ lớn của Việt Nam: Nhà giáo Việt Nam 20/11; Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3…

Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Công nghệ Sinh học?

Công nghệ Sinh học là ngành học đóng vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội hiện đại, do đó sinh viên ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm khác nhau.

  • Cán bộ kỹ thuật tại các nhà máy chế biến thực phẩm, công ty giống cây trồng, cơ sở chăn nuôi gia súc- gia cầm, các trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, cơ sở sản xuất và chế biến nguyên liệu cây thuốc.
  • Chuyên viên phân tích thí nghiệm, chuyên viên quản lý tại các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm;
  • Chuyên viên điều hành, kế hoạch, quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng tại các cơ sở sản xuất, công ty kinh doanh thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm, thủy sản, môi trường và y dược;
  • Chuyên gia tư vấn, tham mưu cho các công ty, lãnh đạo trong công tác ngành CNSH hoặc Sinh học nói chung ở các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, công ty nước ngoài, công ty liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học;
  • Làm cán bộ giảng dạy, chuyên viên quản lý tại các trường trung cấp, cao đẳng và đại học;
  • Làm cán bộ nghiên cứu, chuyên viên, kỹ thuật viên tại viện nghiên cứu về CNSH tại cơ quan quản lý khoa học hoặc chuyên ngành thuộc các Sở khoa học và công nghệ địa phương.

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với Kỹ sư Công nghệ Sinh học?

Theo kết quả khảo sát tỷ lệ có việc làm sinh viên tốt nghiệp năm 2019 thực hiện vào tháng 12/2020 có 90,28% sinh viên ngành Công nghệ Sinh học có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp, thu nhập bình quân từ 6 – 10 triệu/ tháng.

Khoa Công nghệ Trường Đại học Văn Lang còn hợp tác và thực hiện trao đổi học thuật với nhiều trường đại học như: ĐH California Berkely [Mỹ – năm 1998; Trường ĐH Bauhaus Weirma – [Đức] từ năm 1999 đến nay; Trường ĐH Chulalongkorn [Thái Lan] năm 1999 – 2001; Viện Công nghệ Hoàng Gia Melbourn [Royal Melborn Institute of Technology – RMIT [Úc] từ năm 1997 đến nay, Hiệp Hội Môi trường Mỹ Á [US AEP] năm 1999-2001, ĐH Công nghệ New Zealand, Anza College [Mỹ], chủ yếu là trao đổi cán bộ giảng dạy – sinh viên và tổ chức Hội thảo, Hội nghị. Mở rộng cơ hội du học, thực tập và làm việc taị nước ngoài cho sinh viên ngành Công nghệ Sinh học.

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Công nghệ Sinh học tại Văn Lang?

Bạn có thể tham khảo điểm mức điểm trúng tuyển ngành Công nghệ Sinh học các năm dưới đây:

  • Điểm trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi THPT quốc gia: 16 điểm [2020]
  • Điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết quả học tập THPT [học bạ]: 18 điểm [2020]

Xem thêm: Thông tin tuyển sinh năm 2021

  • Quyền Trưởng Khoa: TS.Nguyễn Hữu Hùng
  • Văn phòng khoa: Phòng P. 07, Tầng 07 Toà UTS – Cơ sở chính , 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
  • Điện thoại: 028. 7109 8252 – EXT: 4520
  • Email:

Video liên quan

Chủ Đề