Whole Bean là gì

Hầu hết người học pha chế cà phê hay Barista chắc chắn đã từng vài lần nghe qua cụm “coffee bean belt”. Tuy nhiên không phải ai cũng biết coffee bean belt là gì? Có điều gì thú vị xoay quanh thuật ngữ này? Hoteljob.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Bạn có biết coffee bean belt là gì?

Hẳn nhiều người nghĩ đây là tên của một loại cà phê và tìm kiếm công thức lẫn cách pha chế thế nào. Ấy vậy mà, sự thật không phải như thế. Thuật ngữ này đặc biệt hơn bạn tưởng, ngay trong định nghĩa coffee bean belt là gì...

Coffee bean belt là gì?

Coffee bean belt là thuật ngữ dùng chung chỉ một tập hợp các khu vực gieo trồng cà phê với môi trường và điều kiện khí hậu thuận lợi nhất trên toàn thế giới, tạo nên vành đai gọi là vành đai cà phê hay vành đai Bean. Điểm đặc biệt là, các nước nằm trong vành đai này đều tập trung xung quanh và rất gần đường xích đạo, tức cùng chung một vĩ độ.

Đặc điểm khác biệt của Coffee bean belt là gì?

Như đã trình bày ở phần coffee bean belt là gì, tất cả cà phê trên thế giới đều được trồng ở vành đai Bean. Nghĩa là, không phải nơi nào cũng có thể trồng được cà phê.

Từ vị trí nằm gần đường xích đạo, nhìn chung, các nước nằm trong vành đai này đều có thời tiết mát mẻ quanh năm, mưa nhiều, ngày nắng ấm, đêm mát lạnh và hơn cả là sở hữu loại đất đỏ bazan đặc biệt màu mỡ, dành riêng để trồng cà phê – yếu tố quyết định tạo nên mùi vị đặc trưng cho thức uống đặc biệt.

Tất cả các loại cà phê nguyên chất hảo hạng nhất đều được trồng trong coffee bean belt

Trong vành đai Bean hiện có hơn 75 quốc gia đạt điều kiện để trồng cà phê, đa phần đều nằm xung quanh hoặc ngay dưới đường xích đạo. Dưới đây là danh sách một số khu vực trồng cà phê nổi tiếng:

Khu vực trồng

Nước

Đặc điểm

North America and the Caribbean / Bắc Mỹ và vùng Địa Trung Hải

+ Hawaii

+ Bang duy nhất trồng cà phê ở Mỹ

+ Nổi tiếng với cà phê Kona, được trồng trên vùng đất trũng của 2 ngọn núi lửa là Hualalai và Mauna Loa

+ Nền đất giàu khoáng chất, lượng mưa dồi dào, nắng nhiệt đới gay gắt luôn được che phủ bởi những bóng mây lớn

+ Mùi vị cà phê Kona đậm đà, hương thơm ngây ngất

+ Mexico

+ Cà phê chủ yếu tập trung ở phía Nam, như: Veracruz, Oaxaca, Chiapas

+ Được trồng trong những đồn điền có diện tích khiêm tốn nhưng lượng nông trại vô cùng lớn, đến 100.000

+ Cà phê có vị khá đậm, hậu vị bùi nhưng mùi kém nồng

+ Jamaica

+ Là nơi sản xuất ra Blue Mountain, một trong những loại cà phê ngon nhất thế giới

+ Cà phê có vị chua thanh thoát, cân bằng, mùi thơm thảo mộc, hậu vị đậm ngọt

Central America / Trung Mỹ

+ Costa Rica

+ Nơi nổi tiếng với cà phê Arabica có quy trình chăm sóc, thu hoạch và xử lý vô cùng kỳ công, khắt khe

+ Cà phê có độ chua cân bằng, bùi, ngọt gần như hoàn hảo, mùi thơm thanh thoát.

