Dấu hiệu trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa

Hệ tiêu hoá của bé trong những năm đầu đời chưa được hoàn thiện nên rất dễ bị rối loạn tiêu hoá. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục để bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh ba mẹ nhé! ​

► Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em là gì? ​

Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường, gây đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng với những trẻ thường xuyên có biểu hiện khó chịu ở đường tiêu hóa, khả năng hấp thụ và cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể bị ảnh hưởng, trở thành nguyên nhân trực tiếp dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và trí não, suy giảm hệ miễn dịch. ​

► Triệu chứng rối loạn tiêu hoá thường gặp và cách xử trí? ​

1. Nôn trớ: Là tình trạng thức ăn sau khi xuống dạ dày bị đẩy trở ngược lên trên. Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gồm: hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, bú quá no, các cữ bú quá gần nhau, loại sữa mới đổi chưa phù hợp, lỗ núm vú cao su quá to hoặc quá nhỏ, nằm bú không đúng tư thế. ​

Biện pháp điều trị: Mẹ chia nhỏ cho bé bú nhiều lần trong ngày, không nên cho bú quá no trong mỗi cữ bú, và cho bé bú đúng tư thế. Nếu mẹ đã điều chỉnh chế độ ăn và tư thế bú mà vẫn không có hiệu quả thì mẹ cần sự tư vấn của bác sĩ. ​

2. Tiêu chảy: Tiêu chảy là tình trạng thường gặp ở trẻ, biểu hiện qua việc đi ngoài phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày. Tiêu chảy thường có liên quan đến nguyên nhân nhiễm khuẩn, đây là tình trạng thường gặp nhất gây ra do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột. Dị ứng, kích thích sữa mẹ cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ. ​

Biện pháp điều trị: Khi có các biểu hiện sốt, tiêu chảy, nôn ói nhiều lần trong ngày, bố mẹ cần đưa trẻ cần đi khám tại các bác sĩ chuyên khoa, điều trị đúng phác đồ, tuyệt đối không được tự mua thuốc cho trẻ uống . ​

3. Táo bón: Là biểu hiện của bé đi ngoài phân khô rắn, to, đóng khuôn cứng như sỏi hoặc bụng bị cứng, khó khăn trong việc đi nặng, 2-3 ngày mới đi một lần. ​Nguyên nhân của tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là do bé nhịn đại tiện nhiều hoặc sữa quá đặc, mẹ đang cho con bú bị táo bón, bé ăn ít chất xơ… ​

Biện pháp điều trị: Điều chỉnh chế độ ăn là bước quan trọng nhất để giảm tình trạng táo bón. Mẹ nên cho bé uống nhiều nước; ăn nhiều rau xanh và quả chín có tác dụng nhuận tràng; cho trẻ dùng sữa không gây táo bón, có thể bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền với những trẻ đã có thể ăn dặm; tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ. ​

4. Kém hấp thu: Là tình trạng cơ thể không có khả năng hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng được cung cấp từ khẩu phần ăn hàng ngày. Biểu hiện của chứng kém hấp thu là đi ngoài phân lỏng có thể nhìn thấy các hạt mỡ trong phân, đau bụng, biếng ăn, bú kém, da khô, tóc khô dễ gãy rụng, mệt mỏi, chậm tăng chiều cao, chậm tăng cân thậm chí giảm cân, thiếu máu… ​

Biện pháp điều trị: Ba mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương án điều trị phù hợp cho con, tuỳ từng nguyên nhân sẽ có cách xử lý tương ứng. ​

Khi thấy trẻ có các biểu hiện rối loạn tiêu hoá như trên kéo dài mà không suy giảm, ba mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời tránh gây khó chịu cho trẻ. ​ Đặc biệt, ba mẹ không nên vì quá sốt sắng mà tự ý dùng thuốc kháng sinh vì có thể khiến bệnh diễn tiến nặng hơn hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. ​

Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vaccine; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng; và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh. ​

Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Khi trẻ đến bệnh viện có những triệu chứng nghi mắc bệnh, trẻ sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể chọn lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu.​

----

Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)

☎️ Hotline: (028) 3910 9999

🌏 Website: www.aih.com.vn

📍 Địa chỉ: (Lối vào 199 Nguyễn Hoàng) Số 6, Đường Bắc Nam 3, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

SKĐS - Rối loạn tiêu hóa ở trẻ ảnh hưởng đến sự hấp thu và phát triển sau này của trẻ. Do đó, cần phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những hệ lụy đáng tiếc có thể xảy ra.

1. Vì sao trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa?

Rối loạn tiêu hóa là bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ. Rối loạn tiêu hóa là tình trạng cơ vòng trong hệ tiêu hóa co thắt bất thường khiến trẻ đau bụng, đầy hơi, nôn, buồn nôn và gặp những thay đổi trong quá trình tiêu hóa thức ăn.

