Bón phân kali vào thời điểm nào của cây lúa năm 2024

(Nguồn: NTNN) Phân hóa học bón cho cây trồng là những loại phân thuộc nhóm khó tiêu. Sau khi được bón vào đất, phân cần phân giải thành chất dễ tiêu thì cây trồng mới hấp thu được. Quá trình phân giải này nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết (độ ẩm và nhiệt độ). Độ ẩm, nhiệt độ càng cao, quá trình phân giải phân càng diễn ra nhanh dẫn tới cây trồng hấp thu phân bón được sớm hơn và ngược lại. Điều này đồng nghĩa với việc bón phân cho lúa vụ mùa sẽ nhanh thấy kết quả hơn ở vụ xuân. Vì vậy, muốn đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng phân bón cho lúa mùa, nông dân cần phải theo dõi và quan sát kỹ diễn biến thời tiết diễn ra trong cả vụ cũng như thời điểm bón để điều chỉnh, chọn lựa loại phân thích hợp.

Thời điểm bón lót, nếu lúc cày bừa làm đất cấy lúa vụ mùa gặp thời tiết có mưa to, thậm chí phải tháo nước đi mới gieo cấy được. Còn khi gặp thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài, nhiệt độ ban ngày trên 36oC thì cần ưu tiên sử dụng phân hỗn hợp NPK các loại để bón mà không bón phân đơn nhằm mục đích tránh thất thoát phân bón, nhất là nguyên tố đạm. Nếu thời tiết ôn hòa thuận lợi thì có thể sử dụng phân đơn để bón sao cho cân đối và hiệu quả.

Giai đoạn bón thúc đẻ nhánh cũng vậy. Nếu thời tiết mưa thuận gió hòa thì bón phân đơn để cây lúa hấp thu dinh dưỡng nhanh, giúp quá trình đẻ nhánh nhanh, làm tăng số bông hữu hiệu và tăng năng suất sau này. Còn nếu trời mưa hoặc nắng nóng kéo dài thì sử dụng phân NPK để bón thúc nhưng lưu ý bón sớm vì phân hỗn hợp phân giải chậm hơn phân đơn. Nên bón vào lúc lúa có 3 lá thật đối với lúa gieo thẳng hoặc lúc lúa bén rễ hồi xanh đối với lúa cấy mạ dược.

Tuy nhiên đến giai đoạn bón thúc đòng thì không nên sử dụng phân hỗn hợp NPK để bón cho lúa mùa, vì tầng đất canh tác lúc này đã chai cứng, khả năng thẩm thấu và phân giải của các viên phân hỗn hợp khó và chậm. Cây lúa hút dinh dưỡng giai đoạn này cũng không nhanh bằng giai đoạn lúa còn con gái do bộ rễ đã ăn sâu và cũng không cần phân lân nữa. Nên sử dụng các loại phân đơn (đạm và kali) để bón theo tỷ lệ thích hợp sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Từ thời kỳ trổ bông đến thu hoạch (khoảng 1 tháng) là thời gian cây lúa huy động tất cả nguồn dinh dưỡng từ rễ, thân, lá đòng về bông để làm hạt. Năng suất lúa cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn này, nhất là các giống lúa lai (lúa lai từ trổ bông đến thu hoạch hút kali cao gấp 2 lần lúa thuần). Tốt nhất nên sử dụng các loại phân K2SO4 hay còn gọi là kali trắng phun trực tiếp lên bông lúc lúa thấp thôi trổ hoặc sau trổ 1 tuần với liều lượng 200 gr/2 bình phun/lần/sào.

Giai đoạn mạ (7-10 ngày sau sạ) quyết định đến toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây lúa. Giai đoạn này, bà con nên bón phân NPK Cà Mau 20-10-10 với tỷ lệ Đạm – Lân – Kali phù hợp với nhu cầu tăng trưởng của lúa. Cung cấp đủ dưỡng chất là nền tảng cho cây lúa khỏe, phát triển ổn định.

Bà con nên tiến hành bón phân đúng thời điểm, rải đều phân trên bề mặt ruộng nước để cây lúa sớm được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, nuôi dưỡng cây khỏe mạnh.