+ Guatemala

+ Cà phê được trồng trên nền đất có độ cao 1.500m, được tạo nên từ phần dung nham phun trào của núi lửa nên giàu khoáng chất, khiến cấu trúc mùi vị của cà phê khá tinh tế

+ Nổi tiếng với Strictly Hard Bean, cà phê có cấu trúc hạt cứng nhất

+ Panama

+ Nổi tiếng với ly Panama Geisha tuyệt hảo

+ Mùi vị tươi mới, mịn màng, là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị chua của dâu, ngọt của mật ong và hương thơm của trái đào

South America / Nam Mỹ

+ Brazil

+ Là nơi xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, chiếm hơn 30% thị phần toàn cầu với 80% là Arabica, còn lại là Robusta

+ Nổi tiếng với chất lượng cà phê thượng hạng nhưng giá cả lại bình dân

+ Cà phê có vị thanh, độ ngọt cao và ít chua

+ Colombia

+ Phân mảnh hệ thống trồng cà phê trong những nông trại nhỏ

+ Nổi bật nhất là Supremo và Excelso

+ Cà phê trung hòa, thanh mỏng, độ chua cân bằng, mùi vị thơm nức

Africa and Middle East / Châu Phi và Trung Đông

+ Ethiopia

+ Cà phê được trồng tại phía Nam Ethiopia

+ Nổi tiếng nhất là Harrar và Yergahcheffe với mùi vị đậm đà, no tròn, độ ngọt cao

+ Kenya

+ Cà phê được trồng dưới chân núi Mount Kenya

+ Nổi tiếng với phương pháp phân loại cà phê xanh độc nhất

+ Cà phê có mùi hương lôi cuốn, vị no tròn, độ chua cao

+ Tanzania

+ Nổi tiếng với giống Peaberry, gồm chỉ 1 hạt duy nhất trong 1 trái, mùi vị độc đáo riêng biệt

+ Cà phê được trồng dưới chân núi Mount Kilimanjiaro

+ Yemeni

+ Hạt cà phê thu hoạch được có kích thước nhỏ do khí hậu khô

+ Nổi tiếng với cà phê Mocha Java  được kết hợp giữa cà phê bản địa với giống Java của Indonesia

Asia and Indonesia / Châu Á và Indonesia

+ Java, Indonesia

+ Nơi sở hữu loại cà phê đắt nhất thế giới, cà phê chồn Luwak

+ Cà phê đậm đà, vị ngọt, lâu tan, mùi thơm thảo mộc

+ Sumatra

+ Cà phê được trồng tại Mandheling, phía Bắc Sumatra, Indonesia

+ Cà phê hơi chua, khô, mùi vị trung hòa, hương thơm thảo mộc đặc trưng

+ Thích hợp nhất để pha cà phê phin lọc

+ India

+ Cà phê được trồng tại khu vực Kerala, Karnatka, Tamilnadu

+ Cà phê được thu hoạch khi còn xanh rồi đem phơi từ 3 đến 4 tháng để giảm độ chua, tăng vị ngọt

+ Việt Nam

+ Là nơi sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới, về sản lượng, nhiều nhất là Robusta

+ Cà phê đạt chất lượng ổn định nhất được trồng ở vùng Tây Nguyên

Coffee bean belt là gì? - Coffee bean belt là vành đai cà phê, gồm tập hợp các khu vực thích hợp nhất để trồng cà phê

Điểm chung của những khu vực trồng cà phê nổi tiếng thuộc vành đai Bean – coffee bean belt là hội tụ đủ các điều kiện tốt nhất về thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng để cho ra đời những loại cà phê đạt chuẩn hảo hạng.

Ms. Smile

[Tham khảo từ Cimbali Vietnam]

X

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Có một thực tế là nhiều người ghét Starbucks sau khi thử uống cà phê của họ. Nhiều người cũng cảm thấy bối rối và có phần khó chịu khi vào quán cà phê Starbucks và nhìn lên bảng menu bạt ngàn những “từ khoá” lạ lẫm, rối rắm. Tại sao? và họ nên làm gì để làm quen với những quán cà phê có phong cách của phương Tây và có khuynh hướng “espresso based” như thế này?

Cà phê Espresso roast của Starbucks, đây là loại được dùng để phục vụ tại các cửa hàng Starbucks Việt Nam – Nguồn: Starbucks

Khi Starbucks vào Việt Nam, và cho tới tận bây giờ, rất nhiều người vẫn “chê” cà phê của Starbucks nhạt toẹt. Tại sao lại có nhận xét này? Bởi vì phần lớn người uống cà phê Việt Nam đã quen với cà phê pha trộn đủ thứ trên đời, cà phê hạt rang với bơ, rồi cho nhiều sữa đặc tạo ra độ sánh của ly cà phê sữa. Nhưng thực tế thì cà phê không hề sánh đặc như bạn nghĩ. Bất cứ loại cà phê nào trên Thế Giới, nếu bạn mua nguyên hạt [whole bean], rồi về tự xay và pha chế, thì dù lượng cà phê có nhiều đến mấy, nước cà phê cũng không hề sánh đặc, nó sẽ chỉ trong như nước trà vối mà thôi.

