Đau ngực khó thở là bệnh gì

Đau ngực là một triệu chứng rất phổ biến. Nhiều bệnh nhân nhận thức rõ rằng đây là một triệu chứng cảnh báo bệnh lý có khả năng gây đe dọa tính mạng, do đó, họ đến khám để đánh giá các triệu chứng dù là nhỏ nhất. Các bệnh nhân khác, dù tình trạng bệnh nghiêm trọng, vẫn coi thường, hoặc thậm chí bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo này. Đau biểu hiện rất khác nhau (cả về tính chất và mức độ) giữa các cá thể, cũng như giữa nam và nữ. Tuy nhiên, không bao giờ nên bỏ qua triệu chứng đau ngực khi chưa giải thích được nguyên nhân.

Hạch giao cảm ngực phân nhánh chi phối tới tim, phổi, thực quản, và các mạch máu lớn trong lồng ngực. Kích thích đau tại các tạng lồng ngực thường gây đau tại chỗ, nhưng bởi có sự chồng lấp giữa các sợi hướng tâm trong hạch giao cảm lưng, các cơn đau do nguyên nhân từ lồng ngực cũng có thể biểu hiện ở bất cứ vị trí nào từ rốn lên tới tai, thậm chí bao gồm cả hai chi trên.

Kích thích đau từ các tạng trong lồng ngực có thể gây ra các triệu chứng đau như đè ép, đau như xé, đau như bỏng rát, đầy bụng muốn ợ hơi, khó tiêu. Ngoài ra, có một số cảm giác đau khác ít gặp hơn, ví dụ đau như bị dao đâm. Khi cơn đau có nguồn gốc nội tạng, bệnh nhân thường không có cảm giác đau, mà chỉ mô tả đó là cảm giác "khó chịu".

Một số bệnh lý gây đe dọa tính mạng tức thì:

Các nguyên nhân gây đau ngực có thể chỉ gây khó chịu, nhưng cũng có thể là những nguyên nhân nghiêm trọng gây đe dọa tính mạng. Các nguyên nhân thường khó xác định, kể cả sau khi đã có những đánh giá tổng thể.

Nhìn chung, các nguyên nhân phổ biến nhất là

  • Bệnh lý thành ngực (các bệnh lý thuộc hệ thống cơ, xương sườn hoặc sụn sườn)
  • Bệnh lý màng phổi

Trong một số trường hợp, không thể xác định được nguyên nhân gây đau ngực.

Đau ngực khó thở là bệnh gì

Bệnh sử nên lưu ý vị trí, thời gian, tính chất và cường độ cơn đau. Cần hỏi bệnh nhân về các biến cố trước đó (như tập luyện quá mức nhóm cơ thành ngực), các yếu tố gây khởi phát đau và các yếu tố làm cơn đau dịu đi. Các yếu tố cần lưu ý cụ thể bao gồm: đau xuất hiện khi nghỉ ngơi hay gắng sức, đau có xuất hiện khi căng thẳng tâm lý hay không, đau xuất hiện khi hít thở hay ho, có khó nuốt hay không, liên quan của cơn đau đến bữa ăn, các tư thế làm tăng hoặc giảm đau (ví dụ như nằm nghiêng sang hai bên, hướng về phía trước). Các tập tương tự trước đó và tình tiết của chúng cần được chú ý đến sự giống nhau hoặc thiếu chúng và liệu các tập có tăng tần suất và/hoặc thời lượng hay không. Các triệu chứng đi kèm cần chú ý bao gồm: khó thở Khó thở Khó thở là thở không thuận lợi hoặc có khó khăn trong khi thở. Nó là cảm nhận của người bệnh và được mô tả khác nhau tùy theo nguyên nhân. Mặc dù khó thở là một triệu chứng tương đối phổ biến... đọc thêm , hồi hộp trống ngực, ngất, vã mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn, ho, sốt và rét run.

Tiền sử bệnh cần ghi lại các nguyên nhân đã biết, đặc biệt là các rối loạn tim mạch và tiêu hóa (GI), và bất kỳ khám nghiệm hoặc thủ thuật tim mạch nào (ví dụ, nghiệm pháp gắng sức, đặt ống thông). (CAD – ví dụ, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường, bệnh mạch máu não, sử dụng thuốc lá) hoặc thuyên tắc phổi (ví dụ, chấn thương chi dưới, phẫu thuật gần đây, bất động, ung thư đã biết, mang thai) cũng cần được lưu ý.

