Đánh giá logo trường đại học giao thông vận tải

Giao thông vận tải đã, đang và sẽ luôn là một lĩnh vực trọng tâm trong sự nghiệp phát triển của đất nước.

Để đào tạo ra nguồn nhân lực cốt yếu của ngành, không thể không kể đến ngôi trường đại học Giao thông Vận tải. 

Những sinh viên tốt nghiệp đại học Giao thông Vận tải đa phần đều có việc làm đúng ngành cùng mức lương ổn định. Ngoài ra, nam sinh đại học Giao thông Vận tải còn được đồn đoán là vô cùng ga lăng và đẹp trai <3

Để nói về ngôi trường, còn nhiều thông tin lắm, đảm bảo sẽ làm bạn bất ngờ đó. Hãy cùng CLB tiếng Anh thực hành – The Hanoi Chatty tìm hiểu nhé! 

  • 1. Thông tin cơ bản về trường Đại học Giao thông vận tải
  • 2. Tuyển sinh Đại học Giao thông vận tải
    • 2.1 Phương thức tuyển sinh đại học Giao thông vận tải năm 2022
    • 2.2 Điểm chuẩn trường Đại học Giao thông vận tải năm 2021 
  • 3. Trường Đại học Giao thông vận tải có tốt không? 
    • 3.1. Đội ngũ giảng viên trường Đại học Giao thông vận tải
    • 3.2. Học Đại học Giao thông vận tải ra trường làm gì? 
    • 3.3. Đời sống sinh viên 
    • 3.4. Học phí và tín chỉ
  • 4. Cơ sở vật chất trường Đại học Giao thông vận tải 
    • 4.1. Tổng quan 
    • 4.2. Phòng thí nghiệm 
    • 4.3. Giảng đường
    • 4.4. Thư viện 
    • 4.5. Ký túc xá 
    • 4.6. Căng tin

  • Tên trường: Trường Đại học Giao thông Vận tải ( ĐH giao thông vận tải)
  • tuyển sinh: GHA 
  • Tên tiếng anh: UTC – University of Transport and Communications
  • Địa chỉ: số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 
  • Website: https://utc.edu.vn/

Đây cũng là điểm giao của rất nhiều tuyến xe buýt . Do vậy, dù các bạn ở đâu cũng tiện xe bus đến trường nha!

Xem thêm: Kinh nghiệm xương máu khi đi xe bus cho sinh viên

Logo:

Đánh giá logo trường đại học giao thông vận tải

Logo trường đại học giao thông vận tải (Nguồn: sưu tầm) 

  • Lịch sử hình thành: UTC có tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam. Ngày 24/03/1962, trường chính thức mang tên Trường Đại học Giao thông vận tải. 
  • Mục tiêu phát triển và đào tạo

Trong tương lai, nhà trường hướng tới mục tiêu trở thành trường đại học trọng điểm, trung tâm nghiên cứu khoa học có uy tín ngành GTVT và cả những lĩnh vực khác. 

2. Tuyển sinh Đại học Giao thông vận tải

2.1 Phương thức tuyển sinh đại học Giao thông vận tải năm 2022

Nhà trường áp dụng 5 phương thức tuyển sinh như sau: 

  • Sử dụng kết quả thi THPT 2022
  • Sử dụng kết quả học bạ THPT 
  • Sử dụng kết quả đánh giá tư duy năm 2022 của Trường ĐHBK Hà Nội (áp dụng với một số mã tuyển sinh và đào tạo tại Hà Nội)
  • Xét tuyển xét kết hợp chứng chỉ tiếng Anh IELTS và kết quả 02 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2022
  • Tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo Dục. 

