Giá điện hiện nay kinh doanh và trung bình năm 2024

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có Quyết định số 1416/QĐ-EVN ngày 8/11/2023 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân mới là 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 9/11/2023. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,5% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

EVN cho hay, việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện này có căn cứ theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và văn bản số 915/BCT-ĐTĐL ngày 8/11/2023 của Bộ Công thương.

Giá điện hiện nay kinh doanh và trung bình năm 2024

Trước đó, ngày 31/3/2023, Bộ Công thương công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và 2022 của EVN theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg. Kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và năm 2022 của EVN cho thấy giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đ/kWh, tăng 9,27% so với năm 2021.

Theo tính toán, chi phí sản xuất điện năm 2023 vẫn duy trì ở mức cao, giá thành điện năm 2023 tiếp tục cao hơn năm 2022. Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 ước tính khoảng 2.098 đồng/kWh.

Cũng để hạn chế thấp nhất tác động đến nền kinh tế và đời sống người dân, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công thương, mức tăng giá điện lần này được chọn là 4,5%.

Lần tăng giá điện gần nhất là vào ngày 4/5/2023 với mức tăng 3%, nhưng cũng chỉ giúp doanh thu cả năm 2023 của EVN tăng thêm khoảng 8.000 tỷ đồng. Do đó, EVN vẫn phải tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cân bằng tài chính trước diễn biến giá nhiên liệu biến động như hiện nay.

Trong cơ cấu giá thành sản xuất điện, giá thành khâu phát điện hiện chiếm tới 82,8% giá thành nên những biến động của giá thành khâu phát điện ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản xuất điện.

Theo EVN, giá nhiên liệu các tháng vừa qua của năm 2023 giảm so với năm 2022, nhưng vẫn ở mức cao so với giai đoạn các năm 2020-2021. Cụ thể, giá than nhập gbNewC tăng 2,97 lần so với năm 2020, tăng 1,3 lần so với năm 2021; giá dầu HSFO tăng 1,86 lần so với năm 2020 và tăng 1,13 lần so với năm 2021.

Các thông số đầu vào mặc dù đã giảm so với năm 2022 nhưng vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao so với các năm trước. Cụ thể, giá than nhập khẩu NewC Index dự kiến năm 2023 tăng 186% so với 2020 và 25% so với năm 2021. Còn than pha trộn mua từ Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc cũng có mức tăng rất cao so với năm 2021.

Mức tăng giá than pha trộn bình quân của TKV bình quân dự kiến 2023 là từ 29,6% đến 46% (tùy từng chủng loại than) so với giá than áp dụng năm 2021. Còn mức tăng giá than pha trộn bình quân dự kiến 2023 của Tổng công ty Đông Bắc từ 40,6% đến 49,8% (tùy loại than) so với giá than năm 2021.

Do khí Nam Côn Sơn suy giảm sản lượng mạnh nên các nhà máy nhiệt điện khí (Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 2.1 mở rộng, Phú Mỹ 4, Nhơn Trạch 1&2 và Bà Rịa) tiếp nhận nhiều khí Hải Thạch - Mộc Tinh, Sao Vàng - Đại Nguyệt và khí Đại Hùng, Thiên Ưng có giá cao, đặc biệt khí Thiên Ưng, Sao Vàng - Đại Nguyệt có giá rất cao.

Những yếu tố trên khiến giá thành các nguồn nhiệt điện than và tua bin khí tăng rất cao - trong khi các nhà máy nhiệt điện than và khí chiếm tỷ trọng sản lượng điện phát lên tới 55% (năm 2023) tổng sản lượng điện phát toàn hệ thống.

Giá bán lẻ điện sinh hoạt đã có sự thay đổi theo Quyết định số 2941/QĐ-BCT của Bộ Công Thương. Cùng tìm hiểu bảng giá điện sinh hoạt hiện nay tại bài viết sau.

Bảng giá điện sinh hoạt mới nhất 2024

Quyết định số 2941/QĐ-BCT quy định về giá bán điện đã có quy định về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Giá điện hiện nay kinh doanh và trung bình năm 2024
Bảng giá điện sinh hoạt mới nhất (Ảnh minh hoạ)

Theo Quyết định trên, giá bán lẻ điện bình quân sẽ được điều chỉnh là 2006,79 đồng/kWh (chưa gồm thuế GTGT) áp dụng từ ngày 09/11/2023. Mức điều chỉnh này tương ứng với mức tăng 4,5%.

Bảng giá điện sinh hoạt hiện nay được quy định như sau:

Bậc

Giá bán lẻ điện cho sinh hoạt

Giá bán điện (đồng/kWh)

Giá bán lẻ điện sinh hoạt

Bậc 1

Từ 0 - 50 kWh

1.806

Bậc 2

Từ 51 - 100 kWh

1.866

Bậc 3

Từ 101 - 200 kWh

2.167

Bậc 4

Từ 201 - 300 kWh

2.729

Bậc 5

Từ 301 - 400 kWh

3.050

Bậc 6

Từ 401 trở lên kWh

3.151

Dùng công tơ thẻ trả trước

2.649

Giá bán lẻ điện sinh hoạt được tính như thế nào?

