Là học sinh em phải làm gì để tham gia hợp tác với mọi người

Câu 2: Em đã hợp tác với bạn bè trong công việc chung như thế nào? Sự hợp tác đã mang lại kết quả gì? Em dự kiến sẽ làm gì để hợp tác với bạn bè và mọi người được tốt hơn?


- Em đã hợp tác với bạn bè trong công việc chung thông qua:

  • Quan tâm, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như sinh hoạt
  • Tôn trọng và học hỏi những điều tốt lẫn nhau.
  • Trao đổi phương pháp học tập
  • Không ghen ghét, đố kị lẫn nhau.

- Sự hợp tác đó đã giúp cho tình bạn thêm ngày càng gắn bó thân thiết hơn, học tập ngày càng tiến bộ hơn.

- Dự kiến, để hợp tác bới bạn bè và mọi người được tốt hơn, em sẽ cố gắng mở lòng mình để mọi người đểu cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc, tìm hiểu tính cách của mỗi người để có thể hợp tác tốt hơn…


Trắc nghiệm công dân 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển [P2]

Từ khóa tìm kiếm Google: hợp tác, bạn bè, công việc, kết quả.

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 9: Hợp tác cùng phát triển giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9 [Ngắn Gọn]

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Lời giải:

Hợp tác cùng phát triển là cùng chúng sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung, hai bên cùng có lợi.

Lời giải:

Hiện nay, trên thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại [như: bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh hiểm nghèo…] ; để giải quyết những vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế, chứ không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được.

Lời giải:

Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.

Giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.

A. Hợp tác là lôi kéo người này cùng chống lại người khác, lôi kéo nước này cùng chống lại nước khác.

B. Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lần nhau vì một mục đích tốt đẹp.

C. Hợp tác phải dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.

D. Hợp tác là sự tranh thủ người khác làm giúp để công việc được nhanh chóng, thuận lợi.

E. Trong bối cảnh thế giới có nhiều vấn đề bức xúc hiện nay, cần thiết phải có sự hợp tác quốc tế.

G. Mỗi quốc gia/dân tộc có thể tự giải quyết được các vấn đề bức xúc mà không cần có sự hợp tác với bên ngoài.

H. Trong học tập, lao động và rèn luyện của họe sinh không cần có sự hợp tác, vì hợp tác sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ của học sinh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B, C, E

A. Trong giờ kiểm tra Toán, Lâm và Thành thoả thuận mỗi người làm một số bài, sau đó đổi cho nhau để chép vào bài làm.

B. Các bác sĩ Nga và Việt Nam phối hợp làm phẫu thuật cho bệnh nhân.

C. Một nhóm người liên kết với nhau để khai thác gỗ trái phép chống lại cán bộ kiểm lâm.

D. Khi gặp bài khó, Tâm thường nhờ Chính làm hộ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi:

1/ Theo em, hành vi của Bình và Tú có phải là sự hợp tác không? Vì sao?

2/ Hành vi đó có lợi hoặc có hại như thế nào ?

Lời giải:

1/ Hành vi của Bình và Tú không phải là biểu hiện của sự hợp tác, vì sự hợp tác của 2 bạn không làm cho các bạn tiến bộ.

2/ Hành vi đó có lợi là giúp 2 bạn cùng giải quyết khối lượng công việc được nhanh. Tuy nhiên, cũng có hại là mỗi bạn làm mỗi bài riêng rẽ thì sẽ không tiến bộ lên được, không học hỏi từ nhau được.

Câu hỏi:

1/ Em có đồng ý với ý kiến của Lan không? Vì sao?

2/ Là một thành viên trong lớp, em sẽ làm gì?

Lời giải:

1/ Em không đồng ý với ý kiến của Lan. Bởi vì như vậy, các bạn trong lớp sẽ không nắm được cách làm của các bài mình không được phân làm.

2/ Nếu em là thành viên của lớp, em sẽ đóng góp ý kiến rằng: Mỗi nhóm đều làm đủ cả 20 câu, sau đó trình bày trước lớp, tìm ra cách làm đúng nhất.

Câu hỏi:

1/ Em có nhận xét gì về việc làm của Mai?

