Nàng Bân may áo cho chồng mặt bao lâu

Chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta đều đã từng nghe qua câu tục ngữ “Tháng Giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân” rồi phải không nào? Cái rét tháng Giêng và cái rét tháng Hai là những đợt rét của mùa đông năm cũ còn xót lại. Thế nhưng tại sao khi đến tháng Ba mà trời vẫn còn rét nữa? Ngay sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn sự tích rét nàng Bân – Nàng Bân may áo cho chồng. Chắc chắn sau đó bạn sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Chuyện kể rằng: Ngày xửa ngày xưa, nàng Bân là một cô gái hiền lành, dịu dàng, rất mực chịu thương, chịu khó và hay lam hay làm. Nàng đối xử với mọi người cũng rất chu đáo và tận tình bởi với tính tình ấy không cho phép nàng làm bất cứ việc gì đại khái hay qua loa. Từ việc rửa bát đũa, quét sân nhà, sắp xếp đồ đạc, ồng áng cho đến nấu cơm… tất cả đều phải thật hoàn hảo. Khi đến tuổi lấy chồng, nàng cũng về làm dâu như bao người con gái khác, nhưng tính tình thì vẫn như xưa, không hề thay đổi và không có ai có thể trách nàng nửa lời, chỉ có điều do quá tỉ mỉ và cẩn thận nên công việc của nàng có phần chậm chạp. Nhưng đây cũng chỉ là nhận xét của những người xung quanh chưa thực sự hiểu về nàng mà thôi. Khi nghe được những lời nhận xét này, nàng cũng không thanh minh và cũng không bao giờ thay đổi cung cách làm việc của mình.

Nàng lấy chồng vào đầu mùa đông, ngay khi công việc gặt hái vừa xong. Vì thấy chồng thiếu áo ấm, nên nàng đã bắt tay ngay vào việc quay tơ kéo sợi để chuẩn bị đan một chiếc áo ấm thật đẹp cho chồng. Những sợi tơ, sợi len của nàng vừa đều đặn lại vừa nuột nà, óng ả. Sau đó, nàng đi tìm nhiều thứ vỏ cây, pha chế và nhuộm ra nhiều màu khác nhau để vẽ kiểu áo và các hình trang trí, họa tiết. Những mũi đan của nàng thật đẹp và hoàn hảo bởi khi làm thì nàng đều để hết tâm chí vào công việc.

Thời gian thấm thoát trôi qua, trời đã sắp sang xuân mà nàng mới may xong đôi cổ tay, bởi thế mới có câu hát như thế này:

Nàng Bân đan áo cho chồng
Đan ba tháng ròng mới được cổ tay.

Mặc cho tháng ngày cứ thế qua đi, nàng vẫn miệt mài với việc đan áo cho chồng và cuối cùng khi tháng vừa đến, chiếc áo của chồng nàng cũng đã may xong, niềm vui mừng không có bút nào tả xiết hiện trên mặt nàng. Thế nhưng, lúc nàng đan xong chiếc áo thì cũng là lúc trời lại trở nắng, hết rét.

Khi đó, nàng Bân buồn lắm! Nàng tưởng chừng như cả bầu trời sụp đổ bởi nàng đã đặt biết bao tâm huyết, công sức, nỗi niềm và mơ ước vào chiếc áo này. Nàng rất yêu thương và quý trọng chồng bởi suốt mấy tháng ròng chàng đã phải âm thầm chờ đợi chiếc áo. Thế nhưng, khi đan xong chiếc áo thì chàng không được mặc, chỉ một niềm vui, niềm hạnh phúc nhỏ thôi cũng không được đền đáp.

