Xây dựng chính quyền điện tử là gì

Chính quyền điện tử - xu hướng tất yếu

Trong những năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông [CNTT-TT] của tỉnh Quảng Ninh đã có bước phát triển vượt bậc, góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội. Hạ tầng CNTT-TT của tỉnh được chú trọng đầu tư xây dựng, 100% cơ quan nhà nước cấp sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố được nối mạng truyền số liệu chuyên dụng và kết nối internet.

Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ các cơ quan nhà nước, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp luôn được tỉnh quan tâm và phát triển đồng bộ. Các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh đang sử dụng rộng rãi các phần mềm ứng dụng dùng chung và phần mềm chuyên ngành; trên 1.400 dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, một số dịch vụ công đã đạt mức độ 3. Đa số các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố có trang thông tin điện tử và đang từng bước triển khai hệ thống cung cấp dịch vụ công “một cửa điện tử”. Những nỗ lực này đã và đang phát huy hiệu quả, thiết thực trong công tác lãnh đạo chỉ đạo và giải quyết công việc chuyên môn hằng ngày tại các cơ quan, đơn vị, nâng cao năng suất, chất lượng công việc, mang nhiều thuận lợi đến cho người dân và doanh nghiệp.


Tỉnh Quảng Ninh tham quan, học hỏi kinh nghiệm nhiều mô hình triển khai chính quyền điện tử tại các địa phương trong và ngoài nước

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, hiệp hội… trên địa bàn tỉnh cũng đã bước đầu triển khai ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Ngoài việc xây dựng hạ tầng và ứng dụng CNTT, công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực CNTT cũng được lãnh đạo tỉnh chú trọng. Hiện nay, nhờ các chính sách thu hút, khuyến khích, nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước, trong các doanh nghiệp và xã hội đã tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng.

Trên cơ sở đó, với  mục tiêu đã được xác định là xây dựng Quảng Ninh “cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp - dịch vụ theo hướng hiện đại vào năm 2015” và trong tương lai 10 năm nữa Quảng Ninh sẽ và phải trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp, trung tâm du lịch của Việt Nam, của khu vực và thế giới thì chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh sẽ là xu hướng tất yếu để chính quyền nâng cao chất lượng hoạt động chỉ đạo điều hành, xúc tiến và thu hút đầu tư, phát triển thương mại, du lịch; nâng cao tính minh bạch, cải tiến môi trường, chính sách; quảng bá và cung cấp thông tin đa dạng, nhanh chóng; chất lượng phục vụ cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và du khách ở mức độ cao.

Quyết tâm trên “con đường mới”

Với xu hướng tất yếu đó, Đề án xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh được xây dựng nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ trong việc phát triển và ứng dụng CNTT, cải cách hành chính; đồng thời thể hiện ý chí, quyết tâm chính trị của tỉnh trong việc tiến tới nền hành chính minh bạch, hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đề án chính là cơ sở để xác định mô hình, kiến trúc xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh, xác định các nội dung, hạng mục đầu tư, bố trí và thu hút mọi nguồn lực, lộ trình để xây dựng thành công chính quyền điện tử và đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh dẫn đầu về ứng dụng và phát triển CNTT của cả nước.


Một trong những nội dung quan trọng trong Đề án xây dựng chính quyền điện tử là công tác đào tạo nguồn nhân lực

Đề án xây dựng chính quyền điện tử được tỉnh Quảng Ninh quyết tâm thực hiện với mục tiêu xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trên cơ sở bảo đảm tính kế thừa, tận dụng những thành tựu, kết quả đã có, phù hợp với các chiến lược, quy hoạch phát triển trong lĩnh vực CNTT và truyền thông của tỉnh để phát triển chính quyền điện tử. Đồng thời góp phần đẩy mạnh ứng dụng CNTT rộng rãi trong hoạt động nội bộ của các cơ quan nhà nước; lấy người dân làm trung tâm, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao để nâng cao hiệu quả nhà nước, hướng tới một nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả.

Việc triển khai Đề án cũng hướng tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo vận hành, sử dụng hiệu quả hệ thống chính quyền điện tử ở cả đối tượng cán bộ công chức nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Cùng với đó là gắn với việc xây dựng trung tâm dịch vụ hành chính công và cải cách thủ tục hành chính.

Với những mục tiêu chung đó, đề án đặt ra những mục tiêu cụ thể cho việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức và hướng dẫn, giới thiệu cho người dân sử dụng, khai thác tiện ích chính quyền điện tử; cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến; Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng; Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ. Tỉnh Quảng Ninh sẽ dành 646 tỷ đồng để thực hiện Đề án xây dựng chính quyền điện tử với phân kỳ đầu tư cụ thể trong 3 năm: 100 tỷ đồng cho năm 2012, 299 tỷ đồng cho năm 2013 và 247 tỷ đồng cho năm 2014.


Lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành nghe đơn vị tư vấn trình bày Đề án xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2014

Trong thời gian từ 2012-2014, Đề án sẽ được triển khai đến các đơn vị cấp tỉnh; các huyện ủy, thị ủy, thành ủy; UBND các huyện, thị xã, thành phố; thí điểm đến UBND một số phường, xã, thị trấn.

