Việt 5 công thức hóa học của bazơ

Bài 37: Axit - Bazơ - Muối

Bài 4 [trang 130 SGK Hóa học 8]

Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây:

Na2O, Li2O, FeO, BaO, CuO, Al2O3.

Lời giải:

Công thức hóa học của các bazơ tương ứng với các oxit là:

NaOH tương ứng với Na2O.

LiOH tương ứng với Li2O.

Cu[OH]2tương ứng với CuO.

Fe[OH]2tương ứng với FeO.

Ba[OH]2tương ứng với BaO.

Al[OH]3tương ứng với Al2O3.

Xem toàn bộ: Giải Hóa 8: Bài 37. Axít - Bazơ - Muối

Đáp án:

Bài 1:

$CuO:$ ⇒CTHH của bazo: $Cu[OH]2$

$FeO:$ ⇒CTHH của bazo: $Fe[OH]2$

$Na2O:$ ⇒CTHH của bazo: $NaOH$

$BaO:$ ⇒CTHH của bazo: $Ba[OH]2$

$Fe2O3:$ ⇒CTHH của bazo: $Fe[OH]3$

$Al2O3:$ ⇒CTHH của bazo: $Al[OH]3$

$MgO:$ ⇒CTHH của bazo: $Mg[OH]2$

Bài 2:

- Oxit axit:

$CO2:$ Cacbon dioxit

$P2O5:$ Điphotpho pentaoxit

$SO3:$ Lưu huỳnh trioxit

- Oxit bazo:

$MgO:$ Magie oxit 

$Na2O:$ Natri oxit

$Fe2O3:$ Sắt [III] oxit

$Li2O:$ Liti oxit 

$CuO:$ Đồng [II] oxit

Bazơ là một nhóm hóa chất được sử dụng phổ biến trong hóa học cũng như trong đời sống và sản xuất công nghiệp. Bài viết này VietChem sẽ cùng bạn đọc đi tìm hiểu chi tiết xem Bazơ là gì? Tính chất hóa học của Bazơ và liệt kê một số Bazơ quan trọng được sử dụng phổ biến hiện nay.

Bazơ là gì?

Bazơ là hợp chất hóa học mà phân tử bao gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm OH [Hydroxit], trong đó hóa trị của kim loại bằng số nhóm Hydroxit. Một định nghĩa khác, Bazơ là những chất hòa tan trong nước và có độ pH > 7 khi ở trong dung dịch.

Bazơ rất thông dụng trong đời sống

Công thức Bazơ là gì?

Công thức tổng quát của Bazơ:

M[OH]n

Trong đó:

  • M là một kim loại bất kì
  • n là hóa trị của kim loại đó

Công thức hóa học là sự kết hợp giữa kim loại và nhóm OH

Bazơ được đọc tên theo trình tự như sau: Tên bazơ =  Tên kim loại [ kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị ] + hydroxit

Ví dụ:

  • Bazơ Natrihydroxit có công thức hóa học là: NaOH
  • Bazơ Sắt [III] hydroxit có công thức hóa học là: Fe[OH]3
  • Bazơ Đồng hydroxit có công thức hóa học là: Cu[OH]2

Tính chất vật lý của Bazơ

  • Có tính nhờn như xà phòng
  • Có mùi và có vị đắng
  • Bazơ nồng độ cao có tính ăn mòn chất hữu cơ và tác dụng mạnh với các hợp chất axit.
  • Bazơ kiềm độ pH > 7
  • Tồn tại ở dạng rắn, bột đôi khi là dung dịch

Ví dụ NaOH tồn tại ở dạng hạt

>>> THAM KHẢO NGAYAMINO AXIT LÀ GÌ? CÁC AMINO AXIT CẦN NHỚ

Tính chất hóa học của Bazơ

1. Đổi màu chất chỉ thị

  • Đổi màu quỳ tim thành màu xanh
  • Đổi màu dung dịch Phenolphthalein thành màu hồng
  • Đổi màu Methyl thành màu vàng

2. Bazơ tác dụng với oxit axit

Khi Bazơ tác dụng với oxit axit sẽ tạo thành muối và nước. Ví dụ về một phương trình phản ứng như sau:

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

3Ca[OH]2 + P2O5 → Ca3[PO4]2↓ + 3H2O

3. Bazơ tác dụng với axit 

Khi tác dụng với axit, Bazơ sẽ tạo ra muối và nước. Phương trình phản ứng được hiển thị như sau:

KOH + HCl → KCl + H2O

Cu[OH]2 + 2HNO3 → Cu[NO3]2 + H2O

4. Bazo tác dụng với muối

Khi cho Bazơ tác dụng với muối sẽ tạo thành muối mới và bazơ mới theo phương trình phản ứng điển hình sau đây:

2KOH + CuSO4 → K2SO4 + Cu[OH]2↓

5. Bazơ nhiệt phân hủy

Đối với Bazơ không tan sẽ bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước theo phương trình phản ứng sau đây:

Cu[OH]2 →  CuO + H2O

2Fe[OH]3  →Fe2O3 + 3H2O

Nhiệt phân Bazơ không tan Cu[OH]2

 Xút NaOH là gì? Ứng dụng của NaOH trong đời sống

Cách phân loại Bazơ là gì

Dựa vào tính chất hóa học của Bazơ, ta có thể phân loại như sau:

  • Các Bazo mạnh ví dụ như: NaOH, KOH,...
  • Các Bazo yếu ví dụ như: Fe[OH]3, Al[OH]3,...

