Đánh giá dịch tễ học là gì năm 2024

Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh lưu hành tại TP. Hồ Chí Minh. Tỉ suất bệnh trong hai trận dịch 1983 và 1987 là 799,9/100000 dân và 721,4/100000 dân, tương ứng. Tỉ suất chết vì bệnh trung bình là 0,55%. Dịch xảy ra ở những quận nội thành rồi lan ra những quận ngoại thành. Trong những quận nội thành, dịch xảy ra ở những nơi đông dân cư. Nghiên cứu trong vòng 10 năm (1981 – 1990) cho thấy lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 5-9 tuổi (39,5%) và 10- tuổi (29,6%); những thể bệnh nặng (độ 3,4) đa số xảy ra ở nhóm tuổi 5-9. Theo những báo cáo bởi Trung tâm Y tế dự phòng TP. HCM, số mắc sốt xuất huyết dengue có giảm trong những năm 1992, 1993 và 1994. Trong khoảng thời gian 1989-1994, tại miền nam Việt Nam, không có dịch lớn so với năm 1987. Tỉ suất nhiễm giảm thấp nhất vào năm 1994.

Show

    Trong năm 1992, bệnh tập trung ở nhiều quận nội thành như quận 10, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh, Bệnh và dịch sốt xuất huyết Dengue có khuynh hướng xảy ra nhiều ở những quận giáp ranh ngoại thành, có mật độ dân cư thấp như quận 8, quận 6. Đây là những thau đổi so với thời kỳ 1983-1987, là khoảng thời gian mà dịch xảy ra chủ yếu ở những quận nội thành, đông dân cư rồi lan dần ra những quận ngoại thành. Khuynh hướng của sự thay đổi này càng rõ nét trong những năm tiếp theo.

    Cách mô tả bệnh sốt xuất huyết Dengue trong thí dụ trên cho thấy sự xuât hiện của bệnh ở những lứa tuổi khác nhau, cư ngụ ở những khu vực khác nhau, và diễn tiến của bệnh đã thay đổi như thế nào trong nhiều năm khác nhau. Nói một cách khác, dịch tễ học đã cho chúng ta thấy sự phân bố của bệnh theo từng con người (ai mắc bệnh), không gian (bệnh xảy ra ở đâu), và thời gian (bệnh xảy ra khi nào) cụ thể.

    2. Mục đích của dịch tễ học

    Mô tả trạng thái của bệnh trong dân số, xem bệnh xảy ra nhiều bao nhiêu, xảy ra đối với ai, ở đâu và khi nào?

    Từ những mô tả đó, dịch tễ học so sánh những điểm khác biệt của sự phân bố bệnh trong những dân số mang những thuộc tính khác nhau.

    Sự so sánh này sẽ giúp nhà dịch tễ học xác định những yếu tố có liên quan đến bệnh, có nghĩa là những yếu tố quyết định cho việc mắc bệnh của một người này chứ không phải của một người khác, của một dân số này chứ không phải một dân số khác. Những yếu tố đó có thể là yếu tố nguy cơ, hoặc là nguyên nhân của bệnh.

    Những kết luận rút ra được từ những sự mô tả hoặc so sánh nói trên sẽ giúp cho những nhà dịch tễ học, hoặc những nhân viên y tế nói chung đề ra được những hành động cụ thể nhằm cải thiện sức khỏe của người dân và cộng đồng.

    Những chương trình hành động này bao gồm những biện pháp cải thiện sức khỏe (phòng ngừa, điều trị, giáo dục sức khỏe,.....) và những nhà dịch tễ học sẽ lượng giá hiệu lực và tác động của những chương trình can thiệp đó bằng cách so sánh hiệu lực xảy ra trên những nhóm dân số khác nhau, nhóm được can thiệp và nhóm không được can thiệp.

    Bảng 1. Mục đích, chiến lược nghiên cứu và những nội dung hoạt động của dịch tễ học

    Mục đích Chiến lược Nội dung

    Mô tả bệnh trạng Mô tả Dịch tễ hoc mô tả

    Xác định nguyên nhân của bệnh So sánh Dịch tễ học phân tích

    Lượng giá hiệu lực của biện pháp cải thiện sức khỏe

    So sánh Dịch tễ học can thiệp

    2. Những chiến lược nghiên cứu của dịch tễ học

    Có hai loại thiết kế nghiên cứu dịch tễ học cơ bản: nghiên cứu quan sát (observational study) và nghiên cứu can thiệp (interventional study)

    2.3. Nghiên cứu quan sát : là loại nghiên cứu mà nhà nghiên cứu không hề tác động gì vào hiện tượng mình quan sát mà chỉ đơn thuần quan sát hiện tượng đó mà không can thiệp gì. Nghiên cứu quan sát chia làm hai loại dựa trên tính chất của quan sát: quan sát mô tả (descriptive study) và quan sát phân tích (analytic study).

    • Để mô tả được bệnh trạng của một dân số, nhà dịch tễ học sử dụng chiến lược mô tả trên từng nhóm dân số và kết quả của nó là tần số, tỉ lệ hoặc tỉ suất bệnh của mỗi một dân số cụ thể.

