Kiểm tra nội bộ trường học là gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (196.34 KB, 19 trang )

Đề tài nghiên cứu khoa học  Phạm Đình Hân
PHẦN I : MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn có một vị trí rất
quan trọng trong chiến lược xây dựng con người trong xu thế hội nhập và phát
triển. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ nhiệm
vụ của giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đã khẳng định: Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế,
trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý giáo dục là khâu then chốt và Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng
cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng
xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Với mục
tiêu chính: Tiếp tục nâng cao giáo dục chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung,
phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục.
Muốn tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục trước hết là nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo. Bởi vì, đội ngũ nhà giáo là nhân tố hàng đầu quyết định
chất lượng giáo dục. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, loại bỏ
những giáo viên yếu kém về phẩm chất, đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ ra
khỏi khỏi hệ thống giáo dục là yêu cầu cấp bách để giáo dục phát triển.
Chính vì vậy, Ngành giáo dục huyện Lương Tài luôn quan tâm và coi trọng
vấn đề thanh tra toàn diện và chuyên đề các trường học. Phòng GD&ĐT Lương
Tài đã thành lập các đoàn thanh tra về dưới cơ sở đơn vị trường học, để làm
công tác thanh tra các cơ sở giáo dục, thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo,
đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của cán bộ giáo viên thuộc
các đơn vị trường học nhằm giúp đỡ họ hoàn thành nhiệm vụ năm học.
Thực tế cho thấy, công tác kiểm tra nội bộ trường học trong nhiều năm qua
của Hiệu trưởng ở một số trường còn mang tính hình thức, chỉ theo kế hoạch về
số lượng qui định, thực hiện chưa thật đầy đủ theo tinh thần các văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn của ngành. Riêng trường THCS , công tác kiểm tra nội bộ trường
1


Đề tài nghiên cứu khoa học  Phạm Đình Hân
học đã được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch năm, tháng, tuần nhưng hiệu
quả chưa cao vì chưa có nhiều giải pháp cụ thể sau khi tiến hành kiểm tra.
Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: Công tác kiểm tra nội bộ trường học ở
trường THCS . Thực trạng và giải pháp. để làm Tiểu luận nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tiểu luận nghiên cứu nhằm mục đích: Xem xét lại việc thực hiện, công tác
kiểm tra nội bộ trường học của Hiệu trưởng tại trường THCS trong những năm
học vừa qua. Từ đó, đưa ra những biện pháp tích cực, nhằm thực hiện tốt công
tác kiểm tra nội bộ trường học để nâng cao hiệu lực quản lý của Hiệu trưởng.
3. Đối tượng nghiên cứu.
b. Đối tượng nghiên cứu.
Công tác kiểm tra nội bộ trường học ở trường THCS trong những năm học
vừa qua.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu công tác kiểm tra nội bộ trường học của trường THCS trong năm
học 2012 - 2013 và năm học 2013  2014.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu lý luận về nghiệp vụ thanh kiểm tra, kiểm tra nội bộ trường học,
bám sát vào các nội dung có liên quan đến việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế
hoạch kiểm tra nội bộ trường học của Hiệu trưởng.
- Xem xét kết quả và xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ
trường học của trường THCS năm học 2012 - 2013 và năm học 2013 - 2014 để
rút ra những mặt mạnh và những hạn chế, thiếu sót.
- Tìm hiểu và phân tích thực trạng của những hạn chế, thiếu sót trong công tác
kiểm tra nội bộ trường học của trường THCS năm học 2012 - 2013 và kế hoạch
chỉ đạo kiểm tra nội bộ năm học 2013 - 2014.
- Trên cơ sở xác định được nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót để đề ra
những giải pháp tích cực nhằm xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể và phù hợp
với tình hình thực tế

6. Phương pháp nghiên cứu.
2
Đề tài nghiên cứu khoa học  Phạm Đình Hân
a. Phương pháp quan sát.
Quan sát thái độ của các thành viên trong ban kiểm tra nội bộ trường học và
cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường
b. Phương pháp trò chuyện.
Tiếp xúc, trao đổi với cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường để tìm hiểu,
nắm bắt kịp thời những suy nghĩ, nhận thức, hiểu biết của đội ngũ
c. Phương pháp điều tra.
Sử dụng phiếu điều tra, phiếu thăm dò, phiếu trắc nghiệm, phiếu khảo sát
thu thập thông tin cần thiết để làm căn cứ xác định nguyên nhân những hạn chế,
thiếu sót trong công tác kiểm tra nội bộ trường học của Hiệu trưởng.
PHẦN II : THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
1. giới thiệu khái quát về nhà trường.
Trường THCS được đóng trên địa bàn của xã là một đơn vị hành chính thuộc
huyện Lương Tài. Phát triển kinh tế chủ yếu là dựa vào nông nghiệp. Đến nay
tình hình chính trị, kinh tế xã hội ổn định và phát triển mạnh.
Trường THCS được thành lập từ năm 1957, với tên gọi là trường Phổ thông
cơ sở xã gồm cả cấp I và cấp II. Sau nµy Trường Phổ thông cơ sở được tách
thành 2 trường (Tiểu học và THCS). Trường THCS xã có 2 dãy nhà 2 tầng làm
phòng học gồm 16 phòng 1 dãy nhà là phòng bộ môn gồm 8 phòng học , một
nhà đa năng và một dãy nhà hiệu bộ và các công trình phụ trợ khác .
2. Kết quả năm học 2012  2013.
a. Tình hình đội ngũ.
- Tổng số đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên: 33 đồng chí; nữ: 24 đồng
chí.
Tổng
số
Ban giám

