Bàia ập tính toán bổ sung bazo dể tăng ph năm 2024

  • 1. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 1 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN THỔ NHƯỠNG NÔNG HÓA TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG – PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHANH PHỤC VỤ BÓN PHÂN HỢP LÝ CHO MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH Hà nội, 2017
  • 2. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 2 MỤC LỤC Bài 1: Các chất dinh dưỡng cần thiết đối với cây trồng 3 Bài 2: Mối quan hệ giữa đất và dinh dưỡng cây trồng 12 Bài 3: Nhu cầu dinh dưỡng của cây – nguyên tắc tính toán 20 Bài 4: Phân khoáng – nguồn dinh dưỡng cho cây trồng 27 Bài 5: Vai trò của các chất vi lượng và biểu hiện thiếu 37 Bài 6: Nhu cầu dinh dưỡng, biểu hiện thiếu hụt và cách khắc phục cho lúa 50 Bài 7: Nhu cầu dinh dưỡng, biểu hiện thiếu hụt và cách khắc phục cho ngô 73 Bài 8: Nhu cầu dinh dưỡng, biểu hiện thiếu hụt và cách khắc phục cho cây cam 82 Bài 9: Nhu cầu dinh dưỡng, biểu hiện thiếu hụt và cách khắc phục cho chè 101 Bài 10: Nhu cầu dinh dưỡng, biểu hiện thiếu hụt và cách khắc phục cho mía 107
  • 3. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 3 Bài 1: Các chất dinh dưỡng cần thiết đối với cây trồng I. Mục tiêu: *Biết được khái niệm về chất, hợp chất, đa lượng và vi lượng * Biết được 16 nguyên tố thiết yếu cho cây trồng * Xác định được biểu hiện rối loạn dinh dưỡng chính trong cây trồng Hình 1: Cây trồng hút nước, dinh dưỡng III. Những chất thiết yếu với cây trồng * Cây trồng cần 16 đơn chất có thể hút (hấp thu) từ đất, không khí và nước. * 13 yếu tố được cung cấp từ đất. II. Khái niệm: * Đơn chất là một là chất hóa học thuần khiết chỉ chứa một loại nguyên tử * Hợp chất là phân tử có chứa một hoặc nhiều hơn hai đơn chất. Chất khoáng
  • 4. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 4 * 6 yếu tố cần được cung cấp với lượng lớn từ đất và thường được bổ sung vào đất từ phân bón hay vôi. Được gọi là đa lượng. * 7 yếu tố còn lại được cung cấp từ đất với lượng nhỏ và được gọi là vi lượng. Hình 2: Các chất dinh dưỡng trong đất và không khí * Các chất đa lượng đối với cây trồng là các chất cây trồng cần với lượng lớn Nguyên tố Ký hiệu Nguồn Oxy O Không khí/Nước Hydro H Không khí/Nước Carbon C Không khí/Nước Nitro N Đất Phot pho P Đất Lưu huznh S Đất Kali K Đất Can xi Ca Đất Magne Mg Đất - Có hơn 60 yếu tố dinh dưỡng được xác định có trong cây trồng. - Năm 1880 có 10 chất được cho rằng thiết yếu với cây trồng: các bon, hydro, oxy, kali. Canxi, magie, nitro, phot pho, lưu huznh, sắt. - Năm 1900 bổ sung thêm mangan, kẽm, đồng, clo, Boron, molipden và nicken.
  • 5. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 5 Yếu tố dinh dưỡng ở dạng được cây trồng sử dụng Chất dinh dưỡng Dạng được sử dụng Carbon CO2 Oxy H2O Hydro H2O Nitro NO3-, NH4+ Phospho H2PO4 & HPO4 2- Kali K+ Can xi Ca2+ Hình 3: Dạng các chất dinh dưỡng trong dung dịch đất Các nguyên tố đa lượng: là những nguyên tố cây trồng cần với lượng lớn (≥1000 mg/kg chất khô) Các nguyên tố vi lượng là những nguyên tố cây trồng cần với lượng nhỏ (100 mg/kg chất khô)
  • 6. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 6 * Các yếu tố vi chất (vi lượng): là các chất cây trồng cần với lượng ít. Thường được cung cấp từ phân bón. Yếu tố Ký hiệu Nguồn Dạng cây trồng sử dụng Sắt Fe Đất Fe2+ Mangan Mn Đất Mn2+ Boron B Đất H2B03 - Molybden Mo Đất MoO4 2 - Đồng Cu Đất Cu2+ Kẽm Zn Đất Zn2+ Clo Cl Đất Cl- IV. Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong cây trồng
  • 7. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 7 Biểu đồ 1: Lượng dinh dưỡng hấp thụ trong một số cây trồng khác nhau V. Vai trò của từng yếu tố dinh dưỡng đối với cây trồng Yếu tố Chức năng chính đối với cây trồng Nitơ (N) + Là thành phần quan trọng tạo nên diệp lục tố, axit nucleic, protein và nguyên sinh chất + Kích thích mô tăng sinh trưởng và phát triển. Phốt pho (P) + Có vai trò chính trong quá trình trao đổi năng lượng và protein. + Là thành phần cấu tạo phosphatides, axit nucleic, protein, phospho-lipid, coenzym NAD, NADP. + Là thành phần không thể thiếu của aminoaxit, ATP. + Cần thiết cho quá trình phân chia tế bào, là thành phần của nhiễm sắc thể + Kích thích rễ phát triển, cần thiết cho sự phát triển của mô phân sinh, hoa, quả, hạt. Kali (K) + Có tác dụng trong việc tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, điều chỉnh pH, lượng nước ở khí khổng. + Hoạt hóa enzym có liên quan đến quang hợp + Giúp tổng hợp, vận chuyển hydratcacbon, tổng hợp protein
  • 8. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 8 + Cải thiện khả năng quang hợp khi thời tiết lạnh và mây mù, tăng cường khả năng chống rét và các điều kiện thời tiết bất lợi của môi trường + Cải thiện chất lượng quả và rau. Canxi (Ca) + Là thành phần của màng tế bào dưới dạng canxi pectate cần thiết cho sự phân chia tế bào được bình thường. + Giúp cho màng tế bào vững chắc, duy trì cấu trúc nhiễm sắc thể. + Hoạt hóa nhiều enzym (như phospholipaza, arginine, triphosphataza). + Đóng vai trò như một chất giải độc b ng cách trung hòa axit hữu cơ trong cây. Magiê (Mg) + Là thành phần cấu tạo của diệp lục tố, có vai trò quan trọng trong quang hợp. + Là hoạt chất của hệ enzym gắn liền với sự chuyển hóa hydratcacbon, và tổng hợp axit nucleic. + Thúc đẩy hấp thụ và vận chuyển lân của cây. + Giúp đường vận chuyển dễ dàng trong cây. Lưu huỳnh (S) + Là thành phần của các axit min chứa lưu huznh cũng như aminoaxit. + Liên quan đến hoạt động trao đổi chất của
  • 9. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 9 vitamin, biotin, thiamin và coenzym A. + Giúp cho cấu trúc protein được vững chắc. Đồng (Cu) + Là thành phần của enzym cytochrome oxydasaza và thành phần của nhiều enzym-ascorbic, axit axidasaza, phenolasaza, lactasaza. + Xúc tiến quá trình hình thành vitamin. Kẽm (Zn) + Liên quan đến sự tổng hợp sinh học của axit indolacetic. + Là thành phần thiết yếu của một số enzym: metallo-enzym-cacbonic, anhydrasaza, anxohol dehydrogenasaza. + Đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp axit nucleic và protein. + Tăng cường khả năng sử dụng lân và đạm. t ( ) + Cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì chất, diệp lục tố trong cây. + Là thành phần chủ yếu của nhiều enzym. + Đóng vai trò chủ yếu trong sự chuyển hóa axit nucleic, ảnh hưởng đến sự chuyển hóa RNA hoặc diệp lục tố. Mangan (Mn) + Xúc tác trong một số phản ứng enzym và sinh l{ trong cây, là một thành phần của pyruvate
  • 10. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 10 carboxylasaza. + Liên quan đến quá trình hô hấp của cây. + Hoạt hóa các enzym liên quan đến sự chuyển hóa đạm và sự tổng hợp diệp lục tố. + Kiểm soát thế oxyhóa- khử trong tế bào ở các pha sáng và tối. Bo (B) + nh hưởng đến hoạt động của một số enzym + Có khả năng tạo thức với các hợp chất polyhydroxy khác nhau. + Tăng khả năng thấm ở màng tế bào, làm cho việc vận chuyển hydrat carbon được dễ dàng. + Liên quan đến quá trình tổng hợp liqnin. + Thiết yếu đối với sự phân chia tế bào. + nh hưởng với sự lấy đi và sử dụng Ca của cây trồng, giúp điều chỉnh tỷ lệ K/CA trong cây. + Thiết yếu với sự tổng hợp protein. Molypden (Mo) + Xúc tiến quá trình cố định đạm và sử dụng đạm của cây + Là thành phần của enzym khử nitrat và enzym nitrogenasaza. + Cần thiết cho vi khuẩn (Rhizobium cố định đạm cộng sinh ở nốt sần cây họ đậu
  • 11. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 11 Clo (Cl) + Là thành phần của axit auxin chloindole-3 acetic mà ở các hạt chưa chín, nó chiếm vị trí của axit indole acetic + Thành phần của nhiều hợp chất tìm thấy trong vi khuẩn và nấm + Kích thích sự họat động của một số nzym và ảnh hưởng đến sự chuyển hóa hydrat Carbon và khả năng giữ nước của mô thực vật. Selen (Se) + Có tác dụng đối với cây trồng giống như Lưu huznh nhưng khả năng hoạt động của Selen là lớn hơn. + Ở liều lượng rất nhỏ thì nó là cần thiết cho chức năng của tế bào, tạo thành trung tâm hoạt hóa của các enzym glutathion peroxidaza và thioredoxin reductaza (gián tiếp khử các phân tử bị ôxi hóa nhất định trong động vật và một số thực vật . + Mỗi loài thực vật có nhu cầu Selen khác nhau
  • 12. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 12 Bài 2: Mối quan hệ giữa đất và dinh dưỡng cây trồng I. Mục tiêu: *Biết được khái niệm đất và chức năng của đất * Biết được độ phì nhiêu thực tế và khả năng sản xuất của đất * Xác định được mức độ dinh dưỡng dễ tiêu cung cấp cho cây trồng II. Đất và chức năng của đất Hình 4: Đất và chức năng của đất - Là nền cho rễ cây trồng - Cung cấp nước cho cây trồng - Cung cấp không khí cho cây trồng - Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng
  • 13. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 13 III. Thành phần của đất và khả năng cung cấp dinh dưỡng cây trồng Biểu 2: Các thành phần chủ yếu trong đất Sự di chuyển của các chất dinh dưỡng vào rễ cây Các chất dinh dưỡng trong các chất hữu cơ và khoáng sét Dung dịch đất Rễ cây
  • 14. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 14 Hình 5: Sự di chuyển của các chất dinh dưỡng trong đất Hình 6 : Ảnh hưởng của pH đến khả năng dễ tiêu của các chất dinh dưỡng trong đất * Các giá trị của pH đất và dinh dưỡng dễ tiêu với cây trồng  Khi pH đất chua (từ 4 – 5,5): dễ thiếu hụt Đạm, Lân, Kali, Lưu huznh, Can xi, Magie.  Khi pH đất kiềm (pH >8,5): thiếu hụt Sắt, Mangan, Bo, Đồng và Kẽm  Khi pH trung tính (pH từ 6,5 – 7,5): các chất dinh dưỡng cho cây trồng chủ yếu dạng dễ tiêu, phù hợp với hầu hết các loại cây trồng.