Tiền sử dùng thuốc cần lưu ý sử dụng các loại thuốc có thể gây co thắt động mạch vành (ví dụ: cocaine, triptans) hoặc bệnh đường tiêu hóa (đặc biệt là rượu, thuốc chống viêm không steroid).

Tiền sử gia đình cần lưu ý tiền sử nhồi máu cơ tim (đặc biệt ở những người thân độ 1 khi còn nhỏ, tức là < 55 ở nam và < 60 ở nữ) và tăng lipid máu.

Phạm vi khám thực thể theo dẫn hướng nghi ngờ trên lâm sàng. Cần đo cân nặng và các dấu hiệu sinh tồn, đồng thời tính toán chỉ số khối cơ thể (BMI). Sờ mạch đập ở cả hai tay và hai chân, đo huyết áp ở cả hai tay.

Chú ý đến các dấu hiệu toàn trạng (như nhợt nhạt, vã mồ hôi, tím tái, lo âu).

Kiểm tra cổ xem có tĩnh mạch cổ nổi và trào ngược tĩnh mạch gan cổ không. Chú ý bắt mạch cảnh, khám các hạch cổ cũng như phát hiện các bất thường tuyến giáp. Nghe động mạch cảnh để phát hiện các tiếng bất thường.

Khám tim cần chú ý đến cường độ và thời gian của tiếng T1 (S1) và T2 (S2), sự thay đổi theo hô hấp của tiếng T2 (S2), tiếng cọ màng ngoài tim, các tiếng thổi và tiếng ngựa phi. Khi nghe thấy tiếng thổi, cần đánh giá thời điểm xuất hiện, thời gian kéo dài, cao độ, âm sắc, cường độ và sự biến đổi tiếng khi thay đổi tư thế, khi thực hiện nghiệm pháp Handgrip và nghiệm pháp Valsava. Khi nghe thấy các tiếng ngựa phi, cần có sự phân biệt giữa tiếng tim T4 (S4), thường xuất hiện khi có rối loạn chức năng tâm trương hoặc nhồi máu cơ tim, với tiếng tim T3 (S3), thường xuất hiện khi có rối loạn chức năng tâm thu.

Cần quan sát thành ngực để phát hiện các tổn thương da do chấn thương hoặc do herpes zoster, sờ nắn để phát hiện tràn khí dưới da và các điểm đau. Khám bụng để phát hiện các điểm đau, tăng kích thước các tạng ổ bụng, các khối u, đặc biệt là phần thượng vị và vùng hạ sườn phải.

Khám chân bao gồm bắt mạch chi dưới, các dấu hiệu tưới máu chi, phù, giãn tĩnh mạch nông và phát hiện các dấu hiệu huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới (như phù một bên, ban đỏ, đau).

Cần nghĩ đến các căn nguyên gây đau ngực nguy hiểm nếu bệnh nhân có các dấu hiệu sau đây:

  • Dấu hiệu sinh tồn bất thường (nhịp nhanh, nhịp chậm, thở nhanh, tụt huyết áp)
  • Dấu hiệu giảm tưới máu (như tinh thần lẫn lộn, tím tái, vã mồ hôi)
  • Hụt hơi thở
  • Hạ oxy máu khi đo độ bão hòa oxy máu qua da
  • Mạch hoặc rì rào phế nang không tương xứng hai bên
  • Tiếng thổi mới xuất hiện
  • Mạch nghịch đảo \> 10 mm Hg

Các triệu chứng cơ năng và thực thể của các bệnh lý thuộc các tạng lồng ngực biến đổi rất đa dạng trên lâm sàng, đặc biệt có sự chồng lấp triệu chứng lẫn nhau giữa triệu chứng của những bệnh lý lành tính và những bệnh lý nguy hiểm. Mặc dù các dấu hiệu cảnh báo thường hướng tới các bệnh nguy hiểm, và nhiều bệnh lý có những dấu hiệu "kinh điển" (xem bảng ), nhưng nhiều bệnh nhân, dù mắc các bệnh lý nguy hiểm, lại không có những biểu hiện nêu trên. Ví dụ, những bệnh nhân thiếu máu cơ tim có thể chỉ biểu hiện triệu chứng khó tiêu, hoặc có thể ấn thành ngực rất đau. Cần nghĩ tới nhiều loại bệnh lý khi đánh giá một bệnh nhân đau ngực, Tuy nhiên, các thông tin lâm sàng có thể giúp bác sĩ phần nào đó có sự phân biệt và định khu chẩn đoán.