hiệu
Giáo viên Nhân viên Trình độ chuyên
môn
Tsố Nữ Tsố Nữ Tsố Nữ ĐH CĐ TC
33 2 1 27 20 4 3 26 6 1
b. Thống kê kết quả kiểm tra nội bộ năm học 2011  2012.
Tổng số
GV-
Số được
kiểm tra
Toàn diện Chuyên đề
T.s Giỏi Kh Tsố Tốt Kh
3
ti nghiờn cu khoa hc  Phm ỡnh Hõn
ỏ ỏ
2012 - 2013 31 31 8 6 2 23 21 2
c. Tỡnh hỡnh hc sinh.
- S liu hc sinh.
n v
tớnh
Tng s Khi 6 Khi 7 Khi 8 Khi 9
Lp 16 4 4 4 4
Hc sinh 565 131 144 140 150
* Chất lợng giáo dục đạo đức:
Chỉ tiêu Đạt So với chỉ tiêu
So với năm 2011-
2012
Loại Tốt: 80.7 % 80.31% - 0.39% +0.21 %
Loại Khá: 16.4% 12.75% - 3.65% - 2,65 %
Loại TB: 2.9% 4.47% + 1,57% + 0,2 %

Loại yếu: 0% 2.46 % + 2,46% + 2,44%
*. Chất lợng văn hoá:
Kế hoạch Đạt So với chỉ tiêu
So với năm 201-2012
Loại giỏi: 12.1%
14.2% + 2.2% +2,2%
Loại Khá: 40.4% 35.5% - 4.5% -6,5%
Loại TB: 39.5% 42.5% Đạt +6,4%
Loại yếu: 6.8% 4.4% - 2.4% -3,4%
Loại ké`m: 1.4% 0.5% - 0.9% +0,3%
2. Thc trng ca hot ng liờn quan ti kim tra ni b trng THCS .
Trong nhng nm qua trng THCS ó cn c cỏc vn bn hng dn ca B
giaú dc v o to nh: Thụng t 07/2004 ngy 30/3/2004, Cụng vn 106/TTr
ngy 31/3/2004 v Hng dn nghip v thanh tra ton din trng ph thụng
v thanh tra hot ng s phm ca giỏo viờn ph thụng. Thụng t 43/2006 v
thanh tra ton din nh trng v thanh tra hot ng s phm ca nh giỏo
ngy 20/10/2006, Quyt nh s 06/2006 v Quy ch ỏnh giỏ, xp loi giỏo
viờn mm non v giỏo viờn cụng lp ngy 21/3/2006. Cn c vo lut Thanh tra
nm 2010 v Ngh nh 86/N-CP ngy 22 thỏng 9 nm 2011 v cụng tỏc thanh
tra giỏo dc ca Th tng Chớnh ph. Cụng vn hng dn s 5156/BGD&T-
4
Đề tài nghiên cứu khoa học  Phạm Đình Hân
TTr ngày 10 tháng 8 năm 2013 về việc hướng dẫn thanh tra. Công văn chỉ đạo
của Sở GD&ĐT và Phòng Giáo dục&đào tạo về công tác thanh, kiểm tra các
trường học trong toàn huyện theo từng năm học cụ thể. Căn cứ vào nhiệm vụ
năm học và điều kiện thực tế nhà trường để lên kế hoạch kiểm tra nội bộ trường
học. Kết quả đã đạt được như sau:
2.1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra.
Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng đã chỉ đạo Hiệu phó chuyên môn lên kế
hoạch kiểm tra nội bộ trường học và công khai trước Hội đồng sư phạm. Kế

hoạch được thiết kế bằng biểu bảng và được treo ở văn phòng, trong đó ghi rõ:
thời gian, nội dung và đối tượng được kiểm tra. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch
kiểm tra trong năm như sau:
Kế hoạch kiểm tra trong năm học, Kế hoạch kiểm tra tháng ,Kế hoạch kiểm tra
tuần:
- Công tác kiểm tra nội bộ trường học bao gồm các nội dung sau: Kiểm tra công
tác chuyên môn, Kiểm tra công tác hành chính, các hoạt động tập thể, công tác
chủ nhiệm lớp, công tác vệ sinh môi trường, nề nếp hoạt động chung.
Bảng 1: Nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên về vai trò của công tác kiểm
tra nội bộ trường học trường THCS :
Câu hỏi Đáp án lựa chọn
Số
lượng
Tỷ lệ
%
a. Tạo lập mối quan hệ thường xuyên, nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong nhà trường. 8 28.9
b. Đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ đối tượng
kiểm tra làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn. 9 26.3
c. Thực hiện việc xem xét và đánh giá mức độ hoàn
thành nhiệm vụ của các thành viên, bộ phận trong
nhà trường.
7 21.0
d. Tất cả các ý kiến trên. 7 23.6
Qua điều tra đa số cán bộ giáo viên, nhân viên đã thấy được tầm quan trọng
của công tác kiểm tra nội bộ trong trường học. Đó là nhiệm vụ trọng tâm trong
việc thực hiện qui chế chuyên môn.
Bảng 2: Nhận thức về mục đích tổ chức kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo.
5
Đề tài nghiên cứu khoa học  Phạm Đình Hân