  • 15. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 15 Hình 7: Định luật tối thiểu và yếu tố dinh dưỡng hạn chế IV. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất Năng suất Năng xuất cây trồng phụ thuộc vào yếu tố dinh dưỡng trong đất có hàm lượng thấp nhất. Trong ví dụ Lân (P) là yếu tố hạn chế Năng suât bị hạn chế * Trên 1 ha đất canh tác thường chứa: - 40.000 kg hữu cơ - 4.000 kg N (đạm) trong hữu cơ - chỉ có khoảng 40 – 60 kg đạm cây trồng có thể hấp thu (hút) trong vụ
  • 16. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 16 Hình 8: Chu trình của đạm trong tự nhiên và trong đất Hình 9: Chu trình lân P trong đất và trong tự nhiên. Chu trình đạm trong tự nhiên 40 tấn hữu cơ/ha Thấm sâu NO3 - NH4 + Đạm trọng không khí Bốc hơi Bốc hơi Phản đạm hóa Nhà máy sản xuất đạm Phụ phẩm cây trồng Cầy trồng hút Cố định sinh học Chăn nuôi Cố định trong không khí Phân động vật (chứa 30 % P) P cố định trong đất (75 %) Xói mòn (5 % P) Phân bón Thức ăn GS Đường đi của lân (P) Cây trồng thu hoạch (20 %P) P thấm sâu 1 % Phân chuồng (75 %P)
  • 17. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 17 Hình 10: Các dạng kali trong đất *Chu trình lân (P) trong đất Hình 9.  Đầu vào của lân: phân khoáng, phân chuồng, trong đất  Đầu ra của lân: Cố định trong đất (chiếm 75 %), lấy đi theo sản phẩm thu hoạch 20 %, xói mòn ( 5 %P), thấm sâu (1 %P). Thấm sâu Dễ tiêu nhanh Dễ tiêu rất chậm Không tiêu Dạng kali có thể trao đổi Dung dịch đất Phân bón kali K+ cây trồng hút K ở dạng không trao đổi K trong khoáng vậtK dạng trung gian * Các dạng và động thái kali trong đất (Hình 10)  Kali trong đất chủ yếu ở dạng khoáng chất và không trao đổi (cây trồng không thể hấp thu) (chiếm 98 %)  Kali trong đất ở dạng trung gian và dung dịch đất cây trồng có thể hút rất thấp (chỉ chiếm 1 – 2%).
  • 18. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 18 V. Yếu tố dinh dưỡng cây trồng đối kháng/tương hỗ trong đất Hình11: Bảng Muld r – Tương hỗ/đối kháng giữa các chất dinh dưỡng với cây trồng ĐỐI KHÁNG TƯƠNG HỖBẢNG MULDER Yếu tố này làm giảm khả năng dễ tiêu của yếu tố khác đối với cây trồng Tăng khả năng dễ tiêu của một yếu tố vì tăng hàm lượng yếu tố dinh dưỡng khác. Mangan Đồng Lân Molipen Canxi Kali Sắt Magie Bo ĐạmKẽm * Sự tương hỗ/đối kháng đến mức độ dễ tiêu của các chất dinh dưỡng với cây trồng:  Nhóm tương hỗ: nón tăng lượng P có thể làm tăng lượng Magie dễ tiêu trong đất đối với cây trồng và ngược lại; Tương tự giữa đạm (N) và Magie (Mg) ; giữa Mn và Kali; giữa Đồng (Cu) và Molipden (Mo); giữa Đạm (N) và Molipden (Mo).  Nhóm đối kháng: hầu hết xảy ra tình trạng đối kháng giữa các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất đối với cây trồng như: tăng lân (P dễ tiêu làm giảm Sắt (Fe và ngược lại; giữa Đồng (Cu) và Sắt (Fe); giữa Mangan (Mn) và Sắt (Fe); giữa Kẽm (Zn) và Sắt (Fe); giữa Đạm (N) và Kali (K); Giữa Lân (P và Kali,…
  • 19. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 19 VI. Những yếu tố/điều kiện dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng trong đất Yếu tố/điều kiện Yếu tố dinh dưỡng thiếu hụt Nhiệt độ thấp N P S Fe Zn Đất bão hòa nước N P K Fe Zn pH cao Cu Fe Mn Zn pH thấp S Ca Mg Mo Đất chặt P K S B Đất khô/hạn K Cu Mn Giàu mùn (OM) K Cu Mn Đất cát S Mg K B Mn Giàu Can xi P Fe Nghèo mùn S K P B Zn Giàu Magie Ca Nghèo magie Ca Mg Điều kiện ảnh hưởng đến sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng:  Thiếu đạm thường trong điều kiện nhiệt độ đất thấp hay đất bão hòa nước;  Thiếu lân (P thường trên đất có nhiệt độ thấp, bão hòa nước, chặt, giàu can xi và nghèo mùn;  Thiếu kali (K thường trên đất bão hòa nước, chặt, khô hnaj, giàu mùn, đất cát và nghèo mùn.  Thiếu canxi (Ca thường trên đất pH thấp hay giàu Mg;  Thiếu magie (Mg thường trên đất pH thấp, đất cát và nghèo magie;  Thiếu Zn thường trên đất nhiệt độ thấp, bão hòa nước, pH cao và nghèo mùn.
  • 20. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 20 Bài 3: Nhu cầu dinh dưỡng của cây – nguyên t c tính toán I. Mục tiêu * Xác định được sơ bộ nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng * Nắm được các nguyên tắc cơ bản tính toán lượng phân bón * Nhận diện, biểu hiện chung về thiếu hụt dinh dưỡng II. Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng Bảng: Các nguyên nhân làm giảm năng suất của cây trồng STT Các nguyên nhân Mức năng suất giảm (%) 1 Kỹ thuật làm ruộng kém 10 - 25 2 Kỹ thuật gieo cấy kém 5 - 20 3 Mùa vụ gieo cấy không thích hợp 20 - 40 4 Giống cây trồng không thích hợp 20 - 40 5 Mật độ gieo cấy không thích hợp 10 - 25 6 Vị trí và cách bón không thích hợp 5 - 10 7 Chế độ nước không thích hợp 10 - 20 8 Trừ cỏ dại không kịp thời 5 - 10 9 Phòng trừ sâu bệnh không tốt 5 - 10 10 Bón phân không cân đối 20 - 50
  • 21. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 21 * Nhu cầu lương thực và thâm canh Năm 1960 Năm 2025 Bình quân 1 ha đất cung cấp lương thực cho 2 người Cần 1 ha đất cung cấp đủ lương thực cho 5 người 50 % sản lượng lương thực được tạo ra nhờ vào phân bón
  • 22. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 22 III. Nguyên t c cơ bản tính toán lượng phân bón cho cây trồng Hình 12: Lượng dinh dưỡng cần tính toán cân đối giữa lượng cây trồng lấy đi và lượng phân bón vào Bảng: Lượng dinh dưỡng từ các nguồn khác nhau (g/kg) Chất dinh dưỡng Trong phụ phẩm cây trồng Trong phân gia cầm Trong phân gia súc Đạm (N) 10-15 25-30 20-30 Lân (P) 1-2 20-25 4-10 Kali (K) 10-15 11-20 15-20 Can xi (Ca) 2-5 40-45 5-20 Magie (Mg) 1-3 6-8 3-4 Lưu huznh (S) 1-2 5-15 4-50 Nguồn: Barker et al, 2000 ĐẦU VÀO ĐẦU RA
  • 23. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 23 Lượng dinh dưỡng lấy đi th o sản phẩm thu hoạch Hình 13: Dinh dưỡng lấy đi trong lúa Lượng dinh dưỡng lấy đi trên 1 ha theo sản phẩm thu hoạch (trong thóc) tương ứng lượng phân bón : - Đạm (ure): + Lúa lai = 196 kg ure + Lúa thuần = 98 kg - Lân (supe lân) + Lúa lai: 186 kg + Lúa thuần - Kali (kaliclorua): + Lúa lai 217 kg + Lúa thuần: 108 kg Lượng dinh dưỡng lấy đi trên 1 ha theo sản phẩm thu hoạch (trong hạt ngô tương ứng lượng phân bón : - Đạm (ure): 250 kg - Lân (supe lân): 287 kg - Kali (kaliclorua): 151 kg
  • 24. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 24 Lượng dinh dưỡng lấy đi trong (g/100 kg quả tươi cam/năm Lượng các yếu tố vi lượng (g/100 kg quả tươi cam/năm
  • 25. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 25 Hình 14: Ngưỡng các yếu tố dinh dưỡng trong lá khi thiếu, đủ và độc đối với cây trồng IV. Biểu hiện thiếu dinh dưỡng chung trên các loại cây trồng Hình 15: Vị trí và biểu hiện thiếu các chất dinh dưỡng trên cây trồng
  • 26. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 26 Hình 16: Các biểu hiện thường thấy khi cây thiếu dinh dưỡng Tùy thuộc vào đặc điểm của từng cây trồng, thông thường thiếu dinh dưỡng thể hiện đặc điểm sau: Các yếu tố đa lượng N, P, K, Mg biểu hiện thiếu thường xuất hiện trên lá hay bộ phận già của cây trồng Các yếu tố trung và vi lượng khác khi thiếu thường thể hiện trên lá non, bộ phận non. Cuống lá chuyển màu tím
  • 27. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 27 Bài 4: Phân khoáng – nguồn dinh dưỡng cho cây trồng I. Mục tiêu * Hiểu được khái niệm của phân bón * Nhận biết được các loại phân vô cơ phổ biến được sử dụng * Biết được cách tính lượng phân bón theo khuyến cáo II. Khái niệm phân bón Bảng : Phân biệt giữa hữu cơ và phân hóa học Phần hữu cơ Phân hóa học Là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phụ phế phẩm nông nghiệp, phân rác… Phân vô cơ hay phân hóa học là các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng (vô cơ thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học. Phân loại: - Dựa vào số chất dinh dưỡng: phân Khái niệm: phân bón là bất kz chất vô cơ hay hữu cơ được tổng hợp tự nhiên hay hóa học (bao gồm cả vôi), những chất được bón vào đất để cung cấp một hay nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng để sinh trưởng, phát triển. “theo Nghị định quản l{ nhà nước về phân bón: Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất”
  • 28. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 28 đơn, phân đa,.. - Dựa vào kỹ thuật trộn/công nghệ sản xuất trộn vật lý, trộn phản ứng hóa học. - Dựa vào đặc điểm vật lý: phân lỏng, phân rắn, phân khí - Dựa vào mức độ tan của phân bón: phân nhanh tan, chậm tan, phân bền, phân tan có kiểm soát. III. Cách nhận biết, phân loại 1.Phân ure: CO(NH2)2 -Tinh thể màu trắng, không mùi, hạt tròn, dễ tan trong nước,.. hút ẩm mạnh, không đóng cục, hòa tan trong nước, nhúng vào thấy lạnh. -Dễ chảy nước vì vậy thường làm viên nhỏ như trứng cá có thêm chất chống ẩm hoặc đóng gói trong nilon. -Hàm lượng đạm cao (46%) -Dễ vận chuyển, bảo quản trong túi polietilen, không được phơi nắng sẽ phân hủy hay bay hơi hết. -Trộn với supe lân dễ chảy nước và dẻo, có thể trộn với phân nung chảy, nhưng không nên giữ quá lâu. - Đóng gói trong bao PP+PE trọng lượng 50kg.
  • 29. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 29 2. Phân đạm Sunphat: (NH4) SO4 -Màu trắng kết tinh mịn. -Có khi màu xanh nhạt hoặc màu xanh lam (nhuộm) -Có mùi amoniac (mùi khai nước tiểu), vị mặt và hơi chua, còn gọi là phân muối diêm. -Hàm lượng đạm: 20,5 - 21 %N -Hàm lượng nước: không quá 1,5 % (ở khí hậu ẩm thường cao hơn - Tỷ lệ H2SO4 tự do thường không quá 0,2 % -Dễ tan trong nước -Tơi, dễ rắc (nếu độ ẩm không quá 2 %) -Khi khô không vón cục, bị ẩm thì vón nhiều hơn, có thể đóng tảng cứng, khó bóp vụn. -Ít chảy nước. -Mức độ đóng cục đáng kể. -Khi bón có thể trộn với các loại phân khác được.
  • 30. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 30 3. Super photphat -Dạng bột hay hạt mịn, màu trắng xám hoặc xám, có mùi chua. -Có 17-20% lân tan trong nước. -Super lân Lâm Thao, chứa 15-16,5% P2O5, 11-12%S, 22-23%CaO. - Super lân dễ tan trong nước, dễ hút nước, đóng cục khi bị ẩm, ít tơi. - Có thể trộn với phân đạm trước khi bón, không để lâu. - Đóng gói bao PP+P trọng lượng 50kg.
  • 31. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 31 4. Phân lân nung chảy Văn Điển -Gọi là lân phốtphát canxi magiê, thermophotphat, lân nhiệt luyện. -Dạng bột, mịn, màu xám xanh, ánh thủy tinh, không mùi, ít tan trong nước, tan trong axít yếu. - Phân tơi rời, không đóng cục, không kết tảng, không chua. - Độ pH: 8-8,5. - Phân lân nung chảy Văn Điển có 3 loại: Loại 1: 20-21%P2O5 13-15%MgO 32-38CaO Loại 2: 17,5-18,5%P2O5 15-17%MgO 30-36CaO Loại 3: 15-16%P2O5 15-18%MgO 28-34CaO Và một chất vi lượng khác.
