Làm sao để tâm bớt suy nghĩ lung tung

Có một sự thật rằng sau những mệt mỏi và căng thẳng, mọi người đều có cùng cảm giác: Không ngừng hồi tưởng lại những việc đã xảy ra trong quá khứ, và không thể gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi suy nghĩ. Vài lời khuyên của các chuyên gia tâm lý dưới đây sẽ giúp bạn không chỉ đương đầu với khủng hoảng tâm lý mà còn thoát khỏi những ám ảnh đang ngăn cản bạn đi đến thành công và sự an yên trong tâm trí.

Nói ít đi và dừng lại đúng lúc

Trong cuộc trò chuyện, nếu họ làm bạn quá xúc động, hãy cố gắng dừng lại. Bạn cần thời gian để “hạ nhiệt” và suy nghĩ về những gì bạn đã nói ra, vì khi xúc động rất khó kiểm soát được ngôn từ. Bằng cách này,bạn sẽ ít hối hận về sau. Và cuối cùng cơn giận dữ và những khó chịu sẽ tan biến.

Chờ đợi và xem chuyện gì sẽ diễn ra

Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp chúng ta luôn cảm thấy cần phải phản ứng ngay lập tức: trong các giao tiếp hằng ngày, trong cử chỉ hành động của ai đó... Nhưng khi làm vậy, chúng ta thường đưa ra quyết định vội vàng. Các nhà tâm lý cho rằng hãy cho bản thân thời gian suy nghĩ trước khi vội vã đưa ra một quyết định. Đừng cố gắng tự mình định hình tất cả mọi chuyện, hãy cứ thong thả và chờ xem điều gì sẽ diễn ra nhé!

Ngưng đổ lỗi

Việc thường xuyên phân tích quá khứ để đổ lỗi thường hiếm khi dẫn đến kết quả tích cực, ngay cả khi tự đổ lỗi cho bản thân. Thật ra những gì bạn đang trải nghiệm đều do nhiều yếu tố tạo nên - như một chuỗi hiệu ứng domino: yếu tố này xảy ra sẽ dẫn đến yếu tố khác. Vì vậy hãy học cách chấp nhận: Bạn không thể thay đổi điều đã xảy ra. Việc đáng quan tâm hiện nay là tìm kiếm một giải pháp. Hãy luôn lạc quan bạn nhé!

Đừng cố gắng thay đổi suy nghĩ của người khác

Hãy tự hỏi bản thân: nếu ai đó cố gắnghiểunhững gì bạn nói, thậm chí đọc được tâm tư của bạn, liệu người đó có nhận định đúng đắn về bạn hay không? Sự thật là họ chẳng thể hiểu được những gì đang diễn ra trong đầu bạn. Quy tắc này cũng được áp dụng trong các mối quan hệ với người khác: hầu hết là khi bản thân đã có định kiến thì sẽ nhìn nhận sai và khi đó, việc duy trì các mối quan hệ chỉ khiến bạn lãng phí thời gian của chính mình mà thôi.

Học cách kiểm soát cơn giận

Vấn đề lớn nhất hầu hết chúng ta gặp phải chính là sự giận dữ. Sự nóng giận sẽ lấn át các cảm xúc khác và làm cho chúng ta không sáng suốt khi giải quyết vấn đề. Hãy cố gắng dập tắt cơn giận bằng cách thiền, đi bộ đường dài hoặc tập thể dục; hoặc các bí quyết đánh tan cơn giậntừ Prudential để giúp bạn bình tĩnh hơn.

Phát triển những kỹ năng mới và chơi thể thao

Khi bộ não chuyển qua học một cái gì đó mới, lượng suy nghĩ tiêu cực sẽ dần dần giảm xuống bằng không. Khi não bộ tiến hành hoạt động cho một ý tưởng mới, những trải nghiệm mới, việc tập trung cho hoạt động này làm ta ít suy nghĩ lung tung hơn hẳn. Quy tắc này cũng được áp dụng khi chúng ta tham gia vào các hoạt động thể chất.

Viết tất cả phiền não vào giấy và đốt nó đi

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi viết tất cả những phiền não ra giấy và tiêu hủy chúng có thể giúp chúng ta giảm được mức độ căng thẳng, áp lực do suy nghĩ quá nhiều. Quá trình viết ra cũng giúp bạnhiểu rõ hơn về cảm xúc bản thânso với chỉ liệt kê chúng trong tâm trí.

Hãy nhớ rằng những gì bạn nghĩ không phải là sự thật

Thực tế và những suy nghĩ trong đầu bạn là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Cảm xúc của chúng ta có hiệu ứng vật lý tạo nên sự căng thẳng, lo lắng, sợ hãi và khiến cơ thể bạn thật sự cảm nhận được điều đó. Điều này làm chúng ta mặc định những lo lắng, suy nghĩ này sẽ trở thành sự thật. Hãy nghĩ về nó một cách khách quan, và bạn sẽ nhận ra lo lắng của mình và thực tế là hai thứ riêng biệt.

