Tứ trụ đại hội 13 là ai

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng [giữa] cùng Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ [từ trái sang] - tại Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 31-1 - Ảnh: TTXVN

Theo công bố, Bộ Chính trị khóa XIII gồm:

1. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2. Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ

3. Ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

4. Ông Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khoá XIV thành phố Hà Nội

5. Bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận Trung ương

6. Ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

7. Ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

8. Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh

9. Ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an

10. Ông Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương

11. Ông Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khóa XII

12. Ông Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

13. Ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Toà án nhân dân tối cao

14. Ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

15. Ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

16. Ông Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam

17. Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương, kiêm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

18. Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính

Ban Bí thư Trung ương khóa XIII gồm một số Ủy viên Bộ Chính trị được Bộ Chính trị phân công tham gia Ban Bí thư và 5 người được bầu tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, gồm:

Ông Lê Minh Hưng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Ông Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

Bà Bùi Thị Minh Hoài, Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Lê Minh Khái, Tổng Thanh tra Chính phủ

Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII gồm 19 người; ông Trần Cẩm Tú tiếp tục được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.

Ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng bí thư

TUỔI TRẺ ONLINE

Bộ Chính trị hôm 8/3 giới thiệu nhân sự ứng cử chức Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội hơn 1 tháng sau khi chức danh đầu tiên trong ‘tứ trụ’ được quyết định tại Đại hội Đảng 13, trong đó ông Nguyễn Phú Trọng tái cử chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản.

Tại buổi khai mạc Hội nghị Trung ương 2 khoá 13 ở Hà Nội, ông Trọng, hiện vẫn kiêm nhiệm chức Chủ tịch nước từ khi ông Trần Đại Quang đột ngột qua đời năm 2018, cho biết Bộ Chính trị đã “xem xét cẩn trọng” và “thống nhất cao là cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo cơ quan Nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu kịp thời triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng.”

Đại hội Đảng lần thứ 13, kết thúc hôm 1/2, đã bầu chọn ông Trọng, 77 tuổi, làm người đứng đầu Đảng Cộng sản nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp dù vị tổng bí thư nói với truyền thông trong nước rằng ông đã từng xin nghỉ vì “không được khoẻ lắm” và “tuổi đã cao”.

Theo quy trình, Bộ Chính trị, mới được bầu chọn từ Đại hội Đảng khoá 13 vừa qua, ứng cử 3 thành viên trong đó cho các chức vụ còn lại của ‘tứ trụ’ cho nhiệm kỳ 5 năm tới.

“Tại hội nghị lần này, Bộ Chính trị trình trung ương quyết định việc giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội là những chức danh lãnh đạo cao nhất của Nhà nước,” ông Trọng được báo Chính phủ VGP News trích lời nói khi phát biểu khai mạc hội nghị Trung ương hôm 8/3.

XEM THÊM: Chuyển giao quyền lực: Hà Nội cần ‘khéo léo’ trong quan hệ với Mỹ

Theo quyết định được chính phủ công bố hồi tháng 12 năm ngoái, những thông tin về nhân sự cấp cao của Đảng, gồm ‘tứ trụ’ và ban bí thư, được coi là “tuyệt mật”, do đó tên các ứng viên cho 3 chức danh lãnh đạo cao nhất mà Bộ Chính trị giới thiệu ứng cử không được ông Trọng tiết lộ.

Tuy nhiên theo giới quan sát và những thông tin dò rỉ trên mạng xã hội từ trước khi Đại hội Đảng 13 khai mạc hôm 25/1, hầu hết các ứng cử viên cho các chức vị cao nhất đều là những gương mặt được nhiều người biết tới trong chính trường Việt Nam.

Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore và Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales của Úc, những người đã nhận định chính xác việc ông Trọng được tái cử chức Tổng bí thư từ trước khi Đại hội 13 diễn ra, đều cho rằng 3 gương mặt còn lại là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Tổ chức trung ương Đảng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, được đề cử giữ chức lần lượt là chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc hội.

Cả 3 ông Phúc, Chính và Huệ đều có tên trong danh sách 18 uỷ viên Bộ Chính trị khoá 13, được chọn ra từ 200 thành viên của Uỷ ban Trung ương Đảng do gần 1.600 đại biểu từ khắp cả nước tham gia bầu chọn tại Đại hội Đảng 13 vừa rồi, được công bố tại phiên bế mạc Đại hội Đảng hôm 1/2.