  • 32. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 32 5. Kaliclorua (KCl) - Dạng bột màu hồng như muối ớt, có dạng màu trắng như muối, dễ tan trong nước, dễ tan trong nước hút ẩm và đóng cục vị mặn. - Chứa 50-60 % kali nguyên chất (K2O) - Để khô, có độ rời tốt, dễ bón, khi ẩm kết dính khó bón. -Có thể trộn với super lân, ure để bón. -Đóng gói bao PP+P , trọng lượng 50kg. Hình: Kali dạng bột Hình: Kali dạng mảnh
  • 33. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 33 6. Kali sunphát (K2SO4) - Tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng, dễ tan trong nước, ít hút ẩm, ít vón cục, vị hơi đắng. - Chứa 45-50% K2O nguyên chất, 18 % S. - Sản xuất ở Liên Xô cũ.
  • 34. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 34 7. Phân trộn NPK Là sản phẩm của 2 hay nhiều loại phân đơn hoặc phức hợp trộn đều thành với nhau b ng phương pháp cơ giới, tạo thành một hỗn hợp nhiều thành phần, nhiều công thức hóa học riêng rẽ, sau đó để nguyên bột hoặc vo viên. -Có các tỷ lệ khác nhau: 5-10-3; 16-16-8; 10-20-0; 8-4-8;… -Trọng lượng đóng gói tùy thuộc vào sản phẩm và từng công ty.
  • 35. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 35 IV. Cách tính lượng phân bón theo khuyến cáo Ví dụ 1: Tính lượng đạm ure Phú Mỹ (46 %N) , lân supe Lâm Thao (16,5 % P2O5) và kaliclorua (MOP) (K2O) bón cho 15.000 m2 lúa. Lượng phân bón nguyên chất theo quy trình khuyến cáo là 120 N + 60 P2O5 + 90 K2O kg/ha. - Lượng phân đạm ure cần là: Ure (kg) = 120 x 15.000/(46 x 100) = 391,3 kg ure - Lượng phân lân supe cần là: Lân supe = 60 x 15.000/(16.5 x 100) = 545,45 kg lân supe - Lượng phân kali cần bón là : Kali clorua (MOP) = 90 x 15.000/(60 x 100) = 225 kg MOP * Công thức tính lượng phân bón vô cơ cho cây trồng từ phân đơn. N (kg) = A x B /(C x 100) Trong đó:  N lượng phân bón cần bón cho cho diện tích B (m2)  A là lượng dinh dưỡng nguyên chất cần thiết bón cho 1 ha đất canh tác theo khuyến cáo (như đạm - N, lân - P2O5 và kali - K2O, đơn vị tính kg/ha).  B là diện tích cây trồng cần bón phân (m2 ).  Hàm lượng dinh dưỡng có trong phân bón thương phẩm (%)
  • 36. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 36 * Quy đổi từ lượng phân bón khuyến cáo sang phân tổng hợp NPK Ví dụ 2: Lượng phân bón theo quy trình khuyến cáo là 120 N + 60 P2O5 + 90 K2O kg/ha cho lúa. Tính lượng phân bón tổng hợp NPK – 5.10.3. Nếu thiếu bổ sung b ng các loại phân đơn. - Lượng phân NPK – 5.10.3 cần là: (Lựa chọn lân là căn cứ để tính vì lân là yếu tố có lượng thấp nhất trong khuyến cáo, 60 kg P2O5/ha) Lượng NPK - 5.10.3 = 60 x 15.000/(10 x 100) = 900 kg NPK Trong 900 kg NPK – 5.10.3 đã có N = 900 x 5 = 45 kg N K2O = 900 x 3 = 27 kg K2O Do vậy lượng phân đơn cần bổ sung là: - Đạm (ure) = (120 – 45) x 15.000/(46 x 100) = 244,5 kg ure - Kali (MOP) = (90 – 27) x 15.000/(60 x 100) = 157,5 kg kaliclorua (MOP)
  • 37. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 37 Bài 5: Vai trò của các chất vi lượng và biểu hiện thiếu I. Mục tiêu * Hiểu được vai trò của các chất vi lượng đối với cây trồng * Nhận biết được các biểu hiện thiếu một số loại đất * Nhận biết được một số biểu hiện thiếu trên cây trồng II. Vai trò của các chất vi lượng đối với cây trồng Các nguyên tố vi lượng bao gồm Bo, Cu, Cl, Fe, Mn, Mo và Zn ít quan trọng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng so với các yếu tố đa lượng, lượng cần rất ít chỉ vài mg/kg trong tế bào của thực vật, chúng có một hoặc nhiều vai trò nhất định đến sinh trưởng,phát triển, chuyển hóa trong cây. Bảng 1: Những yếu tố vi lượng thiết yếu với con người, động vật và cây trồng (Nguồn: Welch, 2008; Alloway, 2008c) Chất Người Động vật Cây trồng Boron + + + Cobal + + + Đồng + + + Sắt + + + Magan + + + Molybden + + +
  • 38. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 38 Kẽm + + + Flo + + - Iot + + - Selen + + - Clo - - + Crom + - - Silic + - - Ghi chú: + cần thiết; - không cần thiết Các yếu tố vi lượng đóng nhiều vai trò phức tạp trong dinh dưỡng thực vật và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Trong khi hầu hết các yếu tố vi lượng tham gia trong nhiều chức năng năng của hệ thống enzym và có chức năng riêng biệt trong cây trồng cũng như quá trình tăng trưởng của vi sinh vật. Ví dụ Cu, Fe, Mo có chức năng hoạt hóa như chất mang điện trong hệ enzym để xúc tác cho phản ứng ôxy hóa – khử trong tế bào. Những phản ứng này là bước cần thiết trong quá trình quang hợp và quá trình trao đổi chất khác. Zn, Mg có vai trò trong nhiều hệ thống enzym của thực vật như là cầu nối giữa các enzym với các chất nền để có thể hoạt hóa. * Nhu cầu các chất vi lượng của từng loại cây trồng Căn cứ trên nhu cầu của từng yếu tố vi lượng đối với mỗi loại cây trồng tương đối khác nhau.Trong đó: nhóm cây trồng có nhu cầu B cao như Táo, Nho, Cải xanh, Cải bắp, Súp lơ, Cà chua, Bông, Cải dầu và Hướng dương; nhóm cây trồng có nhu cầu Cu cao gồm: Lúa, Cây có múi (Cam, chanh, bưởi), Cà rốt và hướng dương.
  • 39. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 39 Bảng 2. Mức độ nhạy cảm thiếu hụt trên một số loại cây trồng (H – cao; M-trung bình, L-cao, - không có dữ liệu. Kết hợp từ nhiều nguồn (Alloway, 2008b,c); Shorrocks, 1991b; New Ag International, 2003, 2007; IFA, 2008; đầu vào từ công ty thành viên IFA. B Cu Fe Mn Mo Zn Ngũ cốc Ngô M-L M M L - H Lúa L H M M L M Cây ăn quả Táo H M - H L H Cây có múi L H H H M H Nho H M H H L L Rau Đậu L L H H M H Cải xanh H - - M M - Cải bắp H M M M H -M - Cà rốt M H - M L L Súp lơ H - - M M - Rau diếp M - - M M - Đậu Hà lan L M-L M H M L Khoai tây L L - H L M Cà chua H -M M H M M H -M Các cây trồng khác Bông H M M M-L - H Cỏ L L H M-L L L Cải dầu H L - - H M Đậu tương L L H - H M Hướng dương H H - - - - Nhóm cây trồng có nhu cầu sắt (Fe cao như: Cây có múi, Nho, Đậu, Cà chua, Cỏ, Đậu tương; nhóm cây có nhu cầu Mangan (Mn) cao gồm Táo, Cây có múi, Nho, Đậu, Đậu Hà Lan, Khoai tây; nhóm cây trồng có nhu cầu Molipden (Mo) cao gồm Cải bắp, Cải dầu và Đậu tương; Nhóm cây có nhu cầu Kẽm (Zn) cao gồm Ngô, Táo, Cây có múi, Đậu, Cà chua, Bông.
  • 40. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 40 * Những loại đất thường thiếu hụt vi lượng Tùy thuộc vào đặc tính và phân vùng địa lý của mỗi quốc qia có mức độ thiếu hụt vi lượng khác nhau. Trong đó, đối với Việt Nam thiếu hụt B ở mức độ quan trọng, Mangan và Kẽm đều ở mức độ rất quan trọng. Bảng 4: Bảng quan hệ giữa loại đất, tính chất và thiếu hụt vi lượng (Nguồn: Alloway, cs, 2008c) Loại đất/tính chất Những vi lượng thiếu hụt Đất cát và đất có tốc độ thấm cao B, Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Zn Đất pH cao (>7) B, Cu, Fe, Mn, Zn Hàm lượng CaCO3 (>15% , đất đá vôi B, Cu, Fe, Mn, Zn Đất bón vôi B, Cu, Fe, Mn, Zn Hàm lượng muối cao Cu, Fe, Mn, Zn Hàm lượng chất hữu cơ cao (10% OM) Cu, Mn, Zn Đất chua Cu, Mo, Zn Đất có hàm lượng sét cao Cu, Mn, Zn Đất Grey Zn Bảng 5: Hàm lượng vi lượng trong đất (ppm) Nguồn: Nguyễn Vi và Trần Khải, 1978 Loại đất Nguyên tố (ppm) Mn Mo Zn Cu B Đất bạc màu Vĩnh Phúc 2.4 0.13 8.5 3.7 0.1 Đất phù sa Sông Hồng 11.6 0.14 20.5 9.2 0.21 Đất phù sa Sông Mã 8.7 0.10 3.7 4.8 0.16 Đất phù sa sông Thái Bình 5.2 0.15 0.4 0.2 0.27
  • 41. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 41 Chiêm trũng Hà Nam Ninh 12.9 0.27 3.5 - 0.22 Đất bạc màu Hà Bắc - 0.10 4.9 2.0 0.14 Đất mặn chua - 0.41 6.6 0.1 0.59 Đất mặn trung tính - 0.13 7.1 0.3 0.47 Đất phù sa Sông Hồng đang thoái hóa - 0.15 1.5 5.9 0.15 III. Biểu hiện thiếu vi lượng trên cây trồng * Thiếu hụt Bo trên cây trồng Thiếu Bo xuất hiện phổ biến những loại đất hình thành trên sản phẩm núi lửa, đất chua hóa có nguồn gốc từ đá mẹ hay trên đất giàu canxi. Đối với các loại cây trồng hàng năm, biểu hiện thiếu Bo rất khác nhau từ cây trồng này đến cây trồng khác. Khi thiếu B không có biểu hiện bất kz nào bên ngoài hạt nhưng năng suất có thể giảm tới 50 %. Đối với lạc, đậu tương, đu đủ, cây có múi, khi thiếu Bo trong hạt tạo hình “trái tim”, quả “hóa gỗ” hay “hóa đá”. Hầu hết trên các loại cây trồng khi thiếu B thường có biểu hiện chung là ảnh hưởng đến quá trình ra hoa và hình thành quả dẫn đến năng suất thấp, quả hay hạt bị biến dạng hoặc mất màu trên bề mặt. Hình 17: Biểu hiện lạc (đậu phộng thiếu Bo)  Mô tả biểu hiện: thiếu B trên lạc là xuất hiện hình trái tim trong hạt. Thiệt hại tăng khi thiếu B ở mức độ trầm trọng  Khắc phục: bón 0,5-1,0 kg/ha qua đất ở dạng borax. Hoặc b ng phương pháp phun qua lá với lượng 50g/ha. Bón 2 lần trên vụ, 1 lần khi ở giai đoạn bắt đầu phát triển hoa và 1 lần khi hình thành quả.