Tuổi bệnh nhân là một yếu tố rất hữu ích trong đánh giá đau ngực. Ít khi gặp đau ngực do thiếu máu cơ tim ở trẻ em và người trẻ tuổi (< 30 tuổi), tuy nhiên, nhồi máu cơ tim vẫn có thể xuất hiện ở độ tuổi từ 20. Bệnh lý cơ xương khớp hoặc hô hấp là những nguyên nhân gây đau ngực thường gặp hơn ở độ tuổi này.

Đau dù do nguyên nhân lành tính hay nguy hiểm, đều có thể tăng lên khi hít thở, khi cử động hoặc khi ấn vào thành ngực. Những dấu hiệu này không đặc hiệu cho nguồn gốc ở thành ngực; khoảng 15% số bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có cảm giác tức ngực khi sờ nắn.

Nitroglycerin có thể làm giảm đau ở cả thiếu máu cơ tim và co thắt cơ trơn không do nguyên nhân tim mạch (bệnh lý thực quản hoặc đường mật); tuy nhiên, các tác động khi có hoặc không có nitroglycerine không nên được sử dụng để phục vụ chẩn đoán.

các triệu chứng đi kèm có thể gợi ý nguyên nhân gây đau ngực. Sốt là một triệu chứng không đặc hiệu, nhưng nếu kèm theo ho, có thể gợi ý chẩn đoán viêm phổi. Bệnh nhân có hội chứng Raynaud Hội chứng Raynaud Hội chứng Raynaud là sự co thắt mạch của bàn tay khi gặp lạnh hoặc stress tâm lý, gây khó chịu và thay đổi màu sắc (nhợt, xanh, ban đỏ hoặc kết hợp) ở một hay nhiều ngón tay. Thỉnh thoảng, các... đọc thêm

Đau ngực khó thở là bệnh gì
hoặc đau nửa đầu Đau nửa đầu Migraine là chứng đau đầu nguyên phát, xuất hiện thành đợt. Triệu chứng thường kéo dài từ 4 đến 72 giờ và có thể trầm trọng. Đau thường ở một bên, kiểu mạch đập, nặng hơn khi gắng sức, kèm theo... đọc thêm đôi khi có co thắt mạch vành.

Sự hiện diện hoặc vắng mặt của (như tăng huyết áp Tăng huyết áp Tăng huyết áp là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ (≥ 130 mmHg) hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ (≥ 80 mm Hg), hoặc cả hai. Tăng huyết áp mà không có nguyên nhân rõ ràng... đọc thêm