2/ Theo em, người học giỏi có cần hợp tác với các bạn khác không? Vì sao?

Lời giải:

1/ Em thấy việc làm của Mai là ích kỉ, hẹp hỏi, chỉ nghĩ đến mình.

2/ Theo em, không ai là giỏi toàn diện, càng nhiều ý kiến càng giúp ta tốt hơn. Vì vậy, người học giỏi cũng cần hợp tác với các bạn khác.

Trả lời câu hỏi trang 32 SBT GDCD 9: Hợp tác khai thác dầu khí giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã đem lại lợi ích gì cho hai nước?

Lời giải:

Tính đến nay, đã khai thác được hơn 200 triệu tấn từ đối tượng này, tạo sự thu hút mạnh mẽ các công ty dầu khí nước ngoài đầu tư trên 12 tỉ đô la vào hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam, đã đạt được nhiều kết quả khả quan và đã khai thác trên 200 triệu tấn dầu thô, chiếm tỉ trọng 76% sản lượng khai thác toàn ngành.

Viet-sov-petro đã ngăn chặn được sự suy giảm sản lượng khai thác đã diễn ra trong nhiều năm sau giai đoạn khai thác đỉnh, giữ vững sản lượng mức trên 6 triệu tấn năm.

Mở ra một giai đoạn phát triển mới của ngành Công nghiệp dầu khí nước nhà, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước khai thác dầu đứng thứ ba ở Đông Nam Á.

Hoạt động của tập thể lao động quốc tế trong Viet-sov-petro đã góp phần giữ gìn, vun đắp tình hữu nghị quốc tế trong sáng giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Liên Xô trước đây và Liên bang Nga sau này.

Soạn văn 9 tập 1 ngắn nhất

Soạn văn 9 tập 2 ngắn nhất

Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn

Giải VNEN tiếng Anh 9 tập 1

Giải VNEN tiếng Anh 9 tập 2

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 9

Giải môn Giáo dục công dân lớp 9

Kỹ năng hợp tác luôn luôn cần thiết trong một tổ chức hoàn thiện. Nó giúp chúng ta dễ dàng đạt được mục tiêu và tiến tới thành công trong cuộc sống. Vì vậy, mỗi người cần tự trang bị và rèn luyện kỹ năng hợp tác nhiều hơn trong cuộc sống. Bài viết này, Teky sẽ cùng bạn tìm hiểu về kỹ năng hợp tác là gì? và chương trình giáo dục hợp tác cho trẻ.

Kỹ năng hợp tác là gì?

Kỹ năng hợp tác là gì?

Khái niệm

Kỹ năng hợp tác là sự kết nối giữa các cá nhân. Đó là khi mọi người cùng đóng góp công sức vào một công việc chung, hướng đến mục tiêu chung. Trong quá trình đó, mỗi cá nhân đều tham gia vào công việc. Hợp tác là sự tương tác dựa trên việc hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

Một quá trình được coi là sự hợp tác khi nó đáp ứng đủ 2 nguyên tắc cơ bản

  • Được xây dựng trên sự bình đẳng giữa các bên tham gia [bao gồm cá nhân, tổ chức]
  • Các cá nhân hợp tác đều đạt được lợi ích riêng. Không gây ảnh hưởng hay phụ thuộc vào lợi ích của người khác.

Sự hợp tác giúp các cá nhân, tổ chức đoàn kết, thắt chặt mối quan hệ với nhau. Và bên cạnh những lợi ích của kế hoạch, những người tham gia có cơ hội được tiếp thu, học hỏi những kiến thức mới, hoàn thiện hơn bản thân trong tương lai.

Kỹ năng hợp tác còn bao gồm những kỹ năng khác như sự quan tâm, chăm sóc, sự tinh tế giữa các thành viên cùng tham gia…

>>> Có thể phụ huynh chưa biết: Đồ Chơi LEGO Là Bộ Đồ Chơi Thần Thánh Như Thế Nào ?