  • 42. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 42 * Thiếu hụt Đồng (Cu) Thiếu Cu thường xảy ra trên đất giàu hữu cơ, giàu Ca hay đất cát. Nhu cầu của cây đối với Cu là rất nhỏ nên biểu hiện thiếu Cu không phổ biến. Thiếu Cu được cho r ng hiếm khi phát hiện trên cây trồng ở các nước ASIAN. Việc lấy lá già nhất để phân tích làm chỉ thị thiếu Cu trên cây là không đúng. Nồng độ Cu trong tế bào thực vật đặc biệt ở các lá đỉnh trồi non có liên quan mật thiết đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây trồng. Nồng độ Cu trong trồi đỉnh của lạc từ 1 – 1,5 Mô tả biểu hiện thiếu: khi thiếu hụt B đối với sup lơ dẫn đết quá trình nở hoa bị gián đoạn, xuất hiện biểu hiện rỗng như “hình trái tim”. Năng suất thấp, đầu hoa không đầy đặn hay có màu nâu. Khắc phục thiếu hụt: Thiếu hụt B rất dễ khắc phục b ng biện pháp bón, thông thường dạng borat, hoặc tình thể muối trắng. Lượng cần cho cây rất nhỏ, khoảng từ 5 – 10kg/ha có thể khắc phục được hiện tượng thiếu B
  • 43. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 43 mg/kg (trọng lượng chất khô . Ngưỡng thiếu hụt Cu đối với đậu tương là 2.0 mg/kg (trọng lượng chất khô . Để khắc phục hiện tượng thiếu hụt Cu trên cây được khuyến cáo phun qua lá dung dịch với nồng độ 0.1% kết hợp với vôi. Hình 18: Biểu hiện khi cây cà chua bị thiếu Đồng (Cu) * Thiếu hụt sắt (Fe): Hiện tượng thiếu Fe phổ biến ở những vùng đất nhiệt đới, đặc biệt đối với đất hình thành trên đá vôi. Những cây trồng họ đậu rất nhạy cảm với việc thiếu Fe. Biểu hiện chính của thiếu Fe trên cây trồng là mất màu lá hay màu vàng giữa các phiến ở lá mới. Hầu hết trên đất đen đá vôi thiếu Fe hạn chế đến năng suất cây họ đậu. Hầu
  • 44. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 44 hết các loại đất đen có độ phì nhiêu cao, giàu CaCO3 và đất kiềm do vậy dẫn đến thiếu hụt Fe đối với cây họ đậu. Hình 19: Biểu hiện khi lá ngô bị thiếu s t Phương pháp phổ biến để khắc phục hiện tượng thiếu Fe cho cây trồng là phun qua lá các muối vô cơ hay hợp chất chelat. Phun dung dịch FeSO4 với nồng độ 0.5% và 10 ngày một lần đến khi hiện tượng thiếu Fe được khắc phục sẽ cải thiện được năng suất lạc.
  • 45. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 45 Hình 20: Biểu hiện thiếu s t trên cây gừng *Thiếu hụt Mangan (Mn) Thiếu Mn phổ biến trên đất giàu Ca hình thành trên đá vôi. Cây trồng họ đậu rất mẫn cảm với việc thiếu Mn. Biểu hiện chính thiếu Mn là mất màu lá hoặc chuyển sang màu vàng giữa các phiến của lá mới. Mn hạn chế đến năng suất cây họ đậu được trồng trên đất đen hình thành trên đá vôi.
  • 46. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 46 Hình 21 : Thiếu Mangan trên cây chanh leo Khuyến cáo phun dung dịch MnSO4 với nồng độ 0.5% và mười ngày một lần cho đến khi biểu hiện thiếu Mn được cải thiện.
  • 47. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 47 Hình 22: Biểu hiện thiếu hụt Mangan trên đậu tương Hình 23: Biểu hiện thiếu Mangan trên lá chè * Thiếu hụt Molipden (Mo) Nồng độ Mo trong lá và trong đốt của cây trồng có tương quan thuận với trọng lượng chất khô trong trồi và hàm lượng đạm trong chất xanh, chất khô của lạc và đậu tương. Kết quả này có thể sử dụng để thiết lập ngưỡng thiếu hụt Mo trong cây trồng. Ngưỡng trong đốt cao hơn trong lá. Đối với lạc, mối quan hệ giữa nồng độ Mo trong chất khô hạt và lá đáng tin cậy nhất ở giai đoạn đầy hạt. Hầu hết biểu hiện thiếu Mo tương tự như biểu hiện thiếu N. Đối với cây bộ đậu, phụ thuộc quá trình cố định đạm của vi sinh vật trong
  • 48. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 48 đất, thực tế cây trồng có thể thiếu N. Ví dụ thiếu Mo có biểu hiện các đốm màu vàng trên lá cây có múi, “cây xanh” đối với yến mạch và xuất hiện hiện tượng “whiptail” đối với súp lơ. Phụ thuộc vào loại cây trồng, ngưỡng thiếu hụt Mo biến động từ 0,1 đến 1 mg/kg. Bón Mo qua lá không chỉ làm tăng nồng độ Mo trong lá mà còn làm tăng hiệu quả bón Mn và Mg. Bón Mn qua lá còn có thể tăng mức độ hấp thu Mo của cây trồng, giảm cố định Mo trên bề mặt, thành tế bào hay màng tế bào lá. Điều đó làm tăng sự hấp thụ của Mo qua vỏ cây. * Thiếu hụt kẽm (Zn) Trên đất giàu Ca (đá vôi Zn thường ít tan vì vậy có thể dẫn đến thiếu hụt cho cây trồng. Nếu vẫn tiếp tục thiếu hụt cây còi cọc không phát triển và lá nhỏ. Cây trồng phát triển trên đất tiếu Zn thường có biểu hiện các đốm nâu, rễ kém phát triển đặc biệt đối với lúa, ngô và cây có múi. Quả trên cây bị thiếu hụt Zn có thể phát triển từ điểm cuối của trồi có hình dạng giống như hoa thị (rosette). Trên cây có múi biểu hiện mất màu giữa các phần thịt lá (phiến lá như các vết đốm trên lá. Bón nhiều lân (200mg/kg đất) kết hợp với 10 mg Zn/kg đất (ở dạng ZnSO4 hoặc Zn DTA làm tăng năng suất hạt và rơm rạ của lúa được trồng trên đất thịt pha cát. Đồng thời cũng làm giảm tỷ lệ hạt lép. Khuyến cáo bón 30 – 50 kg ZnO cho lúa có hàm lượng Zn dễ tiêu
  • 49. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 49 thấp. Đối với mía, khuyến cáo bón 25 kg ZnO/ha và làm tăng năng suất lên 14 % và năng suất đường tăng 8 % so với không bón. Hình 24: Biểu hiện thiếu kẽm trên ngô
  • 50. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 50 Bài 6: Nhu cầu dinh dưỡng, biểu hiện thiếu hụt và cách khắc phục cho lúa I. Mục tiêu: * Xác định được nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa * Đánh giá được biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng trên cây lúa * Các biện pháp khắc phục hiện tượng thiếu, thừa dinh dưỡng trên cây trồng. III. Nhu cầu dinh dưỡng của lúa * Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển Hình 1: Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của lúa * Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa - Nhu cầu về số lượng: Để tạo được 1 tạ thóc cần 2 kg N; 0,7- 0,9 kg P2O5 ; 3,2 kg K2O và 2kg Si. Vì vậy, để đạt năng suất hạt 6-7 tấn/ ha/ vụ cần bón cho lúa số lượng phân bón như sau: 8-10 tấn phân chuồng, 100 -120 kg N/ ha, 100 -120 kg P2O5/ ha và 30 -60 kg K2O/ ha. Ở đất phù sa sông Hồng, sông Cửu Long, kali chưa phải là yếu tố hạn chế năng suất. Đất phèn nặng, cần tăng phân lân lên 90 - 150 kg P2O5/ ha.
  • 51. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 51 - Dinh dưỡng đạm (K{ hiệu là N). Đạm giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, thiếu đạm cây phát triển thân lá kém, lá chuyển màu xanh vàng, cây thấp, bông ngắn, lép nhiều. nếu bón quá nhiều đạm, bón không cân đối với lân và kali hoặc bón không đúng kỹ thuật dễ dẫn đến lốp đổ, hạt lép nhiều, sâu bệnh phá hại nặng. + Biểu hiện và ảnh hưởng thiếu N đến sinh trưởng của cây Hình 2: Cây lùn, vàng. Lá già hoặc cả cây thường xanh hơi vàng
  • 52. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 52 + Nguyên nhân thiếu N  Khả năng cung cấp N của đất thấp  Bón không đủ N khoáng  Hiệu quả sử dụng N thấp (do bốc hơi, phản đạm hóa, bón không đúng lúc, không đúng chỗ hoặc rửa trôi) + Thường xuất hiện thiếu đạm ở  Các loại đất có hàm lượng hữu cơ thấp (<0,5% OC, đất chua có kết cấu thô).  Các loại đất có khả năng cung cấp N thấp (đất phèn, đất mặn, đất thiếu P, đất tiêu nước kém)  Các loại đất kiềm và đá vôi nghèo chất hữu cơ. - Dinh dưỡng lân (K{ hiệu là P) Cần thiết cho việc dự trữ và vận chuyển năng lượng. P di chuyển trong cây và thúc đẩy đẻ nhánh, phát triển rễ, trỗ và chín sớm. P đặc biệt quan trọng trong thời kz đầu sinh trưởng. + Biểu hiện thiếu và ảnh hưởng của thiếu P đến sinh trưởng của cây Cây lùn, xanh tối, lá dựng đứng và đẻ nhánh kém (Hình 3) + Đất thiếu P Đối với đất lúa nước có ít hoặc không có CaCO3 tự do, kết quả phân tích đất bằng Olsen hoặc Bray1 được phân cấp như sau: Cách khắc phục Xử l{ thiếu N dễ, cây phản ứng rất nhanh đối với N. Có thể nhìn thấy sau 2 – 3 ngày (lá xanh lên, sinh trưởng nhanh hơn).
  • 53. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 53 Phản ứng với P P (Olsen) mg P /kg đất P (Bray) Mg P/kg đất Cao < 5 < 7 Thích hợp 5 - 10 7 – 20 Chỉ khi năng suất cao > 10 > 20 + Nguyên nhân thiếu P  Khả năng cung cấp P của đất thấp  Bón không đủ lượng P  Hiệu quả sử dụng P thấp do mức độ cố đinh P cao hoặc do xói mòn  Bón thừa N nhưng thiếu P  Phương thức trồng lúa (thiếu P thường xảy ra ở ruộng lúa gieo sạ thẳng, vì mật độ cao, bộ rễ nông) Hình 3: Lúa thiếu lân, cây lùn, xanh tối, lá dựng đứng và đẻ nhánh kém (Bên phải ảnh)
  • 54. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 54 + Các loại đất có khuynh hướng thiếu P  Đất có kết cấu thô, ít hữu cơ, lượng P thấp  Đất cacbonat, đất mặn, đất giàu natri  Đất núi lửa (cố định P mạnh), than bùn và đất phèn. + Xuất hiện thiếu Do bón thừa N hoặc N + K nhưng bón thiếu P Hình 4: Thiếu lân lúa đẻ nhánh kém, lá dựng đứng Khắc phục thiếu lân (P) P cần được tính toán dài hạn. Bón phân lân tạo ra hiệu lực tồn dư trong nhiều năm. Bón lân cần duy trì mức P dễ tiêu trong đất để đảm bảo cung cấp đủ P không hạn chế đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và hiệu quả sử dụng N.
