Miền trung ở đâu

Miền Trung nơi gắn liền với những danh thắng nổi tiếng như cung đình Huế, phố cổ Hội An, Bà Nà Hill,… và cũng là vùng trung tâm hứng chịu những cơn bão hàng năm. Chúng ta có thể tìm hiểu miền Trung qua những cuốn sách, bài báo, bài viết,… Thế nhưng tỉm hiểu qua bản đồ cũng là một cách rất thú vị, hãy cùng tôi khám phá những thông tin về hành chính, giao thông, du lịch… qua tấm bản đồ Miền Trung cũng như qua bài viết này, Bản Đồ Mặt Trời Đỏ muốn giới thiệu đến bạn đọc cách mua bản đồ Miền Trung Việt Nam dễ dàng nhất và lựa chọn kích cỡ cũng như chất liệu sao cho phù hợp nhất.

Ngày nay, bản đồ đã trở thành một công cụ quan trọng không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực và đời sống của mỗi người chúng ta. Thông qua bản đồ, người xem sẽ dễ dàng xác định được vị trí địa lý, khí hậu, sông ngòi,… nơi mình muốn tìm hiểu. Vậy miền trung nằm ở vị trí nào trên tấm bản đồ Việt Nam, đặc điểm, diện tích của vùng này ra sao,… Đây là những câu hỏi mà nhiều người quan tâm sẽ có trong tấm bản đồ các tỉnh miền trung sau đây.

Vị Trí Địa Lý Miền Trung Việt Nam

Quan sát bản đồ, Miền Trung nằm ở giữa phần lãnh thổ nước ta. Phía Bắc tiếp giáp với miền Bắc và được ngăn cách bởi dãy núi Bạch Mã, phía Nam miền Trung giáp với miền Nam, phía Tây giáp với một phần nước Lào và Campuchia, cuối cùng về phía Đông tiếp giáp biển Đông.

Miền Trung được biết đến là dải đất hẹp nằm ven theo bờ biển Đông bao gồm ba tiểu vùng nhỏ: Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với bao gồm 14 tỉnh thành phố. Bản đồ thiết kế mỗi tỉnh thành là một màu sắc khác nhau, giúp người dùng dễ dàng tra cứu và tìm kiếm thông tin.

Nếu trên tay bạn đang cầm tấm bản đồ hành chính Miền Trung, sẽ không khó khăn gì để bạn biết đến diện tích, dân số từng tỉnh thành. Ngoài ra ở bảng số liệu bản đồ cung cấp bạn còn biết về mật độ dân số.

Nhằm đáp ứng thông tin chi tiết, đầy đủ nhất cho người dùng bản đồ cung cấp thêm khoảng cách di chuyển từ Hà Nội đến từng tỉnh thành. Theo bảng số liệu thì từ Hà Nội đến Nghệ An là 291 km, đến Quảng Bình là 488 km,… Với số km cụ thể như trên người dùng hình dung và tính ra khoảng cách tuyến đường cần đi.

Thông qua bản đồ giao thông dễ thấy rằng niềm Trung chính là mảnh đất chung chuyển mọi giao lưu giữ miền Nam và Miền Bắc, cộng với đường bờ biển dài. Ngoài ra, khu vực miền Trung cũng là cửa ngõ giao lưu quốc tế của Lào và Campuchia bằng đường biển. Điều đó sẽ là tiền đề đưa mảnh đất này phát triển hơn nữa. Một mẹo nhỏ là bạn nên mua bản đồ Việt Nam sẵn, để có thể có cái nhìn bao quát nhất về phân bố địa lý của Miền Trung nước ta.

Thế nhưng, với đường bờ biển dài miền Trung chịu nhiều trận bão lụt hàng năm. Khi cơn bão đi qua, nơi đây phải hứng chịu hậu quả nặng nề. Bên cạnh đó, dựa vào tấm bản đồ duyên hải Miền Trung đây là vùng đất sở hữu dãy núi Trường Sơn kèm theo đó là những trận nắng nóng đỉnh điểm vào mùa hè, nhất là hiệu ứng phơn. Bởi vậy miền Trung có khí hậu có phần khắc nghiệt và diễn biến phức tạp.

Hệ thống sông ngòi trên bản đồ Miền Trung

Tiếp tục theo dõi bản đồ các tỉnh Miền Trung bạn sẽ thấy sông ngòi tại khu vực này có đặc điểm ngắn, dốc và chảy theo hướng thấp dần của địa hình, từ Tây sang Đông. Do địa hình dốc, ngắn nên phía thượng nguồn nước chảy xiết, lòng sông hẹp và sâu. Về phía hạ lưu nước chảy chậm, lòng sông được mở rộng.

