Hành củ sau lột bi chua là vì sao

Bắc chảo lên bếp, cho 100ml dầu ăn vào và đun nóng.

Dùng đũa hoặc 1 vài tép hành để thử dầu, khi thấy dầu sôi quanh đũa hoặc tép hành nổi lên trong khoảng 1 giây là được. Khi đó, bạn cho từ từ hành vào chảo dầu để phi.

Vặn lửa nhỏ, và dùng đũa nhẹ tay đảo đều tay liên tục, tránh không cho hành bị cháy.

Sau khoảng 15 phút, hành bắt đầu vàng thì vớt nhanh hành ngoài.

Mách nhỏ:

  • Để hành phi vàng thơm và giòn ngon, bạn nên dùng chảo bằng nhôm để nhiệt độ lúc phi hành được ổn định.
  • Dùng muối giúp hành nhanh giòn, nhiệt độ hành ổn định, thêm 1 ít bột mì để hành dày và giữ hành được nguyên tép.
  • Để hành ít bị nhũng trong quá trình phi thì bạn nên phơi hành qua một nắng nhé!
  • Ngoài ra, để cho hành giòn đều hơn bạn nên chia hành từng phần nhỏ để phi.

Hành tím mua về bạn để nguyên vỏ, rửa sạch đất cát bẩn rồi cho vào thau to. Đổ nước vào xâm xấp mặt hành, ngâm hành cùng 300gr muối hạt qua 1 đêm.

Sau khi ngâm hành qua đêm, bạn chắt bỏ nước ngâm, cắt gốc và bóc vỏ hành tím. Rửa hành lại lần nữa cho sạch với nước lạnh rồi vớt ra rổ để ráo.

Khế chua mua về bạn cho vào thau nước muối pha loãng ngâm 5 phút rồi rửa sạch, sau đó rửa lại lần nữa với nước lạnh. Cắt khế thành các miếng nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng chút nước lọc.

bởi Giang Lun

Sat, 24 Jan 2015 14:18:00 GMT

Nếu được bảo quản đúng cách, hành có thể tươi trong vòng từ 3 đến 5 tháng. Sau đây là một số bí quyết giúp bạn giữ hành tươi lâu. Hành không phải là loại thực phẩm khó bảo quản. Đối với những củ hành còn nguyên, bạn không cần giữ lạnh hoặc để đông mà chỉ cần để ở nơi khô mát và thoáng khí trong bếp.

Hành là loại gia vị được sử dụng rất phổ biến trong chế biến món ăn của người Việt. Cùng với tỏi, gừng... hành thường được các bà nội trợ mua với số lượng nhiều và dự trữ trong bếp.

Nếu được bảo quản đúng cách, hành có thể tươi trong vòng từ 3 đến 5 tháng. Sau đây là một số bí quyết giúp bạn giữ hành tươi lâu. Hành không phải là loại thực phẩm khó bảo quản. Đối với những củ hành còn nguyên, bạn không cần giữ lạnh hoặc để đông mà chỉ cần để ở nơi khô mát và thoáng khí trong bếp. Trình tự bảo quản hành ở nhiệt độ bình thường được thực hiện theo các bước sau:

Chọn những củ cứng không xốp

Khi chọn, nên lựa những củ có lớp vỏ mỏng, sáng bóng, đều màu, sờ vào thấy khô và chắc tay. Tránh lựa củ mọc mầm, chỗ cứng chỗ mềm và màu không đều bởi hành này không tươi và có thể bị đắng.

Chọn những củ khô và cứng, không có những đốm mềm hoặc bị hõm ở phần cuống.

Bóc lớp vỏ thừa bên ngoài

Loại bỏ lớp vỏ thừa bên ngoài bằng cách chà xát chúng giữa hai lòng bàn tay. Phần vỏ bong ra, là phần thừa, bạn nhớ kỹ là bỏ phần thừa đã bong sau khi chà sát, KHÔNG bóc hết toàn bộ vỏ đâu nhé!

Cho hành tây vào túi lưới, túi giấy hoặc rổ

Nếu dùng không hết, bạn nên trữ hành trong túi lưới, túi giấy, hoặc dùng tất da.... Việc đặt mỗi củ trong một túi sẽ khiến chúng lâu hỏng hơn là cho tất cả chung một nơi. Lưu ý, cần tạo lỗ thoát khí để hành dễ “thở”, không bị ẩm thấp, thối nhũn. 

Mẹo: Bằng cách cho hành vào ống tất [vớ] da, cứ mỗi củ lại buộc một nốt rồi cho lần lượt vào đến hết. Điều này không chỉ giúp cách ly hành mà có khả năng cung cấp môi trường khô thoáng, hút ẩm tốt nhằm giữ hành trong thời gian dài.