Khi đó, Ngọc Hoàng trên thượng giới đã nghe thấu tiếng khóc của nàng Bân và cảm động trước tấm lòng của người con gái nết na, đức hạnh ấy. Ngay lập tức, Ngài đã cho gọi hai vị Nam Tào, Bắc Đẩu đến và phái điều tra cho rõ nội tình. Sau khi thấu hiểu hết sự tình, Ngài ngồi trầm ngâm một lúc lâu rồi phán:

Ta biết ở cõi trần có nhiều người phải sống cực khổ và chịu đựng nhiều nỗi oan khiên, nhất là giới phụ nữ. Họ đã phải đầu tắt mặt tối suốt ngày để lo ăn, lo mặc và lo nhiều thứ nghĩa vụ với xã hội và chồng con. Nàng Bân chính là một người phụ nữ mẫu mực với tấm lòng yêu thương, độ lượng, chăm chỉ và nhẫn nhục, rất xứng đáng để được khen thưởng. Nay ta hạ lệnh xuống cõi trần: Mỗi năm, cứ vào đầu tháng Ba Âm lịch, rét sẽ kéo dài thêm một vài ngày để những người phụ nữ giàu lòng vị tha như nàng Bân nếu có đan áo cho chồng chậm thì cũng phải được mặc thử. Nhưng hai khanh cần nhớ, rét cũng chỉ vừa và ngắn thôi nhé!

Khi nghe Ngọc Hoàng nói vậy, hai vị Nam Tào, Bắc Đẩu đứng lặng một hồi lâu, tần ngần nhưng rồi cũng mạnh bạo tâu lên: “Muôn tâu Thượng Đế! Nếu Ngài ban lệnh ra như vậy thần e sẽ không có sự công bằng. Chẳng nhẽ chỉ vì một vài người mà để cho tất cả mọi người đều phải chịu rét thêm nữa hay sao? “Chúng thần do vậy cũng sẽ khó bề cai quản”.

Ngay sau đó, Ngọc Hoàng đã vẫy tay cho hai vị ngồi xuống, ôn tồn nói: “Ta biết, ta biết… Nhưng ta cũng đã cân nhắc kỹ càng rồi, lòng tốt và tính kiên trì, lẽ đương nhiên bao giờ cũng phải được khuyến khích. Một con người mẫu mực sẽ làm tấm gương sáng cho tất cả mọi người. Chắc hai khanh còn nhớ đã từng tâu lên với ta bao nhiêu việc cẩu thả, dối trá, xấu xa mà người đời đã làm đấy sao? Ta quyết định như vậy cũng chỉ là để nhắc nhở họ có làm gì thì cũng phải kiên trì, làm cho đến nơi đến chốn, chứ không được qua loa, đại khái.

Nghe Ngọc Hoàng nói vậy, hai vị Nam Tào, Bắc Đẩu đều cho là chí lý nên đã vội vàng đứng lên, cúi đầu lạy tạ Ngài. Sau đó, hai vị Nam Tào, Bắc Đẩu thường xuyên đôn đốc các vị thần mưa gió và giá rét hằng năm thảy đều làm tròn nhiệm vụ. Từ đó thành lệ, hằng năm vào khoảng tháng Ba, cái tháng mà mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới nhưng có lúc tự nhiên rét lại mấy hôm và người ta gọi là cái rét nàng Bân.

Như đã nói ở trên thì rét nàng Bân là đợt rét cuối cùng của mùa đông, kéo dài khoảng vài ngày trong đầu tháng Ba Âm lịch. Mặc dù nó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng có những năm thời tiết của Bắc Bộ lại trở rét đậm. Chính vì vậy, trong dân gian còn có câu tục ngữ: Rét tháng ba, bà già chết cóng.

Xuân rồi sao rét lại vềTại nàng Bân cứ dầm dề áo đanThương chồng buốt giá cơ hànVỏ cây dệt sợi miên man tháng ngày.Cặm cụi mà nàng chẳng hayÁo xong trời đã chuyển ngày sang xuânBàn tay nhuốm máu tần ngầnHòa cùng giọt lệ trầm luân than trời .Động lòng trời nhả tuyết rơiNgày xuân ấm áp vội rời sang đôngBõ công cho chút tình nồngNgày đêm đan áo cho chồng ấm thân.Than ôi ! Cái rét nàng BânVì nàng mà để tiết trần đổi thayBà con phải rét thật gayCỏ cây cũng phải đắng cay chịu phần.Đã qua cái tiết lập xuânNàng kêu buốt giá xa gần bi aiMay thay lạnh buốt chẳng dàiChứ không thì biết trách ai hỡi nàng.Rét nàng thiệt hại mùa màngCái lạnh tê tái kinh hoàng thế gianVì nàng giá buốt gian nan

Nàng thật trọng tội cơ hàn tháng Ba!

