Xe máy gắn biển số giả phạt bao nhiêu tiền

Theo quy định về điều kiện tham gia giao thông tại khoản 3 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Hiện nay, tại Thông tư 58/2020/TT-BCA, chỉ các cơ quan sau mới được cấp biển số xe: Cục Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công an cấp huyện.

Cũng theo Điều 25 Thông tư này, biển số xe được cấp sẽ có những đặc điểm sau:

- Về chất liệu: Biển số xe được sản xuất bằng kim loại, có màng phản quang, ký hiệu bảo mật Công an hiệu đóng chìm do đơn vị được Bộ Công an cấp phép sản xuất biển số, do Cục Cảnh sát giao thông quản lý; riêng biển số xe đăng ký tạm thời được in trên giấy.

-  Ký hiệu, kích thước của chữ và số trên biển số đăng ký các loại xe thực hiện theo quy định.

- Biển được gắn phía sau xe [xe máy, xe mô tô, máy kéo], còn xe ô tô được gắn biển số ở cả trước và sau xe…

Xem thêm: Biển số xe cấp mới hiện nay có gì khác so với trước đây?

Như đã đề cập, biển số xe phải do cơ quan có thẩm quyền cấp mới được phép lưu hành. Trường hợp sử dụng biển số xe giả, cả người điều khiển phương tiện và chủ xe đều sẽ bị lực lượng Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP với “lỗi điều khiển xe gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp” như sau:

Phương tiện

Mức phạt khi sử dụng biển số xe giả

Lái xe

Chủ xe

Hình thức xử phạt bổ sung

Cá nhân

Tổ chức

Ô tô

04 - 06 triệu đồng

[Điểm d khoản 5 Điều 16]

04 - 06 triệu đồng

[Điểm g khoản 8 Điều 30]

08 - 12 triệu đồng

[Điểm g khoản 8 Điều 30]

Tịch thu biển số xe

Xe máy

300.000 - 400.000 đồng

[Điểm c khoản 2 Điều 17]

800.000 - 02 triệu đồng

[Điểm k khoản 5 Điều 30]

1,6 - 04 triệu đồng

[Điểm k khoản 5 Điều 30]

Máy kéo [kể cả rơ moóc được kéo theo], xe máy chuyên dùng

01 - 02 triệu đồng

[Điểm đ khoản 2 Điều 19]

04 - 06 triệu đồng

[Điểm g khoản 8 Điều 30]

08 - 12 triệu đồng

[Điểm g khoản 8 Điều 30]

Mức phạt khi sử dụng biển số xe giả [Ảnh minh họa]


Sản xuất biển số xe giả có thể bị xử lý hình sự?

Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, việc làm giả hoặc sử dụng biển số xe giả để thực hiện hành vi trái pháp luật thì người thực hiện hành vi còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:

- Phạt từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 02 năm: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật.

- Phạt tù từ 02 - 05 năm: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

+ Thu lợi bất chính từ 10 - dưới 50 triệu đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Phạt tù từ 03 - 07 năm: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

+ Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra người phạm tội này còn có thể bị phạt tiền từ 5 - 50 triệu đồng.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về việc xử phạt đối với hành vi dùng biển số xe giả. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Hướng dẫn tra cứu biển số xe để biết nguồn gốc

Gắn biển số giả, người điều khiển xe có thể bị phạt đến 6 triệu đồng [Ảnh minh họa]

1. Mức xử phạt hành hình hành vi gắn biển số giả

- Theo khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 4 triệu - 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô [bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo] và các loại xe tương tự xe ô tô khi điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp [kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc];

- Điểm m Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP cũng quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mức phạt tiền từ 8 trăm nghìn - 1 triệu đồng nếu có hành vi điều khiển xe không gắn biển số [đối với loại xe có quy định phải gắn biển số]; gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Như vậy, người điều khiển xe có hành vi sử dụng biển số giả có thể bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng đối với xe ô tô và các loại xe tương tự, cao nhất 1 triệu đồng đồng đối với xe mô tô, xe gắn máy…

2. Người sử dụng, sản xuất biển số giả có thể bị truy cứu TNHS

Người sử dụng biển số giả hoặc sản xuất biển số giả có thể bị truy cứu TNHS với Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự.

Theo đó, mức phạt cao nhất đối với tội danh này là 7 năm tù, đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu - 50 triệu đồng.

3. Cơ quan nào được phép cấp biển số xe?

Theo khoản 3, 4, 5 Điều 3 Thông tư 58/2020/TT-BCA, các cơ quan có thẩm quyền cấp biển số xe bao gồm: 

- Cục Cảnh sát giao thông; 

- Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 

- Công an cấp huyện [Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh].

Biển số xe hợp pháp phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại Điều 25 Thông tư 58/2020/TT-BCA.