  • 55. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 55 - Dinh dưỡng Kali (k{ hiệu là K). Kali có tác dụng làm cứng cây, quang hợp tốt, bông to, chắc hạt, chống rét, hạn chế sâu bệnh. Kali dễ hoà tan, phân huỷ nhanh. Không nên bón kali khi lá lúa còn ướt sẽ làm khô táp lá. + Biểu hiện và ảnh hưởng của thiếu K đến sinh trưởng của cây  Cây có màu xanh tối, mép lá có màu nâu hơi vàng những đốm màu nâu tối xuất hiện đầu tiên ở đầu các lá già (Hình 5).  Dấu hiệu bị bệnh (đốm lá màu nâu, đốm lá Cercospora, thối lá, thối thân và thối bẹ lá do vi khuẩn,..) thường xuất hiện nhiều hơn ở vùng bón thừa N nhưng không đủ K. Hình 5: Biểu hiện khi lúa thiếu kali, mép lá mầu nâu vàng từ đỉnh lá + Thiếu K trong đất Hàm lượng K trao đổi trong đất lúa nước Mức phản ứng với K K trao đổi (cmolc/kg đất) Cao < 0,15 Thích hợp 0,15 – 0,45 Chỉ khi năng suất cao > 0,45
  • 56. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 56 + Nguyên nhân thiếu hụt K  Khả năng cung cấp K của đất thấp  Bón không đủ K khoáng  Lấy hết K theo rơm rạ  Lượng K có trong nước tưới ít  Mức độ cố định K của đất cao hay mất do rửa trôi  Sự có mặt của các chất khử quá nhiều trong đất tiêu nước kém (ví dụ H2S, axit hữu cơ, Fe2+) hạn chế đến sinh trưởng và hút K của cây.  Tỷ lệ Na:K; Mg:K hoặc Ca:K trong đất lớn và trong môi trường đất mặn, nhiều Na. Thừa Mg trong các loại đất hình thành trên đá kiềm. Nồng độ bicacbonat trong nước tưới lớn. Hình 6: Lá biểu hiện thiếu kali ở giai đoạn chín + Xuất hiện sự thiếu K  Bón phân thừa N hoặc N + P nhưng không đủ K
  • 57. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 57  Gieo dày, rễ nông.  Các giống lúa lai nhu cầu nhiều K hơn + Các loại đất có khuynh hướng thiếu K  Đất có cấu tượng thô, dung tích hấp thu thấp và K trong đất thấp  Đất chua, phong hóa mạnh, CEC thấp.  Đất sét cố định K cao vì có mặt nhiều khoáng sét 2:1  Đất có hàm lượng K lớn và tỷ lệ (Ca + Mg):K cũng rất lớn  Bị rửa trôi ở đất phèn “cổ”  Đất tiêu nước kém và khử mạnh  Đất hữu cơ - Dinh dưỡng kẽm (Kí hiệu Zn) Kẽm là nguyên tố cần thiết cho hàng loạt quá trình sinh hóa trong cây lúa. Zn tích lũy ở rễ nhưng có thể được chuyển đến các bộ phận khác của cây. Bởi vì Zn di chuyển trong tan lá ít, đặc biệt trong những cây thiếu N nên hiện tượng thiếu Zn thường xuất hiện ở lá non + Biểu hiện và ảnh hưởng của thiếu Zn đến sinh trưởng của cây Xuất hiện những chấm màu nâu bẩn ở những lá trên, cây lùn, xuất hiện ở 2 – 4 tuần sau khi cấy. Sinh trưởng không đều và cây còi cọc. Khắc phục thiếu K Quản l{ K cần được thực hiện như quản l{ độ phì nhiêu đất dài hạn vì K không dễ bị mất đi hoặc được bổ sung bằng quá trình hóa học và sinh học. Quản l{ K phải đảm bảo rằng hiệu quả sử dụng N không bị hạn chế do thiếu K.
  • 58. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 58 + Thiếu Zn trong đất Ngưỡng tới hạn thiếu Zn trong đất:  0,6 mg Zn/1 kg đất: Chiết bằng amonacetat, pH 4,8.  1,0 mg Zn/1 kg đất: Chiết bằng 0,05 N HCl  2,0 mg Zn/1 kg: Chiết bằng 0,1 N HCl. + Nguyên nhân thiếu Zn  Lượng Zn dể tiêu trong đất thấp  Sử dụng các giống lúa mẫn cảm với Zn (như IR62)  pH cao (≥ 7 trong môi trường yếm khí)  Hàm lượng HCO3 - cao trong các đất đá vôi, hay hàm lượng hữu cơ cao hoặc hàm lượng HCO3 - trong nước tưới cao. Hình 7: Xuất hiện những chấm màu nâu bẩn ở những lá trên, cây lùn, xuất hiện ở 2 – 4 tuần sau khi cấy
  • 59. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 59  Sức hút Zn giảm vì tăng sự hữu hiệu của Fe, Ca, Mg, Cu, Mn và P sau khi ngập nước.  Cố định Zn do bón nhiều P.  Hàm lượng P trong nước tưới cao (những nơi nước bị ô nhiễm)  Bón nhiều phân hữu cơ  Bón quá nhiều vôi + Xuất hiện thiếu Zn  Đất trước đây được bón nhiều N, P, K (không chứa Zn)  Trồng 3 vụ lúa trong 1 năm. + Các loại đất có khuynh hướng thiếu Zn  Các loại đất bị rửa trôi, đất phèn cổ, đất nhiều Na, đất mặn trung tính, đất đá vôi, than bùn, đất cát, đất phong hóa mạnh, đất chua, đất có câu tượng thô.  Các loại đất có P và Si cao. Xử l{ thiếu Zn  Hiệu quả nhất là bón Zn cho đất. Bón trên bề mặt có hiệu quả hơn so với vùi ở những đất có độ pH cao. Nguồn thông dụng ZnSO4.  Bón vãi trên mặt đất 10 – 25 kg ZnSO4.H2O hoặc 20 – 100 kg kg ZnSO4.7H2O. Trộn 25 % ZnSO4 với 75 % cát để bón đều hơn.  Phun qua lá 0,5 – 1,5 kg Zn/ha (sử dụng ZnSO4) để xử l{ thiếu Zn khẩn cấp trong giai đoạn sinh trưởng.
  • 60. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 60 - Dinh dưỡng Silic (Kí hiệu Si) Silic là chất có ích cho lúa, giúp cho lá, thân, rễ phát triển mạnh. Hiệu quả sử dụng nước của cây trồng bị giảm khi thiếu Si do quá trình thoát nước tăng. + Biểu hiện và ảnh hưởng của thiếu Si đến sinh trưởng của cây  Lá mềm, rũ xuống  Cây thiếu Si thường dễ bị đổ + Thiếu Si trong đất Hàm lượng Si trong đất ở mức báo động là 40 mg/1 kg (chiết bằng 1M acetat natri, pH 4). Nguyên nhân thiếu Si  Khả năng cung cấp Si của đất thấp bởi vì đất rất “cổ” và phong hóa mạnh  Đá mẹ chứa lượng Si ít  Lấy rơm rạ đi trong thời gian dài dẫn đến cạn kiệt Si dễ tiêu trong đất Hình 8: Biểu hiện thiếu Si, lá mềm, rũ xuống, cây thiếu Si thường dễ bị đổ
  • 61. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 61 + Xuất hiện thiếu Si Thiếu Si chưa xảy ra phổ biến ở vùng đất trồng lúa có tưới tiêu ở nhiệt đới + Các loại đất có khuynh hướng thiếu Si  Các loại đất bạc màu được trồng lúa lâu đời ở vùng khí hậu ôn đới và bán nhiệt đới.  Các loại đất hữu cơ có hàm lượng dự trữ Si khoáng ít.  Các loại đất phong hóa và rửa trôi mạnh. + Ảnh hưởng của ngập nước tới lượng và sức hút Si Hàm lượng Si dễ tiêu tăng lên sau khi ngập nước + Chiến lược ngăn ngừa đối với quản lý Si  Các đầu vào tự nhiên: Có một lượng Si đáng kể từ nguồn nước tưới ở một vài vùng, đặc biệt tại những nơi sử dụng nước ngầm của vùng núi lửa để tưới.  Quản l{ rơm rạ: Về lâu dài, thiếu Si được ngăn chặn bằng cách không đem rơm rạ khỏi đồng ruộng sau khi thu hoạch. Rơm rạ có khoảng 5-6% Si và vỏ trấu có khoảng 10% Si.  Quản l{ phân bón: Tránh bón thừa N nhưng lại thiếu P + K. Xử lý sự thiếu hụt Si  Bón xỉ Silicat canxi đều đặn cho đất bạc màu hoặc đất than bùn với lượng 1-3 tấn/ha.  Bón phân bột silicat để điều chỉnh lượng Si thiếu một cách nhanh hơn: Silicat canxi: 120-200kg/ha Silicat kali : 40-60 kg/ha
  • 62. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 62 - Dinh dưỡng Canxi (Kí hiệu Ca) + Chức năng và khả năng di chuyển của Ca Biểu hiện thiếu Ca thường xuất hiện trên lá non. Thiếu Ca cũng dẫn đến làm tổn thương chức năng của rễ và có thể gây ngộ độc Fe cho lúa Cung cấp đầy đủ Ca làm tăng sức đề kháng bệnh như bệnh bạc lá do vi khuẩn hoặc đốm nâu + Biểu hiện và ảnh hưởng của thiếu Ca đến sinh trưởng của cây Những bệnh bạc và thối lá, hoặc đầu lá non bị xoăn lại + Thiếu Ca trong đất Thiếu Ca xảy ra khi Ca trao đổi < 1 cmolc/ 1 kg đất hoặc khi độ bão hòa Ca< 8 % trong CEC, trong khi đảm bảo sự sinh trưởng tối ưu của cây trồng, mức độ bão hòa Ca của CEC phải > 20 % và tỷ lệ Ca: Mg là 3 - 4 : 1. + Nguyên nhân thiếu Ca Hình 9: Biểu hiện thiếu canxi là những bệnh bạc và thối lá, hoặc đầu lá non bị xoăn lại
  • 63. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 63  Lượng Ca hữu hiệu trong đất thấp (đất cát, đất chua, đất bạc màu)  pH kiềm, tỷ lệ Na:Ca trao đổi lớn dẫn tới sức hút Ca bị giảm  Tỷ lệ Fe : Ca hoặc Mg : Ca của đất lớn dẫn đến sức hút Ca cũng bị giảm.  Bón thừa N và K dẫn đến tỷ lệ NH4 : Ca hoặc K : Ca lớn và sức hút Ca cũng giảm.  Bón thừa P có thể làm giảm sút lượng Ca ( vì sự hình thành photphat canxi trong đất kiềm). + Xuất hiện thiếu Ca Thiếu Ca không xảy ra phổ biến trên đất lúa nước bởi vì thường có đủ Ca trong đất nhờ phân khoáng và nước tưới. + Các loại đất có khuynh hướng thiếu Ca  Các loại đất chua,rửa trôi mạnh, CEC thấp  Các loại đất được hình thành từ đá serpentine  Các loại đất cát, có tốc độ thấm và rửa trôi lớn  Các loại đất phèn cổ, có hàm lượng bazơ thấp + Ảnh hưởng của ngập nước tới lượng và sức hút Ca Hàm lượng Ca trong dung dịch có xu hướng tăng sau khi đất bị ngập nước + Chiến lược ngăn ngừa đối với quản lý Ca  Quản l{ cây trồng: Bón phân chuồng hoặc rơm rạ ( vùi hoặc đốt) để cân bằng hàm lượng Ca bị mất đi trong các loại đất có hàm lượng Ca nhỏ.  Quản l{ phân bón: Dùng superphotphat đơn (13 – 20% Ca) hoặc superphotphat 3 (9 – 14% Ca) để bón. + Xử l{ sự thiếu Ca - Bón CaCl2(dạng rắn hoặc dung dịch) hoặc phun qua lá loại phân có chứa Ca để xử l{ nhanh thiếu Ca trầm trọng - Bón thạch cao cho đất có pH cao, thiếu Ca (ví dụ: đất có nhiều natri và đất có lượng K cao) Bón vôi cho đất chua để nâng cao pH và hàm lượng Ca - Bón Mg hoặc K kết hợp với Ca bởi vì có thể làm giảm sự thiếu hụt các dinh dưỡng này - Bón pyrit để hạn chế ảnh hưởng ức chế của nước giàu NaHCO3 đến việc hút Ca của cây
  • 64. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 64 - Dinh dưỡng Bo (B) + Chức năng và khả năng di chuyển của B Bo là thành phần quan trọng của thành tế bào. Thếu B dẫn đến sức sống của hạt phấn bị giảm Do B không di chuyển ngược nên biểu hiện thiếu B thường xuất hiện trước tiên trên các lá non + Biểu hiện và ảnh hưởng của thiếu B đến sinh trưởng của cây Đầu lá của các lá non bị bạc và xoăn lại + Thiếu B trong đất Ngưỡng tới hạn đối với sự thiếu B là 0,5 mg B/ kg đất khi chiết bằng nước nóng Hình 10: Biểu hiện thiếu B đầu lá của các lá non bị bạc và xoăn lại + Nguyên nhân thiếu B
  • 65. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 65  Lượng B dễ tiêu trong đất ít  Sự hấp thụ B trên các chất hữu cơ, kháng sét và secquioxit  Giảm B di động do hạn hán  Thừa vôi + Xuất hiện thiếu B  Các loại đất đỏ, chua phong hóa mạnh và đất cát  Các loại đất chua có nguồn gốc từ đá nham thạch.  Các loại đất có nhiều hữu cơ + Ảnh hưởng của ngập nước tới lượng và sức hút B Khi pH < 6 thì B hầu hết ở dạng axitboric không bị phân ly – B(OH)3 và sự hút B của cây dựa vào sự dịch chuyển của dung dịch (mass flow). Khi pH > 6 thì B(OH)3 thủy phân thành B(OH)4 - và sự hút B được điều hòa môt cách chủ động bởi cây trồng. Hấp phụ B trên chất hữu cơ, secquioxit và các khoáng sét tăng khi pH tăng lên.Vì vậy, sau khi ngập nước lượng B hữu hiệu giảm đi ở đất chua và tăng lên ở đất kiềm. + Chiến lược ngăn ngừa đối với quản l{ B  Quản l{ nước: Tránh rửa trôi (thấm) quá mức. B rất dễ di động trong đất lúa ngập nước.  Quản l{ phân bón: Trên các đất thiếu B thì bón các phân chứa B chậm tan (thí dụ: colemanite) 2-3 năm 1 lần. Xử lý sự thiếu B - Bón B dạng hòa tan (borax) để xử l{ nhanh thiếu B (0,5 – 3kg B/ha), vãi và vùi trước khi trồng, bón thúc, hoặc hun qua lá trong thời kz sinh trưởng. - Borax và phân borate không nên trộn với phân amôn vì NH3 bị bốc hơi.