Xem thêm: phân biệt cappuccino và latte của Starbucks

OK, vậy thì làm thế nào để “order” một đồ uống cà phê tại Starbucks và thưởng thức được vị ngon từ cà phê của họ?

Frappuccino – một trong những đồ uống phổ biến của Starbucks. Nguồn: Starbucks

Đầu tiên, nếu bạn không phải người yêu thích hoặc hay uống cà phê, lựa chọn của bạn sẽ là trà [Tea] và nước hoa quả xay [smoothie] hoặc món đá xay truyền thống của Starbucks, hay còn có tên gọi phổ biến là frappuccino. Những đồ uống này đơn giản là họ cho đá viên, bột trà xanh [hoặc cacao, cookies,v.v..] và siro, đường, sữa tươi [thường là Dalat milk đối với Starbucks Việt Nam] vao máy xay Blend tec rồi xay lên. Vậy là xong.

Nếu bạn là người yêu thích cà phê, khi nhìn vào menu của Starbucks, hãy bỏ qua 3 thứ: Tea, Smoothies, và Frappuccino.

Bước tiếp theo chính là dành cho những người uống cà phê hàng ngày, những người yêu cà phê chân chính. Trước khi nhìn vào menu bạn cần hiểu một điều rằng: Starbucks và các quán cà phê ở nước ngoài phần lớn phục vụ loại cà phê theo kiểu “espresso field”. Có nghĩa là các đồ uống có caffein của họ đều được chế biến từ 1 gốc cơ bản: espresso. Espresso là phương thức pha chế dùng máy, chiết suất bằng áp lực hơi nước, đi qua phễu nén cà phê bột rồi nhỏ giọt xuống phía dưới. Thông thường, 1 ly espresso single sẽ có khoảng 30ml [1oz] cà phê. Từ một ly espresso, có thể pha chế ra rất nhiều loại cà phê với tên gọi khác nhau, ví dụ như:

  • Espresso – 1 ly espresso single [hay còn gọi là 1 shot].
  • Doppio espresso – 2 shots espresso.
  • Espresso con pana – 2 shots espresso và có whipping cream ở trên.
  • v.v..

Starbucks và các quán cà phê ở nước ngoài phần lớn phục vụ loại cà phê theo kiểu “espresso field”

Bây giờ, chúng ta hãy nhin vào menu của Starbucks Việt Nam. Vì Starbucks không cho chụp ảnh quầy bar cũng như menu nên tôi mượn tạm ảnh tại Foody.vn dưới đây:

Menu tại Starbucks Phan Xích Long – Nguồn Foody.vn

Như vậy, phía bên tay phải là phần Espresso & Coffee mà bạn cần quan tâm, tuỳ theo nhu cầu, tôi sẽ order như sau.

Đối với đồ uống Espresso nguyên chất:

  • Nếu không có nhiều thời gian, và cần tỉnh táo, tôi sẽ gọi 1 ly espresso, và nếu đang buồn ngủ thì sẽ gọi 1 ly Doppio.
  • Nếu muốn uống cà phê đen đá, tôi sẽ gọi Americano all ice. Đừng gọi Americano nhé, vì cách pha truyền thống của Americano là espresso + nước. Vì thế nó rất loãng [và nhạt toẹt như nhiều bạn phàn nàn].
  • Nếu muốn uống nâu đá [hay cà phê sữa] thì bạn nên gọi Dolce Misto. Đây là món “nâu đá” theo kiểu Starbucks, phục vụ riêng cho thị trường Việt nam.

Đồ uống Dolce Misto – cà phê nâu đá, Starbucks làm món này phục vụ thị trường Việt Nam. Nguồn: Starbucks.

Bạn có biết, dòng cà phê Espresso Roast là loại được dùng để phục vụ tại các cửa hàng Starbucks Việt Nam?