Lượng nước sông tại miền Trung có sự thay đổi lên xuống theo mùa. Cụ thể vào mùa hè, mưa nhiều mực nước dâng cao. Ngược lại đến mùa khô, trời ít mưa nên nước sông cạn. Hiện nay, tình trạng hạn hán ở miền trung diễn ra thường xuyên vào mùa khô. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây.

Nhìn vào bản đồ, thì hầu hết các con sông đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn và đổ ra biển Đông. Sông Giang, sông Hàn, sông Thu Bồn, sông Nhật Lệ là một trong những dòng sông lớn ở khu vực. Trên bản đồ, những con sông được ký hiệu bằng đường màu xanh nước biển.

Hệ thống giao thông đường xá trên bản đồ Miền Trung

Qua những tấm bản đồ về miền Trung như bản đồ hành chính, bản đồ giao thông Miền Trung, người dùng sẽ dễ dàng nắm bắt tình hình giao thông tại khu vực. Đó là các tuyến đường như đường sắt, đường trục chính có đánh số, đường nhánh, các tuyến đường khác,…

Xem thêm bài viết liên quan:

  • Bản đồ miền Bắc Việt Nam
  • Bản đồ miền Nam Việt Nam

Tất cả các tuyến đường đều được ký hiệu và chú thích rõ ràng. Chỉ cần quan sát kỹ, bạn có thể tra cứu hoàn chỉnh hệ thống giao thông đường bộ toàn vùng. Ngoài ra, miền Trung còn có sở hữu tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua nhiều tỉnh thành. Cũng trên bản đồ các tỉnh Miền Trung Việt Nam, hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ kết nối giao thông giữa các tỉnh của khu vực được thể hiện một cách rõ ràng.

Bản đồ cung cấp đến những tuyến đường nhỏ, tuyến đường liên huyện, liên xã. Thế nên chúng còn rất thích hợp đối với những ai lựa chọn hình thức du lịch tự túc bằng xe máy. Hơn hết, bạn sẽ nhanh chóng tìm ra những cung đường ngắn nhất, gần nhất để di chuyển. Điều đó đồng nghĩa với việc rút ngắn được một khoảng thời gian di chuyển dành cho các hoạt động vui chơi ý nghĩa.

Cửa Hàng Bán Bản Đồ Miền Trung

Chắc hẳn trong số chúng ta đây, cũng khá băn khoăn khi cần mua bản đồ Miền Trung Việt Nam, nhưng không biết ở đâu bán sản phẩm này và lựa chọn kích thước bao nhiêu là vừa vặn cho không gian bố trí của mình. Tại cửa hàng bán Bản Đồ Mặt Trời Đỏ có thể giải quyết cho bạn những băn khoăn này. Chúng tôi chuyên bán các loại bản đồ với đầy đủ các kích thước lớn, nhỏ khác nhau, nên khách hàng sẽ rất dễ dàng lựa chọn cho mình một chiếc bản đồ với size phù hợp với không gian bố trí của mình. Hơn nữa, với chất liệu bản đồ đa dạng, bạn cũng sẽ dễ dàng chọn được vật liệu bản đồ ưng ý nhất.

5 Bước Mua Bản Đồ Miền Trung Việt Nam

  • Nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua hotline:  0981.007.122
  • Bạn sẽ được nhân viên tư vấn hướng dẫn để lựa chọn kích thước và chất liệu phù hợp.
  • Nhân viên bán hàng báo giá theo kích thước và chất liệu khách hàng lựa chọn.
  • Cung cấp thông tin giao hàng.
  • Nhận hàng và thanh toán.

Ngoài ra, khách hàng khi có nhu cầu xem hàng, mẫu mã có thể ghé đến cửa hàng bản đồ Mặt Trời Đỏ theo địa chỉ:  153 Phạm Văn Hai, Phường 05, quận Tân Bình, TPHCM.

Thật tuyệt vời chỉ với một tấm bản đồ Miền Trung Việt Nam bạn có thể nắm được lượng thông tin hữu ích về mảnh đất này. Ngay hôm nay, hãy nhanh chóng sở hữu cho mình những tấm bản đồ và bắt đầu khám phá mảnh đất Miền Trung.

Nguồn bài viết: //inbandokholon.com/ban-do-mien-trung-map-of-central-vietnam/

Miền trung Việt Nam, dải đất dài chịu nhiều thiên tai bão lũ nối liền hai miền Nam Bắc, danh sách các tỉnh miền Trung Việt Nam được chia làm ba miền địa hình chính bao gồm: Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Tuy chia làm ba bộ phận nhưng mỗi vùng đều có những nét đặc trưng khá đồng nhất với nhau. Hãy cùng Miền Trung Có Gì? Tìm hiểu kĩ hơn xem miền trung có bao nhiêu tỉnh? và vị trí địa lý của các tỉnh thành miền Trung Việt Nam nhé!