Câu hỏi Đáp án lựa chọn
Số
lượng
Tỷ lệ
%
a. Đánh giá khách quan toàn diện chất lượng hoạt
động sư phạm của nhà giáo. 7 21.0
b. Đôn đốc việc tuân thủ quy chế chuyên môn. 6 21.0
c. Nâng cao hiệu quả của hoạt động giảng dạy . 10 28.9
d. Tất cả các ý trên 8 28.9

Tỷ lệ giáo viên nắm rõ mục đích chính của công tác kiểm tra nội bộ trường
học chưa cao, nhưng phần nhiều giáo viên đã thấy được mục đích của việc kiểm
tra nội bộ.
2.2. Tổ chức kiểm tra.
a. Xây dựng được lực lượng kiểm tra.
b. Phân cấp trong kiểm tra.
Trong nhà trường, Hiệu trưởng có thể kiểm tra trực tiếp hoặc kiểm tra gián tiếp
hay kết hợp cả hai phương thức trực tiếp và gián tiếp.
c. Xây dựng chuẩn kiểm tra.
* Thực hiện khảo sát tại đơn vị:
Bảng 5: Về xây dựng chuẩn kiểm tra nội bộ.
Câu hỏi Đáp án lựa chọn
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Theo anh chị khi xây
dựng chuẩn kiểm tra
nội bộ cần dựa vào

những yếu tố nào?
a. Văn bản pháp quy của ngành. 7 21.0
b. Dựa vào tình hình thực tế của nhà trường. 6 18.4
c. Văn bản pháp quy của ngành kết hợp với
tình hình thực tế của trường. 18 60.5
Nhìn chung đa số cán bộ giáo viên, nhân viên chọn phương án C. Vì văn
bản pháp quy của ngành là chuẩn chung cho cả nước. Còn địa bàn trường, cơ sở
vật chất, đối tượng học sinh ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá, xếp loại giáo
viên.
Mặc dầu vậy, trong quá trình kiểm tra vẫn còn một số điểm thiếu sự thống
nhất về chuẩn đánh giá.
d. Xây dựng chế độ kiểm tra.
6
Đề tài nghiên cứu khoa học  Phạm Đình Hân
Xây dựng chế độ kiểm tra là một công việc rất quan trọng trong kiểm tra nội
bộ trường học. Chế độ kiểm tra hợp lý sẽ có tác dụng tích cực, thúc đẩy công
việc mà không nặng nề, cản trở công việc. Ở trường THCS , Hiệu trưởng quy
định thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, quy trình tiến hành, quyền lợi
cho mỗi đợt kiểm tra hoặc mỗi kiểm tra viên Tuy nhiên trong quá trình thực
hiện vẫn còn một số hạn chế như về thời gian, kinh phí, khả năng, sáng tạo của
các thành viên trong ban kiểm tra.
2.3. Chỉ đạo thực hiện nội dung công tác kiểm tra.
Hiệu trưởng đã thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Ra các Quyết định về kiểm tra (quyết định thành lập ban kiểm tra, xác định nội
dung, phương pháp, hình thức kiểm tra).
- Hướng dẫn, động viên, giúp đỡ lực lượng kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ kiểm
tra, đánh giá.
- Điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra.
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ và nhân viên trong trường thực hiện kiểm tra
và tự kiểm tra.

Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra nội bộ đã được xây dựng, Hiệu trưởng tổ chức
họp ban kiểm tra nội bộ của nhà trường để triển khai kế hoạch. Giao trách nhiệm
cho các thành viên cụ thể hoá kế hoạch kiểm tra để thực hiện trong từng tuần
của mỗi tháng, để tiến hành công tác kiểm tra theo sự phân công đúng với trình
tự, thủ tục kiểm tra.
* Đối với công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo.
- Chuẩn bị: Đối tượng kiểm tra được thông báo trước theo kế hoạch. Các thành
viên trong ban kiểm tra được thông báo trước, được cung cấp các loại hồ sơ
(biên bản kiểm tra, phiếu dự giờ, đánh giá, tiêu chuẩn đánh giá )
- Tiến hành kiểm tra.
+ Kiểm tra dự giờ trên lớp: Dự tối đa 3 tiết, nếu dự 2 tiết không xếp cùng loại thì
dự tiết thứ ba. Khi dự giờ thành viên trong ban kiểm tra ghi vào phiếu đánh giá
quá trình diễn biến của tiết dạy đề phân tích tiết dạy theo Quyết định số
14/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 4 tháng 5 năm 2007.
7
Đề tài nghiên cứu khoa học  Phạm Đình Hân
+ Kiểm tra các loại hồ sơ giảng dạy của giáo viên và hồ sơ khác có liên quan, để
đánh giá việc thực hiện các quy chế chuyên môn.
+ Kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao chủ nhiệm lớp, kiêm nhiệm khác.
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
- Kết thúc kiểm tra: Hoàn thành hồ sơ gồm Biên bản, phiếu dự giờ, phiếu đánh
giá tiết dạy, giáo viên ký ghi rõ họ tên.
* Đối với kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn.
- Nội dung kiểm tra:
+ Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng.
+ Kiểm tra hồ sơ tổ chuyên môn bao gồm:
* Đối với kiểm tra các chuyên đề khác: (bộ phận khác)
Dựa vào kế hoạch của ban ngành đoàn thể: ban văn thể, đoàn thanh niên, Đội
thiếu niên, thư viện, thiết bị, tài chính.

