Kìm điện là gì

>> Xem thêm: Kìm chết dùng để làm gì và phân loại kìm chết trong công nghiệp

>>> Xem thêm: Các hãng kìm bấm chết tốt nhất 2019

1 KÌM ĐIỆN

Đây là loại kìm được sử dụng thông dụng nhất hiện nay. Với công dụng có thể cắt, tuốt, bấm….mà nó mang lại thì đây là chiếc kìm có thể giúp bạn nhiều việc nhất. Và nó phù hợp với rất nhiều công việc khác nhau như sửa chữa điện, sửa chữa cơ khí. 

2 KÌM CẮT ĐIỆN

Kìm cắt điện được thiết kế phù hợp cho công việc là cắt dây điện. Với cấu tạo nhỏ gọn, và được là từ thép cứng giúp cho việc cắt các sợi dây điện trở nên dễ dàng. Với tay cầm được trang bị nhựa cách điện nhắm đàm bảo việc cách điện, và chống trơn trượt khi sử dụng

Chuyên dùng cho các ngành điện, điện tử, viễn thông, xây dựng, làm đồ handmade…

3 KÌM ĐA NĂNG

Với cấu tạo nhỏ gọn giúp bạn có thể mang đi khi di chuyển rất dễ dàng. Được cấu tạo từ thép cứng chống chịu cong vênh khi sử dụng rất cao. 

Kìm đa  năng phù hợp với những dân đi phượt, hay những thợ sửa chữa điện

4 KÌM MỎ NHỌN

Kìm mỏ nhọn có cấu tạo giống kìm điện nhưng đầu kẹp lại được thiết kế phù hợp với công việc riêng. Đầu kìm được làm nhọn và dài hơn để phù hợp với việc xoắn, vặn ở trong không gian hẹp, nhỏ

5 KÌM TUỐT DÂY

Kìm tuốt dây  giúp giảm công sức khi tuốt dây điện, thao tác nhanh, nhẹ nhàng và cực kỳ hiệu quả.

Phạm vi ứng dụng: tuốt dây điện lõi 0.2 – 6 mm, cắt dây, bấm đầu… Có thể tuốt dây 1 lõi hoặc nhiều lõi, tuốt đầu dây hoặc giữa dây. 

Với cấu tạo 2 gọng kìm độ bám lớn,  sản phẩm giúp tuốt phần vỏ dây cực ngọt và dễ dàng mà không cần dao kéo hay đốt lửa như trước.

Đây là sản phẩm lý tưởng và cần thiết trong tủ đồ của mỗi gia đình.

6 KÌM CHẾT

Kìm chết là một loại kìm được rất nhiều thợ sửa chữa lựa chọn. Với hiệu quả mà nó mang lại là không ít, với công dụng dùng để giữ chặt vật thể để tháo, hay để các vật dụng khác dễ dàng thao tác hơn. Được cấu tạo từ thép cứng không gỉ giúp cho chiếc kìm có thể làm việc được ở trong môi trường ẩm ướt mà không gặp phải vấn đề gì. 

Chiếc kìm nước này phù hợp với công việc lắp đặt điện nước,…

7 KÌM CẮT SẮT MINI

Đây là loại kìm thông dụng, dùng để cắt các sợi dây điện lớn, hay các sợi dây thép. Được cấu tạo từ thép cứng giúp cho những vết cắt trở nên sắc bén. Với cấu tạo nhỏ gọn giúp cho việc mang đi lại trở nên dễ dàng hơn.

