Vì sao snowdrop bị phản đối

Trên khắp các diễn đàn mạng Hàn Quốc, hàng ngàn Knet đã phẫn nộ và chỉ ra những tình tiết nhạy cảm, xuyên tạc vấn đề chính trị-lịch sử của phim. Và mặc dù chỉ mới lên sóng vào tối ngày 18/12, nhưng đơn kiến nghị mới yêu cầu cấm sóng 'Snowdrop' được đệ lên Nhà Xanh ngay trong rạng sáng ngày 19/12. 

Trong đơn kiến nghị 'Yêu cầu ngừng phát sóng Snowdrop' đệ lên Nhà Xanh có nội dung như sau: 'Trước khi lên sóng, bộ phim từng gây nên nhiều tranh cãi khi nhắc đến phong trào dân chủ thông qua việc công bố tóm tắt nội dung phim, và sau đó đã có hơn 200.000 người đồng ý với kiến ​​nghị ngừng phát sóng  'Snowdrop'. Vào thời điểm đó, nhà sản xuất đã khẳng định rằng không có việc nhân vật nam và nữ chính tham gia hoặc lãnh đạo phong trào dân chủ hóa. Tuy nhiên, trong tập 1 tối qua của Snowdrop, nữ chính vì tưởng nam chính là nhà hoạt động dân chủ nên đã cứu anh ta, trong khi thân phận thật sự của anh ta là điệp viên.'

Đơn kiến nghị tiếp tục chỉ ra những tình tiết khó có thể chấp nhận được trong phim, từ diễn biến cho đến cả việc lồng ghép ca khúc không phù hợp: 'Vào thời điểm diễn ra phong trào dân chủ, rõ ràng có những nạn nhân của phong trào đấu tranh bị hành hạ và giết hại chỉ vì bị gán mác là 'gián điệp' một cách vô cớ, và chúng tôi nghĩ rằng việc dựng một bộ phim truyền hình với nội dung bất chấp những sự thật lịch sử này chắc chắn sẽ làm giảm giá trị của phong trào dân chủ hóa.'

'Ngoài ra, khi nhân vật nam chính, một điệp viên, bỏ chạy và nam chính phụ, một người thuộc tổ chức NSA*, đang đuổi theo anh ta, nhạc nền 'Solah, Green Solah' [Pine Pine Green Pine] đã được phát lên. Bài hát này đã được sử dụng trong phong trào sinh viên vào thời điểm diễn ra phong trào dân chủ hóa, và nó là một bài hát nhấn mạnh nỗi đau và chiến thắng của những người đang thực hiện phong trào dân chủ hóa. Không thể chấp nhận được việc sử dụng một bài hát như vậy làm nhạc nền cho một người đóng vai thuộc tổ chức NSA  những năm 1980 và một người đóng vai điệp viên.'

Đơn kiến nghị cũng nhấn mạnh mối lo ngại về việc vì phim được phát sóng cả ở quốc tế nên sẽ dẫn đến những hiểu lầm nghiêm trọng: 'Ngoài ra, bộ phim có thể được xem ở các nước trên thế giới thông qua dịch vụ OTT. Chúng tôi nghĩ rằng nó không nên được phát sóng nữa vì nó có thể khiến cho nhiều người nước ngoài có cái nhìn sai lệch về lịch sử của phong trào dân chủ hóa.'

*NSA: NSA là tên mới của KCIA, tổ chức đã tấn công các cuộc biểu tình của sinh viên vào ngày 17 tháng 5 [theo lệnh thiết quân luật]. NSA cũng là một thực thể có khả năng can thiệp vào chính trị của đất nước. 

Đơn kiến nghị mới lên Nhà Xanh yêu cầu cấm sóng 'Snowdrop' đã sớm vượt qua con số 150.000 chữ ký ngay trong ngày đầu tiên mở kiến nghị [19/12]

Tính đến thời điểm bài viết này được đăng tải [chiều ngày 19/12 theo giờ VN], đã có hơn 150.000 chữ ký đồng ý với kiến nghị yêu cầu cấm sóng 'Snowdrop'. Hiện tại con số này vẫn đang tăng một cách chóng mặt. Theo quy định, Nhà Xanh sẽ trực tiếp trả lời vấn đề nếu đơn kiến nghị nhận được sự đồng ý của hơn 200.000 người. Với tình hình này, chắc chắn chúng ta sẽ sớm được nghe phản hồi từ Nhà Xanh về tương lai của bộ phim 'Snowdrop'. 

Hiện tại ở Hàn Quốc, 'Snowdrop' vẫn đang gây tranh cãi dữ dội với rất nhiều bài viết từ netizen. Truyền thông Hàn cũng liên tục theo dõi sát sao và đưa tin. Trong khi đó, phía JTBC được cho là đã khóa phần bình luận và phản hồi, trang web Nielsen Korea cập nhật rating các bộ phim Hàn Quốc cũng có dấu hiệu không thể truy cập, và các thương hiệu tài trợ 'Snowdrop' hiện đang 'ngồi trên đống lửa' vì đang bị đe dọa tẩy chay sản phẩm nếu còn tiếp tục tài trợ cho phim.