2.4. Tổng hợp, điều chỉnh.
- Hiệu trưởng tổng hợp thông tin về kết quả đánh giá của giáo viên từ báo cáo
của các tổ đưa lên kết hợp với phần kiểm tra của Hiệu trưởng và ban kiểm tra
nội bộ để xây dựng bản tổng hợp chung về xếp loại của giáo viên trong đơn vị
mình. Căn cứ vào bảng tổng hợp này Hiệu trưởng sẽ xây dựng kế hoạch kiểm tra
nội bộ phù hợp hơn ở năm học sau.
- Tuy nhiên trong thực tế Hiệu trưởng chưa quan tâm đến chức năng điều chỉnh.
Bảng 7: Nguyên nhân đưa đến những tồn tại trong quá trình thực hiện công
tác kiểm tra nội bộ
Câu hỏi Đáp án lựa chọn
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Theo anh chị
nguyên nhân đưa
đến những tồn tại
a. Thành viên trong ban kiểm tra nội bộ đi họp,
công việc kiêm nhiệm quá nhiều.
16 47.3
b. Kế hoạch kiểm tra chưa phù hợp với thực tế. 2 0.78
c. Thiếu sự hợp tác của giáo viên. 3 10.5
d. Ý kiến khác 10 34.2

8
Đề tài nghiên cứu khoa học  Phạm Đình Hân
So với thực trạng kiểm tra nội bộ trong năm học trước, phần lớn giáo viên
cũng đã nhận thấy được hạn chế chủ yếu là: lực lượng kiểm tra viên còn quá ít,
thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu theo kế hoạch đầu năm, chưa chú
trọng bồi dưỡng lực lượng kiểm tra viên nên trong quá trình thực hiện vẫn còn

lúng túng, nặng về hình thức, thiếu tính hiệu quả.
3. Những điểm mạnh điểm yếu, thuận lợi và khó khăn
*Điểm manh, và thuận lợi:
- Lãnh đạo nhà trường, cán bộ quản lý, tổ chuyên môn có uy tín, có phẩm chất
đạo đức tư cách tốt, được đạo tạo chuẩn và trên chuẩn, trình độ chuyên môn
nhiệp vụ vững vàng. Hiệu trưởng nhà trường đã được đào tạo qua lớp quản lý
giáo dục và trung cấp chính trị nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý.
- Giáo viên nhiệt tình công tác, tay nghề vững vàng có nhiều kinh nghiệm trong
chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo đúng chuẩn và trên chuẩn. Đội ngũ giáo viên
có tinh thần trách nhiệm xây dựng nội bộ đoàn kết thống nhất.
+ Trường đã xây dựng được chuẩn kiểm tra dựa trên hệ thống các văn bản pháp
luật,
văn bản pháp quy, hướng dẫn của cấp trên, hàng năm kiểm tra toàn diện 1/3 tổng
số giáo viên toàn trường, 2/3 số còn lại được kiểm tra chuyên đề (trừ số giáo
viên được Phòng chỉ định thanh tra).
+ Hiệu trưởng sử dụng các hình thức, phương pháp kiểm tra linh hoạt, sáng tạo
và tiến hành theo quy trình hợp lý, có sơ kết theo từng tháng, học kỳ và năm
học.
- Điểm yếu và khó khăn:
- Các tổ trưởng chuyên môn chưa được bồi dưỡng qua nghiệp vụ quản lý điều
hành tổ chuyên môn. Hằng năm, các tổ trưởng thường được thay đổi nên việc xử
lý công việc chưa linh hoạt, chưa sáng tạo trong việc thực hiện kế hoạch đề ra.
- Đội ngũ giáo viên không đồng đều, giáo viên trẻ nhiệt tình nhưng còn thiếu
kinh nghiệm trong công tác, chưa thực sự mạnh dạn trong việc lập kế hoạch bài
dạy của mình theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. Một số giáo viên lớn
9
Đề tài nghiên cứu khoa học  Phạm Đình Hân
tuổi tiếp cận với đổi mới phương pháp, soạn giảng bằng giáo án điện tử còn
chậm, trong quá trình kiểm tra còn ngại góp ý, nể nang.
+ Các thành viên của ban kiểm tra nội bộ trường học làm việc chưa đều tay, một