Nghiệm ra từ những bài học và tác động tích cực của chúng

Hãy suy nghĩ về những bài học từ các mối quan hệ và xem chúng như những kinh nghiệm sống vô giá. Nếu ban đầu có thể xác định rõ mối quan hệ này ý nghĩa như thế nào, bạn có thể dễ dàng quyết định dừng lại nếu chúng không đáng. Mỗi thất bại là một cơ hội để sửa chữa và hãy chắc rằng bạn sẽ phát triển bản thân theo chiều hướng tích cực trong tương lai.

Đừng chôn chặt bản thân trong quá khứ

Khi chúng ta nghĩ về quá khứ, chúng ta thường tưởng tượng những gì chúng ta có thể nói hoặc làm khác đi để tránh những điều xấu xảy ra. Nhưng điều này không khác gì bạn đang cố gắng thay đổi điều mà đã xảy ra cả ngàn năm trước – đó là điều hoàn toàn không thể

Không chỉ đơn giản là xóa bỏ quá khứ

Hãy hành động khác đi: lấp đầy tâm trí bằng những suy nghĩ tích cực. Các nhà tâm lý cho rằng, những ý tưởng tích cực và tràn đầy năng lượng có thể giúp bạn thoát ra khỏi dòng suy nghĩ tiêu cực. Hãy hình dung bản thân mình sẽ làm một việc gì đó thật vui và phấn khích, hoặc bắt tay vào việc lên kế hoạch thật vui cho những ngày sắp tới.

Luôn tự nhắc nhở về giá trị của bản thân

Khi nghĩ về con người của chính mình quá khứ, chúng ta thường thở dài hối tiếc. Có lẽ chúng ta luôn nhớ về bản thân là ai trong các mối quan hệ phức tạp đã qua và giờ chỉ còn lại đau khổ. Nhưng đừng xem phiên bản quá khứ của chính mình là một hình ảnh xa lạ không bao giờ có thể quay trở lại. Bằng cách luôn nhớ bản thân mình là ai, bạn đã tự cho mình cơ hội để trở thành người đó thêm một lần nữa.

Nguồn và Hình ảnh: Theo BrightSide.

27-06-2017 10:07:55

Thỉnh thoảng chúng ta hay suy nghĩ về những vấn đề gặp phải, một số người lại luôn không ngừng suy nghĩ về chúng. Đối với những người suy nghĩ quá nhiều, mỗi ngày họ sẽ bắt đầu nghĩ lại những chuyện xảy ra hôm qua, sau đó nghĩ về các quyết định của họ, và tưởng tượng ra các hậu quả.

Suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề thường liên quan đến nhiều thứ hơn là lời nói. Ví dụ, những kẻ sát nhân thường gợi lên trong đầu hình ảnh thảm khốc. Tâm trí giống như bộ phim họ tưởng tượng, ví dụ chiếc xe đang trên đường hoặc nhớ lại những chuyện buồn phiền đã qua.

Suy nghĩ quá nhiều sẽ cản trở bạn có được mọi thứ. Quan trọng hơn, điều này rất ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn.

Kiểu tư tưởng tiêu cực       

Suy nghĩ quá nhiều thường liên quan tới 2 kiểu tư tưởng tiêu cực – trầm ngâm suy nghĩ và không ngừng lo lắng.

Ngẫm nghĩ liên quan đến ký ức ở quá khứ. Ví dụ bạn sẽ có những suy nghĩ như:

  • Tôi không nên nói những điều đó trong cuộc họp ngày hôm qua. Ắt hẳn mọi người đã nghĩ tôi thật ngu xuẩn.

  • Đáng lẽ tôi nên tiếp tục làm công việc cũ, như vậy sẽ thấy thoải mái hơn bây giờ.

  • Bố mẹ đã không dạy tôi cách tự tin. Sự sợ hãi luôn khiến tôi không thể tiến xa được.

Sự lo lắng liên tục liên quan đến những dự đoán tiêu cực – thường là những điều thảm khốc trong tương lai. Suy nghĩ đó có thể bao gồm những thứ như:

  • Tôi sẽ xấu hổ với bản thân khi ngày mai đưa ra bài thuyết trình này. Tôi biết mình sẽ quên mọi thứ đã chuẩn bị.

  • Những người khác sẽ được chọn trước tôi.

  • Tôi biết mình sẽ không bao giờ có đủ tiền để nghỉ hưu. Chúng ta sẽ không còn sức để làm việc, rồi sẽ hết tiền khi về già thôi.