Cập nhật mới nhất: Hiện đã có ít nhất 5 thương hiệu tài trợ 'Snowdrop' phải lên tiếng xin lỗi, hoặc rút khỏi việc tài trợ, hoặc cho biết họ không liên quan đến việc tài trợ bộ phim. 

Preview tập 2 của 'Snowdrop'. Liệu với tình hình nghiêm trọng này, bộ phim có thể tiếp tục lên sóng trong thời gian tới hay không?

[CLO] "Snowdrop" có thể nói là bộ phim gặp nhiều vận xui nhất showbiz Hàn kể từ khi công bố cho đến lúc phát sóng. Bộ phim có sự tham gia của Jung Hae In và Jisoo - thành viên nhóm nhạc BlackPink, bị chỉ trích vì xuyên tạc lịch sử. Theo đó, có hơn 230.000 chữ ký yêu cầu phim dừng chiếu.

Theo đó, ngày 20/12, trang Naver đưa tin hơn 230.000 người đã ký đơn yêu cầu ngừng chiếu bộ phim "Snowdrop" với lý do xuyên tạc lịch sử, lãng mạn hóa các phong trào đấu tranh của người dân Hàn Quốc. 

Jisoo - Blackpink gặp sóng gió. Ảnh: CMH

Jisoo của Blackpink được ví là nữ thần tượng gặp nhiều vận xui nhất năm nay. Bởi so với các đàn em trong nhóm, cô không có dự án âm nhạc ra mắt solo. Tuy nhiên, thay vào đó nữ thần tượng được chọn đóng vai chính cho "Snowdrop".

Trước đó, fan của cô còn đồng loạt kiến nghị công ty YG nên quan tâm hơn nữa đến Jisoo vì hoạt động của cô khá mờ nhạt so với các thành viên khác trong nhóm.

Năm 2021, có thể nói phim "Snowdrop" được xem là dự án đinh của Jisoo. Các fan cũng mong cô nàng gây ấn tượng trong lần đầu đảm nhận vai chính một tác phẩm nổi tiếng.

Tuy nhiên, theo Naver, trước khi phát sóng, phim "Snowdrop" đã vấp phải sự phản đối của khán giả. Cũng có hơn 200.000 người đã ký đơn kiến nghị lên Nhà Xanh yêu cầu bộ phim dừng quay vì dính đến ồn ào chính trị, một thời gian sau có thông tin Jisoo mua vai. Sau đó, đạo diễn của phim phải lên tiếng đính chính.

Sau khi tập 1 được phát sóng, có cảnh nữ chính [do Jisoo thủ vai] cứu nhầm một điệp viên chống lại phong trào dân chủ. Phim cũng phát bản nhạc có ý nghĩa với phong trào đấu tranh này. Khán giả cho rằng phát bài hát này với các tình huống, nhân vật có liên quan là không phù hợp.

Trong bản kiến nghị dừng chiếu phim, khán giả cho rằng đội ngũ sản xuất đang lãng mạn hóa các vấn đề chính trị, làm mất đi tính khốc liệt của cuộc đấu tranh dân chủ, làm thay đổi bộ mặt chính trị và xã hội Hàn Quốc cuối thế kỷ XX. Với tầm ảnh hưởng quốc tế của nữ ca sĩ Jisoo nhóm BlackPink có thể khiến nhiều người hiểu sai về phong trào ủng hộ dân chủ.

Phim của Jisoo bị yêu cầu ngừng chiếu vì xuyên tạc lịch sử. Các nhà tài trợ cũng đang rút khỏi phim. Ảnh: Naver.

Trước những bình luận tiêu cực của đại đa số người dân Hàn, đài JTBC thậm chí còn phải khóa bình luận của khán giả. Điều này càng khiến cho nhà đài bị chỉ trích gay gắt hơn. Thêm vào đó, việc trang web chuyên tính rating các chương trình Hàn - Nielsen Korea - dừng hoạt động suốt cả ngày 19/12 cũng làm dậy lên nghi án JTBC đã tác động để có thời gian "dàn xếp" một con số rating ổn thỏa cho "Snowdrop".

Một số nhà tài trợ như nội thất Heungil, hãng thời trang Ganisong, bánh gạo Ssarijae Village, Hans Electronics, công ty gốm sứ Dopyeongyo, đồ ngủ Jo’s Lounge, thương hiệu trà chức năng Teazen... đã rút tài trợ và xin lỗi khán giả vì không tìm hiểu trước nội dung phim.

Được biết, "Snowdrop" lấy đề tài phong trào đấu tranh dân chủ thập niên 1980 tại Hàn Quốc. Nhân vật chính trong phim là Young Cho [Jisoo] và Im Su Ho [Jung Hae In]. Bất chấp hiểm nguy, cô sinh viên trẻ Young Cho đã che giấu và chăm sóc Su Ho trong thời gian anh náu mình ở ký túc xá nữ chờ vết thương hồi phục.

