Lãi bảo hiểm hạch toán như thế nào năm 2024

Hướng dẫn cách hạch toán lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội là hướng dẫn các bạn các quy định liên quan đến cách hạch toán tiền phạt lãi chậm nộp do cơ quan bảo hiểm xã hội phạt.

Lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội là khoản lãi thường phát sinh tại các doanh nghiệp hiện nay. Dù ít hay nhiều thì doanh nghiệp phải đối chiếu với cơ quan bảo hiểm và hạch toán khớp với số tiền mà cơ quan bảo hiểm đã xác nhận.

Để hạch toán đúng khoản lãi chậm nộp này bạn cần xác định khoản lãi này có được đưa vào chi phí thuế, chi phí kế toán hay không?

Lãi bảo hiểm hạch toán như thế nào năm 2024

Hướng dẫn cách hạch toán lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội

Theo kế toán thì đây là khoản chi của doanh nghiệp, thuộc chi phí quản lý của doanh nghiệp, do đó về mặt kế toán các bạn cần hạch toán:

Nợ 642 / Có 338 số tiền lãi chậm nộp

Nợ 338/ Có 112 số tiền lãi chậm nộp

Theo thuế: Theo khoản 2.36 Điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

“2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy khoản lãi do chậm nộp bảo hiểm xã hội thì không được đưa vào chi phí của doanh nghiệp

Vì vậy, về mặt định khoản thì doanh nghiệp vẫn hạch toán kế toán theo kế toán còn khi tính thuế TNDN thì cần phải loại chi phí này ra khi tính thuế TNDN.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách hạch toán lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội và các quy định liên quan. Các bạn có thêm thắc mắc về: cách hạch toán lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội vui lòng để lại bình luận cho chúng tôi.

Cách tính lãi chậm nộp BHXH 2024 theo quy định: Lãi suất chậm nộp BHXH; Lãi suất truy thu BHXH; Cách hạch toán tiền lãi Bảo hiểm xã hội chậm đóng.

  1. Cách tính lãi chậm nộp - Truy thu BHXH, BHYT, BHTN:

---------

1. Cách tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN:

1.1. Đơn vị chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN từ 30 ngày trở lên, kể từ ngày phải đóng theo quy định thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng.

1.2. Phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng.

1.3. Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN:

Lcđi = Pcđi x k (đồng) (1)

Trong đó: * Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN tính tại tháng i (đồng). * Pcđi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:

Pcđi = Plki - Spsi (đồng) (2)

Trong đó: Plki: tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).

Spsi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau: + Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi; + Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức ba (03) tháng, sáu (06) tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.

* k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau: - Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố. - Đối với BHYT, k tính bằng bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.

Tỷ lệ tính lãi chậm nộp BHXH năm 2024

Căn cứ Thông báo số 80/TB-BHXH ngày 12/01/2024 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông báo về lãi suất đầu tư bình quân và lãi suất liên ngân hàng.

Theo đó, mức lãi suất đầu tư bình quân năm 2023 là 4,36%/năm và mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 09 tháng do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày 29/12/2023 là 5,90%/năm.

Như vậy, mức lãi suất áp dụng kể từ ngày 01/01/2024 như sau:

1. Lãi suất tính lãi chậm đóng, truy đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động là 0,726%/tháng.

2. Lãi suất tính lãi chậm đóng Bảo hiểm y tế là 0,984%/tháng.

--------

Ví dụ 1: Tính lãi chậm đóng đối với đơn vị đóng BHXH, BHYT, BHTN theo phương thức đóng hàng tháng - Công ty kế toán Thiên Ưng đóng BHXH, BHYT, BHTN theo phương thức đóng hàng tháng. - Tính đến hết tháng 02/2024 Doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH, BHTN là 200.000.000 đồng, nợ tiền đóng BHYT là 35.000.000 đồng; Trong đó: + Số tiền phải đóng BHXH, BHTN phát sinh của tháng 2/2024 là 100.000.000 đồng, + Số tiền phải đóng BHYT phát sinh của tháng 2/2024 là 20.000.000 đồng.

- Mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN bình quân năm 2023 là 4,36%/năm =>

0,726%/tháng - Mức lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố là 5,90%/năm => 0,984%/tháng

\=> Thì lãi suất tính lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT như sau: - Lãi suất chậm đóng BHXH, BHTN kbhxh = 2 x 4,36% / 12= 0,726%/tháng - Lãi suất tính lãi chậm đóng BHYT kbhyt = 2 x 5,90% / 12 = 0,984%/tháng

\=> Áp dụng công thức trên để tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với Cty kế toán Thiên Ưng tại thời điểm ngày 01/3/2024 như sau: - Tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN là:

\= [(200.000.000 đồng - 100.000.000 đồng) x 0,726%] \= 726.000 đồng

(Vì đến ngày 1/3/2024 thì khoản tiền BHYT phải đóng của tháng 2/2024 là 20tr chưa quá hạn 30 ngày -> Nên không tính lãi khoản này)