Ông Phúc, hiện 67 tuổi, cũng là trường hợp ngoại lệ về giới hạn tuổi như ông Trọng – khi theo quy định của Bộ Chính trị các uỷ viên tái cử không quá 65 tuổi – và được cho là được giới thiệu cho chức Chủ tịch nước, hiện đang do ông Trọng kiêm nhiệm, một chức danh được xem là ít quyền lực và mang tính “nghi lễ” nhiều hơn chức thủ tướng chính phủ. Theo kịch bản mà giới quan sát nhận định, ông Chính được đề cử thay ông Phúc trên cương vị thủ tướng. Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm Nguyễn Thị Kim Ngân đã không tái cử ban chấp hành Trung ương khoá 13 và ông Huệ được cho là sẽ ứng cử thay bà trên cương vị đứng đầu quốc hội.

Ông Trọng hôm 8/3 nhấn mạnh rằng “vấn đề nhân sự mà Hội nghị Trung ương quyết định và tham gia ý kiến lần này cần quán triệt và thực hiện nhất quán Phương hướng công tác nhân sự do Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng đã thông qua.” Theo ông việc này nhằm “đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, toàn diện, hài hoá của Đảng trên các lĩnh vực, địa bàn và tạo ra sức mạnh tổng hợp chung.”

Dự kiến ba chức danh còn lại trong ‘tứ trụ’ sẽ được xem xét và thông qua trong kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khoá 14 dự kiến khai mạc cuối tháng này và kéo dài tới tháng 4.

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

“Chính trị là nghệ thuật của những điều có thể”. Câu nói nổi tiếng của chính trị gia người Phổ Otto Von Bismarck hàm ý rằng các chính trị gia đôi khi phải thỏa hiệp với nhau để đạt được những giải pháp mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận. Những thỏa hiệp như vậy thường biến những giải pháp chính trị dường như là không tưởng trở nên khả dĩ. Một ví dụ điển hình cho câu nói này chính là kết quả của Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam [ĐCSVN] khóa 12.

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của ĐCSVN, diễn ra trong hai ngày 16-17/01/2021, đã đưa ra quyết định về các vị trí nhân sự hàng đầu của Việt Nam vốn sẽ được thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 sắp tới của Đảng. Thông tin không chính thức nhưng đáng tin cậy từ hội nghị cho thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục ở lại giữ cương vị tổng bí thư và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được đề bạt làm chủ tịch nước. Trong khi đó, vị trí thủ tướng sẽ do ông Phạm Minh Chính, hiện là trưởng ban tổ chức trung ương, tiếp quản, và ông Vương Đình Huệ, nguyên phó thủ tướng chính phủ và hiện là bí thư thành ủy Hà Nội, sẽ trở thành tân chủ tịch quốc hội.

Việc Trung ương Đảng chấp thuận để Tổng Bí thư Trọng, hiện 77 tuổi, ở lại dù tuổi cao, sức yếu và đã hết giới hạn nhiệm kỳ là một điều bất ngờ đối với hầu hết các nhà quan sát chính trị Việt Nam. Trong một bài bình luận vào tháng 9 năm 2020, tác giả bài biết này cho rằng có khả năng ông Trọng sẽ ở lại sau Đại hội 13 nhưng trên cương vị chủ tịch nước chứ không phải tổng bí thư. Điều này là do trong khi Đảng có thể một lần nữa coi ông Trọng là “trường hợp đặc biệt” để miễn giới hạn tuổi tác cho ông, thì Điều lệ của Đảng quy định rằng “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”. Vì ông Trọng đang đảm nhiệm nhiệm kỳ tổng bí thư thứ hai và đảng chưa công bố bất kỳ ý định nào sẽ sửa đổi điều lệ, giới hạn nhiệm kỳ sẽ là trở ngại lớn nhất để ông có thể ở lại trên cương vị tổng bí thư. Tuy nhiên, quyết định được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 15 có nghĩa là việc sửa đổi điều lệ Đảng sẽ được tiến hành ngay tại Đại hội 13 để mở đường cho ông Trọng tiếp tục ở lại.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng được nhiều người cho là sẽ nghỉ hưu nếu không giành được vị trí tổng bí thư. Điều này là do ông Phúc, hiện 67 tuổi, đã vượt quá giới hạn 65 tuổi để tái cử vào Bộ Chính trị, trong khi thông lệ là chỉ có một trường hợp đặc biệt được áp dụng cho vị trí tổng bí thư. Tuy nhiên, Hội nghị Trung ương 15 đã quyết định lần này ông Phúc sẽ được coi là trường hợp đặc biệt thứ hai để có thể ở lại đảm nhiệm chức chủ tịch nước.