  • 66. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 66 - Ngộ độc sắt + Cơ chế ngộ độc Fe Ngộ độc sắt ban đầu là do ảnh hưởng của việc cây hút Fe quá mức vì trong dung dịch đất nông độ Fe cao. Lúa mới cấy sẽ bị ảnh hưởng do lượng Fe2+ tích lũy lớn ngay sau khi ngập nước. Các giai đoạn sinh trưởng sau đó, cây lúa bị ảnh hưởng do hút Fe2+ quá nhiều bởi khả năng thấm lọc Fe qua rễ tăng và sự khử Fe do các vi khuẩn ở các vùng rễ cũng tăng lên. Hút Fe quá nhiều dẫn đên lá có màu đồng hun. Lượng Fe lớn trong cây trồng có thể gây ra ngộ độc. Ngộ độc Fe có liên quan tới sự rối loạn dinh dưỡng ở nhiều bộ phận cây,dẫn đếm giảm sức oxi hóa của rễ. Vết đen của sunfit Fe (một chỉ thị chẩn đoán môi trường khử quá mức và ngộ độc Fe) có thể hình thành trên bề mặt rễ. Hình 11: Biểu hiện cây bị ngộ độc sắt
  • 67. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 67 + Biểu hiện và ảnh hưởng ngộ độc Fe đến sinh trưởng của cây trồng Các chấm màu nâu nhỏ ở trên các lá ở phía dưới kể từ ngọn lá hoặc toàn bộ lá có màu vàng da cam đến màu nâu. Bề mặt rễ có một lớp váng đen. + Cây bị ngộ độc Fe Hàm lượng Fe trong các cây bị ngộ độc thường cao (300- 2000mg Fe/kg) nhưng hàm lượng Fe tới hạn phụ thuộc vào tuổi cây và trạng thái dinh dưỡng. Ngưỡng tới hạn này thấp hơn trên các loại đất có độ phì nhiêu thấp do khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây không cân đối. Hình 12: Biểu hiện ngộ độc sắt trên phiến lá
  • 68. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 68 + Ảnh hưởng của ngập nước tới ngộ độc Fe Ở hầu hết các đát khoáng nồng độ Fe2+ cao nhất trong giai đoạn 2-4 tuần sau khi ngập nước. Nồng độ Fe2+ trong đất lớn có thể hạn chế sức hút K và P của cây. Trong môi trường khử mạnh thì sinh ra H2S và FeS góp phần gây ngộ độc sắt do giảm sự oxi hóa ở rễ.Sự oxi hóa Fe2+ thành Fe3+ do rễ giải phóng ra oxi làm chua hóa vùng rễ lúa và hình thành lớp váng màu nâu nhật trên bề mặt rễ. + Nguyên nhân ngộ độc Fe - Nồng độ Fe2+ trong dung dịch đất caobowir vì môi trường khử mạnh và pH thấp. - Trạng thái chất dinh dưỡng của cây thấp và không cân đối.Oxy hóa rễ và sự giải phóng Fe2+ kém do thiếu P, Ca, Mg hoặc K. - Sự giải phóng Fe2+ kém bởi vì có sự tích lũy quanh vùng rễ các chất hạn chế hô hấp của rễ như các axit chất hữu cơ, H2S và FeS. - Bón nhiêu tàn dư hữu cơ chưa được phân hủy. - Cung cấp liên tục Fe vào đất từ nguồn nước ngầm hoặc rò rỉ của các nơi chứa chất thải. - Bón chất thải công nghiệp, đô thị có hàm lượng Fe cao. + Xuất hiện ngộ độc Fe Ngộ độc Fe xuất hiện ở nhiều loại đất nhưng chủ yếu là đất ruộng thường xuyên ngập nước trong thời kz sinh trưởng. Đặc trưng của vùng ngộ độc Fe là tiêu nước kém, CEC và các nguyên tố đa lượng thấp nhưng ngộ độc Fe xuất hiện trong phạm vi pH rất rộng. + Các loại đất có xu hướng ngộ độc Fe Các loại đát tiêu nước kém (aquents, aquepts, aquults) ở các thung lũng nhận các dòng chảy vào từ đất đồi chua. Các loại đất kaolinit có CEC thấp. ít P, và K dễ tiêu Các loại đất phù sa hoặc đất sét, phù sa chua. Các loại đát phèn trẻ.
  • 69. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 69 Các loại đất lúa nước chua hoặc đất than bùn cao nguyên. + Chiến lược ngăn ngừa trong quản l{ ngộ độc Fe - Giống lúa: Trồng các loại giống lúa chịu được độc Fe (ví dụ: IR 8192- 200; IR9764-45, Kuatik Putik, Mahsuri) - Xử l{ hạt giống: Ở vùng khí hậu ôn đới gieo trực tiếp thì nên bọc hạt bằng các chất oxi hóa (như bọc Peroxit Ca với lượng bằng 50-100% trọng lượng hạt) đẻ cải thiện sự nảy mầm. - Quản l{ cây trồng: Trồng chậm lại cho đến khi nồng độ Fe2+ trong đất đã quá cao (ví dụ: không dưới 10-20 ngày sau khi ngập nước) - Quản l{ nước: Tưới nước thành các giai đoạn. Tránh để nước ngập liên tục trên đất thoát nước kém có chứa nồng độ Fe và lượng hữu cơ lớn. - Quản l{ phân bón: Bón phân cân đối (NPK hoặc NPK + Vôi) để tránh khủng hoảng về dinh dưỡng. Bón vôi cho đất chua. Không bón quá nhiều chất hữu cơ (phân chuồng, rơm, rạ) cho dất chứa hàm lượng Fe và chất hữu cơ lớn hoặc vùng thoát nước kém. - Quản l{ đất: Tiến hành làm đất khô sau khi thu hoạch lúa để làm tăng khả năng oxi hóa trong thời kz đất nghỉ Xử lý ngộ độc Fe Do xử l{ ngộ độc Fe trong thời lz sinh trưởng của cây rất khó khăn nên các chiến lược quản l{ phòng ngừa ngộ độc cần tuân theo các lựa chọn sau: - Bón bổ sung các loại phân chứa K, P, Mg. - Vùi vôi vào lớp mặt để nâng pH ở đất chua - Vùi 100-200 kg MnO2 /ha vào lớp đất mặt để giảm sự khử Fe3+ Tiến hành rút nước giữa mùa vụ để loại các Fe2+ đã được tích lũy. Vào giữa thời kz đẻ nhánh 25-30 DAT/DAS thì tháo hết nước và giữ ấm khoảng 7-10 ngày để cải thiện việc cung cấp oxi trong thời kz đẻ nhánh.
  • 70. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 70 - Ngộ độc Lưu huznh (S) + Cơ chế ngộ độc sunphua Nồng độ H2S trong đất dư thừa dẫn đến sự hút dinh dưỡng bị giảm bởi quá trình hô hấp của rễ giảm. H2S có ảnh hưởng bất lợi tới quá trình chuyển hóa nếu cây lúa hút một lượng quá mức. Rễ lúa giải phóng O2 để oxi hóa H2S trong vùng rễ. Do vậy, ngộ độc H2S phụ thuộc vào khả năng oxi hóa của rễ, nồng độ H2S trong dung dịch đất và sức khỏe của rễ. Những cây lúa non đặc biệt mẫn cảm với H2S trước khi có điều kiện phát triển khả năng oxi hóa ở cùng rễ. Sự rối loạn sinh l{ đối với ngộ độc H2S để cả giống lúa Akiochi ở Nhật Bản và giống lúa cây cứng ở vùng Nam Hoa Kz. + Biểu hiện và ảnh hưởng ngộ độc sunphua đến sinh trưởng của cây trồng  Vàng giữa gân lá mới. Rễ thô, ít và bị đen  Biểu hiện ngộ độc H2S ở lá tương tự như bệnh vàng úa lá do thiếu Fe. Tiêu chuẩn chẩn đoán khác tương tự như ngộ độc Fe (nhưng khi nhìn qua lá thì ngộ độc sắt có biểu hiện khác hơn so với ngộ độc H2S)  Bộ rễ thô, ít, có màu nâu tối đến đen. Các khóm lúa vừa nhổ lên thường có bộ rễ phát triển kém với nhiều rễ đen (vết đen của H2S). Ngược lại, những rễ khỏe được phủ một lớp màu nâu da cam đều và nhẵn của oxit và hidroxit Fe3+ . Hàm lượng K, Mg, Ca, Mn và Si trong mô thực vật nhỏ + Biên độ bình thường và mức tới hạn xuất hiện ngộ độc sunphua Chưa xác định được mức tới hạn H2S. Ngộ độc H2S phụ thuộc vào nồng độ sunphuatrong dung dịch đất có liên quan tới khả năng oxi hóa của rễ lúa. Ngộ độc H2S có thể xuất hiện khi nồng độ H2S>0,07 mg/lít trong dung dịch đất. + Ảnh hưởng của ngập nước tới ngộ độc sunphua
  • 71. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 71 Quá trình khử sulfat thành sunphua trong đất ngập nước trong canh tác lúa có thể liên quan tới 3 vấn đề sau:  Có thể thiếu S  Có thể Fe, Zn và Cu trở nên khó di động  Ngộ độc H2S có thể xuất hiện ở các loại đất chứa ít Fe Ở đất ngập nước, sunfat bị khử thành H2S ở điện thế oxi hóa khử thấp (< - 50mV ở pH 7), sau đó hình thành các sunphua không tan như FeS. FeS không độc với lúa nhưng làm giảm sự hút dinh dưỡng. + Nguyên nhân ngộ độc sunphua  Nồng độ H2S trong dung dịch ớn (vì các điều kiện khử mạnh và kết tủa FeS)  Trạng thái dinh dưỡng cây trồng nghèo và không cân đối gây ra khả năng oxi hóa của rễ bị giảm (đặc biệt khi thiếu K, nhưng cũng thiếu cả P, Ca hoặc Mg)  Bón quá nhiều phân chứa sunphua hoặc nước thải công nghiệp, đô thị cho những đất có tính khử mạnh và thoát nước kém. + Các loại đất có xu hướng ngộ độc sunphua  Đất cát, tiêu nước tốt, có ít Fe hoạt tính  Đất lúa bạc màu, có ít Fe hoạt tính  Đất hữu cơ tiêu nước kém  Đất phèn Các loại đất có xu hướng ngộ độc sunphua và Fe tương tự như các loại đất chứa lượng Fe hoạt tính lớn, CEC nhỏ và hàm lượng bazo trao đổi nhỏ. + Chiến lược ngăn ngừa trong quản l{ ngộ độc sunphua - Giống: trồng các loại giống chịu được H2S bởi vì khả năng giải phóng O2 của rễ lớn hơn.
  • 72. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 72 - Xử l{ hạt giống: ở vùng ôn đới, bọc hạt bằng chất oxi hóa (ví dụ: Ca peroxide) để làm tăng sự cung cấp O2 lúc hạt nảy mầm. - Quản l{ nước: Tránh để nước ngập lien tục và tưới xen kẽ cho các loại đất có hàm lượng S lớn, giàu hữu cơ và tiêu nước kém. - Quản l{ phân bón: Bón cân đối các chất dinh dưỡng (NPK hoặc NPK + Vôi) để tránh áp lực về chất dinh dưỡng và để cải thiện sự oxi hóa của rễ. Bón đủ K. Tránh bón quá nhiều tàn dư hữu cơ (phân, rơm rạ)cho các loại đất có hàm lượng Fe, chất hữu cơ cao và các loại đất thoát nước kém. - Quản l{ đất: Tiến hành làm đất khô sau khi thu hoạch để làm tăng sự oxi hóa S và Fe trong thời gian đất nghỉ. Xử lý ngộ độc sunphua - Bón phân chứa K, P và Mg - Bón Fe (muối và oxit) cho đất nghèo Fe để làm tăng H2S không di động như FeS. Tiến hành tiêu nước giữa vụ để loại Fe2 + và H2S tích lũy trong đất. Tháo nước giữa kz đẻ nhánh (25-30 DAT/DAS) và giữ ẩm khoảng 7- 10 ngày để cải thiện sự cung cấp O2 trong thời kz đẻ nhánh.