NHỨNG VIỆC NÊN TRÁNH KHI SỬ DỤNG KÌM

– Không cắt dây cứng trừ phi kìm của bạn được thiết kế để cắt loại dây này. Lưu ý về đường kính tối đa mà kìm của bạn có thể cắt được với từng loại
– Không dùng kìm khi kìm bị nung nóng ở nhiệt độ cao và không dùng kìm để cắt dây đang bị nung nóng
– Không dùng kìm cỡ nhỏ để uốn cong, bẻ dây cứng. Vì khi đó bạn sẽ làm hư hại mũi kìm. Bạn nên dùng kìm cỡ lớn cho các loại dây cứng
– Không dùng kìm để đóng giống như với búa
– Không dùng búa đóng vào kìm để tạo lực cắt dây cứng hoặc cắt đai ốc
– Không dùng ống nối vào cán kìm để tăng lực cắt. Nếu bạn cần cắt vật cứng có độ dày lớn thì nên dùng kìm cắt cộng lực.
– Không dùng bao cán kìm như vật cách điện trừ trường hợp kìm của bạn là lạoi chuyên dụng có cách điện [VDE]. Bao cán kìm tạo sự thoải mái cho bạn khi sử dụng chứ không phải là vật cách điện hoàn hảo trừ loại kìm chuyên dụng.
– Không dùng kìm để vặn bu-lông, đai ốc. Mỏ lết hoặc cờ lê sẽ là sự lựa chọn tốt hơn cho bạn.

XEM NGAY: BỘ DỤNG CỤ SỬA CHỮA GIA ĐÌNH ĐẦY ĐỦ DỤNG CỤ VÀ MÁY KHOAN GIÁ RẺ

Kìm là một Dụng cụ cơ khí cầm tay được sử dụng để giữ các đồ vật một cách chắc chắn, có thể được phát triển từ những chiếc kẹp dùng để xử lý kim loại nóng ở Châu Âu thời kỳ đồ đồng.[1] Chúng cũng hữu ích để uốn và ép nhiều loại vật liệu. Nói chung, kìm bao gồm một cặp đòn bẩy loại một bằng kim loại được nối với nhau tại một điểm tựa được đặt gần một đầu của đòn bẩy hơn, tạo ra hai hàm ngắn ở một bên của điểm tựa và hai tay cầm dài hơn ở phía bên kia. Sự sắp xếp này tạo ra một độ lợi cơ học, cho phép lực nắm của bàn tay được khuếch đại và tập trung vào một vật thể với độ chính xác. Hai hàm cũng có thể được dùng để điều khiển các vật quá nhỏ hoặc không thể sử dụng được bằng các ngón tay .

Kìm khớp trượt

Cắt dây bằng kìm cắt

Kìm cắt là một dụng cụ có hình dạng tương tự như kìm nhưng để cắt như kéo chứ không phải để kẹp, kìm cắt có một cặp lưỡi cứng chắc khép lại sát vào nhau chứ không tréo qua nhau như hai lưỡi kéo. Kìm thông thường [để giữ hay bóp] có thể có một cặp lưỡi cắt nhỏ như vậy. Kìm nhổ đinh là một công cụ tương tự như kìm, có một loại đầu khác, được sử dụng để cắt và kéo, chứ không phải là bóp. Loại dụng cụ được thiết kế để xử lý các vật nóng một cách an toàn thường được gọi là kẹp. Công cụ đặc biệt để làm đầu nối dây trong lĩnh vực điện và điện tử thường được gọi là kìm bấm cos hoặc kìm bóp cos; mỗi loại đầu nối dây sử dụng công cụ chuyên dụng của riêng nó.

Có nhiều loại kìm được chế tạo cho các mục đích chung và cụ thể khác nhau.

 

Kìm nhổ đinh thời trung cổ được tìm thấy ở Hamburg-Harburg [thế kỷ 15/16]

Theo nghĩa chung, kìm là một phát minh cổ xưa và đơn giản, không ghi nhận được thời điểm hoặc nhà phát minh nào trong lịch sử. Các quy trình gia công kim loại ban đầu từ vài thiên niên kỷ trước Công nguyên cần các dụng cụ giống như chiếc kìm để xử lý các vật liệu nóng trong quá trình luyện hoặc đúc. Sự phát triển từ kìm gỗ sang kìm đồng có lẽ đã xảy ra vào khoảng trước năm 3000 TCN. [2] Trong số những hình minh hoạ cổ nhất về chiếc kìm là những hình vẽ thần Hy Lạp Hephaestus trong lò rèn của ông. Số lượng các kiểu kìm khác nhau đã tăng lên cùng với sự phát minh ra các vật dụng khác nhau mà chúng được dùng để xử lý: móng ngựa, dây buộc, dây điện, ống dẫn, các linh kiện điện và điện tử.