Giống như tất cả các thói quen, việc thay đổi những suy nghĩ tiêu cực cũng là thách thức lớn. Nhưng nếu kiên trì luyện tập, bạn có thể khiến cho bộ não suy nghĩ khác đi. Làm theo 6 cách dưới đây để ngừng việc suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề nhé.

1. Chú ý khi trong đầu cảm thấy bế tắc

Suy nghĩ có thể trở thành thói quen nếu bạn không nhận ra mình đang làm như vậy. Bắt đầu chú ý đến cách suy nghĩ để có thể giúp bạn nhận thức được vấn đề.

Khi suy nghĩ lại về một vấn đề nhiều lần, hoặc quá lo lắng về những điều không thể kiểm soát, hãy thừa nhận rằng điều này không hiệu quả. Suy nghĩ chỉ hữu ích khi nó đẫn đến hành động tích cực.

2. Tập trung vào việc giải quyết vấn đề

Nghĩ quá nhiều về một vấn đề sẽ không hữu ích, nhưng hãy nghĩ để tìm ra cách giải quyết. Nếu đó là điều bạn có thể kiểm soát được, hãy cân nhắc cách ngăn chặn vấn đề, hoặc thử thách bản thân để tìm ra 5 giải pháp tiềm năng.

Nếu đó là điều bạn không thể kiểm soát được, ví dụ như thiên tai. Hãy nghĩ đến những kế hoạch có thể sử dụng để đối phó. Tập trung vào những điều bạn có thể kiểm soát, như thái độ và sự nỗ lực chẳng hạn.

3. Kiểm soát suy nghĩ

Rất dễ dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Vì vậy, trước khi kết luận việc báo ốm sẽ khiến bạn bị sa thải, hoặc quên deadline sẽ biến bạn trở thành vô gia cư, hãy thừa nhận những suy nghĩ của bạn là quá tiêu cực.

Nhớ rằng cảm xúc sẽ cản trở khả năng xem xét tình huống theo hướng khách quan.

4. Lên lịch cho thời gian dành để suy nghĩ

Lo lắng về một vấn đề trong khoảng thời gian dài có thể không hiệu quả, nhưng trong thời gian ngắn có thể hữu ích. Nghĩ về cách bạn có thể làm những điều khác biệt hoặc nhận ra những sai lầm tiềm ẩn đối với kế hoạch có thể giúp bạn làm việc tốt hơn trong tương lai.

Kết hợp 20 phút “thời gian suy nghĩ” vào lịch làm việc hàng ngày của bạn. Trong thời gian đó, hãy để bản thân lo lắng, ngẫm nghĩ bất kì điều gì bạn muốn. Tham khảo thêm 8 thói quen buổi tối của người thành công​.

Khi hết giờ, hãy chuyển sang việc khác. Khi bạn bắt đầu suy nghĩ quá nhiều thứ ngoài thời gian đã định, chỉ cần nhắc nhở mình rằng bạn cần đợi đến “thời gian suy nghĩ” để giải quyết những gì trong tâm trí.

5. Học kỹ năng chánh niệm [Mindfulness]

Không nên suy nghĩ quá nhiều về ngày hôm qua hoặc lo lắng cho ngày mai khi bạn đang sống trong hiện tại. Chánh niệm sẽ giúp bạn trở nên tập trung hơn vào thời điểm hiện tại.

Giống như những kỹ năng khác, chánh niệm cũng cần luyện tập, theo thời gian sẽ giúp giảm đi việc suy nghĩ quá mức. Có sẵn các khóa học, ứng dụng, sách, video để giúp bạn học kĩ năng chánh niệm.

6. Thay đổi suy nghĩ

Nhắc nhở bản thân ngừng suy nghĩ về những điều đem đến kết quả ngược lại với mong đợi. Bạn càng cố gắng ngăn không cho một ý nghĩ xâm nhập vào não của mình thì nó càng có nhiều khả năng để xâm nhập.

Thay đổi suy nghĩ trong não bằng cách thay đổi hoạt động của bạn. Tập thể dục, tham gia vào cuộc trò chuyện với các chủ đề hoàn toàn khác, hoặc làm một dự án khác giúp bạn sao nhãng vấn đề đó. Làm những việc khác sẽ giúp cản trở những suy nghĩ tiêu cực.

Rèn luyện cách suy nghĩ

Chú ý vào cách nghĩ có thể bạn giúp trở nên ý thức hơn về những thói quen xấu của mình. Bằng cách luyện tập, bạn có thể rèn luyện não bộ suy nghĩ khác đi. Lâu dần, việc xây dựng thói quen lành mạnh sẽ giúp bạn có tinh thần thoải mái hơn.

Website: www.jellyfishhr.com

Fanpage: //www.facebook.com/jellyfishHR

Xem các công việc từ Jellyfish HR: Danh sách việc làmViệc làm tiếng NhậtViệc làm tiếng Anh

Nguồn: themuse.com

Video liên quan

Chủ Đề