Bệnh rối loạn đa nhân cách là gì năm 2024

Rối loạn nhân cách ranh giới là một dạng rối loạn nhân cách, khoảng 1,4% người trưởng thành Hoa Kỳ gặp phải tình trạng này, gần 75% trường hợp mắc bệnh chủ yếu phụ nữ . Rối loạn nhân cách biểu hiện bởi sự nhạy cảm, thay đổi cảm xúc liên tục, quá mức, từ đó ảnh hưởng đến bản thân và mối quan hệ xung quanh. Vậy rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

Bệnh rối loạn đa nhân cách là gì năm 2024

Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là gì?

Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline personality disorder – BPD) là tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, cảm nhận của người bệnh về bản thân và người khác. Tình trạng này khiến người bệnh tự làm hại bản thân, khó quản lý cảm xúc, hành vi. Sự tức giận, bốc đồng, tâm trạng thay đổi liên tục có thể làm người khác xa lánh, ngay cả khi họ muốn có những mối quan hệ yêu thương lâu dài.

Rối loạn nhân cách ranh giới là một trong những trường hợp của rối loạn nhân cách “nhóm B”. Nhiều người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới không biết mình mắc bệnh, thậm chí không biết cách ứng xử lành mạnh khi giao tiếp và xây dựng mối quan hệ.

Rối loạn ranh giới có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng phổ biến ở người trên 18 tuổi, có tiền sử gia đình từng mắc BPD; người có tình trạng sức khỏe tâm thần không ổn định, chẳng hạn như lo lắng, trầm cảm hoặc rối loạn ăn uống.

Phụ nữ có tỷ lệ mắc rối loạn nhân cách ranh giới cao, chiếm gần 75% so với nam giới.

Triệu chứng rối loạn nhân cách ranh giới

Các triệu chứng của rối loạn nhân cách ranh giới thường xuất hiện ở người từ 18 tuổi trở lên, theo thời gian có thể giảm dần và biến mất hoàn toàn.

Một vấn đề rắc rối hoặc sự việc căng thẳng cũng có thể làm xuất hiện các triệu chứng hoặc khiến chúng trở nên nghiêm trọng hơn. Những yếu tố tác động bao gồm:

  • Sợ bị bỏ rơi: người mắc rối loạn nhân cách ranh giới thường cảm thấy không thoải mái khi ở một mình, luôn thấy sợ hãi hoặc tức giận. Ngoài ra, người bệnh có thể theo dõi hoạt động của người thân hoặc ngăn không cho họ rời xa.
  • Các mối quan hệ căng thẳng: người mắc rối loạn nhân cách ranh giới thường thấy khó khăn trong việc giữ các mối quan hệ cá nhân lành mạnh. Bởi người bệnh có xu hướng thay đổi quan điểm của bản thân về người khác một cách đột ngột. Tình bạn, hôn nhân và mối quan hệ của người bệnh với các thành viên trong gia đình thường không ổn định.
  • Hình ảnh hoặc ý thức về bản thân không ổn định: người mắc rối loạn nhân cách ranh giới thường thấy hình ảnh bản thân bị bóp méo hoặc không rõ ràng, cảm giác tội lỗi, xấu hổ. Điều này được thể hiện bằng việc họ thay đổi đột ngột mục tiêu, quan điểm, sự nghiệp, thậm chí bạn bè của mình.
  • Thay đổi tâm trạng nhanh chóng: người mắc BPD có thể có những thay đổi đột ngột trong cách cảm nhận về người khác, bản thân và thế giới xung quanh. Những trạng thái tức giận, sợ hãi, lo lắng, hận thù, buồn bã được người bệnh thay đổi liên tục.
  • Hành vi bốc đồng và nguy hiểm: lái xe liều lĩnh, đánh nhau, sử dụng chất gây nghiện, hoạt động tình dục không an toàn,… là những hành vi phổ biến ở những người rối loạn ranh giới.
  • Hành vi tự làm hại bản thân hoặc tự tử nhiều lần: người mắc bệnh BPD có thể đe dọa hoặc tự làm hại bản thân. Những hành vi tự hủy hoại thường được kích hoạt bởi sự từ chối, bỏ rơi hoặc thấy thất vọng với người thân hoặc người yêu. Ngoài ra, họ cũng có ý nghĩ tự tử.
  • Cảm giác trống rỗng dai dẳng: người mắc chứng BPD cảm thấy buồn, chán nản, không được thỏa mãn, đầu óc trống rỗng. Cảm giác vô dụng và ghê tởm bản thân cũng rất phổ biến.
  • Quản lý cơn tức giận: người mắc bệnh BPD gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơn tức giận của mình. Họ thể hiện sự tức giận của mình bằng lời mỉa mai cay nghiệt hoặc đả kích với người khác. Sau đó là cảm giác xấu hổ và tội lỗi.
  • Suy nghĩ hoang tưởng tạm thời: suy nghĩ hoang tưởng, đôi khi là ảo giác có thể được kích hoạt bởi căng thẳng, cảm giác sợ bị bỏ rơi. Tuy nhiên, những triệu chứng này chỉ mang tính tạm thời và thường không đủ nghiêm trọng để được xem là một triệu chứng riêng biệt.