Đối với đồ uống Espresso kèm sữa [Coffee]:

  • Bạn có thể gọi cappuccino giống như tại các quán cà phê phong cách phương Tây khác. Với Starbucks, cappuccino sẽ là 1 shot espresso và phần còn lại là foam milk [sữa tươi làm nóng, tạo bọt].
  • Nếu bạn không thích espresso [vì nó đắng quá, chua quá] và bạn cũng không hài lòng vì cappuccino ở đây loãng quá, hãy gọi  Ristretto Bianco.  Đây là đồ uống yêu thích của mình. Ristretto cũng là một dạng espresso, nhưng khi chiết suất, barista kiểm soát sao cho lượng nước chạy qua cà phê ít hơn so với espresso. Nếu như espresso single là 30ml [1oz] thì Ristretto chỉ là 20ml. Qua đó độ đậm đặc và full body của cà phê sẽ cao hơn. Foam milk cũng được đánh mịn cho tới mức đạt được “micro foam” rồi rót vào. Như vậy, Ristretto Bianco sẽ đậm đà và thơm ngậy hơn rất nhiều.
  • Các dòng đồ uống liên quan đến Latte thì khá nhẹ, vì có nhiều sữa nóng. Về cơ bản, Latte là đồ uống gồm espresso [1-2 shots tuỳ size bạn gọi], rồi đổ thêm steam milk [sữa sục nóng] và trên cùng là một lớp foam milk mỏng. Starbucks có cho thêm vài lựa chọn như : cho thêm vanila, caramel bên trên, v.v.. Nếu bạn muốn uống espresso + sữa tươi nóng và không có nhiều bọt như 2 dòng cappuccino hay ristretto bianco nêu trên thì chọn loại này. Cá nhân tôi không bao giờ order Latte.
  • Espresso con pana và macchiato thì bản chất vẫn là espresso [1-2 shot tuỳ size nhé], và với con pana thì sẽ có 1 lớp kem [whipped cream] ở trên, còn với macchiato thì có 1 lớp foam milk ở trên. Tóm lại để cho bạn cảm thấy ly espresso ngậy hơn, và có thể, đỡ đắng hơn. Tôi cũng ít khi uống 2 loại này.

The Ristretto Bianco is a rich, enticingly smooth and velvety espresso beverage.  Ristretto shots are created by forcing less water through the coffee, resulting in a fuller bodied shot with a deep, coffee-rich flavor.

Sau cùng, trong menu của Starbuck có một loại đặc biệt, đó là Coffee of the day. Loại này chỉ có ở HCM chứ không có ở Hà Nội. Mà cũng chỉ có khách quen mới hiểu mà order. Thực chất, Coffee of the day chính là pour over với dụng cụ V60 của Starbucks. Nếu bạn đã quen với slow brew rồi, như sở trường của tôi, thì hôm nào đó có thể order thử loại này [chỉ HCM thôi nhé]. Đây là cách thể hiện “trình độ” của barista rõ rệt nhất.

Nhân viên Starbucks phục vụ “coffee of the day” với phương pháp pour over. Nguồn: Starbucks Malaysia

Còn một điều đáng lưu ý và cũng rất thú vị đó là cách đặt tên kích thước [size] theo các cấp độ nhỏ, vừa, lớn, đại.. trong các cỡ ly của Starbucks, tôi sẽ giải thích trong bài sau.

Nếu bạn vẫn băn khoăn giữa các đồ uống với tên gọi lạ tai của Starbucks, bạn có thể tham khảo thêm bài viết mới nhất về việc tìm hiểu menu Starbucks qua cách so sánh giữa cappuccino và latte, espresso và brew trong bài viết mới nhất tại đây.

Chúc bạn order được ly cà phê ưng ý và hiểu đúng chất lượng của cà phê Starbucks.

p.s: Tôi viết bài này không phải để lăng xê Starbucks, tôi thích Starbucks nhưng không thần tượng hoá họ, tôi thích Howard Schulz nhưng không phải fan cuồng của ông. Tôi viết vì tôi biết rõ cách Starbucks thu mua, xử lý cà phê cũng như cách họ làm việc nghiêm túc để mang lại cà phê chất lượng cho người dùng.

Hà Nội, tháng 8/2016

Ghi chú:

Tham khảo:

Video liên quan

Chủ Đề