vài thành viên chưa nắm bắt chuyên môn của tất cả giáo viên, nên ít nhiều gây
khó khăn trong việc xếp loại tay nghề giáo viên.
+ Kế hoạch kiểm tra học kỳ, tháng, tuần có lúc còn chồng chéo, các thành viên
của ban kiểm tra nội bộ trường học tham gia các lớp bồi dưỡng, đi công tác đột
xuất  nên công việc kiểm tra bị tồn đọng, có lúc kiểm tra dồn dập, dẫn đến
hiệu quả chưa đảm bảo chính xác.
+ Nhận thức của một số giáo viên còn hạn chế về công tác kiểm tra nội bộ
trường học, chưa thấy được tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ trường,
một số giáo viên chỉ chú ý đến việc dạy học trên lớp còn các hoạt động khác
chưa thực sự quan tâm.
-Mặc dầu vậy, trong quá trình kiểm tra vẫn còn một số điểm thiếu sự thống nhất
về chuẩn đánh giá.
- Việc áp dụng chuẩn trong kiểm tra còn tuỳ thuộc rất nhiều vào năng lực, phẩm
chất của kiểm tra viên.
Ngoài ra, do số lượng thành viên trong ban kiểm tra ít, phải kiểm tra nhiều giáo
viên nên việc sắp xếp thời gian để góp ý, phân tích các tiết dạy còn gặp nhiều
khó khăn, việc góp ý còn qua loa, chiếu lệ, nể nang nhau.
- Các thành viên trong ban kiểm tra nội bộ còn kiêm quá nhiều công việc nên
ít
nhiều ảnh hưởng đến tiến độ kiểm tra cũng như chất lượng kiểm tra.
- Một số ít thành viên trong ban kiểm tra nghiên cứu yêu cầu, nội dung kiểm tra
chưa thật kỹ,
- Ngoài ra, do số lượng thành viên trong ban kiểm tra ít, phải kiểm tra nhiều giáo
viên nên việc sắp xếp thời gian để góp ý, phân tích các tiết dạy còn gặp nhiều
khó khăn, việc góp ý còn qua loa, chiếu lệ, nể nang nhau
PHẦN THỨ III: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NĂM HỌC 2014-2015
10
Đề tài nghiên cứu khoa học  Phạm Đình Hân
Trên cơ sở lý luận của đề tài, thực trạng công tác kiểm tra nội bộ trường học
của trường THCS , các văn bản chỉ đạo của cấp trên, chúng tôi đưa ra một số

chương trình kế hoạch hành động cho công tác kiểm tra nội bộ như sau:
1 Các hoạt động dự kiến sau 2 tuần kết thúc khóa học
a. Giáo dục nhận thức cho đội ngũ về công tác kiểm tra nội bộ.
b. Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên học tập, tập huấn theo các
văn bản theo quy định.
Quán triệt đường lối chủ trương, chính sách, quan điểm chỉ đạo của Đảng và
Nhà nước về sự nghiệp Giáo dục&đào tạo.
Tăng cường lý tưởng cách mạng của Đảng trong đội ngũ cán bộ giáo viên,
công nhân viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Giúp đội ngũ nhà giáo nhận thức được vị trí, vai trò, nhiệm vụ, mục đích yêu
cầu của công tác kiểm tra nội bộ trường học. Biến các văn bản pháp quy của
ngành, những nội quy quy định của nhà trường thành ý thức tự giác, tự nguyện,
hoàn thành trách nhiệm cá nhân của nhà giáo.
2 Các hoạt động dự kiến sau 3 tháng sau khi kết thúc khóa học
a. xây dựng kế hoạch kiểm tra.
- Phát huy mọi khả năng và điều kiện thuận lợi, khắc phục những điểm hạn chế
như đã phân tích ở thực trạng.
- Xây dựng kế hoạch tư tưởng đến các đoàn thể, tổ khối, kế hoạch tháng, tuần
đầy đủ, kiểm tra theo từng mốc thời gian.
- Xây dựng kế hoạch phải chi tiết phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của
nhà trường và có tính khả thi.
- Hàng năm kế hoạch phải được xây dựng sớm vào đầu tháng 9 để niêm yết tại
phòng hội đồng.
- Chú ý cần cụ thể hoá kế hoạch tháng cho phù hợp với tình hình điều kiện cụ
thể ở trường.
- Khi lập kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học Hiệu trưởng cần lưu ý đến việc
củng cố, xây dựng tốt tuyến kiểm tra trung gian (Tuyến tổ chuyên môn). Nếu
tuyến trung gian được xây dựng tốt, có năng lực, nhiệt tình thì giúp hiệu trưởng
11
Đề tài nghiên cứu khoa học  Phạm Đình Hân

đánh giá khá chính xác kết quả kiểm tra của giáo viên đặc biệt đối với những bộ
môn chuyên như: Hát nhạc, mỹ thuật, Anh văn, Thể dục.
b. xây dựng lực lượng kiểm tra.
- Thành lập ban kiểm tra nội bộ trường học do Hiệu trưởng quyết định, đủ về
số lượng và đảm bảo chất lượng.
- Thành viên trong ban kiểm tra là các tổ trưởng, tổ phó và những người có
nhiều kinh nghiệm, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có uy tín, sáng suốt và
linh hoạt trong công việc.
- Đối với những môn có giáo viên dạy chuyên thì cần bổ sung thành viên có
năng khiếu về bộ môn đó.
- Quan tâm đúng mức công tác bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho đội ngũ kiểm
tra viên của mình để có sự thống nhất trong phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ đối với lực lượng kiểm tra bằng cách: tổ chức việc học
tập có hệ thống để nâng cao trình độ đội ngũ kiểm tra một cách cơ bản hoặc
thông qua thực tế công tác kiểm tra để hoàn thiện nghiệp vụ. Bồi dưỡng năng
lực chuyên môn các kiểm tra viên bằng nhiều hình thức: tổ chức các tiết dạy
theo chuyên đề trường, tổ,
- Cần có định mức kinh phí để hỗ trợ cho lực lượng kiểm tra, nhằm động viên họ
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Duy trì và thực hiện tốt nề nếp kiểm tra nội bộ trường học trong từng năm học.
Các thành viên tiến hành theo kế hoạch từng tháng và từng tuần, thực hiện tốt
chức năng được giao.
c. xây dựng chuẩn kiểm tra.
Muốn đánh giá đúng đối tượng kiểm tra thì phải có khung chuẩn, để làm công
cụ so sánh, chuẩn kiểm tra phải được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp luật,
pháp quy của nhà nước, các chỉ tiêu phát động của nhà trường. Khi xây dựng
chuẩn kiểm tra cần kiểm tra theo các bước sau:
- Bước 1: Hiệu trưởng thu thập các thông tin từ các văn bản cấp trên, từ tình
hình thực tế của trường, cách đánh giá của các năm học trước.
12