    Các thiết kế mô tả thường chỉ quan tâm đến việc mô tả bệnh cùng với một (hay một số) yếu tố được cho là nguy cơ để tìm ra các mối liên quan có thể là kết hợp nhân quả tại một thời điểm nên chỉ có giá trị để hình thành giả thuyết.

    • Để xác định được nguyên nhân gây bệnh hay nói chung là những yếu tố xác định của một hiện tượng sức khỏe, nhà dịch tễ học sử dụng những chiến lược so sánh bệnh trạng ở hai hay nhiều nhóm dân số khác nhau. Qua sự so sánh này, nhà dịch tễ học sẽ xác định được những yếu tố (có ở một nhóm dân số này mà không có ở một nhóm dân số khác) khiến cho một hiện tượng sức khỏe xảy ra nhiều hơn ở một nhóm dân số này thay vì một nhóm dân số khác. Có hai cách tiếp cận chính để đi tìm nguyên nhân trong dịch tễ học, đó là nghiên cứu bệnh–chứng và nghiên cứu thuần tập. Nghiên cứu phân tích thường đi sau nghiên cứu mô tả để kiểm định giả thuyết nhân quả mà nghiên cứu mô tả đã hình thành.
    1. Nghiên cứu bệnh chứng

    Trong nghiên cứu bệnh chứng, vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ chọn hai nhóm: có bị bệnh và không bị bệnh). Nhóm không bị bệnh được gọi là nhóm chứng. Người nghiên cứu sẽ truy ngược trong quá khứ để xác định và so sánh tỉ lệ phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ trong hai nhóm. Nếu tỉ lệ phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ trong nhóm bị bệnh cao hơn trong nhóm không bị bệnh, người nghiên cứu có thể kết luận rằng yếu tố nguy cơ là nguyên nhân của bệnh. Nghiên cứu bệnh chứng đi từ hậu quả để tìm ngược lại nguyên nhân (hình 1)

    1. Nghiên cứu thuần tập

    Ngược lại với nghiên cứu bệnh chứng, nghiên cứu thuần tập xuất phát từ nguyên nhân để đi tìm hậu quả. Để chứng minh rằng yếu tố nguy cơ là nguyên nhân gây ra bệnh, người nghiên cứu sẽ khảo sát hai nhóm người, có và không phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ. Tại thời điểm khảo sát, chưa một người nào trong hai nhóm đó bị bệnh (hình 1). Người nghiên cứu sẽ theo dõi cả hai nhóm trong một khoảng thời gian để phát hiện và so sánh tỉ suất bị bệnh trong hai nhóm. Nếu tỉ suất bệnh trong nhóm có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ cao hơn tỉ suất tương

    can thiệp), người nghiên cứu có thể kết luận rằng phác đồ điều trị mới là hiệu lực hơn phác đồ điều trị cũ.

    Thời gian và hướng điều tra

    Can thiệp Hiệu quả

    Hình 1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu can thiệp

    2. Nội dung hoạt động của dịch tễ học

    Ba nội dung hoạt động chính của dịch tễ học là: Dịch tễ học mô tả; Dịch tễ học phân tích và Dịch tễ học can thiệp.

    • Dịch tễ học mô tả cho chúng ta thấy được sự phân bố của bệnh hoặc của những hiện tượng sức khỏe trong từng dân số, theo những đặc tính về người (Ai), nơi chốn (ở đâu) và thời gian (khi nào). Kết quả của dịch tễ học mô tả được sử dụng để hình thành những giả thuyết nhân quả

    Ví dụ: Khi mô tả về bệnh sốt xuất huyết Dengue trong một nhóm dân số, nhận thấy rằng hầu hết bệnh nhân là trẻ em trên 5 tuổi, cư ngụ tại thành thị, trong những gia đình có trữ nước sinh hoạt. Nhà dịch tễ học có thể hình thành một giả thuyết về những yếu tố xác định một trẻ sẽ có khả năng mắc bệnh nhiều hơn những trẻ khác. Những yếu tố đó có thể là: tuổi trên 5, sống tại thành thị và trong những gia đình có thói quen trữ nước sinh hoạt. Giả thuyết này sẽ được kiểm định lại bằng những nghiên cứu phân tích.

