Giải bài tập lịch sử lớp 8 bài 11

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX - trang 63 lịch sử lớp 8. Tất cả các câu hỏi bao gồm giữa và cuối bài học đều được conkec.com hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Chúng ta tham khảo để học tốt lịch sử 8 bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX nhé.

Chào bạn Soạn Lịch sử 8 trang 66

Lịch sử 8 Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Lịch sử 8 chương III trang 66.

Việc soạn Sử 8 Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX  được biên soạn đầy đủ lý thuyết và giải các bài tập trong sách giáo khoa trang 66. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Ngoài ra các bạn xem thêm rất nhiều tài liệu sử khác tại chuyên mục Lịch sử 8. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX

- Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.

- Lợi dụng chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang khủng hoảng và suy yếu. Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã thực hiện kế hoạch xâm lược:

  • Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện.
  • Pháp chiếm Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào.
  • Tây Ban Nha, sau đó là Mỹ chiếm Phi-líp-pin.
  • Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a.

- Ngay khi bị xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc. Tuy vậy, các cuộc kháng chiến đều thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến nhiều nước trở thành tay sai.

- Nguyên nhân: Thiếu tổ chức và thiếu lãnh đạo chặt chẽ.

- Mục đích: Vơ vét tài khoản, không mở mang công nghiệp, tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước,...

- Các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp:

Quốc giaThời gianNội dung
In-đô-nê-xi-a1905Nhiều tổ chức công đoàn được thành lập, bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác, Lê-nin.
Phi-líp-pin1896-1898Nước cộng hòa Phi-líp-pin ra đời, sau đó bị Mỹ thôn tính.
Cam-pu-chia-1863-1866 -1866-1867-Khởi nghĩa A-cha-xoa lãnh đạo ở ta-keo. -Khởi nghĩa do Pu-côm-bô lãnh đạo ở Cra-chê.
Lào1901 – 1907Đấu tranh của nhân dân Xa-van-na-khét. Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven.
Miến ĐiệnĐầu XXChống thực dân Anh diễn ra rất anh dũng, nhưng thất bại.
Việt NamĐầu XXPhong trào Cần Vương, phong trào nông dân yêu nước diễn ra quyết liệt.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 11

[trang 63 sgk Lịch sử 8]

- Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

Trả lời:

Các nước Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Các nước tư bản cần thị trường, thuộc địa mà Đông Nam Á là vùng chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu.

[trang 64 sgk Lịch Sử 8]

- Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có những điểm chung nào nổi bật?

Trả lời:

Vơ vét tài nguyên, khủng bố, đàn áp nhân dân, chia để trị.

[trang 65 sgk Lịch Sử 8]

- Mĩ tiến hành xâm lược Phi-lip-pin như thế nào?

Trả lời:

Mượn cớ "giúp đỡ" nhân dân Phi-lip-pin chống Tây Ban Nha, Mĩ gây ra cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha và sau đó thôn tính Phi-lip-pin và áp đặt chủ nghĩa thực dân.

Giải bài tập Lịch sử 8 Bài 11 trang 66

Bài 1 [trang 66 SGK Lịch sử 8]

Dựa theo lược đồ, trình bày khát quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây.

Gợi ý đáp án:

Quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây:

- Vào cuối thế kỉ XIX, nhân khi chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang suy yếu, các nước thực dân phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa vào khu vực này.

- Thực dân Anh xâm chiếm Miến Điện, Mã Lai, Xin-ga-po, Bru-nây.

- Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia

- Tây Ban Nha, sau đó là Mĩ chiếm Phi-líp-pin

- Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a

Bài 2 [trang 66 SGK Lịch sử 8]

Hãy trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Tại sao những phong trào này đều thất bại?

Gợi ý đáp án:

* Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ:

– Ở In-đô-nê-xi-a: Phong trào đấu tranh của trí thức tư sản diễn ra mạnh mẽ. 5-1920 Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a được thành lập.

– Ở Phi-líp-pin, Cách mạng 1896 – 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo thắng lợi, thành lập nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.

– Ở Cam-pu-chia, khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta-keo [1863 – 1866], và khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô [1866 – 1867] gây cho Pháp nhiều khó khăn.

– Ở Lào, năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang, cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven bùng nổ đến năm 1907 mới bị dập tắt gây cho Pháp nhiều khó khăn.

– Ở Việt Nam, phong trào Cần vương [1885 – 1896] bùng nổ với nhiều cuộc khởi nghĩa lớn. Tiếp đó Phong trào nông dân Yên Thế [1884 -1913] cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp…

* Nguyên nhân thất bại:

– Các cuộc đấu tranh nổ ra lẻ tẻ, chưa có sự liên kết.

– Thiếu tổ chức lãnh đạo, chưa có đường lối chính trị đúng đắn.

– Chính quyền phong kiến nhiều nước không kiên quyết đánh giặc đến cùng.

– Thế lực đế quốc mạnh.

