Đô thị loại 1 gồm những tỉnh nào năm 2024

Đô thị Việt Nam là những đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam ra quyết định công nhận hoặc thành lập.

Mặc dù huyện và xã là cấp hành chính tại khu vực nông thôn nhưng trong những trường hợp đặc biệt, nếu đủ điều kiện về quy mô và tính chất đô thị hóa thì huyện có thể được công nhận là đô thị, như Bộ Xây dựng quyết định công nhận huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), huyện Núi Thành (Quảng Nam), huyện Yên Phong (Bắc Ninh), huyện Kim Bảng (Hà Nam) là đô thị loại IV. Một số xã chuẩn bị được nâng cấp lên thị trấn cũng có thể được công nhận là đô thị loại V bởi chính quyền cấp tỉnh. Các đô thị ở Việt Nam được chia thành sáu loại, bao gồm: đô thị loại đặc biệt và các đô thị từ loại I đến loại V. Đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II do Thủ tướng Chính phủ công nhận; đô thị loại III và loại IV do Bộ Xây dựng công nhận; đô thị loại V do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh công nhận. Việc thành lập các đô thị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết.

Theo thống kê của Cục Phát triển đô thị, tính đến ngày 17 tháng 4 năm 2024, tổng số đô thị cả nước là 904, bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 22 đô thị loại I, 37 đô thị loại II, 44 đô thị loại III, 95 đô thị loại IV và 705 đô thị loại V.

Phân loại đô thị[sửa | sửa mã nguồn]

Đô thị loại 1 gồm những tỉnh nào năm 2024
Thành phố trực thuộc trung ương

Đô thị loại 1 gồm những tỉnh nào năm 2024
Thành phố thuộc tỉnh (hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương)

Đô thị loại 1 gồm những tỉnh nào năm 2024
Thị xã

Đô thị loại 1 gồm những tỉnh nào năm 2024
Huyện

Đô thị loại 1 gồm những tỉnh nào năm 2024
Thị trấn

Đô thị loại 1 gồm những tỉnh nào năm 2024
Đô thị loại đặc biệt

Đô thị loại 1 gồm những tỉnh nào năm 2024
Đô thị loại I

Đô thị loại 1 gồm những tỉnh nào năm 2024
Đô thị loại II

Đô thị loại 1 gồm những tỉnh nào năm 2024
Đô thị loại III

Đô thị loại 1 gồm những tỉnh nào năm 2024
Đô thị loại IV

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 có hiệu lực từ ngày 25 tháng 5 năm 2016 về phân loại đô thị.

Việt Nam hiện có sáu loại đô thị: loại đặc biệt và từ loại I đến loại V. Nghị định số 42/2009/NĐ-CP sử dụng số La Mã để phân loại đô thị, nhưng nhiều tài liệu vẫn dùng số Ả Rập: loại 1 đến loại 5.

Một đơn vị hành chính để được phân loại là đô thị thì phải có các tiêu chuẩn cơ bản như sau:

  1. Có chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định.
  2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt 4.000 người trở lên.
  3. Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị.
  4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị) phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động.
  5. Đạt được các yêu cầu về hệ thống công trình hạ tầng đô thị (gồm hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật).
  6. Đạt được các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan đô thị.

Đô thị là trung tâm du lịch, khoa học và công nghệ, giáo dục thì tiêu chí quy mô dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn nhưng tối thiểu đạt 70% mức quy định; các tiêu chí khác phải bảo đảm mức quy định của loại đô thị tương ứng.

Đô thị loại III, loại IV và loại V ở miền núi, vùng cao, có đường biên giới quốc gia thì tiêu chí quy mô dân số có thể thấp hơn nhưng tối thiểu đạt 50% mức quy định; các tiêu chí khác tối thiểu đạt 70% mức quy định của loại đô thị tương ứng.

Đô thị ở hải đảo thì tiêu chí trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị tối thiểu đạt 50% mức quy định; các tiêu chí về quy mô dân số, mật độ dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và tiêu chuẩn về kinh tế - xã hội tối thiểu đạt 30% mức quy định của loại đô thị tương ứng.

Đô thị loại đặc biệt[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13, tiêu chí phân loại đô thị loại đặc biệt như sau:

1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
  1. Vị trí, chức năng, vai trò là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;
  1. Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 5.000.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 3.000.000 người trở lên.

3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 3.000 người/km² trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 12.000 người/km² trở lên.

4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 70% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 90% trở lên.

5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Đô thị loại 1 là thế nào?

Đô thị loại 1 là thành phố thuộc tỉnh/ thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương: dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 người trở lên; tính riêng khu vực nội thành đạt từ 200.000 người trở lên.

Đô thị loại 1 2 3 4 5 là gì?

Qui mô dân số của các loại đô thij này lần lượt là: loại I - từ 1 triệu người trở lên; loại II từ 300 nghìn người trở lên (trong trường hợp đô thị loại II trực thuộc Trung ương thì quy mô dân số toàn đô thị phải đạt trên 800 nghìn người); Đô thị loại III có quy mô dân số toàn đô thị từ 150 nghìn người trở lên; Đô thị ...

Miền Tây có bao nhiêu đô thị loại 1?

Miền Tây hiện tại có 3 đô thị loại 1 gồm: Tp. Cần Thơ, Tp. Mỹ Tho, Tp. Long Xuyên.

Việt Nam có bao nhiêu thành phố loại 1?

Theo số liệu của Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), tính đến tháng 12/2021, cả nước có 869 đô thị, trong đó có hai đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I. Trong số đô thị loại I, ba thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.