2.2 Điểm chuẩn trường Đại học Giao thông vận tải năm 2021 

Đánh giá logo trường đại học giao thông vận tải

Đánh giá logo trường đại học giao thông vận tải

Đánh giá logo trường đại học giao thông vận tải

(Nguồn: sưu tầm)

3. Trường Đại học Giao thông vận tải có tốt không? 

3.1. Đội ngũ giảng viên trường Đại học Giao thông vận tải

Hiện tại, trường có tổng 600 giảng viên toàn thời gian tham gia giảng dạy và tính chỉ tiêu tuyển sinh trình độ đại học, trong đó có: 

  • 320 thạc sĩ
  • 257 tiến sĩ
  • 79 PGS. TS 
  • 6 GS. TS 
  • 44 cử nhân đại học 

Những giảng viên của trường đều là những giảng viên có uy tín và kinh nghiệm dạy lâu năm trong ngành giáo dục. 

3.2. Học Đại học Giao thông vận tải ra trường làm gì? 

 3.2.1: Định hướng nghề nghiệp

  • Sinh viên sau tốt nghiệp có thể làm những công việc như kỹ sư, kế toán, hoặc các nhóm ngành kinh tế khác. 

Ví dụ: Theo thông tin từ trường, cử nhân ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông, có thể làm việc ở các vị trí: 

  • Nhân viên vận hành, khai thác các thiết bị điện tử, cơ sở hạ tầng các mạng
  • Nhân viên thi công, lắp đặt xử lý các sự cố các hệ thống Điện tử – Viễn thông
  • Nhân viên thiết kế các thiết bị điện tử 

Trong các đơn vị công tác như sau: 

  • Tập đoàn và Tổng công ty viễn thông như VNPT, Viettel, Mobifone, Vietnamobile, Gtel Mobile
  • Đài phát thanh và truyền hình như VTV, VTC, VOV
  • Công ty trong nước và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực Điện – Điện tử, Viễn thông và Công nghệ thông tin như FPT, Ericsson, Alcatel, Nokia, Huawei, Intel, Samsung, Canon, ….
  • Và rất nhiều những công ty khác. 

 Xem thêm: 

MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA KỸ SƯ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ BIẾT TIẾNG ANH LÀ BAO NHIÊU?

Tiếng Anh kém – Thuận lợi hay thách thức cho sinh viên năm nhất?

3.2.2. Cơ hội việc làm 

Theo khảo sát mới nhất của trường, tổng số sinh viên tốt nghiệp ở cả 2 đợt (tháng 2/2021 và tháng 8/2021) là 2.458.

Trong các sinh viên này Nhà trường đã tiến hành gửi thông tin khảo sát đến 2061 sinh viên (đạt 83,85%). 

Số sinh viên phản hồi có việc làm là 1.831, đạt 88,83%. Trong đó, số sinh viên có việc làm đúng hoặc liên quan đến ngành nghề đào tạo chiếm 79,8%. 

Trong quá khứ, UTC cũng là chiếc nôi đào tạo nhiều nhà khoa học, kỹ sư, và cả những chính trị gia đang nắm những chức vụ quan trọng của nhà nước. 

Ghé 4 trường TOP đào tạo về công nghệ thông tin 

3.3. Đời sống sinh viên 

  • Sinh viên: Vì chuyên ngành đặc thù nên trường có nhiều sinh viên nam hơn là nữ (~70-80%). 8/3 hay 20/10 sẽ nhận được rất nhiều tình cảm từ các bạn nam đó nha.
  • CLB: Trường có Hội sinh viên đại học giao thông vận tải, UTC Music Club, UTC Dancing Club, và nhiều những CLB khác. 

Bạn có thể quan tâm: Sinh viên năm nhất có nên tham gia CLB hay không? 

  • Hoạt động ngoại khóa: Trường cũng có vô vàn những giải đấu, những cuộc thi, CLB và chương trình văn nghệ đa dạng. 
  • Tiêu biểu như: giải bóng đá nam, giải bóng đá nữ, cuộc thi SVNCKH cùng các hoạt động của hội sinh viên trường, vv 

3.4. Học phí và tín chỉ

  • Học phí: Đa phần học phí các lớp dao động từ 275 ~ 330.000 VND/ tín chỉ/ học viên.

Lưu ý nhỏ: đối với các lớp ít sinh viên thì học phí sẽ dao động từ 908~1.445.000 VND / tín chỉ/ học viên bạn nhé.