Đau ngực khó thở là bệnh gì
, tăng cholesterol máu Rối loạn lipid máu Rối loạn mỡ máu là tình trạng tăng cholesterol, triglycerid (TG), hoặc cả hai trong huyết tương, hoặc nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL-C) thấp góp phần vào sự phát triển... đọc thêm
Đau ngực khó thở là bệnh gì
, hút thuốc lá, béo phì Béo phì Béo phì là trọng lượng tăng quá mức, được định nghĩa là chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥30 kg/m2. Các biến chứng bao gồm rối loạn tim mạch (đặc biệt ở những người thừa mỡ bụng), đái tháo... đọc thêm , đái tháo đường Đái tháo đường (DM) Đái tháo đường là suy giảm bài tiết insulin và nồng độ kháng insulin ngoại vi thay đổi dẫn đến tăng đường huyết. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều, khát nhiều... đọc thêm , tiền sử gia đình có bệnh lý tim mạch) có thể gợi ý khả năng mắc bệnh mạch vành hoặc không, nhưng không giúp chẩn đoán các nguyên nhân cơn đau ngực cấp khác. Bệnh nhân dù sở hữu các yếu tố nguy cơ này, vẫn có thể mắc các bệnh lý khác gây đau ngực, và dù bệnh nhân không có các yếu tố nguy cơ này, họ vẫn có nguy cơ mắc hội chứng vành cấp Tổng quan về Hội chứng động vành Cấp tính (ACS) Các hội chứng mạch vành cấp tính do tắc nghẽn động mạch vành. Hậu quả phụ thuộc vào mức độ và vị trí của tắc nghẽn và bao gồm từ chứng đau thắt ngực không ổn định đến nhồi máu cơ tim ST không... đọc thêm . Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh mạch vành trước đây sẽ củng cố chẩn đoán rằng đó chính là nguyên nhân gây ra cơn đau ngực hiện tại (đặc biệt khi bệnh nhân mô tả triệu chứng giống với cơn đau thắt ngực mình hay gặp, hoặc giống với lần đau ngực trước của mình). Tiền sử bệnh động mạch ngoại vi Bệnh động mạch ngoại biên Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là tình trạng xơ vữa động mạch ở các chi (hầu như luôn là chi dưới) gây thiếu máu cục bộ. PAD nhẹ có thể không có triệu chứng hoặc gây cơn đau cách hồi; PAD nặng... đọc thêm
Đau ngực khó thở là bệnh gì
cũng gợi ý cơn đau thắt ngực do nguyên nhân mạch vành.

Các xét nghiệm này có thể cung cấp các thông tin giúp chẩn đoán xác định (ví dụ như nhồi máu cơ tim cấp Nhồi máu cơ tim cấp tính (MI) Nhồi máu cơ tim cấp là hoại tử cơ tim do tắc nghẽn động mạch vành. Các triệu chứng bao gồm cảm giác khó chịu ở ngực có hoặc không có khó thở, buồn nôn và/hoặc toát mồ hôi. Chẩn đoán bằng điện... đọc thêm

Đau ngực khó thở là bệnh gì
, tràn khí màng phổi Tràn khí màng phổi Tràn khí màng phổi là khí trong khoang màng phổi gây xẹp một phần hoặc toàn bộ phổi. Tràn khí màng phổi có thể xảy ra tự phát hoặc do chấn thương hoặc thủ thuật y tế. Chẩn đoán dựa trên các... đọc thêm
Đau ngực khó thở là bệnh gì
, viêm phổi Tổng quan về Viêm phổi Viêm phổi là tình trạng viêm cấp tính của phổi do nhiễm trùng. Chẩn đoán ban đầu thường dựa trên chụp X-quang phổi và các dấu hiệu lâm sàng. Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, các biện pháp... đọc thêm ). Các bất thường khác gợi ý chẩn đoán hoặc ít nhất là cần theo dõi thêm (ví dụ, đường viền động mạch chủ bất thường trên X-quang ngực gợi ý việc cần kiểm tra để xem có bóc tách động mạch chủ ngực không Bóc tách động mạch chủ Lóc tách động mạch chủ là sự xuất hiện dòng máu chảy qua vết rách nội mô động mạch chủ với sự phân tách lớp nội mô và áo giữa tạo ra một lòng giả (kênh giả). Vết rách nội mô có thể là tiên phát... đọc thêm
Đau ngực khó thở là bệnh gì
). Do đó, nếu những xét nghiệm ban đầu cho kết quả bình thường, khả năng có tách thành động mạch chủ ngực, tràn khí màng phổi dưới áp lực hay thủng thực quản là rất thấp. Tuy nhiên, trong hội chứng mạch vành cấp, điện tâm đồ có thể không thay đổi trong vài giờ hoặc đôi khi không thay đổi, và trong thuyên tắc mạch phổi, oxy hóa có thể bình thường. Do đó, có thể cần thực hiện các nghiên cứu khác dựa trên những dấu hiệu từ bệnh sử và khám thực thể (xem bảng ).