    • Dịch tễ học phân tích sử dụng hai hay nhiều nhóm dân số mang những thuộc tinh khác nhau để so sánh sự xuất hiện của một hiện tượng sức khỏe. Một nhóm sẽ có thuộc tính được nghi ngờ là nguyên nhân gây ra bệnh , ví dụ trẻ trên 5 tuổi, sống tại thành thị và trong những gia đình có thói quen trữ nước sinh hoạt. Dựa vào sự so sánh tỉ suất sốt xuất huyết ở nhóm này với những nhóm khác không mang những thuộc tính vừa kể, nhà dịch tễ học có thể xác định những yếu tố vừa nêu trên là những yếu tố xác định khả năng mắc bệnh của một trẻ, nếu tỉ suất mắc bệnh trong nhóm này là cao hơn tỉ suất tương ứng của những nhóm khác.
    • Sau khi đã xác định được những nguyên nhân gây bệnh bằng dịch tễ học phân tích, những chuyên gia về sức khỏe sẽ đề xuất những biện pháp can thiệp tác động vào những nguyên nhân đó nhằm cỉa thiện sức khỏe của người dân và cộng đồng. Khi đó, họ sẽ sử dụng nghiên cứu can thiệp để xác định hiệu quả của những biện pháp can thiệp. Những biện pháp can

    CóCó hiệu quả

    KKhông hiệu quả

    Có hiệu quả

    Không hiệu quả

    Có can thiệp

    KKhông can thiệp

    Quần thể NC

    thiệp đó có thể là một biện pháp dự phòng cho những người chứ mắc bệnh, ví dụ vaccine ngừa bệnh nhiễm trùng; một biện pháp điều trị cho những người đã mắc bệnh, ví dụ một loại thuốc điều trị tăng huyết áp.

    3. Đối tượng nghiên cứu của dịch tễ học

    Dịch tễ học nghiên cứu các qui luật của sự phát sinh và diễn biến của các hiện tượng sức khoẻ khác nhau xảy ra trong quần thể người trên những qui mô nhất định làm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ cộng đồng và sức sản xuất của xã hội.

    Đối tượng nghiên cứu của dịch tễ học là các qui luật phân bố của các bệnh trạng xảy ra trong những quần thể dân chúng nhất định với các yếu tố nguyên nhân chi phối tình trạng phân bố đó trong những điều kiện nhất định theo thời gian, không gian và chủ thể của con người.

    Trong mối liên hệ thời gian, ngoài việc chứng kiến một cách hiếm hoi một vài bệnh bị tiêu diệt và phát sinh người ta thường quan tâm đến diễn biến của các bệnh trạng hoặc ổn định hoặc tăng giảm trong những khoảng thời gian hoặc ngắn hoặc dài.

    Trong mối liên hệ không gian, cũng với những giới hạn lệ thuộc, người ta có thể nghiên cứu những qui mô khác nhau, từ những khu vực rộng lớn, vùng địa lý ảnh hưởng khác nhau đến bệnh trạng của quần thể dân cư.

    Đối với chủ thể con người, bên cạnh những đặc điểm về giới, tuổi, phong tục, tập quán, chủng tộc, dân tộc..ười ta quan tâm đến cả đặc thù sinh học, sinh tâm lý.. mối tương tác toàn diện với các đặc điểm tự nhiên, xã hội.

    4. Vai trò của dịch tễ học

    4. Đánh giá sức khỏe của cộng đồng hoặc của dân số

    Để hình thành chính sách và lập kế hoạch chương trình, những viên chức y tế công cộng lượng giá sức khỏe của cộng đồng hoặc của dân số mà họ phục vụ và phải xác định xem những dịch vụ y tế là sẵn có, tiếp cận được, có hiệu quả và có hiệu năng hay không. Để làm điều này họ phải trả lời những câu hỏi: Những vấn đề sức khỏe của cộng đồng là gì? Xảy ra ở đâu? Ai là người có nguy cơ? Những vấn đề nào đang giảm theo thời gian? Những vấn đề nào đang tăng hoặc có khả năng tăng? Những mô hình này có liên quan thế nào đến mức độ và sự phân phối của những dịch vụ sẵn có? Những phương pháp dịch tễ học mô tả và phân tích tạo điều kiện để trả lời cho những câu hỏi này, và các câu trả lời này sẽ giúp những nhà lãnh đạo đưa ra hành động để đem lại sức khỏe tốt hơn cho người dân.

    4. Những quyết định cá nhân

    Trong sinh hoạt hàng ngày, đôi khi chúng ta có những quyết định về lối sống dựa vào những thông tin dịch tễ học nhưng có thể chúng ta không nhần ra điều đó.

    Khi quyết định ngưng hút thuốc lá, leo thang bộ thay vì đi thang máy hay chọn một biện pháp tránh thai này thay vì biện pháp tránh thai khác, chúng ta có thể đã bị ảnh hưởng vô tình hoặc hữu ý bởi sự đánh giá về những yếu tố nguy cơ của các nhà dịch tễ học.

    Ví dụ: Sự tăng nguy cơ ung thư phổi ở những người hút thuốc lá đã được công bố từ những năm 1950. Khoảng giữa năm 1980, những nhà dịch tễ học đã xác định rằng nguy cơ nhiễm HIV có liên quan đến một số hành vi tình dục và ma túy. Hay, các nhà dịch tễ học tiếp tục

    Câu trả lời là có hoặc không, tùy thuộc vào mẫu nghiên cứu, khả năng có hoặc không sai số. Có thể kể ra một cách đơn giản hai loại sai số: sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.

