Em hãy cho biết phương pháp quan sát là gì được thực hiện qua những bước nào

Phương pháp quan sát là một phương pháp nghiên cứu định tính thường được sử dụng trong nghiên cứu thị trường, khách hàng và thường được triển khai trong giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của mỗi dự án nghiên cứu thị trường.

Vậy phương pháp quan sát là gì? Và phương pháp quan sát được thực hiện như thế nào?

1-Phương pháp quan sát là gì?

Phương pháp quan sát là một phương pháp nghiên cứu định tính. Phương pháp này được thực hiện bằng cách quan sát có mục đích, có kế hoạch trong các hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập dữ liệu đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự vật, hiện tượng đó. Trong marketing, phương pháp quan sát thường được sử dụng để quan sát hành vi, thói quen, kỳ vọng hay pain ponint của khách hàng trong hoàn cảnh tiêu dùng thực tế.

Quan sát là một trong những phương thức cơ bản nhất để nhận thức được các sự vật và hiện tượng. Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp phát hiện vấn đề nghiên cứu, đặt giả thuyết hoặc kiểm chứng giả thuyết.

Có thể bạn chưa biết, phương pháp quan sát được những người làm marketing áp dụng trong khi thực hiện nghiên cứu thực nghiệm – một phương pháp sử dụng bằng chứng có thể kiểm chứng để đi đến kết quả nghiên cứu.

Những yêu cầu đối với phương pháp quan sát

Để phương pháp quan sát có thể đem lại những thông tin có ý nghĩa, cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

  • Tình huống diễn ra hành vi để quan sát phải diễn ra thường xuyên theo một chu kỳ có thể đoán trước được.
  • Thời gian cần thiết để tiến hành quan sát chỉ trong một khoảng thời gian nhất định.

2-Ưu nhược điểm của phương pháp quan sát

Ưu điểm

Phương pháp quan sát có 3 ưu điểm chính:

  • Cung cấp thông tin về hành vi thực tế của đối tượng được điều tra, cho phép hiểu rõ hơn hành vi được nghiên cứu.
  • Nhà nghiên cứu có thể quan sát trực tiếp các hành vi thực tế hoặc có thể quan sát các dấu hiệu hành vi người quan sát. Thậm chí đôi khi có thể gián tiếp quan sát các dấu hiệu phản ánh hành vi.
  • Các dữ liệu thu thập thường khách quan, chính xác do được quan sát và ghi chép trực tiếp thay vì dựa vào câu trả lời hay trí nhớ của đối tượng.

Nhờ vào những ưu điểm này, nhà nghiên cứu thường sử dụng phương pháp quan sát trong trường hợp đối tượng nghiên cứu có xu hướng từ chối phỏng vấn, đặc biệt trong các nghiên cứu mang tính riêng tư.

Nó cũng được sử dụng trong các trường hợp đối tượng nghiên cứu có xu hướng trả lời sai sự thật khi được hỏi trực tiếp. Có thể đó là những điều được phóng đại qua câu trả lời cho câu hỏi đã từng từ thiện bao nhiêu tiền. Hoặc cũng có thể là cho những câu hỏi về thông tin mà đối tượng cho là không quan trọng hoặc không thể nhớ nổi.

Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp quan sát cũng để lộ ra những hạn chế nhất định:

  • Chỉ có thể sử dụng cho đối tượng xảy ra trong hiện tại. Có nghĩa là các đối tượng trong quá khứ và tương lai thì không thể sử dụng phương pháp quan sát.
  • Cỡ mẫu nghiên cứu thường bị hạn chế do nhà nghiên cứu không thể quan sát trên cỡ mẫu lớn vì lý do hạn chế về thời gian và ngân sách.
  • Mặc dù dữ liệu thu thập được là tương đối khách quan và chính xác, nhưng nhà nghiên cứu không vững vàng có thể mắc phải sự suy đoán chủ quan hoặc mang định kiến khi suy đoán đối tượng.

>>> Xem thêm: So sánh về Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng

3-Xây dựng kế hoạch quan sát

Để thực hiện phương pháp quan sát một cách tốt nhất, nhà nghiên cứu cần phải xây dựng một kế hoạch quan sát rõ ràng và chi tiết.

Xác định mục tiêu quan sát

Cần phải làm rõ thông tin họ muốn đạt được khi thực hiện phương pháp quan sát. Thông tin đó có thể trả lời những câu hỏi nào?