Như Mai

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Che biển số, dùng biển số xe giả tránh phạt nguội xử lý thế nào?​

[ĐCSVN] – Hành vi sử dụng băng dính che biển số, sử dụng biển số xe giả để tham gia giao thông, tránh phạt nguội là những hành vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, những hành vi này đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.​

Thời gian qua xuất hiện một số trường hợp phương tiện xe ô tô lưu thông trên đường, nhất là trên các tuyến cao tốc cố tình sử dụng băng dính che biển số hoặc sử dụng biển số xe giả để tránh bị phạt nguội; một số tài xế còn có "sáng kiến" dùng băng dính đen để thay đổi chữ số trên biển.

Đặc biệt, vài năm trở lại đây, khi lực lượng chức năng triển khai áp dụng hình thức phạt nguội đối với các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ, nhiều tài xế/chủ xe đã cố tình che chắn, dùng biển số giả hoặc làm sai lệch biển số nhằm đánh lừa hoặc "trốn" camera ghi hình phạt nguội [việc che chữ số trên biển đăng ký hay được thực hiện với số 3, số 8 và chữ F biến thành E].

Trong trường hợp bị cảnh sát giao thông tuýt còi trên đường, các tài xế có thể phân trần việc che biển số chỉ là vô tình. Không ít tài xế thậm chí chấp nhận bị phạt vì hành vi che biển số, bởi mức phạt này thường nhẹ hơn các lỗi vi phạm mà hệ thống camera ghi lại.

Một chiếc xe bán tải biển Thái Nguyên dùng sơn để sửa một chữ biển số khi lưu thông trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai bị lực lượng chức năng phát hiện qua trích xuất camera. Ảnh: TN

Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Kiều Trang, Công ty Luật Sao Sáng [Đoàn luật sư thành phố Hà Nội] cho biết: Luật giao thông đường bộ 2008 quy định cấm người điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; biển số không rõ chữ, số; biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng hoặc biển số giả.

Hiện tượng người tham gia giao thông sử dụng băng dính che biển số xe hoặc biển số giả để tránh bị phạt nguội khi tham gia giao thông là những hành vi phạmpháp luậtvề giao thông đường bộ, những hành vi này đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Còn tại điểm c khoản 3 điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau: “Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi gắn biển số bị che lấp, dán thêm làm thay đổi chữ, số”

Do đó, trường hợp người điều khiển ô tô đi trên đường có hành vi sử dụng băng dính che biển số hoặc sử dụng biển số giả thì đương nhiên được coi là vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, không cần biết phương tiện đó có vi phạm lỗi khác hay không. Ngoài việc bị xử phạt về hành vi che lấp biển số, dán thêm làm thay đổi chữ, số của biển số thì người điều khiển ô tô còn bị xử phạt với các lỗi vi phạm khác.

Một phương tiện lưu thông bình thường trên cao tốc chưa chắc đã vi phạm pháp luật và bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng nếu có hành vi dùng băng dính che biển số, sử dụng biển số giả thì chắc chắn sẽ bị xử phạt vì đã vi phạm pháp luật. Do đó, người điều khiển ô tô nên cân nhắc kỹ trước khi tham gia giao thông, tránh trường hợp tự đưa mình vào tình trạng vi phạm pháp luật không đáng có.

Điểm d khoản 5 điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi điều khiển xe gắn biển số không đúng với giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp”.

Tại điểm c khoản 6 điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: “Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 5 điều này còn bị tịch thu biển số không đúng quy định, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.”

Như vậy, trường hợp người điều khiển xe ô tô gắn biển số không đúng với giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp để tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; bị tịch thu biển số không đúng quy định; bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

“Hành vi che biển của các tài xế có thể với nhiều mục đích, tuy nhiên thường là chiếc xe đang “có tật” liên quan pháp luật, hoặc trên tuyến cao tốc thường là xe chạy quá tốc độ và các hành vi vi phạm luật giao thông khác. Trong đó việc chạy quá tốc độ trên cao tốc không chỉ nguy hiểm với chính phương tiện và bản thân người lái mà còn gây mất an toàn giao thông cho các phương tiện khác, do vậy hành vi này cần phải được xử lý nghiêm.

Từ thực tế có thể thấy, do hình thức xử phạt với các hành vi trên còn nhẹ, chưa đủ mạnh nên nhiều tài xế hiện nay vẫn vi phạm, nhất là trên các tuyến cao tốc. Để xử lý triệt để tình trạng này, thiết nghĩ cơ quan chức năng cần nghiên cứu tăng mức xử phạt mạnh hơn như nâng mức xử phạt hành chính; có thể kéo dài thời gian tước bằng lái xe hoặc tước bằng vĩnh viễn với tài xế vi phạm nhiều lần” – Luật sư Kiều Trang nêu quan điểm.

Tuấn Nam

TIN LIÊN QUAN

  • Chính phủ đồng ý tiếp nhận viện trợ vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-12 tuổi
  • Đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu
  • Tăng cường phối hợp công tác dân vận giai đoạn 2022 – 2026
  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Trưng bày “Sen trong đời sống văn hoá Việt”
  • Hang Sơn Đoòng được tôn vinh trên Google Tìm kiếm
  • Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đang ở đâu so với thế giới
  • Tăng cường đổi mới, sáng tạo trong công tác giáo dục lý luận chính trị

Video liên quan

Chủ Đề