Cổng làng bún phú đô ở đâu

[LĐTĐ] Sáng 4/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ [LHPN] quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm 112 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, 1982 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng; ký kết chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ - Liên đoàn Lao động quận giai đoạn 2022-2026.

[LĐTĐ] Mới đây, Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Theo đó, Nghị quyết đặt mục tiêu tạo bước phát triển toàn diện các ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; dịch vụ, sản phẩm văn hóa đa dạng, có thương hiệu, thúc đẩy phát triển du lịch và xuất khẩu. Phóng viên báo Lao động Thủ đô đã cuộc trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội xoay quanh việc thực hiện Nghị quyết này.

[LĐTĐ] Cho con đi học trực tiếp, hay học online ở nhà để “tránh” Covid-19 đang là băn khoăn của không ít cha mẹ học sinh. Thực tế cho thấy, học online khiến trẻ khó tiếp thu được kiến thức như học trực tiếp, chưa kể ảnh hưởng tâm lý khi trẻ suốt ngày phải làm bạn với máy tính, không được gặp gỡ, tiếp xúc thầy cô, bè bạn. Tuy nhiên, mở cửa trường học thế nào để an toàn trong bối cảnh dịch bệnh là vấn đề “khó có phương án tối ưu”...

[LĐTĐ] Trong thời gian gần đây, nhất là từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện đã thúc đẩy mạnh sự chuyển dịch của mô hình “khám, chữa bệnh từ xa - telehealth” dựa trên nền tảng công nghệ số. Qua đó, mở ra cơ hội cho các bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với các chuyên gia đầu ngành và các y, bác sĩ tuyến dưới cũng được nâng cao tay nghề, tiến tới thu hẹp khoảng cách giữa y tế các tuyến.

[LĐTĐ] Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 gần 2 năm qua, cùng với các lực lượng như y tế, quân đội, công an, đội ngũ cán bộ cơ sở có đóng góp rất lớn. Trong đó, có các Tổ trưởng dân phố - những “cánh tay nối dài” đã không quản ngày đêm hỗ trợ chính quyền chống dịch, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho người dân…

[LĐTĐ] Bằng sự cố gắng, hy sinh không mệt mỏi của lực lượng tuyến đầu, nhất là đội ngũ nhân viên y tế, sau 4 tháng giãn cách xã hội liên tục vì dịch Covid-19 với không biết bao mất mát, đau thương, thành phố Hồ Chí Minh đã thành công đẩy lùi dịch bệnh, từng bước đưa đời sống trở về nhịp sinh hoạt bình thường.

[LĐTĐ] Ngành Y tế Thủ đô trong những năm qua đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, chất lượng dịch vụ y tế ngày càng được nâng cao. Khi dịch Covid-19 xuất hiện, những cán bộ, nhân viên ngành Y tế Thủ đô đã luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhiều tập thể, cá nhân đã làm việc tận tụy, trách nhiệm, không ngại hiểm nguy, vất vả, xung phong lên tuyến đầu chống dịch.

[LĐTĐ] Lấy triết lý “phát triển doanh nghiệp gắn với trách nhiệm xã hội”, cùng với tinh thần “còn hơi thở là còn cống hiến”, nhiều doanh nghiệp tuy gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng vẫn không quên trách nhiệm cộng đồng, chung tay chia sẻ với các cấp chính quyền phòng, chống dịch.

[LĐTĐ] Chỉ nghĩ đến phải vào khu vực cách ly, nhiều người đã e dè sợ lây nhiễm. Ấy vậy mà 20 cán bộ, công nhân của Xí nghiệp Môi trường đô thị chi nhánh Đống Đa đã tự nguyện vào ở trong khu cách ly để làm sạch vệ sinh môi trường cho khu vực bị phong tỏa.

[LĐTĐ] Có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, việc định hướng thành khu “đô thị tri thức”, tương tác cao với hệ thống các trường đại học, nền tảng khoa học công nghệ cao ở các huyện phía Tây sẽ là tiền đề phát triển kinh tế tri thức của Thủ đô.