“Nàng Bân đan áo cho chồngĐan ba tháng ròng mới được cái tay”Trời thương nàng vụng vá mayXót chồng chịu rét tháng ngày biên cươngTháng Ba gieo gió, tuyết sươngCho chồng nàng nhận tình thương ấm nồngTình yêu trời cũng động lòngXin đừng trách tội… yêu chồng nàng BânXuân qua, trời ấm áp dầnThêm vài ngày rét nàng Bân chuyển mùaTình cảm lúc nắng, lúc mưaSáng thì giá rét đến trưa nắng hồngQua lạnh giá… sẽ ấm nồngThì ta mới biết tấm lòng của nhauTrên đời sống có trước, sau

Hạnh phúc trọn vẹn tình sâu, nghĩa dày.

Ngồi nghe mẹ kể chuyện xưaTháng Ba năm ấy rét chưa ai bằngCuối xuân đầu hạ rõ ràngMà trời rét buốt cả làng xuýt xoaMẹ kể lại chuyện đã quaCó người con gái tên là nàng BânTính tình nàng rất chuyên cầnThương chồng chung thuỷ nhiều lần vá mayNhưng nàng chẳng được khéo tayTuy rằng chịu khó những ngày tháng quaChồng nàng rét buốt thịt daÁo đâu có được đã qua đông rồiNàng đành than thở với trờiCho con trận rét để đời nhớ nhauTrời đành se mối trầu cauĐem về rét ngọt ngày sau nhớ nhiềuQuê hương biết mấy thân yêuNhớ chuyện xưa ấy thấy nhiều lâm lyMùa đông dù đã qua đi

Vẫn còn vương lại những gì nàng Bân…

Trên đây là một số thông tin về sự tích rét nàng Bân – nàng Bân đan áo cho chồng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mobitool mong rằng bạn đã hiểu rõ vì sao lại gọi là cái rét nàng Bân. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Đừng quên truy cập website Mobitool để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

>> Tham khảo thêm:

  • Lịch tháng 5: Lịch âm tháng 5, lịch vạn niên tháng 5
  • Ngày đẹp tháng 5 năm 2021: Ngày tốt trong tháng 5 năm 2021 là ngày nào?
  • Mùng 5 tháng 5 là ngày gì? Mùng 5 tháng 5 cúng gì?
  • Cách làm lễ cúng Tết Hàn Thực đúng nghi thức
  • [Phân biệt] Tết Hàn Thực có phải là Tết Thanh minh không?

  • 07:34 31/05/2021
  • Xếp hạng 4.1/5 với 21 phiếu bầu

Câu chuyện sự tích rét nàng Bân mà nhiều người vẫn gọi là chuyện Nàng Bân may áo cho chồng lí giải nguyên nhân xảy ra đợt rét vào khoảng đầu tháng ba Âm lịch ở Bắc Bộ.

Nàng Bân may áo cho chồng May ba tháng ròng mới trọn cổ tay. Lạy trời cho cả gió may Cấy xong, may nốt đêm nay cho chồng.

– Ca dao Việt Nam –

Tương truyền rằng, Ngọc Hoàng có rất nhiều người con, nhưng khác với các anh chị em của mình, nàng Bân lại là một cô gái vô cùng vụng về và chậm chạp. Chính đức tính này đã gây ra cho nàng và mọi người xung quanh không ít phiền toái.

Thế rồi, vì thương cô con gái bé nhỏ chậm chạp, vụng về, Ngọc Hoàng và Vương Mẫu mới bàn nhau là lấy chồng cho nàng Bân, để nàng có thể làm quen với việc tề gia nội trợ, biết đâu sẽ cải thiện được tính vụng về của mình.

Sau đó không lâu, hôn lễ được tổ chức. Chồng nàng Bân cũng là một người trên Thiên cung, hai vợ chồng yêu thương nhau hết mực, dù cho đây chỉ là một cuộc hôn phối được sắp bày từ người lớn.

