Giá được duyệt thấp hơn dự toán chỉ định thầu năm 2024

Ông Vũ Mạnh Hà (Hà Nội) hỏi: Giá ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu là giá nào và giá gói thầu là giá nào? Giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu có phải là giá ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu không? Nếu không thì có phải làm quyết định phê duyệt lại giá gói thầu và đăng tải công khai không?

Điểm a, Khoản 2, Điều 35 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định, giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên.

Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.

Khoản 2, Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định, trường hợp dự toán được phê duyệt của gói thầu cao hơn hoặc thấp hơn giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì dự toán đó sẽ thay thế giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Theo đó, trường hợp gói thầu có dự toán được duyệt thì giá gói thầu làm căn cứ xét duyệt trúng thầu là dự toán được duyệt.

  1. Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;
  1. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư;
  1. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.”

2. Tại khoản 2, điều 11, Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp quy định:

“2. Giá gói thầu.

Khi lập và xác định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệu sau:

  1. Giá hàng hóa cần mua của ít nhất 3 đơn vị cung cấp hàng hóa khác nhau trên địa bàn để làm căn cứ xác định giá gói thầu; trong trường hợp không đủ 03 đơn vị trên địa bàn có thể tham khảo trên địa bàn khác đảm bảo đủ 03 báo giá;
  1. Dự toán mua sắm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (gồm: chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá hoặc toàn bộ dự toán được bố trí để mua sắm một loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong năm);
  1. Kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản, doanh nghiệp thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của Luật giá;
  1. Giá thị trường tại thời Điểm mua sắm được tham khảo từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam công bố được khai thác qua mạng Internet;

đ) Giá của gói thầu mua sắm loại hàng hóa tương tự trong thời gian trước đó gần nhất, tối đa không quá 30 ngày.

Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.”

3. Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường. Về mức chi, tại điều 5, Thông tư số 02/2017/TT-BTC quy định:

“1. Mức chi thực hiện các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường thực hiện theo định mức, đơn giá, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

2. Thông tư này hướng dẫn cụ thể thêm một số mức chi (theo Phụ lục 01 đính kèm).

Mức chi quy định tại Phụ lục 01 kèm theo Thông tư này là mức chi tối đa, căn cứ vào tình hình thực tế, khả năng của ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức chi cụ thể để thực hiện ở địa phương.”

Đề nghị độc giả căn cứ các quy định trên để xác định giá gói thầu phù hợp. Căn cứ kết quả đấu thầu để lựa chọn và quyết định giá trúng thầu theo quy định. Trường hợp có khó khăn vướng mắc, đề nghị liên hệ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là cơ quan chủ trì ban hành Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn để được giải đáp.

Có phải điều chỉnh lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu khi có sự khác biệt về giá gói thầu trong dự toán không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Xử lý tình huống trong đấu thầu
1. Trường hợp có lý do cần điều chỉnh giá gói thầu hoặc nội dung gói thầu, phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo các quy định của pháp luật trước thời điểm mở thầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 8 Điều này.
...

Theo quy định nêu trên, về nguyên tắc chung, trường hợp có lý do cần điều chỉnh giá gói thầu hoặc nội dung gói thầu thì phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo các quy định của pháp luật trước thời điểm mở thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 8 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Giá được duyệt thấp hơn dự toán chỉ định thầu năm 2024

Lựa chọn nhà thầu (Hình từ Internet)

Việc điều chỉnh lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu khi có sự khác biệt về giá gói thầu trong dự toán thì sẽ thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Xử lý tình huống trong đấu thầu
...
2. Trường hợp dự toán được phê duyệt của gói thầu cao hơn hoặc thấp hơn giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì dự toán đó sẽ thay thế giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nguyên tắc sau đây:
a) Trường hợp dự toán được duyệt cao hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng bảo đảm giá trị cao hơn đó không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Trường hợp giá trị cao hơn đó làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; nếu hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt không còn phù hợp thì phải điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu;
b) Trường hợp dự toán được duyệt thấp hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu mà không làm thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp cần điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với giá trị mới của gói thầu theo dự toán được duyệt thì phải tiến hành điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
...

Như vậy, việc điều chỉnh lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu khi có sự khác biệt về giá gói thầu trong dự toán thì sẽ thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

- Trường hợp dự toán được duyệt thấp hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu mà không làm thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp cần điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với giá trị mới của gói thầu theo dự toán được duyệt thì phải tiến hành điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Giá dự toán và giá dự thầu khác nhau như thế nào?

- Dự toán là dự tính bằng phương pháp tính toán tại thời điểm HIỆN TẠI giá trị mà CĐT sẽ phải trả cho NHÀ THẦU ở thì TƯƠNG LAI. Còn Giá dự thầu: nôm na là giá trị mà nhà thầu tính toán với CĐt để thực hiện thi công hoàn thành sản phẩm công trình. Đây chính là giá trị giống như BÁO GIÁ của nhà sản xuất với người mua.

Giá trị gói thầu bao nhiêu thì được chỉ định thầu?

Hạn mức giá gói thầu được áp dụng chỉ định thầu - Không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công; - Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.

Giá gói thầu và giá hợp đồng khác nhau như thế nào?

Giá gói thầu là giá trị của gói thầu (bằng tiền) được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu, là mức ngân sách tối đa mà Chủ đầu tư xác định cho gói thầu đó và cũng là cơ sở để xem xét phê duyệt trúng thầu (Khi giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt), giá ký hợp đồng thì không được vượt giá trúng thầu ...

Dự toán trong đấu thầu là gì?

Dự toán gói thầu là gì? Dự toán gói thầu được hiểu là toàn bộ chi phí cần thiết được sử dụng thực hiện gói thầu được xác định cho từng gói thầu, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.