Troponin sẽ tăng cao trong hội chứng mạch vành cấp trừ đau thắt ngực không ổn định và thường gặp trong các rối loạn khác gây tổn thương cơ tim (ví dụ: viêm cơ tim Viêm cơ tim Viêm cơ tim là tình trạng viêm đi kèm theo hoại tử các tế bào cơ tim. Viêm cơ tim có thể do nhiều nguyên nhân (như nhiễm trùng, chất gây độc tim, thuốc, và các bệnh hệ thống như sarcoidosis)... đọc thêm

Đau ngực khó thở là bệnh gì
, viêm màng ngoài tim Viêm màng ngoài tim Viêm màng ngoài tim là tình trạng viêm màng ngoài tim, thường có ứ dịch trong khoang màng ngoài tim. Viêm màng ngoài tim có thể do nhiều nguyên nhân (như nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, chấn thương... đọc thêm
Đau ngực khó thở là bệnh gì
, bóc tách thành động mạch chủ Bóc tách động mạch chủ Lóc tách động mạch chủ là sự xuất hiện dòng máu chảy qua vết rách nội mô động mạch chủ với sự phân tách lớp nội mô và áo giữa tạo ra một lòng giả (kênh giả). Vết rách nội mô có thể là tiên phát... đọc thêm
Đau ngực khó thở là bệnh gì
liên quan đến dòng chảy động mạch vành, thuyên tắc phổi, suy tim, nhiễm trùng huyết nặng). Creatine kinase (CK) có thể tăng cao do tổn thương bất kỳ mô cơ nào, nhưng sự tăng creatine kinase-MB isoenzyme (CK-MB) là đặc trưng cho tổn thương cơ tim. Tuy nhiên, troponin là chất chỉ điểm tiêu chuẩn của tổn thương cơ tim. Những tiến bộ trong xét nghiệm troponin độ nhạy cao cho phép đánh giá tuần tự nhanh hơn hội chứng mạch vành cấp có thể xảy ra. Với giá trị tiên đoán âm tính được cải thiện, troponin có độ nhạy cao cũng có khả năng làm giảm nhu cầu xét nghiệm thêm ở những bệnh nhân có chất chỉ điểm sinh học âm tính và đã được chứng minh là cho phép bệnh nhân xuất viện nhanh hơn ( ). Các hướng dẫn gần đây khuyến nghị sử dụng nồng độ troponin bình thường và chụp CT mạch vành âm tính là một chiến lược đáng tin cậy để loại trừ hội chứng mạch vành cấp ở bệnh nhân đau ngực và không có dấu hiệu cảnh báo đỏ ( ). Bất thường đoạn ST trên điện tâm đồ có thể không đặc hiệu, hoặc do các bệnh lý trước đó gây ra, do đó, việc so sánh điện tâm đồ hiện tại với các điện tâm đồ trước đây là rất quan trọng. Một số bác sĩ lâm sàng theo dõi xét nghiệm ban đầu (cấp tốc hoặc trong vài ngày) bằng ECG gắng sức hoặc nghiệm pháp hình ảnh gắng sức.

Ở những bệnh nhân đau ngực mạn tính, rất khó có khả năng xảy ra các căn nguyên gây đe dọa tính mạng tức thì. Hầu hết các bác sĩ lâm sàng đều chỉ định chụp X-quang ngực từ ban đầu, đồng thời tiến hành các xét nghiệm khác dựa trên các triệu chứng cơ năng và thực thể thu thập được.

  • 1. Neumann JT, Sorensen NA, Schwemer T, et al: Diagnosis of myocardial infarction using a high sensitivity troponin I 1-hour algorithm. JAMA Cardiol 1(4):397–404, 2016. doi: 10.1001/jamacardio.2016.0695
  • 2. Gulati M, Levy PD, Mukherjee D, et al: 2021 AHA/ACC/ASE/CHEST/SAEM/SCCT/SCMR Guideline for the Evaluation and Diagnosis of Chest Pain: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Joint Committee on Clinical Practice Guidelines. Circulation 144(22):e368–e454, 2021. doi: 10.1161/CIR.0000000000001029
  • 3. Wells PS, Anderson DR, Rodger M, et al: Excluding pulmonary embolism at the bedside without diagnostic imaging: management of patients with suspected pulmonary embolism presenting to the emergency department by using a simple clinical model and d-dimer. Ann Intern Med 135(2):98–107, 2001. doi: 10.7326/0003-4819-135-2-200107170-00010
  • 4. Le Gal G, Righini M, Roy PM, et al: Prediction of pulmonary embolism in the emergency department: the revised Geneva score. Ann Intern Med 144(3):165–171, 2006. doi: 10.7326/0003-4819-144-3-200602070-00004
  • 5. Kline JA, Mitchell AM, Kabrhel C, et al: Clinical criteria to prevent unnecessary diagnostic testing in emergency department patients with suspected pulmonary embolism. J Thromb Haemost 2(8):1247–1255, 2004. doi: 10.1111/j.1538-7836.2004.00790.x