Không phải ai mắc rối loạn nhân cách ranh giới đều trải qua tất cả các triệu chứng này. Mỗi người sẽ có thời gian xuất hiện triệu chứng, mức độ nghiêm trọng, tần suất khác nhau.

Bệnh rối loạn đa nhân cách là gì năm 2024
Các biểu hiện của người rối loạn nhân cách ranh giới.

Nguyên nhân chứng rối loạn nhân cách ranh giới

Nguyên nhân gây chứng rối loạn nhân cách ranh giới là kết quả của nhiều yếu tố gồm:

1. Tiền sử gia đình

Các nghiên cứu cho thấy rối loạn nhân cách ranh giới có tính di truyền trong gia đình. Nếu trong gia đình có người thân mắc BPD, khả năng mắc bệnh này sẽ càng cao.

2. Cấu trúc và chức năng não

Những nghiên cứu đã chỉ ra, thay đổi ở một số khu vực nhất định trong não liên quan đến điều chỉnh cảm xúc, tính bốc đồng và hung hăng. Ngoài ra, một số chất hóa học trong não giúp điều chỉnh tâm trạng, chẳng hạn như serotonin có thể không hoạt động bình thường.

3. Các yếu tố môi trường, văn hóa và xã hội

Nguy cơ mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới cao hơn khi người bệnh bị lạm dụng hoặc bỏ rơi. Sống chung với cha mẹ hoặc người giám hộ có tiền sử rối loạn sử dụng chất gây nghiện hoặc thực hiện hành vi phạm tội.

Đối tượng rủi ro mắc bệnh

1. Di truyền

Nguy cơ cao mắc rối loạn nhân cách ranh giới cao hơn nếu người thân trong gia đình mắc bệnh này hoặc những rối loạn tâm lý tương tự.

2. Căng thẳng thời thơ ấu

Có tới 70% trường hợp mắc rối loạn nhân cách ranh giới từng bị lạm dụng tình dục, tinh thần hoặc thể chất khi còn nhỏ. Sự xa cách, thiếu chăm sóc từ người thân cũng là yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến chứng rối loạn này.

Biến chứng hội chứng rối loạn nhân cách ranh giới

Rối loạn nhân cách ranh giới có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, mối quan hệ của người bệnh. Những ảnh hưởng gồm:

  • Thay đổi công việc nhiều lần hoặc thất nghiệp.
  • Không hoàn thành chương trình giáo dục.
  • Nảy sinh nhiều vấn đề pháp lý.
  • Các mối quan hệ nhiều xung đột, căng thẳng, chẳng hạn như mâu thuẫn trong hôn nhân.
  • Tự làm hại bản thân bằng các hành vi bạo lực.
  • Tham gia vào các hoạt động tiêu cực, chẳng hạn như lạm dụng, xúc phạm người khác.
  • Mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, mang thai ngoài ý muốn, tai nạn, đánh nhau gây thương tích do hành vi bốc đồng.
  • Từng cố gắng tự sát hoặc có ý muốn tự tử.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như:

  • Trầm cảm.
  • Lạm dụng rượu hoặc chất gây nghiện khác.
  • Rối loạn lo âu.
  • Rối loạn ăn uống.
  • Rối loạn lưỡng cực.
  • Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
  • Các rối loạn nhân cách khác.
    Bệnh rối loạn đa nhân cách là gì năm 2024
    Rối loạn nhân cách ranh giới có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và tuân theo phác đồ của bác sĩ.

Chẩn đoán rối loạn nhân cách ranh giới thế nào?

Bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý chẩn đoán rối loạn nhân cách ranh giới dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán BPD trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ. Việc chẩn đoán được thực hiện gồm:

  • Kiểm tra tiền sử bệnh của cá nhân và gia đình, nhất là tình trạng sức khỏe tâm thần.
  • Trao đổi về những công việc từng làm trước đây.
  • Hoàn thành bảng câu hỏi.
  • Thảo luận về các dấu hiệu và triệu chứng.

Bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý sẽ trao đổi thêm với gia đình và bạn bè của người bệnh để thu thập thêm thông tin chi tiết về hành vi và sinh hoạt của họ.

Điều trị bệnh rối loạn nhân cách ranh giới

Rối loạn nhân cách ranh giới chủ yếu được điều trị bằng liệu pháp tâm lý. Một số trường hợp có thể dùng thêm thuốc hoặc nhập viện nếu tình hình sức khỏe người bệnh không tốt. Việc điều trị gồm các phương pháp sau :

1. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu (hay liệu pháp trò chuyện) là phương pháp điều trị cơ bản cho chứng rối loạn nhân cách ranh giới. Các phương pháp tâm lý trị liệu được ứng dụng gồm:

2. Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT)

Liệu pháp hành vi biện chứng được phát triển dành riêng cho người mắc rối loạn nhân cách ranh giới. Liệu pháp này tập trung vào việc giúp người bệnh chấp nhận thực tế cuộc sống và kiểm soát hành vi và cải thiện các mối quan hệ.

3. Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)

Đây là loại trị liệu hướng người bệnh xem xét kỹ suy nghĩ và cảm xúc của mình. Thông qua liệu pháp hành vi nhận thức, người bệnh có thể loại bỏ những suy nghĩ và hành vi tiêu cực, đồng thời học cách hành động, suy nghĩ lành mạnh.

4. Thuốc

Chưa có loại thuốc nào được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt điều trị rối loạn nhân cách ranh giới. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể giúp giảm các triệu chứng hoặc những tình trạng xảy ra song song như trầm cảm, bốc đồng, hung hăng, lo âu. Thuốc điều trị gồm chống trầm cảm, chống loạn thần hoặc thuốc ổn định tâm trạng.

5. Đào tạo khả năng dự đoán cảm xúc và giải quyết vấn đề (STEPPS)

STEPPS là phương pháp điều trị kéo dài 20 tuần, bằng cách để người bệnh làm việc theo nhóm gồm các thành viên trong gia đình, bạn bè và kết hợp các loại trị liệu tâm lý khác.

6. Nhập viện

Ở một số trường hợp, người mắc rối loạn nhân cách ranh giới có thể phải nhập viện để điều trị chuyên sâu, nhằm ngăn họ tự gây thương tích hoặc thực hiện hành vi tự tử.

Bệnh rối loạn đa nhân cách là gì năm 2024
Sự tức giận, bốc đồng, tâm trạng thay đổi liên tục của người bệnh có thể khiến người khác xa lánh.

Phòng ngừa hội chứng rối loạn nhân cách ranh giới

Không có cách nào để ngừa chứng rối loạn nhân cách ranh giới. Bệnh chủ yếu do di truyền, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu tiền sử gia đình có người mắc rối loạn nhân cách ranh giới.

Ngoài ra, để hạn chế phát sinh những hành vi tiêu cực, kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc của bản thân, bạn có thể:

  • Tìm hiểu về chứng rối loạn nhân cách ranh giới để biết nguyên nhân và cách điều trị.
  • Học cách nhận biết yếu khiến bạn giận dữ hoặc hành vi bốc đồng.
  • Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia tâm lý và tuân thủ phác đồ điều trị.
  • Kết hợp điều trị các vấn đề liên quan, chẳng hạn như lạm dụng chất kích thích.
  • Nhờ sự trợ giúp từ bạn bè, người thân.
  • Quản lý cảm xúc bằng cách thực hành các kỹ năng đối phó, chẳng hạn như sử dụng kỹ thuật kiểm soát thở, thiền.
  • Đừng đưa ra giả định về những gì mọi người thấy hoặc nghĩ về bạn.
  • Liên hệ với người mắc các chứng rối loạn khác để chia sẻ sự hiểu biết và kinh nghiệm.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, tăng cường các hoạt động thể chất.
  • Đừng đổ lỗi cho bản thân về chứng rối loạn mà hãy nhận thức trách nhiệm của mình trong việc điều trị bệnh.
    Bệnh rối loạn đa nhân cách là gì năm 2024
    Người rối loạn nhân cách ranh giới có thể phát sinh những hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến bản thân và người khác.