Đình Phú Đô có từ thế kỷ XVIII. Thờ: Đức thánh Cả Lý Thiên Bảo, tướng Đinh Lễ, Hai Bà Hoàng, vợ chồng tổ nghề ca trù Đinh Dự - Mãn Đường Hoa, tổ nghề bún Trần Câu Mang. Lễ hội: 5 năm một lần từ mùng 8 đến 9 Tết. Xếp hạng: Di tích quốc gia [1992]. Vị trí: 2Q68+7Q, phố Phú Đô, P. Phú Đô, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Cách BĐX Bờ Hồ: 12km [hướng 8h]. Trạm bus lân cận: Phố Lê Quang Đạo [xe 50], Đại lộ Thăng Long [57, 71]

Lược sử

Làng Phú Đô rất nổi tiếng về nghề làm bún; xưa kia thuộc xã Mễ Trì, tổng Đại Mỗ, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông; nay là một phường thuộc quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Phường thành lập ngày 01-04-2014 trên cơ sở phân chia xã Mễ Trì cũ thành 2 phường Phú Đô và Mễ Trì [ở phía đông]. Phú Đô giáp 2 phường Đại Mỗ và Tây Mỗ ở phía tây, phía nam giáp phường Trung Văn, phía bắc giáp phường Mỹ Đình I.

  • Tam quan đình Phú Đô. Panorama ©NCCong 2015

Phường Phú Đô có diện tích 239 ha, dân số năm 2013 là 13.856 người, mật độ dân cư đông tới 5.797 người/km2. Ruộng đồng ao vườn của ngôi làng cũ ngày nay đã hầu như mất hết dấu vết và biến thành một khu vực nhà cửa lô nhô, chen chúc ngay mạn bắc đại lộ Thăng Long, trải dài từ ngã ba phố Lê Quang Đạo đến cầu sông Nhuệ.

Đình Phú Đô có từ thời Hậu Lê, thờ Đức thánh Cả tên huý Lý Thiên Bảo [李 天 寶] và phối thờ 6 vị thành hoàng khác. Theo thần phả, Đức thánh Cả là anh trai của vua Lý Nam Đế [1]. Ngày 22-4-1992 ngôi đình đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử - kiến trúc - nghệ thuật quốc gia.

Tiền tế đình Phú Đô. Photo ©NCCong 2015

Tương truyền trước kia nơi đây con gái gót đỏ, con trai thì ngực đỏ nên làng có tên Hồng Đô, về sau giàu lên mới đổi là Phú Đô. Có một ông Hoàng từ chiến trường trở về đã gặp bên đường hai chị em xinh đẹp hát hay của làng này, liền ép làm vợ, dân gọi là Hai Bà Hoàng. Sống trong giàu sang nhưng vẫn buồn tủi vì mãi không có con, một ngày kia họ bèn vứt thanh bảo kiếm xuống giếng, thề độc rằng “con gái làng mà lấy chồng xa sẽ lận đận, có con thì không có của và ngược lại; còn nếu lấy chồng về làng thì sẽ được sung sướng”.

Nhưng theo văn bia do tiến sĩ Hồ Sĩ Dương [胡 士 揚 1621–1681] soạn và hiện còn trong đền Hai Bà Hoàng tại Phú Đô thì đền thờ hoàng hậu Nguyễn Thị An và nguyên phi Nguyễn Thị Phương, vốn là người làng này ở thời Hậu Lê, được tuyển vào cung vua Lê Anh Tông. [Năm 2018, đền Hai Bà Hoàng và chùa Tăng Long Tự đã được xếp hạng là di tích kiến trúc - nghệ thuật của thành phố].

  • Sân đình Phú Đô. Panorama ©NCCong 2015

Sáu vị thành hoàng phối thờ bao gồm: 2 Bà Hoàng nói trên, tướng Đinh Lễ của vua Lê Lợi, vợ chồng tổ nghề ca trù Đinh Dự - Mãn Đường Hoa và tổ nghề bún Phú Đô tên Trần Câu Mang, hiệu Vĩ Mộc, dân làng kiêng kỵ thường gọi chệch là cụ Vĩ Mược [có tài liệu khác lại nói là thờ ông Hồ Nguyên Thơ].