Bón phân lúa giai đoạn đẻ nhánh (8-10 ngày sau sạ) Giai đoạn đẻ nhánh (8-20 ngày sau sạ) quyết định tới số chồi trên cây lúa. Ở giai đoạn này, lúa cần tỉ lệ Đạm và Lân cao để đáp ứng nhu cầu tăng nhánh nhanh chóng. Bà con nên chọn NPK Cà Mau 20-15-8, giúp thân chắc khỏe; lá dày xanh, sáng bóng và tăng sức đề kháng cho cây, chống chịu sâu bệnh tốt.

Trong giai đoạn này, bà con sử dụng lượng phân khoảng 10-15kg/1000m2/lần bón. Nếu đất trồng bị nhiễm phèn, cần xử lý nhiễm phèn chua trước khi rải phân để giảm độc tố có trong đất do nhiễm phèn. Bón phân lúa giai đoạn đón đòng (40-45 ngày sau sạ)

Trong giai đoạn đón đòng (40-45 ngày sau sạ), bà con nên tăng Canxi & Bo (trong đó Bo có mức tăng nhiều nhất); giảm Lân, Đạm và duy trì tỷ lệ Kali tương đương giai đoạn trước.

Ở giai đoạn cuối này, NPK Cà Mau 18-6-18 Gold là công thức được nhiều bà con lựa chọn, giúp hạt lúa chắc nặng, số lượng hạt trên bông nhiều, từ đó nâng cao năng suất, gia tăng lợi nhuận sau cùng. Bà con sử dụng 15-20kg/1000m2/lần bón để cây được cung cấp và duy trì lượng Kali trong giai đoạn đón đòng của cây lúa.

Bón phân kali vào thời điểm nào của cây lúa năm 2024
Bón phân NPK Cà Mau dinh dưỡng toàn diện - Lại thêm tiết kiệm

Lưu ý khi bón phân cho cây lúa Bên cạnh lượng phân bón được các chuyên gia khuyến nghị, bà con cần căn cứ thêm vào điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết từng địa phương để điều chỉnh lượng phân bón phù hợp. - Lượng phân đạm cần bón cao hơn ở vụ Đông Xuân, ít hơn ở vụ chính, Hè Thu. - Đối với các tỉnh phía Nam có đặc điểm thời tiết nắng nóng kéo dài, đất chua phèn nhiều, do đó cần tăng lượng lân hơn vụ Đông Xuân và Thu Đông. - Đất bạc màu, đất cát cần được bón lượng Kali nhiều hơn, cần chia thành nhiều lần bón phân để cây kịp hấp thụ chất dinh dưỡng cho cây trồng phát triển. - Đất phèn, đất nhiễm sắt, nhôm, bà con cần bón nhiều lân để giảm thiểu độc tố do sắt và nhôm gây ra.

NPK Cà Mau - Giải pháp dinh dưỡng cho cây lúa phát triển toàn diện NPK Cà Mau được nghiên cứu và sản xuất nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu dưỡng chất thiết yếu của cây lúa nói riêng và các loại cây trồng khác nói chung. Với công thức 1 hạt 1 màu (mỗi hạt là một loại phân chuyên biệt) giúp cung cấp dinh dưỡng cân đối cho cây lúa trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, đảm bảo không gây ra sự mất cân bằng cục bộ hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng nhất thời cho cây trồng.

Trong mỗi chu kỳ phát triển của cây trồng, bà con cần theo dõi sát cây trồng, dấu hiệu thiếu chất hoặc sâu bệnh hại, từ đó áp dụng các phương pháp bón phân kịp thời. Từ đó vụ mùa vừa tiết kiệm, tối ưu chi phí mà năng suất đạt hiệu quả tối đa.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về kỹ thuật bón phân cho cây lúa giúp cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng. Để biết thêm thông tin các sản phẩm Phân Bón Cà Mau, bà con có thể liên hệ Hotline 1800 888 606 hoặc đến các đại lý của Phân Bón Cà Mau gần nhất, để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.