Rồi khi mùa thu gần như đã đi qua, nàng Bân thấy không khí lạnh của mùa đông chuẩn bị kéo đến, bèn quyết tâm đan cho chồng một chiếc áo len chống rét, phần nào thể hiện tình yêu và sự đảm đang của một người vợ. Nhưng không may thay, với bản tính chậm chạm, vụng về chưa thay đổi được, việc đan áo của nàng Bân gặp khá nhiều vất vả. Nàng lấy chỉ thì quên mất kim, nàng tìm kim thì chỉ lại lạc đâu mất… chưa kể có những lúc đan hỏng phải đan lại.


            

Cứ thế, dù nàng không nản chí, nhưng ngày qua ngày, mùa đông trôi qua, mùa xuân gõ cửa mà nàng Bân chỉ mới đan được một đôi cổ tay. Nên ca dao có câu:

“Nàng Bân may áo cho chồng May ba tháng ròng mới trọn cổ tay”.

Cuối cùng, đến hết tháng Giêng, rồi tới tháng hai, nàng mới thực sự đan xong chiếc áo cho chồng. Lúc này, nàng Bân chưa kịp vui mừng vì thành quả của mình ngày đêm làm được thì nhận thấy trời đã hết rét. Chiếc áo nàng làm ra suy cho cùng cũng không còn giá trị sử dụng trong thời điểm đó. Nàng Bân buồn lắm, nức nở bật khóc. Tiếng khóc ai oán thấu tận trời xanh và tới tai Ngọc Hoàng.

Biết chuyện này, Ngọc Hoàng bèn nghĩ ra một cách để làm vui lòng con gái cưng của mình. Người ra lệnh cho Thiên đình và nhân gian trở rét thêm vài ngày vào tháng 3 Âm lịch, để nàng Bân có thể đưa chồng mặc thử chiếc áo mình vừa đan xong.

Từ đó thành lệ, hằng năm, vào khoảng cuối tháng hai, đầu tháng ba Âm lịch, tuy mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới, nhưng có lúc tự nhiên trời trở lạnh, rét lại mấy hôm. Người ta gọi cái rét đó là sự tích rét nàng Bân.


Tục ngữ có câu: “Tháng Giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân” là vì thế.

Như vậy, câu chuyện Sự tích rét nàng Bân tới đây là hết rồi! Các bé hãy đọc thêm thật nhiều những câu chuyện khác tại Đọc truyện cổ tích xưa miễn phí nhé!

Kiến thức tham khảo cho các bé: Nguồn truyện tại truyencotich.fun

Rét nàng Bân là gì?

Rét nàng Bân là cách gọi chỉ đợt rét cuối cùng của mùa đông, xảy ra vào khoảng đầu tháng ba Âm lịch ở miền Bắc Việt Nam. Đây là 1 đợt rét đậm, kéo dài vài ngày và thường kèm mưa phùn hoặc mưa nhỏ.

Tên gọi rét nàng Bân chỉ là cách giải thích mang đậm tính chất dân gian của câu chuyện Sự tích rét nàng Bân bên trên. Thật ra nguyên nhân là do vào khoảng cuối tháng ba Ân lịch, không khí lạnh vẫn còn hoạt động, khối không khí lạnh cuối mùa di chuyển hơi lệch về phía Đông, đi qua vịnh Bắc Bộ, đưa hơi nước từ biển vào nên vẫn có thể gây ra những đợt gây ra những đợt rét đậm.

Ở một số nơi trên thế giới cũng có đợt rét này với những tên gọi khác nhau. Ví dụ ở Mỹ, người ta gọi là đợt rét Mâm xôi [Blackberry winter] vì đợt rét này xảy ra vào thời điểm hoa mâm xôi nở. Còn ở Anh lại được gọi là rét Mận gai [blackthorn winter], bởi cuối tháng 3 đầu tháng 4 là thời điểm mận gai nở hoa.

Rét nàng Bân kéo dài bao lâu?

Như đã nói ở trên, rét nàng Bân là đợt rét cuối cùng của mùa đông, chỉ kéo dài khoảng vài ngày vào khoảng đầu tháng ba Âm lịch. Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng có những năm thời tiết Bắc Bộ trở rét rất đậm trong thời gian này. Chính vì thế trong dân gian mới có câu tục ngữ:

“Rét tháng ba, bà già chết cóng”.

>>>Xem thêm: Sự tích cái chổi - Kho Tàng truyện cổ tích Việt Nam đặc sắc nhất

Video liên quan

Chủ Đề