Phương pháp rèn luyện kỹ năng hợp tác

Phương pháp rèn luyện kỹ năng hợp tác

Đặt mục tiêu chung

Để quá trình hợp tác diễn ra thành công, cần xác định mục tiêu chung của cả nhóm. Đó là cái đích mà mọi người cùng hướng tới. Mục tiêu chung sẽ giúp các thành viên nhận thức rõ ràng hơn về công việc. Từ đó có tinh thần trách nhiệm và tinh thần hơn. Tránh việc quá đề cao cái tôi mà quên đi ý thức cộng đồng

Lắng nghe

Lắng nghe ý kiến, quan điểm của các thành viên khác trong nhóm để hiểu nhau hơn. Có thể, những ý kiến đó chưa thực sự chính xác. Tuy nhiên, việc lắng nghe có thể giúp bạn nhận ra những lỗi sai, góp ý cho đối phương. Thậm chí, từ những sai sót đó, bạn có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân trong những trường hợp kế tiếp.

Ngoài ra, việc lắng nghe còn giúp các thành viên tin tưởng và gắn bó với nhau hơn. Đó là biểu hiện cơ bản nhất để thể hiện sự tôn trọng đối phương.

Giúp đỡ lẫn nhau

Hợp tác là vì lợi ích chung của tập thể, sự đóng góp của mỗi thành viên đều ảnh hưởng đến kết quả. Vậy nên, sự tương trợ lẫn nhau trong hợp tác là vô cùng quan trọng. Các thành viên hỗ trợ và chia sẻ công việc cho nhau nếu trong quá trình thực hiện gặp khó khăn. Điều này không chỉ nâng cao tinh thần đồng đội. Nó còn thúc đẩy kết quả chung của công việc, sớm thu nhận được thành quả hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: 4 Kỹ năng mềm quan trọng trẻ được học tại Trại Hè Công Nghệ

Nâng cao trách nhiệm trong công việc

Khi hợp tác làm việc, kết quả công việc của mọi người bị phụ thuộc vào nhau. Vì vậy, nếu kết quả của bạn không như mong đợi hoặc bạn chậm deadline, cả quá trình hợp tác sẽ phải dừng lại để xem xét và chữa chữa. Như vậy, kết quả của tập thể sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, để tôn trọng công sức của cả nhóm. Bạn cần duy trì tinh thần trách nhiệm, cố gắng hoàn thành công việc.

Kiềm chế cảm xúc và tiếp thu ý kiến của người khác

Khi làm việc trong cùng một nhóm lợi ích, tranh cãi là vấn đề không thể tránh khỏi. Trong những trường hợp như vậy, cãi nhau và làm căng thẳng vấn đề không phải một ý kiến hay. Thay vào đó, bạn nên học cách kiềm chế cảm xúc. Giữ bình tĩnh và lắng nghe. Sau đó suy xét mọi việc theo nhiều khía cạnh khác nhau. Không nên lập tức phản bác, bảo vệ quan điểm của mình. Thay vào đó, giảm thiểu xung đột và dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ. Có thể từ những tranh luận ban đầu, bạn sẽ tìm được những điều thiếu sót của bản thân.

Kiềm chế tốt cảm xúc của chính mình và không ngừng học hỏi, tiếp thu ý kiến của người khác sẽ khiến bạn nâng cao năng suất công việc. Trân trọng và tiếp thu những đóng góp, ý kiến của người khác sẽ khiến bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.

Kỹ năng hợp tác mang lại những lợi ích gì?

Kỹ năng hợp tác mang lại những lợi ích gì?

Giúp tìm ra và giải quyết vấn đề nhanh chóng

Trong nhóm làm việc là những đối tượng khác nhau, vấn đề quan tâm và góc nhìn khác nhau. Vì vậy, lắng nghe những ý kiến của mọi người trong nhóm sẽ giúp vấn đề được hiểu rõ hơn. Từ đó tìm ra những hướng giả quyết tối ưu nhất.

Giúp nhận thức được bản thân

Việc cộng tác làm việc với những người khác sẽ giúp bạn nhận được nhiều đánh giá. Hoặc không, bạn cũng có thể tự thấy được giá trị của bản thân mình trong hệ quy chiếu chung của nhóm. Nó sẽ giúp bạn nhận ra giá trị, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân một cách khách quan nhất.