  • 73. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 73 Bài 7: Nhu cầu dinh dưỡng, biểu hiện thiếu hụt và cách khắc phục cho ngô I. Mục tiêu: * Xác định được nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô * Đánh giá được biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng trên cây ngô * Các biện pháp khắc phục hiện tượng thiếu, thừa dinh dưỡng trên cây trồng. III. Nhu cầu dinh dưỡng của ngô - Thời gian sinh trưởng của ngô Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của ngô ảnh hưởng đến năng suất:  Giai đoạn từ khi mọc mầm đến giai đoạn V3 (3 lá): sẽ ảnh hưởng đến số bắp/ha và số bắp/cây  Giai đoạn từ V4 (4 lá thật) đến V12 (12 lá thật): sẽ ảnh hưởng đến số hạt hàng/bắp.  Gai đoạn từ trổ cờ đến chín sữa (R1): sẽ ảnh hưởng đến số hạt/hàng  Giai đoạn chín sữa (R1) đến thu hoạch (R6): sẽ ảnh hưởng đến trọng lượng hạt
  • 74. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 74 * Đặc điểm dinh dưỡng đạm đối với ngô * Đặc điểm hút đạm: Cây ngô hút đạm trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Nhưng lượng hút tập trung mạnh từ 25 – 75 ngày sau khi trồng (Đối với giống sinh trưởng 120 – 125 ngày) giai đoạn này cây ngô hút 56 % tổng lượng đạm hút trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Hai thời kz cây ngô sử dụng ít đạm hơn là từ khi gieo đến 25 ngày đầu và 25 ngày trước khi chín hoàn toàn. Tổng nhu cầu đạm ở cả hai giai đoạn này chỉ chiếm 18 – 20%. Còn lại lượng đạm hút trong giai đoạn từ 75 ngày đến 100 ngày là 20 – 26%.
  • 75. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 75 - Lượng dinh dưỡng khuyến cáo theo năng suất cây trồng
  • 76. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 76
  • 77. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 77
  • 78. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 78 * Đặc điểm dinh dưỡng của lân đối với ngô * Đặc điểm hút lân: - Từ 0-25 ngày đầu hút 9 –10 % tổng lượng lân hút,- Từ 25 đến 50 ngày đầu hút 40 – 43 % tổng lượng lân hút,- Từ trỗ cờ đến phun râu hút 28 – 33 % tổng lượng lân hút,- Từ làm hạt đến chín đến phun râu hút 14 – 17 % tổng lượng lân hút. Với đặc điểm hút lân như trên, nếu đất trồng là đất đồi núi, lân bị cố định chặt bởi Fe 3+ và Al 3+ thì nên chỉ bón lót 50% còn 50% còn lại sử dụng bón thúc. Sử dụng phân hỗn hợp chứa đủ NPK để bón thúc, tốt nhất là sử dụng NPK tỷ lệ 18 – 18 - 18.
  • 79. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 79 Bảng: Nhu cầu lân đối với ngô (trên đất ít bị cố định P) Trên cơ sở 40 kg P2O5/t hạt thu được (hiệu suất 57 kg hạt/kg P) được bổ sung 20% phần hạt và thân lấy đi theo sản phẩm thu hoạch. Bón lót 100% P. Cần xem xét: P cố định, P dễ tiêu, các tính chất khác của đất và hệ thống canh tác
  • 80. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 80 * Đặc điểm dinh dưỡng kali đối với cây ngô Bảng: Nhu cầu kali của ngô * Đặc điểm hút kali - Từ 0-25 ngày đầu hút 30 % tổng lượng kali hút,- Từ 25 đến 100 ngày đầu hút 65 % tổng lượng kali hút,- Từ 100 ngày đến chín đến phun râu hút 14 – 17 % tổng lượng kali hút.  Dựa trên 40 kg K2 O/t hạt thu được (hiệu suất nông học 30 kg hạt/kg K) bổ sung bằng 20% lượng lấy đi theo hạt, thân sản phẩm thu hoạch.  Bón 100% lượng K2 O bón lót nếu lượng bón < 75 kg K2 O/ha.  Bón 50% lượng K2 O bón lót và 50% giữa vụ nếu lượng bón > 75 kg K2 O/ha. Tuy nhiên cần xem xét: K trao đổi, lượng phụ phẩm trả lại, một số tính chất khác của đất, hệ thống canh tác
  • 81. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 81 * Các biểu hiện thiếu dinh dưỡng trên lá ngô Các biểu hiện thiếu dinh dưỡng trên lá ngô:  Thiếu lân cây phát triển còi cọc, lá giá có màu tím từ gân lá và lan đều hai phần mém lá. Khi thấy biểu hiện thiếu xuất hiện trên cây thường khó khắc phục và hiệu quả thấp.  Khi thiếu kali lá có biểu hiện vàng, mất màu, hoại tử chạy theo hai bên mép lá và lan vào cuống (gân lá). Trên bắp thiếu kali hạt thường không đầy (khuyết), bắp nhỏ, năng suất thấp. Cần phát hiện và điều chỉnh bằng phân bón.  Khi thiếu đạm cây phát triển còi cọc, lá vàng, nhỏ, vàng từ gân lá lan ra hai bên mép lá, thường xuất hiện trên lá già. Những ruộng thiếu đạm thường rất dễ phát hiện, tuy nhiên cần phân biệt rõ với triệu chứng thiếu kali trên lá. Khắc phục bằng việc bón thêm đạm khi ngô ở giai đoạn còn non.
  • 82. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 82 Bài 8: Nhu cầu dinh dưỡng, biểu hiện thiếu hụt và cách khắc phục cho cây cam I. Mục tiêu: * Xác định được nhu cầu dinh dưỡng của cây cam * Đánh giá được biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng trên cây cam * Các biện pháp khắc phục hiện tượng thiếu, thừa dinh dưỡng trên cây trồng. II. Nhu cầu dinh dưỡng của cây cam Biểu đồ 1: Lượng dinh dưỡng trung và đa lượng lấy đi theo cam quả hàng năm (gam chất dinh dưỡng/100 quả tươi/năm)
  • 83. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 83 Biểu đồ 2: Lượng các chất vi lượng lấy đi theo cam quả hàng năm (gam chất dinh dưỡng/100 quả tươi/năm) Lượng dinh dưỡng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch hàng năm, thứ tự từ cao xuống thấp: K > N > P > Ca > Mg > S Do vậy lượng dinh dưỡng bón lại cần theo thứ tự trên Theo đó: Lượng các chất vi lượng theo thứ tự từ cao xuống thấp Fe>B>Mn>Cu
  • 84. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 84 Biểu 3: Nhu cầu dinh dưỡng của cam theo giai đoạn sinh trưởng trong năm Ra hoa, hình thành quả Phát triển quả Quả chín Sau thu hoạch Nhu cầu dinh dưỡng của cam theo các giai đoạn phát triển trong năm: Nhu cầu đạm (N), canxi (Ca) và magie (Mg) của cây cao nhất ở giai đoạn Phát triển quả Nhu cầu lân (P) và Kali (K) của cam cao nhất ở giai đoạn quả chín
  • 85. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 85 * Ảnh hưởng của các yếu tố đa, trung và vi lượng đến chất lượng quả cam Ghi chú: (+) tăng; (-) giảm; (o) không thay đổi; (?) không có thông tin. * Ngưỡng dinh dưỡng khủng hoảng đối với cam Ngưỡng dinh dưỡng được xem tối ưu trong lá cam là: Đạm (N): 2,2 – 2, 6%; Lân (P): từ 0,1 – 0,15; Kali (K) từ 1,0 – 2,0 %; Canxi từ 2 – 3,8 %; Magie từ 0,22 – 0,62; Natri (Na) từ 0,05 - 0,15 %); Clo trong khoảng 0,2.
  • 86. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 86 * Cách lấy mẫu lá để phân tích dinh dưỡng Hình: Mẫu lá thứ hai từ đỉnh được lấy phân tích * Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đối với sinh trưởng, phát triển của cam Yếu tố Vai trò Đạm Duy trì cho sự phát triển của lá, thúc đẩy sự phát triển trồi hữu hiệu, nở hoa và hình thành quả tốt hơn, nâng cao năng suất, cải thiện độ dày vỏ quả và hàm lượng axit trong quả. Lân duy trì năng suất trong thời gian dài của cây Kali duy trì cho cây phát triển giai đoạn đầu, duy trì sự phát triển của cây, chất lượng vỏ quả và hàm lượng vitamin C, giảm chia nhỏ quả. Can xi Phát triển lá, khả năng thụ phấn và hình thành quả, giúp cho năng suất và chất lượng tốt, giảm sự rối loạn của vỏ quả, sự phân tách Mẫu lá được lấy ở giai đoạn phát triển quả
  • 87. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 87 quả Magie Duy trì phát triển của cây Lưu huznh Giúp cho việc hình thành và giữa được quả Zn, Mn, Fe Duy trì năng suất và chất lượng (Mn và Zn có thể phun qua lá) cần thiết cho giai đoạn sau thu hoạch, hình thành trồi lá. Bo Hạn chế rụng quả, quả biến dạng và các vấn đề trong bảo quản. Đồng Hạn chế quả dị dạng Molipden Cải thiện tỷ lệ dịch ép, chất lượng và quả dày hơn
  • 88. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 88 III. Biểu hiện thiếu hụt hay thừa dinh dưỡng trên cây cam - Biểu hiện khi vườn cam bón thừa đạm Biểu hiện hình thành, phát triển các trồi non và màu xanh của lá thể hiện biểu hiện bón thừa đạm ở giai đoạn thu hoạch. Khi bón thừa đạm, vỏ quả dày, hàm lượng đường thấp, kéo dài thời gian chuyển màu vỏ quả.
  • 89. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 89 - Biểu hiện khi vườn cam bón thiếu đạm Hình: Biểu hiện cây thiếu đạm trầm trọng. Cây còi cọc, năng suất thấp,lá xanh nhạt hoặc vàng, rụng sớm. Cây dễ bị tuyến trùng gây hại. Hình: Lá của cây phát triển bình thường – đủ đạm (bên trái) và lá của cây thiếu đạm (bên phải)
  • 90. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 90 - Biểu hiện quả cam bị thiếu lân Hình: Quả thiếu lân (bên phải) lõi to, vỏ dày - Biểu hiện cây cam thiếu kali Hình: Lá mất màu, mép và đỉnh lá chuyển màu vàng khi cây thiếu kali
  • 91. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 91 Quả rụng khi cây thiếu kali Hình C và D, cây được bón nhiều kali. Kích thước quả lớn hơn ở cây thông thường, vỏ dày và hàm lượng axit cao. Hình : Quả thiếu kali thường bị nứt dọc quả
  • 92. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 92 - Biểu hiện cam quả bị thiếu Canxi Hình : Quả thường bị nứt khi thiếu Canxi - Biểu hiện thiếu Magie (Mg) trên cam Hình : Biểu hiện đặc trựng của sự thiếu Mg là mất màu hình chữ V trên lá. Biểu hiện quả trên cây bị thiếu Mg (hình bên phải), bị biến dạng, cứng như đá và ít nước.
  • 93. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 93 - Biểu hiện khi cây cam bị thiếu Bo - Biểu hiện khi cam bị thiếu kẽm Hình: Biểu hiện lá bị thiếu Bo, thường xuất hiện trên lá già với các biểu hiện cháy xém, vàng nhạt ở mép và đỉnh lá, đôi khi xuất hiện các vết đốm nâu. Biểu hiện lá bị thiếu kẽm nghiêm trọng, phiến lá mất màu, lá nhỏ và hẹp hơn, khoảng cách giữa các đốt lá ngẵn, làm giảm năng suất.
  • 94. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 94 - Biểu hiện khi cam thiếu Mangan (Mn) Biểu hiện thiếu kẽm xuất hiện trên lá non Biểu hiện của cây thiếu kẽm gây ra do virus
  • 95. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 95 Hình: Các biểu hiện thiếu mangan trên cây do bón quá nhiều vôi. Phần phiến của lá non mất màu, các tế báo phiến lá mất màu xanh, nhưng kích thước và hình dạng lá như bình thường. - Biểu hiện khi cây cam thiếu kẽm (Zn) Biểu hiện thiếu Mangan. Phiến của lá non mất màu Biểu hiện khi thiếu Magan xuất hiện trên lá bên quả. Biểu hiện thiếu kẽm trên lá
  • 96. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 96 - Biểu hiện thiếu sắt (Fe) trên cam Hình: Biểu hiện thiếu nghiêm trọng (sắt, magan và kẽm) xuất hiện cùng nhau trên lá, cam được trồng trên đất hình thành trên đá vôi. Một số lá dễ dàng thấy màu vàng nhạt, biểu hiện thiếu sắt, trong khi số khác biểu hiện thiếu kẽm và mangan. Biểu hiện thiếu Zn, trên phiến lá non, hay đầu trồi non mất màu trong khi lá già vẫn bình thường.