Gần đây, Snowdrop [Hoa tuyết điểm] đã trở thành nguồn cơn tranh cãi gay gắt của dư luận Hàn Quốc liên quan đến cáo buộc bóp méo lịch sử, lãng mạn hóa sự tàn khốc trong phong trào dân chủ Gwangju diễn ra vào năm 1987. Một số netizen Hàn còn làm đơn kiến nghị gửi đến Nhà Xanh yêu cầu gỡ bỏ Snowdrop khỏi mọi nền tảng và đến nay đã thu thập được hơn 300 nghìn chữ ký [vẫn đang tăng lên nhanh chóng]. 

Đứng trước điều này, nhiều người hâm mộ không khỏi hoang mang về việc Snowdrop có bị cấm chiếu hay không. Từng có tiền lệ một bộ phim vì bị người Hàn Quốc phản đối quá nhiều đã dẫn đến hủy phát sóng là Joseon Exorcist, mang đến thiệt hại nặng nề cho đoàn phim, dàn diễn viên lẫn các nhà tài trợ. Tranh cãi của Joseon Exorcist nghiêm trọng đến mức các diễn viên chính đã phải lên tiếng xin lỗi nhưng vẫn bị một bộ phận công chúng quay lưng, đến nay chưa thể hoàn toàn trở lại, cũng chưa nhận dự án phim mới.

Sự việc của Joseon Exorcist chỉ mới xảy ra hồi đầu năm nay.

Các phóng viên Hàn đã liên hệ với những luật sư nổi tiếng để tham vấn về khả năng bị cấm chiếu của Snowdrop. Nếu nhìn nhận về mặt luật pháp, các luật sư đều nhất trí cho rằng 'khả năng ban hành lệnh cấm phát sóng phim khá thấp'.

Luật sư Jo Eun Gyeol đến từ công ty luật Hae Ja Hyun nhận định phim có không ít cảnh 'có vấn đề', nhưng tựu trung thì đầu mỗi tập phim đều đã nhấn mạnh câu chuyện, nhân vật hoàn toàn là hư cấu. Mặc dù bối cảnh có liên quan đến phong trào dân chủ Gwangju năm 1987 nhưng vẫn không đủ chứng cứ để kết luận Snowdrop bóp méo lịch sử nếu chỉ dựa trên nội dung của tập 1 và tập 2.

Luật sư Choi Young Sik đến từ công ty luật Myung Hyeon cũng có chung quan điểm với luật sư Jo. Ngoài ra ông còn nhấn mạnh đến nay, vẫn chưa thể hoàn toàn xác định ai là người bị bôi nhọ bởi Snowdrop. 

Trong khi đó, luật sư Kim Sang Bae từ văn phòng luật sư cùng tên nhận định kể cả khi có đơn kiện gửi đến tòa án thì khả năng cao cũng bị bác bỏ, bởi nhà sản xuất đã nhấn mạnh nhiều lần phim là câu chuyện hư cấu, nhân vật cũng hư cấu chứ không dựa trên sự thật lịch sử nào.

Chỉ trong trường hợp phim có trích dẫn sự thật về lịch sử nhưng lại khiến người xem hiểu sai [đúng với nghĩa bóp méo, xuyên tạc lịch sử] thì đơn kiện mới được tòa án thông qua và bắt đầu xử lý. Trong trường hợp của Snowdrop, đến nay vẫn chưa thể kết luận có nhân vật người thật hay sự thật nào trong lịch sử bị thay đổi một cách có ý đồ.

Các luật sư được nhắc đến trong bài báo.

Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ mới là suy đoán của các luật sư. Vẫn có thể có ngoại lệ dựa trên cách nhìn nhận của tòa án đối với trường hợp của Snowdrop. Người hâm mộ đang 'nín thở' chờ đợi diễn biến tiếp theo của tranh cãi đang ngày một căng thẳng này. 

Trước Snowdrop, ngoài Joseon Exorcist còn có Mr.Queen cũng bị cáo buộc xuyên tạc lịch sử. Cụ thể, nhân vật So Yong [Shin Hye Sun đóng] đã có những câu thoại chế giễu ghi chép lịch sử về vua Cheol Jong [Kim Jung Hyun] đóng dù những ghi chép đó đã được công nhận bởi UNESCO. Bộ phim cũng bị chỉ trích vì thái độ thiếu tôn trọng với các nghi lễ cúng bái tổ tiên ở đền Jongmyo - cũng là một di sản văn hóa của Hàn Quốc. Ngoài ra, người Hàn còn cho rằng vương hậu Shin Jung đã bị bôi nhọ thành một người cuồng tín cực đoan. 

Kể cả khi Mr.Queen khép lại với rating cao chót vót, những tranh cãi trên vẫn khiến phim mất đi sự yêu thích của khán giả và bị các đơn vị đầu tư, sản xuất là CJ ENM, tvN xóa mọi dấu vết trên các nền tảng. 

Ở diễn biến khác, nhà đài jTBC - đơn vị sản xuất, phát sóng Snowdrop đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc bóp méo lịch sử của phim. Đại diện jTBC khẳng định cũng không có chuyện gián điệp lãnh đạo phong trào dân chủ trong phim và mọi hiểu lầm sẽ được giải quyết sau khi phim lên sóng các tập tiếp theo.

Video liên quan

Chủ Đề