Mở rộng tư duy, học hỏi được nhiều điều

Biết lắng nghe và sửa đổi hiệu quả, bạn có thể có cơ hội được biết thêm những kiến thức mới. Từ đó chau dồi thêm kỹ năng cho bản thân, không ngừng mở rộng tư duy sáng tạo. Tạo điều kiện phát triển tư duy đa chiều và học thêm những điều mới mẻ.

Nâng cao hiệu suất công việc

Sự giúp đỡ nhau trong quá trình làm việc nhóm là vô cùng lớn nếu bạn có kỹ năng hợp tác tốt. Khi nhiều người kết hợp làm chung một công việc, mọi thứ sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều.

Chương trình giáo dục hợp tác cho trẻ

Chương trình giáo dục hợp tác cho trẻ

Đối với trẻ nhỏ, việc giáo dục về kỹ năng hợp tác từ sớm là vô cùng cần thiết. Chương trình này đã nhận được sự quan tâm từ các đoàn thể, ban ngành có liên quan và việc giáo dục này được trẻ tiếp cận thông qua các giáo án kỹ năng hợp tác. Hoặc qua các trò chơi về kỹ năng hợp tác, giáo dục kỹ năng hợp tác và chia sẻ cho trẻ mầm non,…

Chương trình giáo dục này được áp dụng thông qua các biện pháp nổi bật như

1. Nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu tâm lý trẻ về các mặt như tình cảm, cách suy nghĩ, tư duy,… Hướng đến những điều trẻ khao khát. Xây dựng giáo án sử dụng các ứng dụng công nghệ và đa phương tiện. Mục đích là tạo sự hứng thú và hiệu quả cao trong giáo dục trẻ.

2. Giáo dục thông qua các hoạt động thực tế

Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động thực tế là biện pháp tốt nhất để trẻ có thể tiếp cận. Giáo viên sẽ dạy trẻ những điều về kỹ năng hợp tác cũng như chia sẻ. Bằng cách áp dụng chúng vào đời sống. Có thể là các chuyến đi, sự trải nghiệm hay đơn giản là qua những trò chơi.

3. Quan sát

Được đánh giá là một trong những biện pháp quan trọng nhất. Phương pháp quan sát đem lại hiệu quả rất cao trong việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ. Bằng phương pháp này, giáo viên cho trẻ được tiếp xúc với việc hợp tác thông qua việc xem các hình ảnh, video hoặc các thực tế về quá trình hợp tác. Từ đó, giáo viên giúp trẻ nhận biết đúng sai và hiểu rõ đâu là quá trình hợp tác thực sự.

4. Nói chuyện, chia sẻ với trẻ

Với biện pháp này, bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng hợp tác cho trẻ. Còn có thể giúp trẻ nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ. Góp phần rèn luyện cách diễn đạt, phát huy tinh thần chủ động của trẻ. Trẻ sẽ có cơ hội được phát biểu ý kiến của riêng mình về chủ đề. Giáo viên cũng có thể hiểu rõ trẻ hơn, và giúp trẻ hoàn thiện nhận thức.

Lời kết: Trên đây là các kiến thức về kỹ năng hợp tác và chương trình hợp tác cho trẻ. Teky mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn. Để lại bình luận nếu như bạn có ý kiến đóng góp cho Teky nhé!

Với tâm lý trẻ nhỏ, việc rèn luyện kỹ năng thông qua thực tế là điều quan trọng nhất. Teky có thể hỗ trợ ba mẹ trong việc tạo điều kiện cho bé được tiếp xúc và thực hành hợp tác qua các bài tập nhóm về lập trình tại Teky. Với chương trình giáo dục cụ thể và chuyên nghiệp. Teky là một địa chỉ uy tín cho ba mẹ và bé có đam mê với công nghệ và lập trình. Teky mời ba mẹ tìm hiểu thêm về các khóa học tại Teky.

Xem thêm:

Trại Hè Cho Trẻ Em: Đa Dạng Và Độc Đáo

#Lập bảng phân công công việc phù hợp từng độ tuổi trẻ

Video liên quan

Chủ Đề