Hóa đơn bao nhiêu tiền thì phải làm hợp đồng năm 2024

Trên thực tế rất nhiều hợp đồng mua bán không ghi thuế VAT. Tuy nhiên, đã có quy định chung cho những trường hợp này. Doanh nghiệp cần nắm rõ để tránh những tranh chấp không đáng có.

Hóa đơn bao nhiêu tiền thì phải làm hợp đồng năm 2024
Lưu ý khi hợp đồng không ghi thuế VAT.

1. Thế VAT là gì

Thuế VAT (Value Added Tax) là viết tắt của thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế gián thu tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế VAT do người tiêu dùng cuối cùng phải nộp, thông thường được người bán thu hộ và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Tùy theo loại hàng hóa, dịch vụ thuế VAT sẽ khác nhau thông thường là 10%, 8% (nếu thuộc mặt hàng được giảm thuế), 5% và 0%. Các hàng hóa, dịch vụ có thuế VAT là 5% và 0% thường ít hơn so các hàng hóa có thuế VAT 10%. \>> Tham khảo: Hoàn thuế VAT là gì? Các trường hợp được hoàn thuế VAT.

2. Lưu ý khi hợp đồng không ghi thuế VAT doanh nghiệp cần nắm được

Trong hoạt động thương mại, để tránh tranh chấp các bên sẽ ký hợp đồng. Theo đó xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động thương mại. Nội dung của hợp đồng thương mại bao gồm: thông tin các bên tham gia hợp đồng; đối tượng của hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng; điều khoản về thanh toán, điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng, điều khoản giải quyết tranh chấp nếu có, chữ ký số… Hợp đồng thương mại thông thường sẽ có nội dung thỏa thuận về giá cả hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên có thể có nội dung về thuế VAT hoặc không.

Hóa đơn bao nhiêu tiền thì phải làm hợp đồng năm 2024

(1) Trường hợp hợp đồng có ghi thuế VAT

Hợp đồng có nội dung thỏa thuận về giá hàng hóa dịch vụ và có nội dung về thuế VAT.

Ví dụ:

  • “Giá trong hợp đồng là giá đã bao gồm thuế VAT 10%” hoặc “Giá trong hợp đồng là giá chưa bao gồm thuế VAT 10%” “Giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng 10%” hoặc “Giá trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng 10%”

Theo ông Nguyễn Duy Hưng (Hà Nội) tham khảo, Khoản 19, Điều 3 và Khoản 7, Điều 4 Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg quy định, gói thầu có giá không quá 50.000.000 đồng thì thủ trưởng cơ quan đơn vị quyết định việc mua sắm bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình; không bắt buộc phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật (không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu).

Ông Hưng hỏi, đối với tất cả các gói thầu có giá dưới 50.000.000 đồng nhằm mua sắm, duy trì hoạt động thường xuyên bao gồm cả những gói thầu đã nêu tại các Khoản từ 1 - 18 và 20 Điều 3 Nghị định số 17/2019/QĐ-TTg đều được áp dụng Khoản 19, Điều 3 và Khoản 7, Điều 4 Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg có đúng không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 7, Điều 4 Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 8/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định việc mua sắm đối với gói thầu quy định tại Khoản 19, Điều 3 Quyết định trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình; không bắt buộc phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hoá đơn, chứng từ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật (không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu).

Theo đó, đối với gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên có giá không quá 50 triệu đồng thì không bắt buộc phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hoá đơn, chứng từ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật theo quy định nêu trên.

(đã hết hiệu lực) có quy định về việc không cần lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị thanh toán dưới 200.000 đồng, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

Tuy nhiên theo pháp luật về hóa đơn và chứng từ hiện nay cụ thể tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC thì không còn quy định số tiền tối thiểu để xuất hóa đơn.

Thay vào đó, căn cứ theo Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, khi thực hiện bán hàng hóa, dịch vụ thì người bán phải luôn xuất hóa đơn có thể là hóa đơn điện tử hay hóa đơn GTGT để giao cho người mua. Việc xuất hóa đơn hay hóa đơn điện tử được xuất vào thời điểm giao dịch hàng hóa dịch vụ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Chính vì vậy, việc xuất hóa đơn điện tử không phụ thuộc vào giá trị giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ mà khi có hoạt động mua bán thì bên bán có nghĩa vụ xuất hóa đơn giao cho người mua.

Hóa đơn bao nhiêu tiền thì phải làm hợp đồng năm 2024

Bao nhiêu tiền thì xuất hóa đơn điện tử? Thời điểm xuất hóa đơn điện tử là khi nào? (Hình từ Internet)

Thời điểm xuất hóa đơn điện tử là khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn cụ thể như:

Thời điểm lập hóa đơn
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
.....

Theo đó, thời điểm xuất hóa đơn điện tử được xác định như sau:

- Đối với bán hàng hóa bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia: Thời điểm xuất hóa đơn điện tử là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Đối với cung cấp dịch vụ: Thời điểm xuất hóa đơn điện tử là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Nếu dịch vụ thu tiền trước hoặc trong thời gian cung cấp dịch vụ thì thời điểm xuất hóa đơn điện tử là thời điểm thu tiền

- Đối với giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ: Thời điểm xuất hóa đơn điện tử là thời điểm mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao hàng hóa, dịch vụ tương ứng với khối lượng giá trị.

Cá nhân kinh doanh có được sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa hay không?

Theo quy định Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như sau:

Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
....
3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 51 của Luật này và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
4. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.

Thông qua căn cứ trên, cá nhân kinh doanh vẫn được sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng nếu thuộc các trường hợp như sau:

- Cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai.

- Cá nhân kinh doanh xác định được doanh thu khi bán hàng hóa.

Nếu cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh.

Trường hợp này cá nhân kinh doanh có trách nhiệm phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.

Hóa đơn trị giá bao nhiêu thì phải chuyển khoản?

Như vậy, các khoản chi nếu có hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ từng lần trên 20 triệu đồng trở lên, để được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN thì bên mua phải thực hiện thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng cho bên bán, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán ...

Hóa đơn giá trị gia tăng để làm gì?

Hóa đơn giá trị gia tăng (VAT invoice) là một tài liệu chứng từ chứng nhận việc giao dịch mua bán hoặc cung cấp dịch vụ. Nó chứa thông tin về số tiền thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax – VAT) phải nộp cho cơ quan thuế.

Số tiền bao nhiêu thì phải xuất hóa đơn?

Tải về Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC Như vậy trên 200.000 đồng thì bắt buộc phải lập hóa đơn.

Giá trị hợp đồng bao nhiêu thì phải chuyển khoản?

Hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên sẽ phải thực hiện chuyển khoản nhưng có nhiều trường hợp bên mua lại thực hiện thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ thông qua hình thức trả bằng tiền mặt.