  • Như vậy, một kỳ học gồm 7-8 môn sẽ có học phí dao động từ 7 đến 8 triệu/ kỳ học. 
  • Về đăng ký tín chỉ: Vì tất cả đã có trường lo, bạn chỉ cần chọn lớp dựa theo định hướng cá nhân thôi nhaa 

4. Cơ sở vật chất trường Đại học Giao thông vận tải 

4.1. Tổng quan 

Trường khá rộng, có đến 

  • 9 tòa nhà chính
  • Rất nhiều nhà thể dục như sân bóng đá, sân bóng chuyền, vv
  • Những dãy nhà photocopy, nhà xe. 

Lưu ý là trường không có bể bơi. Tuy nhiên điều này vẫn có thể bù đắp lại bằng một chiếc view nhìn ra tuyến đường sắt trên cao nè ~ 

4.2. Phòng thí nghiệm 

Trường có 1035 phòng thí nghiệm với dụng cụ thí nghiệm đầy đủ và hiện đại. 

Vì trường chuyên về lĩnh vực giao thông – vận tải nên đa phần phòng thí nghiệm giống như 1 công trường thực sự.

Thậm chí còn có hẳn phòng thí nghiệm do công ty SamSung đầu tư – Samsung lab nữa đó. 

4.3. Giảng đường

Giảng đường thông minh với chiếc bảng vô cùng thần kỳ tích hợp slide và viết phấn (hay ho không ~) 

Bàn ghế tòa A5 mới được xây lại nên rất mới và xịn. Tuy nhiên ở những tòa nhà khác thì vẫn sẽ là bàn gỗ truyền thống và quạt trần. 

Điểm cộng là vẫn sẽ có điều hòa mát rười-rượi ~ Dù phòng học đông thì vẫn có thể hơi bí một chút.  

Đánh giá logo trường đại học giao thông vận tải

Một góc giảng đường của trường đại học giao thông vận tải (Nguồn: Báo Tuổi trẻ)

4.4. Thư viện 

Hệ thống thư viện của trường đại học giao thông vận tải rộng ~30m2. 

Theo review từ các bạn sinh viên, thư viện trường thoải mái, mát mẻ phù hợp để nghiên cứu và học tập. 

Thư viện trang bị đầy đủ máy tính, có không gian chung và không gian riêng, tạo điều kiện tối đa phục vụ nhu cầu của sinh viên. 

Đặc biệt nếu muốn nghỉ trưa thì trường cũng mở xuyên trưa luôn các bạn nha. 

4.5. Ký túc xá 

Viết là ký túc xá nhưng đọc lại là một dãy nhà cách trường đến… 2km.

Ký túc xá tọa lạc ở 99 Nguyễn Chí Thanh, có điểm đưa đón bằng xe bus công cộng. 2-3 điểm bus là ten ten bạn đã tới nơi!

Ở KTX nên đương nhiên sẽ bất tiện hơn là tự thuê trọ, nhưng sẽ không quá nhiều đâu bạn nhé. 

Giá ở KTX: ~ 600-1.2tr / người / kì (5 tháng) chưa kể điện nước tùy theo phòng.

Đánh giá logo trường đại học giao thông vận tải

1 góc ký túc xá trường (Nguồn: Đoàn Thanh Niên Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải)

4.6. Căng tin

Trong khuôn viên trường có 1 căng tin, 1 hàng cơm trưa và 1 quán cafe trong trường. Tổng cộng là 3 chỗ ăn uống lận nha. 

Ngoài ra Cầu Giấy cũng là khu vực ăn vặt sầm suất cho các tín đồ ăn uống và đi chơi nhé. 

Qua review trên, chắc hẳn các bạn cũng có thể mường tượng được cuộc sống sinh viên của mình tại đây rồi phải không nào~ 

Tham khảo ngay: Group Zalo – Tân sinh viên trường Đại học giao thông vận tải

Vậy là The Hanoi Chatty đã review xong Đại học Giao thông Vận tải.

Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã có sự cân nhắc nhất định về Đại học Giao thông vận tải.

Follow The Hanoi Chatty để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về các trường Đại học tại Hà Nội nhé!