    5. Sai số hệ thống

    Sai số hệ thống là một quá trình làm cho các kết quả nghiên cứu sai khác một cách hệ thống so với giá trị thực của nó ở bất kỳ giai đoạn nào của nghiên cứu. Có nhiểu loại sai số hệ thống.

    5.2. Sai số do chọn mẫu

    Sai số này xuất hiện khi quần thể các đối tượng cần so sánh có sự khác biệt với các nhóm được tuyển chọn vào nghiên cứu. Nói cách khác, sai số lựa chọn đồng nghĩa với tình trạng đối tượng được chọn vào nghien cứu không đại diện cho quần thể cần nghiên cứu. Sai số này thường được chú ý trong các nghiên cứu hồi cứu (kể cả bệnh chứng lẫn thuần tập hồi cứu). Vì ở đây, cả hai loại sự kiện phơi nhiễm và bệnh đều đã xảy ra trước khi các cá thể được chọn vào nghiên cứu. Đối với nghiên cứu thuần tập tương lai, sai số chọn ít xuất hiện hơn.

    5.2. Sai số do thu thập thông tin

    Sai số do thu thập thông tin xảy ra khi có sự “không hiểu nhau” giữa thầy thuốc và bệnh nhận hoặc có sự “bất hợp tác” hay thái độ “trả lời cho xong của đối tượng.

    Sai số này hàm chứa bất cứ một sự sai khác hệ thống nào trong việc khai thác, thu thập, ghi chép hoặc sự hiểu sai thông tin của điều tra viên.

    Thường xảy ra trong trường hợp thầy thuốc đã biết trước giả thuyết nghiên cứu nên trong cách khai thác và ghi chép hay thiên về hướng chứng minh giả thuyết đó một cách rõ ràng hơn theo ý chủ quan.

    5.2. Sai số do nhiễu

    Nhiễu là yếu tố làm sai lệch hiệu quả của phơi nhiễm đối với bệnh. Nhưng cần đặc biệt chú ý là: nhiễu cũng là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh đồng thời có liên quan đến yếu tố phơi nhiễm nhưng không phụ thuộc vào phơi nhiễm.

    Các yếu tố gây nhiễu thường hay gặp là tuổi, giới,.....

    5. Sai số ngẫu nhiên

    Các kết quả nghiên cứu từ một mẫu, cho dù được chọn lựa đúng, tránh được các sai số hệ thống, vẫn có thể không phải là những con số thực sự phải có vì sự có mặt của các sai số do biến thiên ngẫu nhiên. Trên thực tế, các quan sát từ một mẫu thường không tương ứng một cách chính xác với kết quả thực của một số lớn bệnh nhân.

    May rủi có thể xen vào mọi bước trong quá trình quan sát. Ví dụ như khi đánh giá hai phương pháp điều trị thì may rủi có thể nảy sinh trong việc lấy mẫu bệnh nhân cho nghiên cứu, việc chọn các nhóm nghiên cứu và việc thu thập các giá trị từ các nhóm nghiên cứu đó.

    Nếu sai số hệ thống làm kết quả nghiên cứu lệch về một phía, bên này hoặc bên kia thì các sai số ngẫu nhiên có thể làm cho các kết quả quan sát hoặc trội lên hoặc non đi so với giá trị thực.

    Người ta dùng thống kê để ước lượng xác suất của sai số ngẫu nhiên cho các kết quả nghiên cứu. Những kiến thức thống kê cũng có thể giúp ta làm giảm xác suất sai số ngẫu nhiên này. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rằng không thể loại trừ được hoàn toàn sai số ngẫu

    nhiên. Và sai số ngẫu nhiên sẽ luôn luôn được tính đến khi đánh giá các kết quả quan sát lâm sàng.

    5. Tính hiệu lực

    Tính hiệu lực là một biểu thị của mức độ mà việc đo lường đo những gì đã được đề ra. Một nghiên cứu có hiệu lực nếu kết quả nghiên cứu phù hợp với sự thật. Ở đó không có sai số hệ thống.

    Sự tin cậy là mức độ mà kết quả thu được bằng một cách đo có thể lặp lại được, nó không đảm bảo tính hiệu lực bởi vì cùng một cách đo sai lầm có thể hoàn toàn lặp lại được. Nếu sai số ngẫu nhiên nhỏ, độ tin cậy sẽ lớn.

    5.4. Tính hiệu lực chủ quan

    Tính hiệu lực chủ quan là mức độ mà các kết quả của một quan sát đúng đối với nhóm người riêng biệt được nghiên cưú.

    Ví dụ: Đo huyết sắc tố trong một nghiên cứu có thể phân biệt các đối tượng bị thiếu máu như đã được định nghĩa trong nghiên cứu. Sự phân tích máu trong các phòng xét nghiệm khác nhau thì cho kết quả khác nhau nhưng sự đánh giá việc kết hợp với thiếu máu thì vẫn có thể có hiệu lực một cách chủ quan.