Hiện nay, giá điện sinh hoạt được tính đơn giản theo công thức:

Tiền điện = Số (kWh) áp dụng giá điện theo bậc x Giá điện bán lẻ điện sinh hoạt theo bậc

Giá bán điện sinh hoạt được quy định tại Thông tư 16/2014/TT-BCT (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 25/2018/TT-BCT và Thông tư 09/2023/TT-BCT) như sau:

Hộ sử dụng điện

Giá bán lẻ điện sinh hoạt được áp dụng đối với các hộ sử dụng điện để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và có hợp đồng mua bán điện với bên bán điện. Mỗi hộ trong thời gian 01 tháng được áp dụng một định mức sử dụng điện sinh hoạt.

Nếu bên mua điện sinh hoạt là hộ sử dụng điện có các hộ dùng chung công tơ thì áp dụng giá bán điện cho các hộ sử dụng chung trên theo công thức sau:

Định mức bên mua điện = Định mức từng bậc x Số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ

Giá điện hiện nay kinh doanh và trung bình năm 2024
Cách tính giá bán lẻ điện sinh hoạt (Ảnh minh hoạ)

Nhà tập thể, ký túc xá

Bên mua điện sử dụng vào nhằm đích sinh hoạt cho nhà tập thể của cán bộ, công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang và nhà ở của người tu hành, ký túc xá của học sinh, sinh viên áp dụng như sau:

  • Nếu bên mua có thể kê khai được số người ở thì mỗi 04 người được tính là 01 hộ sử dụng để áp dụng giá bán lẻ điện;
  • Nếu bên mua không thể kê khai được số người ở thì áp dụng giá bán lẻ điện của bậc 3 (lượng điện sử dụng từ 101 - 200 kWh) cho toàn bộ số lượng điện đếm được tại công tơ.

Người thuê nhà

Bên mua điện sử dụng điện nhằm mục đích sinh hoạt của người thuê nhà ở áp dụng như sau:

- Tại mỗi địa chỉ nhà được cho thuê, bên bán điện chỉ ký kết một hợp đồng mua bán điện. Chủ cho thuê nhà phải cung cấp thông tin về cư trú của những người thuê nhà sử dụng điện;

- Nếu chủ nhà cho hộ gia đình thuê nhà ở: Chủ nhà là người trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán điện với bên bán điện hoặc chủ nhà ủy quyền cho hộ gia đình thuê nhà ở thực hiện ký kết hợp đồng mua bán điện, mỗi hộ được tính một định mức;

- Nếu cho sinh viên và người lao động thuê nhà thì thực hiện như sau:

  • Nếu bên thuê nhà có hợp đồng thuê thời hạn từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì chủ cho thuê nhà ký kết hợp đồng hoặc chủ nhà đại diện cho bên thuê ký kết hợp đồng mua bán điện;
  • Nếu bên thuê nhà có hợp đồng thuê thời hạn dưới 12 tháng và chủ nhà không thể kê khai đầy đủ được số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện bậc 3 (lượng điện sử dụng từ 101 - 200 kWh) cho toàn bộ lượng điện đếm được tại công tơ.
  • Nếu chủ cho thuê nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện cấp định mức cho chủ nhà cho thuê dựa vào sổ tạm trú hoặc xác nhận tạm trú của Công an.

Theo đó, cứ 04 người thuê nhà được tính là một hộ sử dụng và áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt (Cụ thể hơn: 01 người = 1/4 định mức, 02 người = 1/2 định mức, 03 người = 3/4 định mức, 04 người = 1 định mức).

Nếu có sự thay đổi về số lượng người thuê nhà, chủ nhà nghĩa vụ phải thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện.

Bên bán điện có quyền thực hiện việc kiểm tra và yêu cầu bên mua điện xuất trình sổ tạm trú hàng tháng để xác định số người tính số định mức khi xác định hóa đơn tiền điện.

Khách hàng mua điện bằng máy biến áp riêng

Đối với các khách hàng mua điện qua máy biến áp riêng sử dụng nhằm mục đích sinh hoạt thì tính giá điện theo giá bán lẻ điện sinh hoạt.

Lưu ý:

Trường hợp bất khả kháng dẫn đến bên bán điện phải thay đổi thời điểm ghi chỉ số công tơ thì số lượng điện của từng bậc được điều chỉnh theo số ngày thực tế của kỳ ghi số công tơ;

Nếu ngày ghi chỉ số công tơ không trùng khớp với ngày điều chỉnh giá điện thì việc tính tiền điện sinh hoạt sử dụng phương pháp nội suy với các thông số sau:

  • Lượng điện thực tế đã sử dụng trong kỳ ghi số;
  • Số ngày sử dụng điện thực tế;
  • Mức sử dụng điện của từng bậc theo số ngày thực tế giữa hai kỳ ghi số.

Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước áp dụng đối với nhóm khách hàng mua điện tạm thời và khách hàng mua điện ngắn hạn sử dụng nhằm mục đích sinh hoạt.

Khi đáp ứng các điều kiện theo quy định, bên bán lẻ điện phải lắp đặt công tơ sử dụng thẻ trả tiền trước tại các địa điểm khách hàng có nhu cầu mua điện;

Nếu bên mua điện kê khai không đúng số lượng người sử dụng điện để được cấp định mức sử dụng điện nhiều hơn thực tế thì bên bán điện có quyền yêu cầu bên mua bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng;

Nếu cấp điện mới cho mục đích sinh hoạt hoặc có sự thay đổi chủ thể, chấm dứt hợp đồng mua bán điện hoặc thay đổi ngày ghi số công tơ ấn định dựa theo thỏa thuận với khách hàng sử dụng điện thì mức sử dụng điện của từng bậc được điều chỉnh theo số ngày thực tế của kỳ ghi chỉ số công tơ.