Vì mỗi độ tuổi của trẻ đều tương ứng với một giai đoạn phát triển nhất định, do đó trẻ luôn cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để đáp ứng yêu cầu phát triển. Khi bị rối loạn tiêu hóa, lượng dinh dưỡng cần thiết sẽ bị thiếu hụt, có thể khiến trẻ chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch…

Dấu hiệu trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ đau bụng, đầy hơi…

2. Nguyên nhân và triệu chứng gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

2.1. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

- Do sức đề kháng yếu, nhất là đối với trẻ không được bú sữa mẹ hoặc không bú sữa mẹ hoàn toàn

- Do dùng kháng sinh: Kháng sinh có thể tiêu diệt một số lợi khuẩn dẫn đến tiêu chảy, táo bón, đi phân sống.

- Do ăn uống không đảm bảo vệ sinh, môi trường sống bị ô nhiễm.

- Trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm, hệ vi sinh chưa hoàn thiện, chưa quen với việc tiêu hóa thức ăn. Thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.

- Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều đạm, nhiều đường, ít chất xơ, ít vitamin và khoáng chất.

- Chạy nhảy ngay sau ăn no ảnh hưởng đến các cơ dọc cơ vòng cơ chéo tại đường ống tiêu hóa.

- Stress tâm lý hoặc thức khuya kéo dài gây kích thích dây thần kinh X, gây tăng tiết dịch tiêu hóa, đặc biệt là dịch acid tại dạ dày gây mất cân bằng độ pH tại đường tiêu hóa.

2.2. Nhận biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ bao gồm nhiều triệu chứng như đi phân sống, táo bón, hay nôn và lười ăn... Tình trạng này sẽ khiến trẻ chán ăn và hấp thu kém. Từ đó dẫn đến chậm lớn, kém phát triển, thậm chí suy dinh dưỡng.

Các biểu hiện thường gặp:

- Trào ngược dạ dày thực quản, nôn trớ nhiều lần trong ngày.

- Táo bón, đi ngoài ít.

- Tiêu chảy: Đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày, đi ngoài ra nước.

- Đầy hơi, khó tiêu, trẻ có thể có biểu hiện chướng bụng, ợ hơi và xì hơi nhiều.

- Bú kém, quấy khóc, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng…

Dấu hiệu trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa dễ quấy khóc, khó chịu, lười ăn…

3. Dùng thuốc trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ như thế nào?

Một số thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ:

3.1. Men tiêu hóa

Men tiêu hóa có thể hỗ trợ cải thiện các vấn đề cũng như bệnh lý đường tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, viêm loét đại tràng… Tuy nhiên, sử dụng men tiêu hóa cần được chỉ định của bác sĩ. Không dùng men tiêu hóa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

3.2. Thuốc trị tiêu chảy

Rối loạn tiêu hóa có thể khiến trẻ bị tiêu chảy. Có thể sử dụng một số thuốc như smecta, loperamide, berberin… Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp mà sử dụng thuốc phù hợp.

Cần đặc biệt lưu ý khi dùng loperamide cho trẻ. Do thuốc làm giảm mạnh nhu động ruột, khiến phân không tống xuất được ra ngoài, sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trẻ uống thuốc dễ bị nôn hoặc chướng bụng. Do đó, tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc trị tiêu chảy cho trẻ. Các thuốc này cần được chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

3.3. Thuốc nhuận tràng, tăng cường chất xơ

Rối loạn tiêu hóa có thể khiến trẻ bị táo bón. Các thuốc trong nhóm nhuận tràng, tăng cường chất xơ như: Methylcellulose, sorbitol, duphalac… giúp làm mềm phân, do đó, có thể giúp giảm táo bón cho trẻ.

3.4. Thuốc kháng acid (phosphalugel, maalox…)

Các thuốc này có thể giúp giảm đầy bụng, khó tiêu cho trẻ.

3.5. Kháng sinh

Có thể sử dụng thuốc kháng sinh để trị rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, sử dụng loại thuốc kháng sinh nào, sử dụng ra sao cần có chỉ định của bác sĩ.

3.6. Bù nước và điện giải

Nếu trẻ rối loạn tiêu hóa có nôn và tiêu chảy nhiều, cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước. Tốt nhất là cho trẻ uống dung dịch oresol pha theo chỉ dẫn, nước dừa, nước lọc…

4. Lưu ý khi điều trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ

Để dùng thuốc trị rối loạn tiêu hóa an troàn cho trẻ, các bậc cha mẹ cần chú ý:

- Nên đưa trẻ đi khám nếu có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nhất là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, để được phát hiện, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.

- Không tự ý mua thuốc cho trẻ uống.

- Tuân thủ theo đúng chỉ định về liều lượng thuốc và thời gian dùng thuốc của bác sĩ.

- Trong khi điều trị, nếu trẻ có triệu chứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.