    5.4. Tính hiệu lực khách quan

    Tính hiệu lực khách quan hay tính phổ cập là phạm vi mà các kết quả của một nghiên cứu có thể áp dụng cho những người không trong nghiên cứu

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Dương Đình Thiện. Cơ sở phương pháp nghiên cứu dịch tễ học. Dịch tễ học y học. Hà Nội. NXB y học, 1993, tr: 3-
    2. Dịch tễ học trong y học lao động. Mẫu thiết kế nghiên cứu. Hà Nội. Bộ y tế, 1993, tr: 52 - 80.
    3. Tài liệu phát tay bộ môn vệ sinh - môi trường - dịch tễ, phần dịch tễ. Các loại sai số trong nghiên cứu dịch tễ học. Hà Nội. Trường đại học y Hà Nội, 1999, tr: 24 -28.

    XXX

    XX

    XXX

    XX

    X X

    X X

    X

    X X

    X X

    X

    Cao Hiệu lực Thấp

    Cao

    Thấp

    Độ tin cậy

    Giá trị thực, X Giá trị quan sát Hình 1. Tính hiệu lực và độ tin cậy

    khoảng thời gian di chuyển được tính bằng cách chia tổng chiều dài đi được cho tổng thời gian đã đi.

    Tỉ suất có đơn vị và không có giới hạn. Hai số đo sự xuất hiện của bệnh hoặc một hiện tượng sức khỏe thường dùng là số hiện mắc và số mới mắc, được thể hiện ở dạng tỉ suất.

    2. Định nghĩa sức khỏe và bệnh tật

    • Định nghĩa sức khoẻ

    Định nghĩa hoàn chỉnh nhất về sức khỏe là định nghĩa do Tổ chức y tế thế giới đề xuất năm 1948: Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất, tinh thần, xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hay tàn tật”.

    Dịch tễ học cần đến những định nghĩa thực tế về sức khỏe và bệnh tật, tập trung vào những khía cạnh sức khỏe dễ dàng đo lường được và có thể cải thiện.

    • Định nghĩa trường hợp bệnh

    Bất cứ định nghĩa nào sử dụng trong dịch tễ học cũng phải rõ ràng, để trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và nhiều người khác nhau đều có thể sử dụng và đo lường được bằng phương pháp chuẩn. Một định nghĩa rõ ràng và ngắn gọn đối với một bệnh sẽ đảm bảo cùng một thực thể ở nhóm hay cá nhân khác nhau đang được đo lường. Định nghĩa được thực hành trong lâm sàng thường ít cứng nhắc hơn và thường bị ảnh hưởng bới phán đoán lâm sàng, một phần là do ta có thể tiến hành nhiều xét nghiệm nhiều bước cho đến khi chẩn đoán được khằng định.

    • Tiêu chuẩn chẩn đoán

    Tiêu chuẩn chẩn đoán thường dựa trên các triệu chứng, biểu hiện, tiền sử và kết quả xét nghiệm.

    Ví dụ: Viêm gan có thể được xác định khi có sự hiện diện của kháng thể trong máu; bệnh bụi phổi amiang được nhận biết khi có các triệu chứng và biểu hiện về những biến đổi chức năng phổi cụ thể, các dấu hiệu X quang về xơ hóa hoặc dày hóa màng phổi và tiền sử phơi nhiễm với sợi amiang.

    Trong một số trường hợp, những tiêu chí rất đơn giản cũng có thể được sử dụng.

    Ví dụ: Tỉ suất tử vong do viêm phổi ở trẻ em các nước đang phát triển giảm xuống phụ thuộc vào việc phát hiện và chữa trị nhanh chóng. Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo rằng các trường hợp viêm phổi có thể phát hiện dựa vào triệu chứng lâm sàng mà không cần đến việc khám bằng ống nghe, Xquang ngực hay các xét nghiệm. Dụng cụ cần đến duy nhất là đồng hồ để theo dõi nhịp hô hấp.

    • Quần thể nguy cơ

    Tất cả những người có khả năng bị mắc một bệnh được gọi là quần thể nguy cơ và có thể được định nghĩa trên cở sở các yếu tố nhân khẩu, địa lý hay môi trường.

    Ví dụ: Các chấn thương nghề nghiệp chỉ xảy ra ở những người đnag làm việc. Vì vậy, quần thể nguy cơ là lực lượng lao động; ở một số nước, bệnh Brucellosis (bệnh do vi khuẩn, đặc biệt gây ra cho trâu bò) chỉ xảy ra ở những người tiếp xúc với súc vật bị nhiễm bệnh, do đó quần thể nguy cơ bao gồm những người làm việc trong các trang trại và lò mổ.