Việc sắp xếp để ông Phạm Minh Chính đảm nhiệm vị trí thủ tướng chính phủ và ông Vương Đình Huệ đảm nhiệm vị trí chủ tịch quốc hội ít gây ngạc nhiên hơn. Tuy nhiên, việc ông Chính được đề bạt nắm giữ chức thủ tướng cũng là một sự phá vỡ truyền thống vì từ năm 1986 đến nay, vị trí này luôn được dành cho một trong các phó thủ tướng của nhiệm kỳ trước, một vị trí mà ông Chính chưa từng đảm nhiệm. Hơn nữa, việc không có chính trị gia miền Nam nào nắm giữ một trong bốn vị trí cao nhất có nghĩa là Đảng cũng đã quyết định gạt qua một bên một thông lệ quan trọng khác, đó là duy trì sự cân bằng vùng miền trong bốn vị trí hàng đầu của đất nước. Để bù đắp cho điều này, một trong những chính trị gia miền Nam trong Bộ Chính trị tiếp theo được dự kiến sẽ nắm giữ ghế thường trực Ban Bí thư, vị trí chính trị số năm trong hệ thống thứ bậc của ĐCSVN.

Tất cả những thay đổi trên là chưa có tiền lệ. Quyết định của các nhà lãnh đạo Đảng chấp nhận phá vỡ các chuẩn tắc đã được thiết lập để thực hiện những thay đổi này cho thấy rằng họ đã có những mặc cả, thỏa hiệp đáng kể với nhau để biến những giải pháp dường như là không thể trở thành hiện thực. Bên cạnh lý do thuận tiện chính trị, các xoay sở của họ để đàm phán các lựa chọn hạn chế và vượt qua những ràng buộc về hoàn cảnh và thể chế cũng là điều đáng kể. Mục tiêu cuối cùng của họ là đưa ra được một cơ cấu lãnh đạo mới được tất cả các phe nhóm chấp nhận. Trong quá trình này, việc thể chế hóa “chính trị kế nhiệm” của Đảng có thể tạm thời bị bỏ qua một bên.

Các quyết định về nhân sự “tứ trụ” và những thay đổi về thể chế được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 15 sẽ có những tác động quan trọng đối với ĐCSVN và triển vọng chính trị Việt Nam trong những năm tới. Những diễn biến tiếp sau đại hội 13 cho tới hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng sẽ là những chỉ dấu quan trọng cho thấy Đảng sẽ xử lý như thế nào những hậu quả có thể xảy ra xuất phát từ việc Đảng rời xa các chuẩn mực đã được thiết lập, đặc biệt là sự bất ổn và khó đoán định ngày càng tăng trong “chính trị kế nhiệm” cấp cao của Đảng.

Hiện tại, một câu hỏi đặt ra trước mắt là liệu các quyết định được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 15 có được thông qua bởi 1.590 đại biểu tham dự Đại hội 13 của Đảng hay không? Mặc dù khả năng một số quyết định này bị đảo ngược ở đại hội là rất thấp, chúng ta không nên hoàn toàn bác bỏ khả năng này. Rốt cuộc, các chính trị gia Việt Nam đã chứng minh họ là bậc thầy về “nghệ thuật của những điều có thể”. Vì vậy, những thay đổi vào phút chót, cho dù có xác suất thấp đến mức nào, vẫn có thể xảy ra một lần nữa.

Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên Fulcrum.

Liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ở lại sau Đại hội 13?

Video liên quan

Chủ Đề