Bản đồ các tỉnh miền trung Việt Nam

Miền trung có bao nhiêu tỉnh thành? Trước hết, xét về vị trí địa lý, các tỉnh miền Trung bao gồm 18 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương chia làm 3 tiểu vùng, bắt đầu từ Thanh Hóa và kéo dài cho đến Bình Thuận với địa thế vô cùng đa dạng.

Phía tây miền Trung được che chờ và bao bọc bởi những dãy núi cao chạy dọc với biên giới Campuchia và Lào, phía đông giáp với biển Đông, đây cũng là vùng có nhiều tỉnh giáp biển nhất Việt Nam, vì thế không quá ngạc nhiên khi nơi đây tập trung phần lớn các địa điểm du lịch biển lớn nhất nước ta.

Phố cổ Hộ An Đà Nẵng [Ảnh sưu tầm]

6 Tỉnh Bắc Trung Bộ

Do địa thế chạy dài nhưng lại hẹp ngang Đông – Tây, Bắc Trung Bộ sở hữu rất nhiều địa hình đa dạng. Phía bắc của các tỉnh Bắc Trung Bộ là các dãy núi cao, hiểm trở ở phía Tây, gây khó khăn cho giao thông vận tải và phát triển kinh tế.

Phía đông là các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển nghèo phù sa, duy chỉ có đồng bằng Thanh Hóa là màu mỡ và rộng lớn nhất, do phù sa bồi đắp từ sông Mã và sông Chu.

Cho nên nền kinh tế các tỉnh trong khu vực này cũng phát triển, kết hợp đa dạng cả công – nông – lâm nghiệp và dịch vụ, trong đó dịch vụ đang thu hút vốn đầu tư lâu dài của khu vực với hai hướng chính là thương mại và du lịch cảng biển.

Nơi đây cũng sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên trù phú và các khu di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng, như Cửa Lò [Nghệ An], biển Sầm Sơn [Thanh Hóa], Thành cổ Quảng Trị, Làng Sen quê Bác,  Cố đô Huế,… và nhiều địa điểm hấp dẫn khách du lịch khác khi đến du lịch các tỉnh ở miền Trung Việt Nam.

Kinh thành Huế [Ảnh sưu tầm]

Danh sách các tỉnh miền trung thuộc Bắc Trung Bộ:

  • Thanh Hoá
  • Nghệ An
  • Hà Tĩnh
  • Quảng Bình
  • Quảng Trị
  • Thừa Thiên Huế

5 Tỉnh Tây Nguyên

Các tỉnh miền trung Tây Nguyên có vẻ ít được nhắc tới khi kể về danh sách các tỉnh miền Trung, nhưng là một bộ phận không thể thiếu của vùng đất này. Tây Nguyên nằm ở phía Tây và Tây Nam của Nam Trung Bộ, phía Tây dãy Trường Sơn.

Tây Nguyên giáp với hai nước bạn Lào và Campuchia, phía Đông giáp vùng kinh tế năng động Nam Trung Bộ là điều kiện tốt để thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực.

Tây Nguyên có địa hình cũng khá đa dạng và phức tạp, chủ yếu là núi cao và các cao nguyên badan, kết hợp cùng với khí hậu ôn hòa quanh năm cũng là điều kiện tốt để phát triển lâm nghiệp và trồng trọt các loại cây công nghiệp như cafe, cao su và hồ tiêu.

Lễ hội cồng chiên Tây Nguyên [Ảnh sưu tầm]

Về lĩnh vực phát triển du lịch, có vẻ Tây Nguyên không được mẹ thiên nhiên ưu ái so với Bắc Trung Bộ và các tỉnh Duyên Hải Miền Trung, nhưng không vì thế mà du lịch không được chú trọng phát triển ở nơi đây.

Điểm sáng trong du lịch Tây Nguyên có thể kể đến như là Đà Lạt, Lâm Đồng hay Kon Tum, Gia Lai và nhiều địa danh du lịch tự nhiên nổi tiếng khác.

Đến với Tây Nguyên, du khách sẽ được thoải mái khám phá những cảnh quan rừng núi hoang dã và các nét văn hóa đặc trưng, độc đáo mà chỉ có ở các tộc người sinh sống nơi đây, cũng như được trải nghiệm những món ngon đặc sản của núi rừng Tây Nguyên.