Việc xác định mục tiêu sẽ giúp bạn trong việc lựa chọn các đối tượng, thời điểm hay hình thức quan sát chính xác.

Xác định đối tượng quan sát

Nhà nghiên cứu cần phải xác định được đối tượng muốn quan sát là ai. Đối tượng quan sát có thể là cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức. Đối với mỗi nhóm đối tượng trên vẫn có thể phân đoạn nhỏ hơn dựa vào những đặc điểm của đối tượng cần quan sát.

Xác định thời điểm quan sát

Nhà nghiên cứu cần phải xác định việc quan sát diễn ra trong khoảng thời gian cụ thể nào. Nhà nghiên cứu hay người triển khai nên lựa chọn thời điểm thích hợp để thuận tiện trong việc thu thập thông tin.

Xác định hình thức quan sát

Tại đây, nhà nghiên cứu cần làm rõ hình thức ghi lại thông tin quan sát. Để quá trình quan sát và thu thập dữ liệu hiệu quả, bạn nên kết hợp một số hình thức như: ghi chép. thu âm, mô tả, phân tích và quan sát một cách hệ thống.

Tổ chức quan sát

Việc quan sát cần phải được tiến hành chặt chẽ, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa những quan sát viên và tuân thủ theo kế hoạch đã đề ra.

Đây là một điểm nha nghiên cứu nên lưu ý trong quá trình thực hiện bởi lẽ nếu không tổ chức sắp xếp tốt thì cuộc nghiên cứu sẽ mất khá nhiều thời gian và kết quả thu lại không cao.

4-Các hình thức quan sát

Khi xây dựng kế hoạch quan sát thì nhà nghiên cứu cần phải lựa chọn các phương pháp quan sát cụ thể.

Theo mức độ chuẩn bị

Khi phân loại theo mức độ chuẩn bị, có hai hình thức quan sát là:

  • Quan sát có chuẩn bị: người nghiên cứu đã xác định vấn đề cần quan sát [có thể là những yếu tố liên quan đến câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu hoặc những vấn đề cần làm rõ hơn từ những kết quả thu được từ phương pháp khác].
  • Quan sát không chuẩn bị: là dạng quan sát và người nghiên cứu chưa xác định rõ những vấn đề cần quan sát. Hình thức quan sát này thường được sử dụng trong những cuộc nghiên cứu mang tính thăm dò, khám phá.

Theo sự tham gia của người quan sát

  • Quan sát có tham dự: người quan sát tham gia vào nhóm đối tượng quan sát.
  • Quan sát không tham dự:  người quan sát không tham gia vào nhóm đối tượng quan sát mà đứng bên ngoài để quan sát.

Theo mức độ công khai của người quan sát

  • Quan sát công khai: Là dạng quan sát mà trong đó người bị quan sát biết rõ mình đang bị quan sát. Hoặc người quan sát cho đối tượng biết mình là ai và mục đích công việc của mình.
  • Quan sát không công khai: Là dạng quan sát mà trong đó người bị quan sát không biết rằng mình bị quan sát. Hoặc người quan sát không cho đối tượng biết mình là ai và mục đích công việc của mình.

Phương pháp quan sát là một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu định tính nhằm nắm bắt tâm lý và hiểu sâu về khách hàng.

Nếu bạn đang có kế hoạch nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng cho việc phát triển sản phẩm mở rộng thị phần hay phát triển thương hiệu,… hãy LIÊN HỆ VỚI DTM CONSULTING để nhận PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MIỄN PHÍ từ chuyên gia.

1. Phương pháp quan sát khoa học

  • Quan sát khoa học là phương pháp thu nhận thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng tri giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố khác có liên quan đến đối tượng.
  • Quan sát với tư cách là PPnghiên cứu khoa học là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch đợc tiến hành một cách có hệ thống. Đây là một trong những hình thức chủ yếu của nhận thức kinh nghiệm, để tạo ra thông tin ban đầu, nhờ nó mà sau này xây dựng lý thuyết và kiểm tra lý thuyết bằng thực nghiệm và như vậy nó là con đường để gắn nghiên cứu lý thuyết với nghiên cứu hoạt động thực tiễn.
  • Quan sát khoa học được tiến hành trong thời gian dài hay ngắn, không gian rộng hay hẹp, mẫu quan sát nhiều hay ít.
  • Quan sát sư phạm là phương pháp để thu thập thông tin về quá trình giáo dục và dạy học trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động sư phạm, cho ta những tài liệu sống và thực tiễn giáo dục để có thể khái quát rút ra những quy luật nhằm chỉ đạo quá trình tổ chức giáo dục thế hệ trẻ tốt hơn.