Các câu hỏi liên quan rối loạn nhân cách ranh giới

1. Rối loạn nhân cách ranh giới có nguy hiểm không?

Ở một số trường hợp, rối loạn nhân cách ranh giới có thể gây nguy hiểm cho người bệnh và những người xung quanh. Các nguy cơ gồm:

  • Tình trạng tâm lý không ổn định: tâm lý người rối loạn nhân cách ranh giới thường biến đổi nhanh chóng và không dự đoán được. Họ liên tục có những thay đổi về mặt cảm xúc như tức giận, lo sợ, buồn bã và trống rỗng.
  • Gia tăng xung đột: người rối loạn nhân cách ranh giới thường gặp khó khăn trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tương quan với người khác. Họ dễ xảy ra xung đột và xích mích, đặc biệt trong các mối quan hệ tình cảm.
  • Tự làm tổn thương bản thân bằng các hành động tiêu cực, thậm chí có ý muốn tự tử. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của họ.

2. Rối loạn nhân cách ranh giới có chữa được không?

Có! Người bệnh rối loạn nhân cách ranh giới nếu đáp ứng tốt điều trị có thể khỏi bệnh. Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho người mắc chứng rối loạn này là liệu pháp tâm lý. Ngoài ra, thuốc chống loạn thần, trầm cảm, chống lo âu cũng được dùng song song với BPD để giảm một số triệu chứng của bệnh.

Theo thời gian, hầu hết các triệu chứng rối loạn nhân cách ranh giới đều giảm dần theo độ tuổi, thậm chí biến mất khi họ 40 tuổi. Với phương pháp điều trị phù hợp, không ít người bệnh đã biết cách quản lý, kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

3. Rối loạn nhân cách ranh giới có phải là trầm cảm không?

Không! Rối loạn nhân cách ranh giới không phải trầm cảm. Tuy nhiên, trầm cảm thường xảy ra đồng thời với rối loạn nhân cách ranh giới. Song song đó, người bệnh cũng có những triệu chứng liên quan đến trầm cảm.

4. Khám rối loạn nhân cách ranh giới ở đâu? Bệnh viện nào?

Rối loạn nhân cách ranh giới điều trị phối hợp bằng tâm lý trị liệu và thuốc. Khi không thể quản lý, kiểm soát cảm xúc của bản thân, luôn hành động tiêu cực khiến các mối quan hệ đổ vỡ, thậm chí có ý định tự tử, người bệnh không nên xem nhẹ mà đến cơ sở y tế có chuyên môn cao để kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh và điều trị sớm.

Khoa Khám bệnh, BVĐK Tâm Anh TP.HCM quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn cao, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tình chu đáo, đảm bảo công tác khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời và tư vấn chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người bệnh.

Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng thực hiện nhiệm vụ đón tiếp, chỉ dẫn, giới thiệu, cung cấp thông tin tư vấn về khám chữa bệnh, chính sách với người bệnh, người nhà trong suốt quá trình khám, chữa bệnh tại bệnh viện.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao. Cũng tương tự những tình trạng sức khỏe tâm thần khác, việc phát hiện và điều trị rối loạn nhân cách ranh giới ngay khi triệu chứng xuất hiện có thể giúp cải thiện tình trạng, quản lý tốt cảm xúc nhằm duy trì cuộc sống tốt đẹp.

Làm sao để biết mình có bị đa nhân cách không?

Dấu hiệu nhận biết rối loạn đa nhân cách là gì?.

Trầm cảm..

Muốn tự tử..

Rối loạn ăn uống..

Liên tục thay đổi cảm xúc..

Lạm dụng rượu và ma túy..

Ảo giác thính giác và thị giác..

Bị lo lắng, hoảng loạn và các chứng ám ảnh..

Bị rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, sợ bóng tối hay mộng du)..

Rối loạn DID là gì?

Rối loạn nhân dạng phân ly (tiếng Anh: DID - dissociative identity disorder) hay còn được gọi là rối loạn đa nhân cách (theo tên gọi cũ), là một dạng rối loạn tâm thần được đặc trưng bằng ít nhất hai nhân cách khác biệt và tồn tại tương đối lâu ở người bệnh.

Đa nhân cách là thế nào?

Rối loạn đa nhân cách là bệnh tâm thần, trong đó người bệnh có 2 hoặc nhiều tính cách riêng biệt. Những tính cách này điều khiển hành vi của người bệnh ở những thời điểm khác nhau, họ có thể quên mình là ai, đôi khi đang cười nhưng lúc sau đã khóc, đang giận dữ bỗng trở nên vui vẻ.

Rối loạn dạ là gì?

Rối loạn da nghề nghiệp là tình trạng rối loạn toàn bộ hoặc một phần da gây ra bởi hoạt động công việc của một người. Da đóng vai trò rất quan trọng như rào chắn các hóa chất và chất gây ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể. Rối loạn về da có thể gây ảnh hưởng tới chức năng bảo vệ này.