    3. Đo lường mắc bệnh

    Hai số đo lường bệnh trạng được sử dụng trong dịch tễ học là số hiện mắc và số mới mắc. Hai con số này diễn tả hai tình trạng khác nhau của bệnh: “tình trạng có bệnh” và “tình trạng không có bệnh”. Số mới mắc mô tả một sự chuyển đổi từ tình trạng không có bệnh sang tình trạng có bệnh. Số hiện mắc mô tả tỉ lệ bệnh hiện đang có vào một thời điểm cụ thể. Nói cách khác, số mới mắc nói lên sự xuất hiện bệnh còn số hiện mắc diễn tả trạng thái của bệnh. Công thức tổng quát để tính tỉ suất hiện mắc và mới mắc như sau:

    Tỉ suất hiện mắc = 𝑆ố 𝑛ℎữ𝑛𝑔 𝑐𝑎 𝑏ệ𝑛ℎ ℎ𝑖ệ𝑛 𝑐ó 𝑇𝑜à𝑛 𝑏ộ 𝑑â𝑛 𝑠ố vào một thời điểm

    Tỉ suất mới mắc = 𝑆ố 𝑛ℎữ𝐷â𝑛 𝑠ố 𝑛𝑔𝑢𝑦 𝑐ơ𝑛𝑔 𝑐𝑎 𝑏ệ𝑛ℎ 𝑚ớ𝑖 trong một khoảng thời gian

    Có những điểm khác nhau cơ bản để xác định sự xuất hiện và mối liên hệ giữa số đo hiện mắc và mới mắc thay đổi tùy theo từng bệnh. Có những bệnh có tỉ suất mới mắc thấp nhưng tỉ suất hiện mắc cao như bệnh tiểu đường; hay có những bệnh có tỉ suất mới mắc cao nhưng tỉ suất hiện mắc thấp như bệnh ho thông thường.

    Bảng 2. Sự khác biệt giữa hiện mắc và mới mắc Mới mắc Hiện mắc Tử số Số trường hợp mắc bệnh mới trong một khoảng thời gian xác định

    Số trường hợp đang mắc bệnh vào một thời điểm Mẫu số Quần thể nguy cơ Quần thể toàn bộ Trọng tâm

    Trường hợp bệnh là mới hay cũ Thời điểm xuất hiện bệnh

    Sự có tồn tại hay không tồn tại của bệnh Khoảng thời gian là tùy ý, thay vì một thời điểm Sử dụng Thể hiện nguy cơ nhiễm bệnh. Là đo lường chính của những bệnh hoặc tình trạng cấp tính, những cũng được sử dụng cho cả những bệnh mạn tính. Hữu ích hơn cho những nghiên cứu xác định nguyên nhân.

    Ước lượng xác suât của quần thể đang mắc bệnh trong khoảng thời gian nghiên cứu. Hữu ích trong nghiên cứu gánh nặng của các bệnh mạn tính và là cơ sở cho dịch vụ y tế.

    3. Đo lường số hiện mắc và tỉ lệ hiện mắc

    Số hiện mắc cho chúng ta biết trạng thái hay tính phổ biến của bệnh vào một thời điểm cụ thể. Nói cách khác, số hiện mắc là tỉ lệ dân số hiện đang có bệnh vào một thời điểm.

    Tỷ lệ hiện mắc thường được biểu diễn dưới dạng số trường hợp bệnh trên 100 (phần trăm) hay trên 1000 người. Nếu số liệu được thu thập vào một thời điểm thì chúng ta tính được “tỉ lệ hiện mắc điểm”. Trong một số trường hợp sẽ phù hợp hơn nếu sử dụng “tỉ lệ hiện mắc kỳ”, được tính bằng cách lấy tổng số trường hợp có bệnh trong một khoảng thời gian xác định chia cho tổng quần thể nguy cơ tại điểm giữa của thời kỳ nghiên cứu.

    • Tỷ lệ hiện mắc điểm -P điểm (point prevalence rate)

    Tỷ lệ hiện mắc điểm thu được khi điều tra nghiên cứu ngang, nó cho biết chính xác tỷ lệ bệnh trong quần thể ở vào một thời điểm nhất định khi nghiên cứu, vì là một tỷ lệ nên dấu hiệu thời

    CIR=

    Số mới mắc bệnh/quần thể/ trong thời gian nghiên cứu Tổng số cá thể có nguy cơ/quần thể đó/thời điểm bắt đầu NC x

    n

    Ví dụ (Hình 2): Một quần thể gồm 12 người được theo dõi trong vòng 5,5 năm. Mỗi đầu năm có 3 người được đưa vào nghiên cứu và kết quả xảy ra vào khoảng giữa năm.

    Trong số những người không phát bệnh, có 7 người rút lui, gồm 3 người mất dấu (số 7,8,12); 2 người chết (số 3,4); 2 người do nghiên cứu được chấm dứt (số 5, 10). Thời gian theo dõi của từng cá nhân (cho đến khi bệnh xảy ra hoặc rút lui) được trình bày ở trục tung bên phải. Nếu dời những đoạn thẳng 4,5,6,7,8,9,10,11,12 đến vạch thẳng đứng ở vị trí số 0, tức là đầu năm thứ nhất, chúng ta sẽ giả xử rằng tất cả 12 đối tượng đều hiện diện vào đầu thời gian nghiên cứu (thời gian theo dõi với các đối tượng là không đổi).

