Điểm giao nhau ở bàn cờ vây gọi là gì năm 2024

Cờ vây là một trò chơi chiến thuật cổ xưa, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong bộ môn này, hai người chơi sử dụng các quân cờ màu đen và trắng thay phiên nhau đặt lên các giao điểm của một bàn cờ hình vuông có 19 hàng và 19 cột. Mục tiêu của trò chơi là chiếm được nhiều diện tích trên bàn cờ hơn đối phương.

Điểm giao nhau ở bàn cờ vây gọi là gì năm 2024

Hình 1: Kích thước tiêu chuẩn của bàn cờ vây

Một trong những khái niệm quan trọng và thường xuyên được sử dụng trong cờ vây là Khí. Vậy khí là gì? Tại sao lại là khái niệm quan trọng trong cờ vây?

Khí là số lượng các giao điểm liền kề với một quân cờ hoặc một nhóm quân cờ cùng màu. Đây là yếu tố quyết định cho sự sống còn của quân cờ hoặc nhóm quân đó. Khi một quân cờ hoặc một nhóm quân không còn khí, nghĩa là bị bao vây hoàn toàn bởi quân đối phương, thì quân cờ hoặc nhóm quân được sẽ bị ăn, hay còn gọi là bị bắt.

Điểm giao nhau ở bàn cờ vây gọi là gì năm 2024

Hình 2: Một quân đen có 4 khí

Điểm giao nhau ở bàn cờ vây gọi là gì năm 2024

Hình 3: Quân đen bị bắt khi trắng vây hết khí

Điểm giao nhau ở bàn cờ vây gọi là gì năm 2024

Hình 4: Nhóm 2 quân đen sẽ có 6 khí

Điểm giao nhau ở bàn cờ vây gọi là gì năm 2024

Hình 5: Sau khi bị vây hết 6 khí, nhóm quân đen này sẽ bị bắt

Chính vì thế, khi chơi cờ vây, người chơi phải chú ý đến số lượng khí của quân cờ hoặc các nhóm quân của mình và cả của đối phương. Hai người chơi phải tìm cách tăng khí cho quân của mình và giảm khí của đối phương. Việc này càng thể hiện rõ ràng ở hầu hết tình huống sống chết của các nhóm quân.

Qua đó chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của Khí trong cờ vây, là yếu tố quyết định mọi thứ trên bàn cờ vây. Vì vậy đừng quên đếm khí khi chơi cờ vây các bạn nhé.

Cờ Vây còn có tương quan liên hệ đến thiên tượng dịch lý, binh pháp chiến lược, và vấn đề trị quốc an dân. Bàn cờ Vây nhìn giống như một vũ trụ, do 360 thiên thể hợp lại mà thành. Có 19 đường dọc và 19 đường ngang trên bàn cờ, tạo nên 361 giao điểm tổng cộng. Một điểm ở trung tâm, gọi là Thiên Nguyên - tức Thái Cực, đại biểu cho trung tâm của vũ trụ. Con số 360 chính là số ngày trong một năm (âm lịch), được chia ra làm bốn góc là xuân, hạ, thu, đông. Những con cờ Đen và Trắng đại biểu cho ngày và đêm… Như vậy cả bàn cờ như là hình tượng biến hóa của Trời và Đất - Âm và Dương. Cờ Vây - trò chơi trí tuệ có sức sống mãnh liệt. Cho tới ngày nay, dù đã hơn 4000 năm tuổi nhưng Cờ Vây không những không bị lão hóa, bị mai một mà ngày càng tràn trề sức sống. 68 quốc gia trên thế giới ở khắp các châu lục đã cùng nhau lập ra Hiệp hội Cờ Vây Quốc tế - trong đó có Việt Nam được kết nạp năm 1998 - thu hút nhiều người hâm mộ. Khác với Cờ Vua và Cờ Tướng, Cờ Vây có mục tiêu tối thượng và duy nhất là chiếm được “đất” càng nhiều càng tốt. Bắt quân cũng rất cần nhưng luôn là chuyện thứ yếu. Nếu so với cờ Tướng, Vua chỉ có 32 quân và 64 ô để hoạt động thì người chơi Cờ Vây phải có sự tính toán cực kỳ sâu xa mới có thể điều khiển 361 quân trên một diện tích rộng gấp 5 lần. Điều đó giải thích vì sao người chơi Cờ Vây phải tính trước rất nhiều nước không chỉ cho một đám quân mà cho cả chục đám quân xen kẽ rất phức tạp trên bàn cờ. Óc tưởng tượng trong Cờ Vây là rất lớn. Tinh hoa Cờ Vây không đặt trong sự thắng thua. Tuy giới hạn về luật lệ nhưng vô hạn về chiến thuật. Cờ Vây là môn thể thao trí tuệ duy nhất trên thế giới giúp người chơi kích thích bán cầu não phải - khởi nguồn của tư duy sáng tạo. Cờ Vây thích hợp cho mọi lứa tuổi. Nghiên cứu cho thấy, trẻ em chơi Cờ Vây giúp tư duy tốt hơn, lịch sự & hiểu phép tắc hơn. Rất nhiều những đức tính tốt đẹp mà trẻ em được thấm nhuần dần dần trong quá trình chơi Cờ Vây. Ví dụ như, mỗi lần đi một nước cờ là mỗi lần đặt một câu hỏi, cần không ngừng vận dụng trí não để tính toán; học được thái độ tôn trọng đối thủ khi đối đầu trực diện và dần tiếp xúc với các chuẩn mực của kỳ đạo; học được phải cứng rắn, kiên nhẫn, không khinh suất khi đấu trí trong một ván cờ dài; khi đối mặt với một ván cờ thua là một lần được dạy phải chậm lại, nhìn vào khuyết điểm, tự mình nhận xét khắc phục để không ngừng tiến bộ…