√ Quan sát trong nghiên cứu khoa học thực hiện ba chức năng:

  • Chức năng thu thập thông tin thực tiễn, đây là chức năng quan trọng nhất.
  • Chức năng kiểm chứng các lý thuyết, các giả thuyết đã có.
  • Chức năng so sánh đối chiếu các kết quả trong nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn.[Đối chiếu lý thuyết với thực tế]

√ Đặc điểm quan sát sư phạm:

Bất cứ quan sát nào cũng được tiến hành do một chủ thể sử dụng để nhận thức một đối tượng xác định, trong một thời gian, một không gian, với mục đích và bằng một phương tiện nhất định. Vì vậy, quan sát sư phạm có những sau đây:

  • Đối tượng quan sát là hoạt động sư phạm phức tạp của một cá nhân, hay một tập thể. Bản thân cá nhân hay tập thể đó lại có những đặc điểm đa dạng về năng lực hay trình độ phát triển. Nội dung hoạt động sư phạm càng phức tạp, có những hình thức phong phú, thì quá trình quan sát càng khó khăn, càng phải công phu hơn.
  • Chủ thể quan sát là nhà khoa học hay cộng tác viên. Đã là con người thì đều mang tính riêng tư, đó là tính chủ quan. Chủ quan ở trình độ, kinh nghiệm, ở thế giới quan, ở cảm xúc tâm lí. Sự quan sát bao giờ cũng thông qua lăng kính chủ quan của "cái tôi" ngay cả khi sử dụng kĩ thuật hiện đại để quan sát. Mặt khác còn chi phối bởi quy luật ảo giác của cảm giác, tri giác trong hoạt động nhận thức.
  • Kết quả quan sát dù khách quan đến mấy vẫn phụ thuộc vào việc xử lý các thông tin của người nghiên cứu, do đó cần được lựa chọn theo các chuẩn nhất định, được xử lí bằng toán học hay theo một lí thuyết nhất định.
  • Để nhận được thông tin theo mục đích nghiên cứu cần phải lập một kế hoạch và chương trình quan sát tỉ mỉ.

1.2. Các công việc quan sát khoa học

1. Xác định đối tượng quan sát, mục đích quan sát.

Việc xác định mục đích rõ ràng sẽ làm cho người lập phiếu quan sát cũng như người đi quan sát tập trung hơn vào các nội dung quan sát. Nghĩa là cần trả lời câu hỏi: Quan sát để làm gì?

Ví d: Cùng một công việc là quan st sự học tập của một lớp học sinh. Nếu với mục đích là quan sát sự chú ý của học sinh trong lớp học thì các quan sát sẽ tập trung chủ yếu vào học sinh. Nhưng, nếu với mục đích là quan sát phương pháp dạy của thầy sao cho thu hút sự chú ý của học sinh thì các dữ liệu quan sát chủ yếu là ở người thầy, các dữ liệu của học sinh [ánh mắt, nét mặt...] là để chứng minh cho việc ghi chép hoạt động của thầy nhằm thu hút sự chú ý của học sinh.

2. Xác định nội dung quan sát và phương pháp quan sát

Câu trả lời tiếp câu hỏi: quan sát cái gì, quan sát như thế nào và bằng cái gì. Nếu mục đích quan sát rõ ràng thì nội dung quan sát sẽ dễ dàng được ấn định. Nội dung quan sát thể hiện qua việc lựa chọn đối tượng quan sát [mẫu quan sát], số lượng mẫu, định thời điểm quan sát và độ dài thời gian quan sát. Căn cứ vào qui mô của đề tài và độ phức tạp của mẫu mà quyết định phương pháp, phương tiện quan sát.