    Số mới mắc tích lũy trong 5 năm là: 5 : 12 x 100 = 41,6%

    Có nghĩa là: “Trong dân số N mà chúng ta theo dõi trong thời gian 5 năm, xác suất để cho một người không có bệnh sẽ mắc bệnh là 41,6%” hay “Trong khoảng thời gian 5 năm, một người không có bệnh trong dân số N có nguy cơ mác bệnh là 41,6%” hay “ Trong khoảng thời gian 5 năm, tỉ lệ những người trong dân số N không có bệnh sẽ mắc bệnh là 41,6%”

    Số mới mắc tích lũy là tỉ lệ những người trong tình trạng không có bệnh ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu và đi vào tình trạng có bệnh trong khoảng thời gian nghiên cứu.

    Số mới mắc tích lũy là một tỉ lệ, không có đơn vị và có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Số mới mắc tích lũy còn được gọi là nguy cơ. Khái niệm về nguy cơ lại đòi hỏi một khoảng thời gian tham chiếu (là khoảng thời gian mà qua đó, những trường hợp mới mắc bệnh sẽ

    được phát hiện), bởi vì số mới mắc tỉ lệ với chiều dài của khoảng thời gian quan sát. Do đó, khi lý giải trị số của tỉ lệ mới mác tích lũy, luôn luôn cần phải báo cáo chiều dài của khoảng thời gian quan sát. Tóm lại, số mới mắc tích lũy là tỉ lệ những người không có bệnh mắc bệnh trong một khoảng thởi gian nào đó.

    3.2. Tỉ suất mật độ mới mắc

    Tỉ suất mật độ mới mắc của một bệnh là khả năng thay đổi tưc thời của bệnh trạng trên một đơn vị thời gian, theo dân số trong thời gian đó. Vì dân số mà chúng ta nói đến không thể diễn tà như một phương trình toán học theo thời gian, do đó chúng ta chỉ tính tie suất mới mắc trung bình trong một khoảng thời gian cụ thể.

    Tử số của tỉ suất mật độ mới mắc là số những ca bệnh mới khởi phát bệnh trong một khoảng thời gian. Mẫu số là tổng thời gian quan sát của từng các nhân trong quần thể, được tính là năm-người, tháng-người,... (có nghĩa là thời gian nguy cơ). Đối với mỗi cá nhân trong quần thể, thời gian nguy cơ là thời gian mà cá nhân đố còn ở trong dân số và vẫn chưa mắc bệnh, có nghĩa là có nguy cơ mắc bệnh.

    Số mới mắc trong một quần thể trong thời gian nghiên cứu IDR = Tổng số đơn vị thời gian theo dõi được đối với một người của tất cả số cá thể trong quần thể trong thời gian nghiên cứu

    Ví dụ (hình 2): Như chúng ta thấy, đây là một quần thể dân số chúng ta hay bắt gặp trong thực tế, tức là một dân số cơ động mà trong đó mỗi cá nhân xuất hiện vào những thời điểm khác nhau, và thời gian nguy cơ của từng cá nhân cũng thay đổi khác nhau.

    Tổng số thời gian theo dõi được với 12 người này sẽ là:

    2,5 + 3,5 + 1,5 + 2 +.............. + 1 + 1 = 26 năm – người

    Vậy: Tỉ suất mật độ mới mắc (IDR) = 5 / 26 năm – người = 0,192 năm – người

    Như vậy: Hàng năm, trong dân số 1000 người mà chúng ta theo dõi có 192 người không có bệnh sẽ mắc bệnh.

    3.2. Tỷ lệ tấn công

    Tỷ lệ tấn công là một biểu hiện riêng của tỷ lệ mới mắc trong một trường hợp đặc biệt : sự kiện xảy ra trong một thời gian ngắn. (Thí dụ như một đợt nhiễm độc thức ăn) mà ngoài thời gian đó có số mắc rất ít trong quần thể và việc theo dõi nhận biết các trường hợp bệnh đó là không chính xác.

    Tỷ lệ tấn công tiên phát =

    Số mới mắc trong vụ bùng nổ Tổng số cá thể có nguy cơ

    Tỷ lệ tấn công thứ phát =

    Số ca bệnh mới trong những người có tiếp xúc với những ca tiên phát trong vụ bùng nổ Tổng số cá thể có tiếp xúc với những ca tiên phát

    3.2. Ý nghĩa tỷ lệ mới mắc trong Dịch tễ học

    khi đó, lại có những đối tượng mới đi vào trong dân số. Như vậy, những đối tượng nghiên cứu của chúng ta sẽ có những khoảng thời gian được quan sát khác nhau, do đó, họ sẽ không góp phần như nhau vào nguy cơ chung của cả dân số. Trong suốt thời gian còn có mặt trong dân số, thời gian nguy cơ của từng cá nhân được tính từ thời điểm có mặt trong dân số đến thời điểm khởi phát thành bệnh.