Thiết kế cơ bản của kìm ít thay đổi so với nguyên thuỷ, gồm ba yếu tố là cặp tay cầm, trục [thường được làm bằng đinh tán] và phần đầu với hàm kẹp hoặc lưỡi cắt.

Vật liệu chính được sử dụng để làm kìm gồm các hợp kim thép với các kim loại như vanadi hoặc crom, để tăng độ bền và chống ăn mòn. Tay cầm bằng kim loại của kìm thường được bọc bằng vật liệu khác để đảm bảo việc cầm nắm tốt hơn; tay cầm thường được cách điện và bổ sung bảo vệ chống điện giật . Các hàm có kích thước và hình dạng khác nhau, từ kìm mũi nhọn tinh tế đến hàm nặng có khả năng tạo nhiều áp lực, từ hàm phẳng cơ bản đến các hình dạng hàm khác nhau chuyên biệt và thường không đối xứng cho các thao tác cụ thể. Các bề mặt thường có gân thay vì nhẵn để giảm thiểu trượt.

Một công cụ giống như kìm được thiết kế để cắt dây điện thường được gọi là kìm cắt. Một số kìm dùng cho công việc điện có hai lưỡi dao cắt dây được lắp vào hàm hoặc trên tay cầm ngay sát trục.

Trong trường hợp cần thiết để tránh làm trầy xước hoặc làm hỏng vật cần gia công, chẳng hạn như trong sửa chữa đồ trang sức và nhạc cụ, người ta sử dụng kìm có một lớp vật liệu mềm hơn như nhôm, đồng thau hoặc nhựa trên mặt hàm.

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để cải thiện thiết kế của kìm, giúp chúng dễ sử dụng hơn trong những trường hợp thường xuyên khó khăn [chẳng hạn như không gian hạn chế]. Ví dụ, tay cầm có thể được uốn cong để tải trọng tác dụng của tay thẳng hàng với cánh tay chứ không phải lệch một góc, do đó giảm mỏi cơ. Nó đặc biệt quan trọng đối với những công nhân nhà máy sử dụng kìm liên tục và ngăn ngừa hội chứng ống cổ tay.

  •  

    Kìm khớp trượt

  •  

    Kìm cắt

  •  

    Kìm đa năng hay kìm điện

  •  

    Kìm mũi nhọn

  •  

    Kìm mũi cong

  •  

    Kìm nhổ đinh

  •  

    Kìm tuốt dây điện và bấm cos

  •  

    Kìm bấm các đầu nối loại N, R-SMA, TNC cho cáp đồng trục RG174, RG58 và HDF/LMR200

  •  

    Kìm bấm cos modular connector hạng nặng có hàm thay đổi cho các cỡ đầu RJ

  •  

    Kìm bấm đầu dây

  •  

    Kìm ống nước

  •  

    Kìm bấm chết

  •  

    Kìm Circlip để gắn và tháo retaining ring

  •  

    Kìm mũi tròn, để uốn vòng tròn trên dây

  •  

    Kìm cần gạt nước để chỉnh cần gạt nước

  •  

    'Kìm mỏ lết' có tay nắm luôn song song, dễ nắm

  • Nipper

  1. ^ “Hand Tools:Tongs, pincers, and pliers”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013.
  2. ^ Bellis, Mary. "The History of Hardware Tools". Inventors.About.com. Accessed 16 December 2008.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Kìm.
Tra kìm trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary
  • How pliers are made [video]

Bản mẫu:Hand tools Bản mẫu:Metalworking navbox

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Kìm&oldid=67687959”

Video liên quan

Chủ Đề