Đặt rổ hoặc túi đựng hành ở nơi tối và mát

Đặt rổ hoặc túi đựng hành ở nơi tối và mát. Nhiệt độ lý tưởng nhất để giữ cho hành tươi lâu là từ 5 – 15 độ C. Tuyệt đối không nên để hành ở những nơi có nhiệt độ thấp hơn 5ºC hoặc cao hơn 20ºC. Kiểm tra túi, rổ đựng hành mỗi tuần một lần, bỏ đi những củ có dấu hiệu bị thối, mềm hoặc thay đổi màu sắc.  Tránh ánh nắng trực tiếp. Độ ẩm cao khiến hành dễ dàng bị thối rữa. Trong khi đó, ánh nắng trực tiếp với nhiệt độ cao lại dễ khiến hành trở nên khô quắt.

Hành tây dùng thừa cho vào túi nylon cất vào tủ lạnh

Khi đã lột vỏ hoặc đã được thái nhỏ, hành nên được giữ lạnh để tươi lâu hơn. Nếu chỉ cần dùng một phần nhỏ lượng hành đã lột vỏ hoặc thái để nấu, bạn có thể giữ phần hành thừa còn lại bằng cách bọc chúng bằng màng bọc thực phẩm hoặc túi nhựa có khóa kéo trước khi cho vào tủ lạnh. Với cách này, bạn có thể giữ được độ tươi cho hành trong vòng từ 2 đến 3 ngày.

Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn nên dùng hộp hoặc lọ có nắp kín, cho phần hành thừa vào. Điều này giúp cho mùi hành không ám vào các thực phẩm khác có trong tủ lạnh.

Khi chọn mua hành, bạn nên lưu ý:

- Không mua những củ hành đã mọc mầm vì chúng không thể tươi lâu trong một thời gian dài.

- Ngoài ra, cũng không nên chọn những củ hành đậm mùi vì điều này chứng tỏ chúng đã bị thâm hoặc thối bên dưới lớp vỏ.

- Những củ hành tốt nhất phải có lớp vỏ khô và dễ bong để có thể lột bỏ dễ dàng.

- Đặc biệt, không đặt hành chung với khoai tây. Hơi nước từ khoai tây bốc lên khiến hành nhiễm ẩm, thối rữa nhanh hơn. Đồng thời, khoai tây cũng dễ “bắt mùi” của hành khiến món ăn có mùi vị khác lạ.

Có thể bạn quan tâm:

Tổng hợp

Xem nội dung đầy đủ

Có rất nhiều món ngon phải có thêm hành tây mới đúng vị, nhưng đa số mọi người đều ghét và sợ nó vì mỗi khi cắt thì lại bị cay chảy nước mắt. Vì khi cắt, hành tây sẽ tiết ra một loại dung môi chứa thể khí propanelthial sulfoxide gây kích thích cho mắt.

Cắt hành luôn là nỗi ám ảnh của các chị em

Có nhiều cách để hạn chế việc không bị cay mắt khi cắt hành trong bếp từ những thiết bị gia dụng sẵn có. Hãy cùng Điện Máy Chợ Lớn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Để lại gốc hành

Bạn cắt cả 2 đầu củ hành trước khi thái? Không nên đâu nhé! Hãy thử để lại gốc củ hành cho đến lúc cuối vì các hợp chất lưu huỳnh tập trung nhiều hơn ở gần gốc mà.

Bỏ hành vào tủ lạnh trước khi cắt

Các tế bào trong hành sẽ phản ứng chậm khi được làm lạnh. Chính vì vậy, bạn nên lột vỏ chúng và bỏ vào trong ngăn đá tủ lạnh từ 10 đến 15 phút.

Nhai kẹo cao su hoặc bất kỳ món đồ ăn nào khi cắt hành

Nhai kẹo cao su hoặc bất kỳ đồ ăn nào trong miệng của bạn sẽ khuyến khích bạn thở bằng miệng, từ đó hút bớt các giọt li ti trước khi chúng bay lên đến mắt.

Dùng khoai tây chà lên 2 mặt dao

Dùng một khoanh khoai tây tươi chà lên hai mặt dao, sau đó cắt hành, ớt thoải mái mà không lo bị cay mắt.

Cho một chút giấm lên thớt

Bạn cho một chút giấm thoa lên thớt, hoặc kết hợp giấm với nước tỷ lệ 50/50, bởi giấm có khả năng làm dừng phản ứng của lưu huỳnh. Nếu hỗn hợp trên chưa hiệu quả, hãy thử chỉ sử dụng giấm để phun lên thớt. Tuy nhiên, điều này có thể làm ảnh hưởng đến hương vị của hành tây nấu chín.

Cắt hành dưới nước

Cắt hành tây dưới nước hoặc dưới vòi nước cũng sẽ giúp ích một cách đáng kể bởi nước sẽ hòa tan các hợp chất lưu huỳnh trước khi chúng có thể tới được mắt của bạn.