Chưa có một khái niệm thống nhất về chính phủ điện tử, hiện nay cũng tồn tại nhiều xu hướng phát triển chính phủ điện tử khác nhau. Ở Việt Nam, một vài tỉnh, thành phố đã triển khai xây dựng chính quyền điện tử và có một số thành công nhất định, tuy nhiên đó mới chỉ là một vài kết quả ban đầu, chưa mang tính tổng thể; kiến trúc, cách thức triển khai vẫ còn đang ở thời kỳ đầu, chưa thể khẳng định thành mô hình hay điển hình thành công để có làm căn cứ, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Do đó, để triển khai thành công chính quyền điện tử, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh xác định đứng trước những khó khăn, thách thức lớn. Song tin tưởng rằng, với mục tiêu hướng tới là nâng cao mức độ hài lòng của xã hội, cải tiến hiệu quả và minh bạch hoạt động chính quyền; đảm bảo tính công bằng, chuẩn mực trong quản lý nhà nước, việc xây dựng chính quyền điện tử tại Quảng Ninh sẽ nhận được sự đồng tình, ủng hộ lớn của nhân dân – những công dân điện tử trong tương lai./.

      Từ những năm 1995-2000, Chính quyền điện tử đã được các nước tiếp thu rộng rãi, thúc đẩy phát triển và coi như một giải pháp hữu hiện để tăng hiệu quả làm việc của chính quyền. Ngày nay, các nước đã coi phát triển chính quyền điện tử là bắt buộc. Bởi Chính quyền điện tử là chính quyền ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Chính quyền điện tử làm tăng hiệu quả làm việc của các cơ quan chính quyền, tăng tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan chính quyền. Người dân, doanh nghiệp được các cơ quan chính quyền cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn bằng việc cung cấp thông tin, dịch vụ trực tuyến. Người dân trở thành trung tâm trong quá trình các cơ quan chính quyền cung cấp thông tin và dịch vụ.        Chính quyền điện tử phát triển ở 04 giai đoạn như sau:       Giai đoạn 1 - Thông tin: Trong giai đoạn đầu, chính quyền điện tử có nghĩa là hiện diện trên trang web và cung cấp cho công chúng các thông tin thích hợp. Giá trị mang lại ở chỗ công chúng có thể tiếp cận được thông tin của chính quyền, các quy trình trở nên minh bạch hơn, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ. Với sự tương tác giữa các cơ quan chính quyền [G2G], các cơ quan chính quyền cũng có thể trao đổi thông tin với nhau bằng các phương tiện điện tử, như internet, hoặc trong mạng nội bộ.       Giai đoạn 2 - Tương tác: Trong giai đoạn thứ hai, sự tương tác giữa chính quyền và công dân [G2C] và với doanh nghiệp [G2B] được thông qua nhiều ứng dụng khác nhau. Người dân có thể hỏi qua thư điện tử, sử dụng các công cụ tra cứu, tải xuống các biểu mẫu và tài liệu. Các tương tác này giúp tiết kiệm thời gian. Việc tiếp nhận đơn thư, kiến nghị có thể thực hiện trực tuyến 24 giờ trong ngày. Giai đoạn này thực hiện được khi thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa điện tử, cơ chế một cửa liên thông điện tử.        Giai đoạn 3 - Giao dịch: Với giai đoạn thứ ba, tính phức tạp của công nghệ tăng lên nhưng sự tương tác [G2C và G2B] cũng tăng. Các giao dịch hoàn chỉnh có thể thực hiện mà không cần đi đến cơ quan hành chính. Mở rộng các dịch vụ trực tuyến mức độ 3 và 4. Giai đoạn 3 là phức tạp bởi các vấn đề an ninh và cá thể hóa, chẳng hạn như chữ ký số [chữ ký điện tử] là cần thiết để cho phép thực hiện việc chuyển giao các dịch vụ một cách hợp pháp. Về khía cạnh doanh nghiệp, chính quyền điện tử hỗ trợ các ứng dụng mua bán trực tuyến. Ở giai đoạn này, các quy trình nội bộ [G2G] phải được thiết kế lại để cung cấp dịch vụ được tốt. Chính quyền cần những quy định pháp luật để cho phép thực hiện các giao dịch không sử dụng tài liệu bằng giấy.        Giai đoạn 4 - Chuyển hóa: Giai đoạn thứ tư là khi mọi hệ thống thông tin được tích hợp hoàn toàn, các dịch vụ điện tử không còn bị giới hạn bởi các ranh giới hành chính. Khi đó người dân có thể hưởng các dịch vụ G2C và G2B tại một bàn giao dịch [điểm giao dịch ảo]. Ở giai đoạn này, tiết kiệm chi phí, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khách hàng đã đạt được các mức cao nhất có thể được. 

      Các giai đoạn phát triển của Chính quyền điện tử, góp phần cho mối tác động qua lại giữa người dân, doanh nghiệp, nhân viên chính quyền và các cơ quan chính quyền trở nên thuận tiện, thân thiện, minh bạch, đỡ tốn kém và hiệu quả hơn.


 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập388
  • Hôm nay46,644
  • Tháng hiện tại1,729,109
  • Tổng lượt truy cập98,912,047

Video liên quan

Chủ Đề