Đề tài nghiên cứu khoa học  Phạm Đình Hân
- Bước 2: Chọn lọc, tổng hợp, phân tích các thông tin, từ đó đưa ra dự thảo
chuẩn.
- Bước 3: Đưa ra tập thể bàn bạc, góp ý, nhằm giúp Hiệu trưởng hoàn thành
công cụ đánh giá của mình đồng thời gây được bầu không khí thoải mái trong
quá trình đánh giá.
- Bước 4: Hiệu trưởng bổ sung và điều chỉnh.
- Bước 5: Hiệu trưởng ra Quyết định chính thức thông báo để mọi người thực
hiện theo chuẩn kiểm tra.
Khi xây dựng chuẩn kiểm tra cần chú ý nhiều đến thực tế của trường, đặc biệt
có lưu ý đến đối tượng học sinh để đánh giá khách quan tránh thiệt thòi cho giáo
viên khi chủ nhiệm cũng như giảng dạy lớp có nhiều học sinh yếu.
d. Tạo phong trào dự giờ, thăm lớp.
- Nhà trường đề ra chỉ tiêu dự giờ cho các tổ, giáo viên và chuyên môn.
- Xây dựng phong trào thi đua Dạy tốt - Học tốt trong toàn trường.
- Tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp bằng cách phát động phong trào dự giờ,
thăm lớp trong các tổ chuyên môn.
- Xây dựng lịch kiểm tra phù hợp với mỗi giáo viên ở từng thời điểm để huy
động nhiều giáo viên trong tổ cùng tham gia dự giờ, tìm tòi học hỏi những kinh
nghiệm giảng dạy thích hợp với đặc điểm bộ môn, giúp đỡ những giáo viên chưa
có kinh nghiệm để nâng cao tay nghề.
- Sau khi dự giờ phải nhanh chóng góp ý, phân tích những hạn chế, thiếu sót của
giáo viên cần khắc phục trong quá trình lên lớp. Đồng thời, nêu bật những ưu
điểm để biểu dương kịp thời, giúp giáo viên phát huy tốt những tiết dạy sau,
tránh tình trạng dự giờ mà không góp ý chỉ xếp loại.
3 Các hoạt động dự kiến sau một năm khi kết thúc khóa học
a. Xây dựng đội ngũ vững vể chuyên môn, nghiệp vụ.
- Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác,
sinh hoạt, tạo bầu không khí đầm ấm, dư luận lành mạnh trong tập thể.
- Động viên giáo viên học tập nâng cao trình độ như tham gia các lớp nâng

chuẩn cao đẳng, đại học từ xa, đại học tại chức bằng nhiều hình thức
13
Đề tài nghiên cứu khoa học  Phạm Đình Hân
- Tổ chức nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học bằng nhiều
hình thức như: tổ nhóm chuyên môn, toàn trường, tự nghiên cứu
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra giáo viên thực hiện đúng quy chế chuyên
môn, thực hiện đúng nội dung chương trình, đặc biệt kiểm tra việc vận dụng
phương pháp, sử dụng thiết bị dạy học.
- Phối hợp với công đoàn cơ sở thực hiện cuộc vận động Dân chủ - Kỷ cương  
Tình thương  Trách nhiệm
- Hằng năm, Ban giám hiệu phải sắp xếp lại đội ngũ giáo viên theo chuyên môn
nghiệp vụ, phân công trách nhiệm cho giáo viên phù hợp với khả năng, nguyện
vọng và thực hiện hoán đổi một số giáo viên theo quy định của Ngành.
b. Hiệu trưởng chỉ đạo công tác kiểm tra.
- Ra quyết định về ban kiểm tra.
- Giúp đỡ hướng dẫn lực lượng kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ.
- Điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình kiểm tra.
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên, nhân viên dưới quyền về công tác
kiểm tra và tự kiểm tra.
*. Chỉ đạo kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên.
Hiệu trưởng chỉ đạo cho lực lượng kiểm tra, kiểm tra theo nội dung của thông
tư số 48/2006/TT-BGD&ĐT và Quyết định số 14/2007/QĐ-BGD&ĐT
ngày 04 tháng 5 năm 2007 quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS.
*. Kiểm tra toàn diện giáo viên.
Hằng năm, Hiệu trưởng kiểm tra toàn diện 1/3 tổng số giáo viên của trường.
*. Kiểm tra xếp lọai chuyên môn - nghiệp vụ giáo viên:
Kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công về giảng dạy, giáo dục được kiểm
tra và đánh giá theo 3 tiêu chí:
+. Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.:Thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học
Chuẩn bị bài, lên lớp, đánh giá học sinh Mức độ tiến bộ của học sinhqua từng