Dựa vào tính hòa tan trong nước, ta có thể phân loại như sau:

  • Bazo tan trong nước tạo thành dung dịch được gọi là Bazơ kiềm. Ví dụ như: NaOH, KOH, Ca[OH]2, LiOH, RbOH,...
  • Bazơ không tan trong nước ví dụ như:  Cu[OH]2, Mg[OH]2, Fe[OH]3, Al[OH]3…

Điều chế Bazơ

Theo tính chất hóa học của Bazơ ta có thể thực hiện một số phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm như sau:

  • Kim loại + nước → dd Bazơ  + H2
  • Oxit Bazơ  + nước  → dd  Bazơ
  • Điện phân dung dịch muối Clorua, bromua
  • Muối +  Bazơ → muối + Bazơ

Điều chế bazo trong phòng thí nghiệm

Ứng dụng của Bazơ

  • Trong phòng thí nghiệm dùng để học tập, nghiên cứu
  • Trong công nghiệp hóa chất được dùng để sản xuất các sản phẩm có chứa nguồn gốc Sodium như Javen làm nước tẩy trắng và chất khử trùng.
  • Đóng vai trò là chất xử lý gỗ, tre, nứa,.. phục vụ làm nguyên liệu sản xuất giấy dựa theo phương pháp Soda và Sulphate.
  • Trong ngành công nghiệp dệt nhuộm, nhiều loại Bazơ được sử dụng để làm chất phân hủy sáp và pectins trong giai đoạn xử lý vải thô, giúp vải thêm bóng và hấp thụ màu một cách hiệu quả.
  • Ngoài ra, Bazơ còn được dùng để pha chế dung dịch tẩy rửa chai lọ, dùng để pha chế dung dịch kiềm,...

Các bazơ thường gặp

1. Bazơ mạnh

  • Liti hiđroxit LiOH
  • Natri hiđroxit NaOH
  • Kali hiđroxit KOH
  • Rubiđi hydroxit RbOH
  • Xesi hydroxit CsOH
  • Canxi hydroxit Ca[OH]2
  • Stronti hydroxit Sr[OH]2
  • Bari hydroxit Ba[OH]2
  • Tetrametylamoni hydroxit
  • Guanidine

2. Bazơ siêu mạnh

  • Ortho-diethynylbenzene dianion [C6H4[C2]2]2
  • Meta-diethynylbenzene dianion [C6H4[C2]2]2
  • Para-diethynylbenzene dianion [C6H4[C2]2]2
  • Liti monoxide anion [LiO−]
  • Butyl lithium [n-C4H9Li]
  • Liti diisopropylamide [LDA] [[CH3]2CH]2NLi
  • Liti diethylamide [LDEA] [C2H5]2NLi
  • Natri amide [NaNH2]
  • Natri hydride [NaH]
  • Liti bis[trimethylsilyl]amide [[CH3]3Si]2NLi

Một số Bazơ quan trọng 

Đến đây chắc quý bạn đọc đã hiểu rõ Bazơ là gì và những ứng dụng mà loại hóa chất này đem lại. Hiện nay, các Bazơ thường gặp được sử dụng phổ biến trong đời sống có thể kể đến như:

  • Amoniac [NH3] và các amin.
  • Bazơ vòng thơm.
  • Các hyđrôxit kim loại 

Trong số đó, NaOH và Ca[OH]2 là hai loại Bazơ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống và sản xuất công nghiệp.

1. Bazơ Natri hydroxit NaOH

Natri hydroxit có đầy đủ tính chất hóa học của Bazơ, sản phẩm được ứng dụng phổ biến trong công nghiệp sản xuất xà phòng, sản xuất giấy, tơ nhân tạo, tinh dầu thực vật, các sản phẩm chưng cất dầu mỏ, chế phẩm nhuộm, hóa chất xử lý nước .. và làm thuốc thử thông dụng trong phòng thí nghiệm.

Có 4 loại NaOH đang được sử dụng nhiều nhất:

  • Xút vảy NaOH 99% Trung Quốc
  • Xút hạt NaOH 99% Đài Loan
  • Xút vảy NaOH 99% Ấn Độ
  • Dung dịch NaOH 20% - 50%

Bazo NaOH 99% 

2. Bazơ Canxi hydroxit Ca[OH]2

Canxi hydroxit [vôi tôi công nghiệp]là một Bazơ mạnh vì vậy nó mang đầy đủ tính chất hóa học của Bazơ, tồn tại ở dạng tinh thể không màu hoặc bột trắng, phân tử khối là 74. Ca[OH]2 được ứng dụng phổ biến trong xử lý nước và cải tạo độ chua của đất. Sản phẩm còn là thành phần chính của vôi vữa trong xây dựng. 

Trong công nghiệp, sản phẩm được dùng để sản xuất các phụ gia cho dầu thô, xử lý nước để sản xuất các loại đồ uống như rượu hay đồ uống không cồn,...

Vôi Bột Ca[OH]2 [Canxi Hydroxit] xuất xứ Việt Nam đóng gói 25kg/ bao đang là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Vôi Bột Ca[OH]2

Mua Bazơ ở đâu uy tín?

Tự hào là đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực cung cấp hóa chất công nghiệp, hóa chất thí nghiệm, VietChem đã trở thành địa chỉ tin cậy cho nhiều khách hàng. Với tiềm lực sẵn có, chúng tôi luôn tìm kiếm và mang đến cho quý vị những sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lý. Hãy liên hệ ngay cho VietChem khi có nhu cầu mua các sản phẩm hóa chất phục vụ cho thí nghiệm và sản xuất công nghiệp.

Hy vọng qua những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Bazơ là gì? Tính chất hóa học của Bazo và biết thêm các Bazơ thường gặp hiện nay. Truy cập trang website hoachat.com.vn để tham khảo thêm nhiều tin tức hữu ích khác.

Tìm kiếm liên quan:

- NaNO3 là muối axit hãy bazơ

- Axit - Bazơ - Muối

Video liên quan

Chủ Đề