Phù điêu trong đình Phú Đô. Photo NCCong ©2015

Kiến trúc

Đình tọa lạc ở giữa làng Phú Đô, mặt quay hướng nam nhìn ra một hồ nhỏ có cầu bắc ra thủy đình. Phía bên hữu cổng tam quan mới xây có cửa sắt mở ra đường làng. Tam quan làm theo kiểu nghi môn với 4 trụ biểu có gắn các câu đối chữ Hán và 2 cổng bên kiểu hai tầng tám mái ngói ống giả, bức tường mặt ngoài đắp phù điêu hình long mã, mặt trong đắp hình rồng, hổ. Cổng giữa có bức bình phong đắp cuốn thư với hình dơi xoè cánh.

Sau tam quan là một sân nhỏ dẫn đến toà tiền tế kiểu phương đình xây hai tầng tám mái, các cột góc có đắp phù điêu. Trước cửa phương đình treo bức đại tự “Tam thiên lưỡng địa”. Hai bên phương đình là dãy nhà tả, hữu mạc 3 gian. Hữu mạc nằm song song với nhà phụ̣, gối đầu và lưng vào khu vườn nhỏ với một cửa ngách. Tả mạc dựa lưng vào bức tường ngoài.

Toà đại đình rộng 5 gian, 2 dĩ, kết nối với hậu cung sâu 3 gian theo hình “chữ Đinh”. Tất cả các nếp nhà đều xây tường hồi bít đốc. Bên trong đại đình có đầy đủ các ban thờ với bát bửu, lộ bộ và hương án bày tế khí. Phần gỗ trên khung đình có những mảng chạm khắc khá đẹp với nhiều đề tài phong phú. Hậu cung 3 gian, bên trong đặt ngai thờ các vị thành hoàng, trên treo bức đại tự “Nhật Nguyệt hợp minh”.

Chạm khắc gỗ trong đình Phú Đô. Photo NCCong ©2015

Di sản

Đình còn lưu giữ được 2 cuốn thần phả về Đức thánh Cả và Tổ nghề ca trù, 12 đạo sắc phong thời Lê đến Nguyễn, các đồ thờ tự cùng với hương án, long ngai, đại tự, câu đối, ngựa gỗ, kiệu bành, long đình, chuông đồng. Nhân dân Phú Đô có tục lệ tổ chức lễ hội đình làng với quy mô rất lớn, cứ 5 năm diễn ra một lần từ mùng 8 đến mùng 9 Tết tháng Giêng âm lịch. Các nghi lễ được diễn ra trang trọng tại đình Phú Đô, chùa Tăng Long Tự, đền Hai Bà Hoàng và bãi Tế Yến. Trong dịp lễ, dân làng cùng hàng trăm thanh niên nam nữ mạnh khỏe trẻ đẹp tham gia vào đám rước kiệu các vị thành hoàng.

Di tích lân cận

  • Chùa Cả Phú Đô: 2Q39+G8, phố Sa Đôi, phường Phú Đô.
  • Chùa Mễ Trì Thượng: 2Q5G+HP, phố Mễ Trì Thượng, phường Mễ Trì.
  • Đình Mễ Trì Hạ: 2Q6H+HR, ngõ 59 Mễ Trì, phường Mễ Trì.
  • Đình Mễ Trì Thượng: 2Q4H+XR, ngõ 112 Mễ Trì Thượng, phường Mễ Trì.
  • Miếu Đầm: 2Q4M+7R, phố Miếu Đầm, phường Mễ Trì.

©NCCong 2015-2019, Phu Do community hall
[1] Năm 546 Lý Nam Đế bị Trần Bá Tiên đánh bại ở hồ Điển Triệt, phải rút về động Khuất Lạo. Trước khi mất ở đấy, vua trao quyền cho tướng Triệu Quang Phục. Lý Thiên Bảo dẫn tướng Lý Phật Tử vào đánh Đức Châu [Nghệ An], giết được thứ sử Trần Văn Giới nhưng bị Trần Bá Tiên đuổi chạy sang đất Ai Lao. Lý Thiên Bảo cho đắp thành tại động Dã Năng ở đầu sông Đào Giang, đặt quốc hiệu là Dã Năng, năm 550 tự xưng Đào Lang Vương. Năm 555 ngài mất, không có con. Lý Phật Tử lên thay, sau trở về giành ngôi của Triệu Việt Vương.

Video liên quan

Chủ Đề