  • 97. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 97 - Biểu hiện khi cam bị thiếu Đồng (Cu) - Biểu hiện thiếu Molipden trên cam Hình: Biểu hiện thiếu Molipden trên lá cam Thiếu Cu biểu hiện trên lá cặp quả, biểu hiện sì mủ trên mắt cành
  • 98. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 98 - Biểu hiện khi cam bị ngộ độc Bo - Biểu hiện khi cam bị độc Mangan (Mn) Biểu hiện cây bị ngộ độc B
  • 99. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 99 - Biểu hiện khi cây cam bị ngộ độc Biuret trong phân đạm IV. Khuyến cáo lượng phân bón theo năng suất thu hoạch hàng năm đối với cam
  • 100. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 100 Bảng: khuyến cáo các thời kz bón phân cho cam Bón phân theo đường kính tán và phủ đất sau khi bón
  • 101. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 101 Bài 9: Nhu cầu dinh dưỡng, biểu hiện thiếu hụt và cách khắc phục cho chè I. Mục tiêu: * Xác định được nhu cầu dinh dưỡng của cây chè * Đánh giá được biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng trên cây chè * Các biện pháp khắc phục hiện tượng thiếu, thừa dinh dưỡng trên cây trồng. III. Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè Bảng : Tổng lượng dinh dưỡng lấy đi theo các bộ phân của cây Các bộ phận cây Tỷ lệ theo chất khô Hàm lượng dinh dưỡng N P2 O5 K2 O kg % (kg) 1. Búp (thương phẩm) 100 12.5 40 11.5 24 2. Tán lá 120 15 39 9.8 11 3. Lá già rụng 80 10 26 6.6 7 4. Thân/cành 320 40 32 19.0 7 5. Rễ 180 22.5 32 9.8 38 Tổng số 800 100 169 56.8 88 Lượng lấy đi (từ 1 - 4) 420 45.0 72 30.5 31
  • 102. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 102 Lượng dinh dưỡng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch hàng năm - Năng suất búp 4 tấn: 288 kgN + 122 kg P2 O5 + 124 kgK2 O/ha/năm. - Năng suất búp 8 tấn: 576 kgN + 244 kg P2 O5 + 248 kgK2 O /ha/năm. Lượng dinh dưỡng lấy đi để tạo ra 1 tấn sản phẩm: + Đạm (N): 40 kg/ha + Lân (P2O5): 11,5 kg/ha +Kali (K2O): 24 kg /ha Hàm lượng các chất trung và vi lượng lấy đi theo chè búp hàng năm như sau: Nhiều nhất nhôm (Al) luôn có sẵn trong đất > Mn > Fe > Na > Cl > Zn > Cu > B > Mg > Ca
  • 103. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 103 - Vai trò của đạm (N)  Khi thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lá nhỏ, búp nhỏ và búp bị mù nhiều, do đó năng suất thấp. Yêu cầu về đạm thay đổi tùy theo loại đất tuổi của cây và năng suất của vườn chè. Bón đạm không hợp lý, bón quá nhiều hoặc bón đơn độc đều làm giảm chất lượng chè (đặc biệt là đối với nguyên liệu dùng để chế biến chè đen). Hình: Áp dụng trồng xen cây ngắn ngày với vườn chè trong giai đoạn đốn đau
  • 104. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 104  Khi thừa đạm hàm lượng protein ở trong lá tăng lên. Protein kết họp với tanin thành các hợp chất không tan vì thế lượng tanin trong chè bị giảm đi. Mặt khác khi bón nhiều đạm, hàm lượng ancaloit trong chè tăng lên làm cho chè có vị đắng.  Hàm lượng đạm trong cây: khi cây chè thiếu đạm, hàm lượng đạm trong lá là 2,2 - 2,4%, trong búp là 3 - 3,5%. Cây chè đủ dinh dưỡng hàm lượng đạm tương ứng là: 2,9 - 3,4% và 4,7 - 5,0%. - Vai trò của lân (P)  Lân có ảnh hưởng tăng năng suất và phẩm chất búp chè rõ rệt. Bón phân lân trên nền N,K làm tăng hàm lượng catechin trong búp chè, có lợi cho phẩm chất.  Ở cây chè thiếu lân, hàm lượng lân (P2 O5 ) trong lá là 0,27 - 0,28 %, trong búp là 0,5 - 0,75 %. Cây chè đủ dinh dưỡng hàm lượng lân tương ứng là 0,33 - 0,39 % và 0,82 - 0,86 %.  Nếu trong đất hàm lượng P2 O5 là 30 - 32mg/100g đất, là thiếu nhiều lân Vai trò của Kali (K)  Kali có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng và sản lượng búp.  Hàm lượng kali trong lá dưới 0,5%, dấu hiệu thiếu kali biểu hiện rõ, trên 1% thì cây sinh trưởng bình thường.
  • 105. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 105  Hàm lượng K2O 15mg/100g đất là thiếu kali, trên 15mg/100g đất, cây sinh trưởng bình thường. - Vai trò của nguyên tố vi lượng Những nguyên tố tham gia vào thành phần nhiếu loại men và là chất hoạt hóa của nhiều loại men. Nhiều nguyên tố vi lượng có ảnh hưởng tốt tới quang hợp: Mn, Cu, B, Co và Mo đẩy mạnh sự tổng hợp diệp lục trong lá và phân giải diệp lục trong tối. B và các nguyên tố khác tăng cường sự tổng hợp Gluxit, làm cho sự tổng hợp và vận chuyển xacaro và các gluxit khác thuận lợi hơn (Scônich 1955). Mn, Zn, Cu, Mo và trong nhiều trường hợp cả B làm tăng độ hô hấp và tốc độ của quá trình ôxi hóa khử. Sử dụng các nguyên tố vi lượng (bo, đồng, mangan, molipđen, kẽm, coban và iôt) vào việc trồng trọt (xử lý các hạt trước khi gieo) và bón vào đất, phun lên lá, có thể tác động mạnh vào các quá trình sinh lý của cây trồng khác nhau, do đó có thể làm tăng năng suất và phẩm chất chè. - Lượng phân bón khuyến cáo cho chè thời kỳ kinh doanh Phân hữu cơ: Nên dùng phân hữu cơ vi sinh với lượng 5 tấn/ha. Người dân có thể tận dụng các loại cây phân xanh, tàn dư hữu cơ và chế phẩm vi sinh vật để chế biến phân hữu cơ tại chỗ để bón với lượng bón cao hơn. Phân hóa học: Phân bón cho chè trong độ tuổi kinh doanh, lượng phân bón thích hợp cho chè là: - Đạm: 350 kg Urê; Lân : 375 kg Super lân; Kali: 135 kg kali Clorua - Các dạng phân phun qua lá: Aminofert, Humix, Kali vv... + Thời kz và phương pháp bón
  • 106. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 106 Phân hữu cơ: Phân hữu cơ và phân lân trộn đều thường bón ngay sau khi đốn, nên bón vào tháng một và hai. Bón ở độ sâu 20 cm, bón dọc theo hàng. Sau khi bón cần lấp đất kín tránh hiện tượng bay hơi làm thất thoát dinh dưỡng. Phân hóa học: Phân đạm và kali cần được chia ra nhiều lần bón với thời gian và tỷ lệ như sau: - Phân đạm (N): được chia làm 04 đợt Đợt 1: tháng ba bón 20% Đợt 2: tháng năm, bón 30% Đợt 3: tháng bảy, bón 40% Đợt 4: tháng chín, bón 10% - Phân lân (P2O5): Bón 100% ngay sau khi đốn - Phân kali: Đợt 1: tháng ba, bón 30% Đợt 2: tháng năm, bón 30% Đợt 3: tháng bảy, bón 40%. Phân phun lá: Các loại phân bón qua lá: KNO3 - 300g/bình 16 lít, (2 bình) phun cho 1000m2 , hoặc Aminoferti, Humix vv... 20-25g/bình 16 lít, 2-4 bình phun cho 1000m2 . Mỗi tháng phun một lần.
  • 107. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 107 Bài 10: Nhu cầu dinh dưỡng, biểu hiện thiếu hụt và cách khắc phục cho mía I. Mục tiêu: * Xác định được nhu cầu dinh dưỡng của cây mía * Đánh giá được biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng trên cây mía * Các biện pháp khắc phục hiện tượng thiếu, thừa dinh dưỡng trên cây trồng. III. Nhu cầu dinh dưỡng của cây mía Bảng: Lượng các chất dinh dưỡng trong các bộ phận của cây trồng Yếu tố dinh dưỡng Trong rễ Trong thân Trong lá Tổng số Đạm (kg) 8 83 77 168 Lân (kg) 1 15 8 24 Kali (kg) 4 109 105 218 Canxi (kg) 2 30 45 77 Magie (kg) 1 29 18 48 Lưu huznh (kg) 2 25 22 49 Clo (kg) 1 1 Silic (kg) 98 150 248 Bo (g) 34 214 144 392 Đồng (g) 13 201 105 711 Sắt (g) 4900 3800 7900 16600 Mangan (g) 84 1170 1981 3235 Molipden (g) 4 10 14 Kẽm (g) 72 437 336 845 Nguồn: Catani et al. (1959), Orlando Filho (1978), Haag et al. (1987), Sampaio et al. (1987), Korndorfer (1989)
  • 108. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 108 * Các nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng Chất dinh Nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt Đạm (N) - Đất có hàm lượng chất hữu cơ thấp - Đất chua - Mưa nhiều, rửa trôi mạnh Lân (P) - Đất quá chua, giàu Al, Fe cố định lân - Bón thừa vôi Kali (K) - Bón thừa vôi (cạnh tranh khi cây trồng thiếu hụt) - Mưa lớn (đất có thành phần cơ giới nhẹ, rửa trôi) * Vai trò của đạm (N)  N chỉ chiếm khoảng 1 % hàm lượng tổng chất khô khi mía ở thời kz thu hoạch.  là yếu tố chính ảnh hưởng đến phát triển, năng suất và chất lượng. Các chất dinh dưỡng cây mía lấy đi hàng năm theo thứ tự từ cao đến thấp như sau:  Các chất đa và trung lượng: Si > K > N > Ca > Mg > P  Các chất vi lượng: Fe > Mn > Zn > B > Mo Căn cứ theo thứ tự lượng hút có thể tính toán lượng phân bón cho mía
  • 109. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 109  Cần bón đúng, bón đủ - Thời kz đẻ nhánh, phát triển thân lá, hình thành và phát triển thân lóng, tăng đường kính và trọng lượng lóng.  Sự đâm sâu và phát triển của rễ.  Thiếu N dẫ đến lá mất màu, lá nhanh già, thân mỏng và ngắn, rễ mỏng và ngắn hơn.  Thừa N cây kéo dài thời kz sinh trưởng, kéo dài thời kz chín, giảm hàm lượng đường, làm ảnh hưởng đến quá trình chế biến, cây dễ đổ, dễ bị sâu bệnh hại. Hình: Biểu hiện thiếu N dẫn đến lá mất màu, lá nhanh già
  • 110. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 110 * Vai trò của lân (P)  Nhu cầu lân thấp hơn N và K.  Thúc đẩy quang hợp, tổng hợp của cây.  Cần thiết cho việc phân chia tế bào nên không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.  Thúc đẩy quá trình đẻ nhánh, phát triển thân và tán lá.  Thúc đẩy quá trình đâm sâu, phát triển của rễ.  Thiếu P dẫn đến - Đẻ nhánh kém, giảm chiều dài của lóng, giảm diện tích tiếp xúc bề mặt rễ. Hình: Biểu hiện thiếu đạm lá nhiều lá nhỏ, thân, đốt ngắn
  • 111. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 111 Hình: Thiếu lân mía không đẻ nhánh hay đẻ nhánh kém, thân, lóng ngắn
  • 112. – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa TÀI LIỆU KHUYẾN NÔNG 112 Hình: Thiếu lân, lá mía chuyển mày đỏ tía từ đỉnh và đầu lá Hình: Lá già hơn thường xuất hiện biểu hiện thiếu lân và thường xảy ra ở giai đoạn cây non và thời tiết lạnh < 10 O C Hình: Thiếu lân dẫn đến đốt ngắn, lá già chết sớm.