Bật quạt khi cắt hành

Bật quạt theo hướng cùng chiều với hướng ngồi để thổi ra xa những giọt hành bắn ra khi cắt hành.

Cắt một lúc nhiều hành

Để tránh hiện tượng cay mắt khi cắt hành diễn ra, bạn có thể cắt cùng lúc cho nhiều lần và bảo quản chúng trong hộp kín, giữ lạnh để dùng dần cho những lần sau. Điều này vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian, vừa giảm được số lần bị cay mắt.

Thắp nến

Thắp một ngọn nến thật gần thớt của bạn khi thái hành để lượng nhiệt tỏa ra có thể rút bớt lưu huỳnh từ củ hành.

Đeo kính bảo vệ mắt

Để bảo vệ mắt trước sự tấn công của hơi cay từ củ hành, bạn có thể đeo kính để bảo vệ mắt. Kính bơi hay kính làm vườn đều được, miễn là chúng che kín đôi mắt.

Sơ chế hành thường gây khó chịu cho các bà nội trợ - Ảnh: Getty Image

Theo các nhà khoa học, khi cắt hành, các tế bào của củ hành sẽ bị phá vỡ và giải phóng chất axit sulfenic. Chất axit này kết hợp với một enzyme có tên alliinase tạo thành chất khí gọi là propanethiol S-oxide.

Chất khí này phản ứng với nước vốn luôn có trong mắt tạo nên axit sulfuric từ đó làm rát mắt. Hệ thần kinh xem đây như kích thích và điều khiển tuyến lệ tiết ra nước mắt nhiều hơn nhằm rửa trôi tác nhân lạ này.

"Cơ chế tự vệ đặc biệt"

"Chất khí thường được biết đến là "khí khóc" sẽ kích thích các dây thần kinh cảm giác trong mắt và khiến bạn rơi nước mắt", bá Josie Silvaroli từ Đại học Case Western Reserve ở Ohio cho biết.

Khí khóc này phát triển như một cơ chế bảo vệ hành tây khỏi những vi khuẩn và động vật có thể làm hại chúng, trong đó có chính… con người.

"Xâm hại" đến hành tây sẽ kích hoạt khả năng tự vệ của nó: khi tế bào bị phá vỡ, phản ứng hóa học đặc biệt sẽ bắt đầu.

Thường thì bên trong các tế bào của hành tây, chất tiền axit sulfenic và enzyme alliinase cùng nổi trên bề mặt tế bào nhưng không tác động gì với nhau.

"Tuy nhiên, nếu một trong hai bị phá hủy, chúng sẽ gặp nhau và tạo thành phản ứng", ông Marcin Golczak, nhà hóa sinh học ở Đại học Case Western Reserve, giải thích. 

Khi đó, chúng tương thích hoàn hảo với nhau làm cho cấu trúc hóa học của phân tử thay đổi, góp phần tạo nên "khí khóc".

Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần được lý giải. Trong đó là việc một số người khóc nhiều hơn khi tiếp xúc với hành nhưng những người khác lại không. 

"Hiện chưa rõ vì sao một số loại hành 'dễ chịu' hơn những loại khác", tiến sĩ Golczak nói.

"Công lực" gây khóc của hành tây phụ thuộc vào độ sạch và lượng khí propanethiol S-oxide được sản sinh hoặc thậm chí là sự đột biến làm thay đổi hoạt động của propanethiol S-oxide.

Bớt "khóc" bằng cách nào?

Có thể ngăn chặn người ta khóc vì hành hay không? Ở Nhật, các nhà khoa học đã tạo ra giống hành không gây chảy nước mắt, tuy nhiên hành này thiếu vị đặc trưng.

Dưới đây là một số cách để hạn chế khóc khi cắt hành tây:

- Nhúng nước khi cắt, hoặc có thể cắt trong thau nước vì nước sẽ khiến một lượng axit lưu huỳnh hòa tan trước khi tiếp xúc với mắt, giúp hạn chế được lượng khí tạo thành axit sulfuric, giúp mắt đỡ cay hơn rất nhiều.

- Có thể để lạnh hành trước khi cắt, giúp các cấu trúc tế bào của nó sẽ chậm phản ứng hơn từ đó ít gây cay mắt hơn. Do đó, nên bỏ hành vào tủ lạnh khoảng 15 đến 20 phút trước khi đem sơ chế.

- Cẩn thận với phần gốc hành do lưu huỳnh tập trung nhiều hơn ở phần này. Do đó, có thể cắt gốc hành lúc gần xong hoặc nếu không có thể cắt trước phần gốc hành trong nước để thoải mái cắt phần còn lại.

- Ngoài ra có thể sử dụng quạt thổi khi cắt để có thể thổi bay những khí gây cay theo hướng ngược với mắt và giúp mắt đỡ cay hơn.

TRỌNG NHÂN

Video liên quan

Chủ Đề