    3. Liên quan giữa tỷ suất hiện mắc P và tỷ suất mới mắc I

    Khái niệm về bệnh kỳ và bệnh có tình hình dừng: bệnh kỳ thời gian kéo dài từ thời điểm phát bệnh đến thời điểm kết thúc bệnh bằng khỏi hoặc chết. Những bệnh có bệnh kỳ tương đối ổn định, không thay đổi mấy là những bệnh có tình hình dừng. Đối với bệnh có tình hình dừng thì có thể thiết lập mối quan hệ giữa tỷ lệ hiện mắc P và tỷ lệ mới mắc I như sau:

    • Nếu P thấp dưới 10% thì có: P = I x D trong đó D là bệnh kỳ của bệnh
    • Nếu P cao từ 10% trở lên thì có: P I x D 1 (I x D)

    \=

    +

    Tăng bởi Giảm bởi

    Thời gian bệnh dài hơn

    Sự kéo dài thơi gian sống của bệnh nhân không chữa trị

    Sự tăng lên của các trường hợp mới mắc

    Sự nhập cư của người bệnh

    Sự di cư của người khỏe

    Sự nhập cư của người dễ mắc bệnh

    Cải thiện điều kiện chẩn đoán

    Thời gian bệnh ngắn hơn Tỉ lệ chết – mắc cao Sự giảm xuống của các trường hợp mới mắc (giảm xuống của tỉ lệ mới mắc) Sự nhập cư của người khỏe mạnh Sự di cư của người bệnh Cải thiện tỉ lệ chữa trị của người bệnh

    4. Đo lường tử vong

    4. Tỷ lệ tử vong thô (CDR)

    Số người chết vì mọi nguyên nhân/quần thể/thời gian nhất định

    CDR = x 10n

    Dân số trung bình/quần thể/ thời gian đó

    Tỷ lệ chết thô phản ánh nguy cơ chết cho cả một quần thể, nên thường dùng để so sánh nguy cơ chết của các quần thể khác nhau trong cùng một giai đoạn khác nhau của một quần thể (với cấu trúc dân số chung không khác nhau ở các quần thể đem so sánh và ở quần thể đem so sánh ở các giai đoạn khác nhau).

    Hạn chế chính của tỉ lệ tử vong thô là tỉ lệ này không tính đến một thực tế là nguy cơ tử vong thay đổi theo tuổi, giới, chủng tộc, tầng lớp kinh tế xã hội và các yếu tố khác. Sẽ là không hợp lý nếu dùng tỉ lệ tử vong thô để so sánh giữa các khoảng thời gian khác nhau hoặc giữa các khu vực địa lý khác nhau.

    Ví dụ: Mô hình tử vong ở những khu đô thị mới phát triển với nhiều gia đình trẻ có thể sẽ khác với mô hình tử vong ở nhũng nơi có nhiều người về hưu sinh sống.

    4. Tỷ lệ tử vong theo tuổi, giới...

    Ví dụ: Một tỷ lệ chết theo tuổi được xác định như sau Tổng số chết ở một nhóm có giới và tuổi nhất định của dân cư tại một vùng trong 1 thời gian nhất định x 10n Dân số ước lượng của nhóm có cùng giới và độ tuổi của dân cư tại cùng 1 vùng và vào cùng một thời gian

    4. Tỷ lệ tử vong theo nguyên nhân trong quần thể

    Số chết vì bệnh đó/quần thể/thời gian MR= x 10n Tổng số dân số trong quần thể đó ở thời gian giữa khoảng thời gian đó

    4. Tỷ lệ chết/mắc

    Tỉ lệ chết/mắc là một đo lường về mức độ trầm trọng của bệnh và được định nghĩa là tỉ lệ những trường hợp mắc một bệnh hay một tình trạng sức khỏe nào đó bị tử vong trong một khoảng thời gian xác định.

    Số chết vì bệnh đó/quần thể/thời gian Tỉ lệ chết/mắc= x 10n Tổng số trường hợp mắc bệnh trong khoảng thời gian đó

    4. Một số tỷ lệ tử vong cơ bản thường dùng

    • Tỷ lệ chết chu sinh (Perinatal fetal Rate)
    • Tỷ lệ chết sơ sinh (Infant Mortality Rate)
    • Tỷ lệ chết ở trẻ dưới 1 tuổi
    • Tỷ lệ chết trẻ dưới 5 tuổi
    • Tỷ lệ chết mẹ
    • Tỷ lệ mắc (hoặc chết) do 5 tai biến sản khoa.

    4. Sử dụng các tỷ lệ chết

    • So sánh đánh giá sức khoẻ cộng đồng
    • Đánh giá nhu cầu sức khoẻ cộng đồng
    • Xác định ưu tiên các chương trình hành động
    • Xây dựng và củng cố tổ chức chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
    • Xếp loại tầm quan trọng các bệnh
    • Ước lượng tuổi thọ trung bình
    • Đánh giá hiệu quả của một phương pháp can thiệp, đặc biệt với bệnh có tỷ lệ chết cao.

    5. Các tỷ lệ chung, tỷ lệ riêng phần và tỷ lệ chuẩn hoá

    1. Tỷ lệ chung: Các tỷ lệ tính cho quần thể được gọi là tỷ lệ chung, thường được biểu thị dưới dạng tỷ lệ thô.