học kỳ và cả năm căn cứ vào tỷ lệ xếp loại và hạnh kiểm.
+. Thực hiện công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động giáo dục khác.
14
Đề tài nghiên cứu khoa học  Phạm Đình Hân
- Đảm bảo sĩ số, quản lý việc học tập và rèn luyện của học sinh. Quản lý hồ sơ
sổ sách. Thực hiện việc giáo dục đạo đức cho học sinh, xây dựng nề nếp, rèn
luyện thói quen tốt, giúp đỡ các học sinh cá biệt Phối hợp với gia đình học sinh
và cộng đồng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh Tham gia các công tác
khác đã được nhà trường phân công.
+. Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ hàng năm theo yêu cầu của cấp
trên.
- Tham gia học tập để đạt chuẩn và nâng cao trình độ đào tạo.
Kết quả tiết dạy được kiểm tra, đánh giá theo 4 loại: Tốt, Khá, Trung bình và
chưa đạt. Việc kiểm tra đánh giá tiết dạy của giáo viên dựa trên 4 tiêu chí cụ thể
sau:
+. Kiến thức:
+. Kĩ năng sư phạm:
+. Thái độ sư phạm.
+. Hiệu quả.
*. Kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ, nhóm chuyên môn giáo viên.
- Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng, nhóm trưởng về nhận thức, vai trò,
tác dụng, uy tín, khả năng lãnh đạo chuyên môn
- Kiểm tra hồ sơ của tổ chuyên môn: kế hoạch, biên bản, chất lượng dạy, các
chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm.
- Kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn: soạn bài, chấm bài, dự giờ, giảng
mẫu
- Kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Kiểm tra việc chỉ đạo phong trào học tập của học sinh theo từng khối: ngoại
khoá, phụ đạo, thực hành, bồi dưỡng học sinh giỏi

- Kiểm tra chất lượng dạy và học của tổ chuyên môn, tác dụng, uy tín trong
trường.
*. Kiểm tra các chuyên đề khác.
15
Đề tài nghiên cứu khoa học  Phạm Đình Hân
Tập trung kiểm tra những nội dung mà năm học trước giáo viên thực hiện còn
hạn chế như: kiểm tra việc chuẩn bị giờ lên lớp, kiểm tra giờ dạy trên lớp, kiểm
tra việc thực hiên quy chế chuyên môn, kiểm tra hoạt động ngoài lớp, ngoài
trường của giáo viên. Đồng thời đề ra những giải pháp tích cực giúp giáo viên
khắc phục những hạn chế đó để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Trên cơ sở các nội dung đã trình bày ở trên, Hiệu trưởng sử dụng các hình
thức và phương pháp kiểm tra linh hoạt, sáng tạo và tiến hành theo quy trình hợp

*. Kiểm tra các bộ phận ban ngành.
Hiệu trưởng sẽ trực tiếp kiểm tra các bộ phận ban ngành và các bộ phận trong
nhà trường như: cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, tài chính, văn thể
+. Kiểm tra cơ sở vật chất.
- Kiểm tra nhà cửa, phòng làm việc, lớp học nhằm hai mục đích: một là thẩm
định tính hợp lý khoa học, đảm bảo vệ sinh trường lớp, hai là đảm bảo an toàn,
thẩm định giá trị sử dụng nơi làm việc. Hiệu trưởng quan sát trực tiếp, kết hợp
với thăm dò dư luận, ý kiến phát hiện của đơn vị và cá nhân.
- Kiểm tra bàn ghế, bảng, giá sách, tủ Kiểm tra để nắm bắt kịp thời tình trạng
mất mát, hư hỏng của các loại đồ dùng bằng gỗ.
+.Kiểm tra thiết bị dạy học.
Thiết bị dạy học bao gồm các đồ dùng dạy học, các phương tiện dạy học. Các
phương pháp kiểm tra chủ yếu là: quan sát, nghiên cứu hồ sơ quản lý và sử dụng
thiết bị dạy học.
+. Kiểm tra thư viện.
Hiệu trưởng kiểm tra thư viện, trước hết kiểm tra chức năng hoạt động của cán
bộ thư viện. Thư viện không chỉ là nơi giữ sách mà còn là nơi phổ biến sách