3. Lập phiếu quan sát và kế hoạch quan sát

Ðể việc quan sát được chủ động và thống nhất giữa các lần quan sát hoặc giữa những cộng tác viên quan sát, chủ đề tài phải thiết kế bảng yêu cầu các nội dung cụ thể khi đi quan sát. Bảng này gọi là phiếu quan sát. Phiếu quan sát được cấu trúc thành 3 phần:

  • Phần thủ tục: Ðối tượng, địa chỉ, ngày giờ quan sát, người quan sát.
  • Phần nội dung: Ðây là phần quan trọng nhất của phương pháp, nó quyết định sự thành công của đề tài nghiên cứu. Có thể gọi đây là phần yêu cầu ghi chép, thu hình cụ thể khi đi làm việc. Vì vậy các yêu cầu phải thật cụ thể, sao cho người đi quan sát có thể đo, đếm, ghi được bằng số bằng chữ có hoặc không [không mang tính chất nhận định cá nhân].Ví dụ:+ Bao nhiêu học sinh phát biểu ý kiến?+Thầy có thực hiện bước mở bài không? v.v...Tránh những câu hỏi không đếm được, ví dụ:+Học sinh có chú ý nghe giảng không?+Thầy giảng có nhiệt tình không?
  • Phần bổ sung bằng câu hỏi phỏng vấn: Phần này do chủ đề tài quyết định để có thể xác minh, làm rõ hơn một số thông tin có thể chưa được rõ khi quan sát. Ví dụ: Khi quan sát một giờ giảng, để biết được học sinh có ghi chép đầy đủ ý của thầy trên bảng hay không, có thể hỏi thêm: Em có nhìn rõ chữ trên bảng không? Em nghe thầy giảng có rõ không [về lời nói, ngữ điệu].

4. Tiến hành quan sát

Trước khi tiến hành quan sát, chủ nhiệm đề tài cần tập huấn cho các thành v về cách quan sát và ghi chép. Ghi chép kết quả quan sát, có thể bằng các cách:

  • Ghi nhật kí, theo thời gian, không gian, điều kiện và diễn biến của sự kiện.
  • Ghi âm, chụp ảnh, quay phim các sự kiện.

Sau khi quan sát xong cân phải kiểm tra lại kết quả quan sát bằng nhiều cách:

  • Trò chuyện vơí những người tham gia tình huống.
  • Sử dụng các tài liệu khác liên quan đến diễn biến để đối chiếu.
  • Quan sát lặp lại lần thứ hai nhiều lần nếu thấy cần thiết.
  • Sử dụng người có trình độ cao hơn quan sát lại để kiểm nghiệm lại kết quả.
  • Quan sát là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng giáo dục. Quan sát có thể tiến hành trong điều kiện tự nhiên với hoàn cảnh đang có thường ngày. Quan sát có thể thực hiện bằng cách tạo ra các tình huống khác thường, trong các hoạt động được tổ chức có định hướng, qua đó đối tượng tự bộc lộ bản chất rõ ràng hơn.

5. Xử lí

Tập hợp các phiếu quan sát, sắp xếp số liệu mã hóa, phân tích để đi đến một nhận định khoa học. [phần này được trình bày rõ ở phần phương pháp xử lý thông tin] Tóm lại phương pháp quan sát đối tượng giáo dục giúp ta có được những thông tin thực tiễn có giá trị. Quan sát cần được chuẩn bị cẩn thận, các tài liệu cần được xử lí khách quan.

Bài tập

Hãy lập phiếu quan sát cho các đề tài nghiên cứu, sau khi các đề tài đó được xác định mục đích như dưới đây:

1. Quan sát sân trường để đánh giá chủ trương của nhà trường và ý thức của học sinh về vệ sinh môi trường giáo dục.

2. Quan sát thầy [cô] giảng trong một tiết học để nhận xét các cách mà thầy [cô] thể hiện nhằm tập trung sự chú ý của học sinh vào bài học.

3. Quan sát một lớp học để có nhận xét về bầu không khí học tập của lớp ấy.

4. Quan sát để đánh giá sơ bộ chất lượng một buổi tự học của bạn mình [hoặc em mình, anh mình] ở kí túc xá [hoặc ở nhà].

5. Quan sát một buổi học của sinh viên một lớp học nào đó [hoặc lớp mình] để sơ bộ đánh giá kỉ cương học tập của lớp.

6. Quan sát việc học tập của sinh viên tại phòng đọc của thư viện để nhận xét về thư viện, về tình hình sinh viên sử dụng thư viện.

Chú ý: Cần tập trung vào nội dung của phiếu quan sát [tức là yêu cầu người quan sát ghi cái gì]. Mỗi đề tài quan sát với mục đích trên, viết ít nhất bốn yêu cầu dưới dạng câu hỏi.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Tài liệu bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, 2007
  • Tác giả: Ts. Nguyễn Văn Tuấn, Đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Video liên quan

Chủ Đề