Danh sách các tỉnh miền trung thuộc Tây Nguyên:

  • Kon Tum
  • Gia Lai
  • Đắc Lắc
  • Đắc Nông
  • Lâm Đồng

Các Tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ

Đây là phận quan trọng nhất của miền trung, thường được coi như là huyết mạch của những tỉnh miền Trung Việt Nam. Trong danh sách các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nhều tỉnh thành nhất, bao gồm 8 tỉnh, thành phố có tiềm lực phát triển mạnh mẽ nhất Miền Trung.

Nằm ở vị trí cận giáp biển, tất cả các tỉnh đều có đường bờ biển dài, dọc theo phía Đông. Địa hình nơi đây chủ yếu là đồng bằng ven biển và núi thấp, chạy theo hướng Đông Tây, xen giữa là các đồng bằng nhỏ hẹp, đường bờ biển bị cắt xẻ khúc khuỷu, nhiều đoạn bị cắt sâu vào đất liền tạo thành nhiều cảng nước lớn, ví dụ cảng Cam Ranh, Khánh Hòa.

Xét về điều kiện tự nhiên, các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ không có nhiều tiềm năng về nông nghiệp nhưng đổi lại, chúng sở hữu những điều kiện tuyệt vời cho phát triển du lịch và thương mại biển với thuận lợi về mặt vị trí nằm ở trung tâm và sở hữu nhiều cảnh quan kỳ thú.

Tháp Bánh Ít Bình Định [Ảnh sưu  tầm]

Bài viết liên quan: Top 16 Món Ăn Đặc Sản Bình Định Làm Quà Ngon Bổ Rẻ

Đáng chú ý là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tới 4 trong số 5 tỉnh thuộc khu vực kinh tế trọng điểm của các tỉnh miền Trung, trong đó, hầu hết các tỉnh này đều có các trung tâm thương mại và dịch vụ lớn, phát triển năng động, nhộn nhịp.

Xét riêng về khía cạnh du lịch, đây đúng là mỏ vàng cho các nhà đầu tư muốn tìm kiếm cơ hội phát triển từ mảnh đất miền Trung vốn nhiều nắng gió này. Nơi đây tập trung nhiều các bãi tắm và vịnh biển đẹp như: vịnh Nha Trang, Nhật Lệ, Mỹ Khê, Cà Ná, Cửa Đại, Quy Nhơn, Vịnh Vân Phong, biển Lăng Cô,…

Ngoài ra, Duyên Hải Nam Trung Bộ còn các di sản thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, phục vụ cho việc tham quan, nghiên cứu [từ Phong Nha đến cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Mỹ Sơn…] cũng đều tập trung ở đây.

Nét đẹp về du lịch và ẩm thực của Trung Bộ gắn với sự thân thiện của những người con miền Trung mến khách cũng đã để lại những ấn tượng khó quên đối với du thực khách cả trong và ngoài nước.

Du lịch miền Trung đại diện cho sự hiện đại, năng động, kết hợp hài hòa giữa khai thác vẻ đẹp thiên nhiên và du lịch nhân văn với những nét văn hóa truyền thống, lịch sử, văn hóa dân tộc lâu đời.

Đảo Cù Lao Xanh Quy Nhơn [Ảnh sưu tầm]

Bài viết liên quan: Top 23  món ăn đặc sản miền Trung làm quà

Danh sách các tỉnh miền trung thuộc Nam Trung Bộ:

  • Đà Nẵng
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Bình Định
  • Phú Yên
  • Khánh Hoà
  • Ninh Thuận
  • Bình Thuận

Các tỉnh miền Trung, vùng đất lịch sử nổi tiếng với những người con anh hùng, dũng cảm bất khuất, hiện tại đang không ngừng phát triển vươn lên thần tốc.

Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố được mẹ thiên nhiên ưu ái để phát triển, nhưng yếu tố cốt lõi vẫn là con người với sự chân thật, nhân hậu hiền hòa và cần cù lao động với ý chí không ngừng học hỏi vươn lên, dải đất miền Trung đang dần trở thành một điểm sáng về phát triển của Việt Nam.

Tương lai sắp tới, nơi đây sẽ tiếp tục giữ vững và phát triển hơn nữa bất kể thiên tai, bão lũ. Hãy cùng chung tay góp sức phát triển Miền Trung và cả Việt Nam các bạn nhé!

Bài viết liên quan: Bảo Tàng Quang Trung Quy Nhơn | Nơi Gìn Giữ Lịch Sử Dân Tộc

Trên đây là danh sách các tỉnh miền Trung Việt Nam. Hãy để lại một vài dự định mà bạn muốn đóng góp cho miền Trung trong thời gian sắp tới. Có thể là chuyến đi từ thiện hoặc đi thăm quan một vài cảnh quan miền Trung góp phần giúp miền Trung phát triển nhé! Cám ơn các bạn đã đọc đến đây, chúc các bạn có một ngày tốt lành. ^^

Video liên quan

Chủ Đề