báo cho bạn đọc. Sách báo phải được bảo quản giữ gìn, thống kê, phân loại theo
chuyên môn ngành thư viện. Các sách báo phải được bổ sung kịp thời hàng
tháng và đầu năm học
+. Kiểm tra tài chính.
16
Đề tài nghiên cứu khoa học  Phạm Đình Hân
- Hiệu trưởng kiểm tra việc ghi chép trên chứng từ, trên sổ kế toán, trên báo cáo
tài chính, kiểm tra việc thu chi các nguồn kinh phí trong ngân sách và ngoài
ngân sách, kiểm tra việc chấp hành các thể lệ, chế độ, nguyên tắc kế toán tài
chính và thu nộp ngân sách.
+. Kiểm tra học sinh.
- Kiểm tra hoạt động học tập: thái độ, nề nếp, phương pháp, kết quả học tập, sự
tương trợ giúp đỡ nhóm trong học tập.
- Kiểm tra trình độ được giáo dục của học sinh về các mặt: đạo đức, lối sống, ý
thức và kỷ luật lao động, ý thức bảo vệ sức khoẻ - vệ sinh, biết thưởng thức và
sáng tạo cái đẹp, nghệ thuật
- Sinh hoạt tập thể lớp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
- Công tác kiểm tra nội bộ trường học có tầm quan trọng hết sức đặc biệt, nó tác
động trực tiếp đến quá trình nâng cao chất lượng dạy và học là động lực thúc
đẩy sự phát triển của nhà trường. Chính công tác kiểm tra giúp Hiệu trưởng nắm
được hoạt động hàng ngày trên lớp của giáo viên, cán bộ nhân viên, tình hình
học tập của học sinh, đồng thời góp phần ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra
trong nhà trường.
- Qua phân tích thực trạng kiểm tra nội bộ trường học ở trường THCS bản thân
chúng tôi đã nhận thấy: Hiệu trưởng nhà trường đã tổ chức kiểm tra nội bộ
trường học đúng với quy trình, với văn bản cấp trên. Tuy nhiên trong quá trình
thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học của đơn vị vẫn còn một số hạn
chế trong việc tổ chức kiểm tra còn lúng túng, còn mang tính hình thức, kiểm tra

đủ với số lượng kế hoạch song thiếu tính hiệu quả.
- Qua thực hiện đề tài này chúng tôi thấy được tính thực tiễn trong công tác
kiểm tra nội bộ đối với nhà trường, đó là thực hiện tốt các giải pháp kiểm tra nội
bộ một cách nghiêm túc, chắc chắn rằng hoạt động dạy và học ở trường THCS
sẽ đi vào nề nếp hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
2. Kiến nghị.
17
Đề tài nghiên cứu khoa học  Phạm Đình Hân
a. Đối với cấp trên.
- Phòng GD&ĐT huyện Lương Tài cần có sự chỉ đạo chung cho các cộng tác
viên thanh tra, khi đến thanh tra các hoạt động sư phạm của nhà giáo tại các đơn
vị trường cần nắm bắt tình thực tế của địa phương, của trường và đối tượng học
sinh của lớp được kiểm tra để có cơ sở đánh giá một cách chính xác quá trình
hoạt động của một nhà giáo.
- Hàng năm cần có kế hoạch cung cấp kịp thời các trang thiết bị, đồ dùng dạy
học để giúp giáo phát huy hết khả năng sư phạm thực hiện tốt giờ dạy của mình
theo phương pháp đổi mới.
b. Đối với cấp trường.
- Hàng tháng nên tổ chức họp rút kinh nghiệm và nhắc nhở các thành viên trong
ban kiểm tra thực hiện tốt kế hoạch.
- Bố trí và sắp xếp thời gian phù hợp để ban kiểm tra làm việc đạt hiệu quả.
- Có thể sử dụng các hình thức, thời điểm thực hiện việc kiểm tra để điều chỉnh
các sai sót một cách kịp thời như: Kiểm tra lường trước, kiểm tra đồng thời.
kiểm tra phản hồi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
stt Tên Tài liệu Ghi chú
18
Đề tài nghiên cứu khoa học  Phạm Đình Hân
1
2

3
Các văn bản hướng dẫn của ,Bộ GD ĐT ,Sở
GD ĐT, PhòngGD ĐT
Sách chuyên đề kiểm tra nội bộ trường học
Điều lệ trường Trung học
19

Kiểm tra nội bộ diễn ra như thế nào?

Việc tiến hành đánh giá nội bộ được hiểu và thực hiện theo các bước cơ bản như sau:.
Họp mở đầu;.
Xem xét tài liệu khi thực hiện đánh giá;.
Thông tin trong lúc đánh giá;.
Phân công vai trò, trách nhiệm của người quan sát;.
Thu thập và xác nhận thông tin;.
Chuẩn bị kết quả đánh giá;.
Họp kết thúc..

Hồ sơ kiểm tra nội bộ trường học gồm những gì?

Hồ sơ kiểm tra gồm: Hồ sơ lưu của lãnh đạo, hô sơ và hoạt động của giáo viên, tổ chuyên môn, Đoàn-Đội, y tế trường học, quản lý nhà ăn bán trú, công tác chủ nhiệm của các giáo viên, các kể hoạch hoạt động ngoại khóa....
Thành lập Ban kiểm tra nội bộ ... .
Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường: ... .
Tiến hành kiểm tra:.

Thanh tra nội bộ là gì?

Hoạt động thanh tra nội bộ là hoạt động giúp Hiệu trưởng, phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý của Trường để kiến nghị biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế của Trường; giúp đơn vị, tổ chức, cá nhân trong Trường thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục và chính sách, ...

Cần có những biện pháp gì để thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường?

Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường học cần thực hiện một số giải pháp sau:.
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý về công tác kiểm tra. ... .
Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động kiểm tra. ... .
Tổ chức kiểm tra giám sát công tác kiểm tra NBTH..