Nếu khả năng cao là thuyên tắc phổi, nên dùng thuốc kháng thrombin trong khi theo đuổi chẩn đoán; một vật gây tắc mạch khác ở bệnh nhân không dùng thuốc chống đông máu có thể gây tử vong.

Xác suất mắc các bệnh lý nghiêm trọng gây đe dọa tính mạng tăng theo tuổi. Nhiều bệnh nhân cao tuổi hồi phục chậm hơn bệnh nhân trẻ tuổi nhưng vẫn sống sót trong thời gian đáng kể nếu được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Liều lượng thuốc sử dụng trên những đối tượng này thường thấp hơn, và tốc độ tăng liều thường chậm hơn. Các bệnh mạn tính (ví dụ, bệnh thận mạn tính) thường xuất hiện và có thể làm phức tạp việc chẩn đoán và điều trị.

  • Những bệnh lý gây đe dọa tính mạng tức thì cần được loại trừ trước tiên.
  • Một số bệnh lý nguy hiểm như bệnh mạch vành và tắc mạch phổi thường không biểu hiện lâm sàng một cách điển hình.
  • Hầu hết các bệnh nhân phải được đo độ bão oxy trong máu, ECG, đo tim và chụp X-quang.
  • Đánh giá phải nhanh chóng để bệnh nhân nhồi máu cơ tim có ST chênh lên hoặc các tiêu chuẩn can thiệp khác có thể được vào phòng xét nghiệm đặt ống thông tim (hoặc tiêu huyết khối) trong vòng 90 phút tiêu chuẩn.

Nếu bệnh nhân có khả năng tắc mạch phổi cao, nên sử dụng thuốc chống đông song song trong quá trình chẩn đoán.

Đau tức ngực bên phải khó thở là bệnh gì?

Trong đó, tức ngực khó thở là một trong những dấu hiệu hay gặp nhất. Lao phổi: Ho nhiều, ho ra máu khi bị lao phổi khiến người bệnh cảm thấy tức ngực, hay khó thở. Xẹp phổi: Tổn thương có thể dẫn đến tình trạng đau ngực khó thở liên tục. U phổi: Ở giai đoạn đầu, các biểu hiện thường không cụ thể.

Đau tức ngực là triệu chứng của bệnh gì?

Đau tức giữa ngực là một cảm giác dễ gặp phải trong cộng đồng. Đây là dấu hiệu báo động của các bệnh lý tim mạch, mạch vành hoặc các bệnh hệ hô hấp, tiêu hóa… Đau ngực giữa, khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn bạn cần chú ý.

Làm gì khi bị đau tức ngực khó thở?

Cách xử trí giảm tình trạng khó thở.

Thở sâu. Thở sâu đường bụng có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng khó thở. ... .

Thở mím môi. Thở mím môi được xem là kỹ thuật đơn giản để kiểm soát tình trạng khó thở. ... .

Ngồi thả lỏng và hơi nhô người về phía trước. ... .

Hít hơi nước. ... .

Tìm tư thế thoải mái. ... .

Sử dụng quạt. ... .

Uống cà phê ... .

Uống trà gừng..

Mệt khó thở là triệu chứng của bệnh gì?

Nguyên nhân của triệu chứng này có thể do cơ thể hoạt động quá sức hoặc do các bệnh lý của cơ thể như bệnh tim, viêm phổi, hen suyễn, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính, thiếu máu. Trong đó, có thể thấy bệnh lý về hô hấp chiếm tỉ lệ cao, là nguyên nhân quan trọng và chủ yếu.