Bài 3 [trang 66 SGK Lịch sử 8]

Lập niên biểu về cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Gợi ý đáp án:

Tên nướcTên cuộc đấu tranhThời gianKết quả
In-đô-nê-xi-aĐấu tranh của tri thức tư sản tiến bộCuối TK XIX – đầu TK XXNhiều tổ chức công đoàn được thành lập.
-5-1920, Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a được thành lập.
Phi-lip-pinCách mạng bùng nổ1896 – 1898Nước Cộng hòa Phi-líp-pin ra đời
Cam-pu-chiaKhởi nghĩa của A-cha-Xoa ở Ta-keo1863 – 1866Gây cho Pháp nhiều tổn thất.
Khởi nghĩa của Pu-côm-bô ở Cra-chê1866 – 1867Gây cho Pháp nhiều tổn thất.
LàoĐấu tranh vũ trang ở Xa-va-na-khét1901Thất bại
KN ở cao nguyên Bô-lô-ven1901 – 1907Gây cho Pháp nhiều tổn thất, bước đầu thành lập liên minh chống Pháp
Miến ĐiệnKháng chiến chống Anh1885Thất bại
Việt NamPhong trào Cần Vương1885 – 1896Thất bại
Khởi nghĩa Yên Thế1896 – 1913Thất bại

Cập nhật: 24/11/2021

Đào Đình Đại Ngày: 21-05-2022 Lớp 8

141

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 41,42 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Bài tập 1 trang 41 Vở bài tập Lịch sử 8: Dựa theo lược đồ hình 44 [SGK Lịch sử 8], em hãy trình bày khái quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây.

- Vào nửa sau thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu. Các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

- Đến đầu thế kỉ XX, quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây hoàn thành. Cụ thể:

+ Anh chiếm Mã Lai và Xin-ga-po [đầu TK XIX], Miến Điện [1885] Bru-nây.

+ Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia vào cuối thế kỉ XIX.

+ Từ giữa TK XVI: Tây Ban Nha xâm lược Phi-lip-pin. Từ [1889 – 1902] Phi-lip-pin là thuộc địa của Mỹ

+ Từ TK XV,XVI - XIX, Tây Ban Nha, Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a.

+ Chỉ có Xiêm thoát khỏi tình trạng trở thành nước thuộc địa.

Bài tập 2 trang 41 Vở bài tập Lịch sử 8: Trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

- Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp.

+ Ở In-đô-nê-xi-a: nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

+ Ở Phi-lip-pin: cuộc cách mạng 1896-1898 bùng nổ dẫn tới sự ra đời nước Cộng hòa Phi-lip-pin. Nhưng sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.

+ Ở Cam-pu-chia: nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra. Điển hình là khởi nghĩa của A-cha Xoa[1863-1866], Pu-côm-bô [1866-1867].

+ Ở Lào: khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc, khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven.

+ Ở Việt Nam: phong trào Cần Vương [1885-1896], khởi nghĩa nông dân Yên Thế [1884-1913],…

- Mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng các phong trào đều lần lượt thất bại

Bài tập 3 trang 41 Vở bài tập Lịch sử 8: Dựa vào nội dung của Bài 11 trong SGK Lịch sử 8, em hãy điền tên các phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX theo thời gian tương ứng trong bảng sau:

Thời gian

Sự kiện lịch sử

1905

1908

5 - 1920

1896 - 1898

1866 - 1867

1901 - 1907

1885

1884 - 1913

Thời gian

Sự kiện lịch sử

1905

Công đoàn đầu tiên của công nhân xe lửa ở In-đô-nê-xi-a được thành lập.

1908

Hội liên hiệp công nhân In-đô-nê-xi-a ra đời.

5 - 1920

Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a thành lập.

1896 - 1898

Cuộc cách mạng bùng nổ và thắng lợi. Dẫn đến sự ra đời nước Cộng hòa Phi-lip-pin.

1866 - 1867

Khởi nghĩa do nhà sư Pu-côm-bô chỉ huy, ở Cra-chê [Cam-pu-chia].

1901 - 1907

Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân vùng Xa-van-na-khét nổi dậy đấu tranh [Lào].

1885

Phong trào Cần Vương bùng nổ ở Việt Nam.

1884 - 1913

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế ở Việt Nam.

Bài tập 4 trang 42 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy nêu tên những cuộc khởi nghĩa chống Pháp thể hiện sự đoàn kết của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

- Sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia:

+ 1863 - 1866 cuộc khởi nghĩa của A-cha-xoa

+ 1866 - 1867 cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô.

- Sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam - Lào:

+ 1901 - 1907, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-ven, sau đó lan sang Việt Nam.

Bài tập 5 trang 42 Vở bài tập Lịch sử 8: Vì sao phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX cuối cùng đều thất bại?

- Do tương quan lực lượng giữa các nước thuộc địa Đông Nam Á với các nước đế quốc phương Tây quá chênh lệch. Về quân số, vũ khí, kĩ thuật, …

- Các phong trào đấu tranh diễn ra quyết liệt nhưng còn lẻ tẻ, tự phát, chưa có đường lối đấu tranh rõ ràng. Vì vậy, dễ bị kẻ thù cô lập, tập trung lực lượng đàn áp.

Video liên quan

Chủ Đề