Bức xúc không làm ta vô can nghĩa là gì năm 2024

Đọc xong tác phẩm “Bức xúc không làm ta vô can” của tác giả Đặng Hoàng Giang, tôi có nhiều suy ngẫm về các vụ việc xảy ra trong cuộc sống. Một trong những vấn đề được tác giả đề cập mà tôi cảm thấy rất thích, xin được tóm tắt như sau:

Dư luận dường như thờ ơ vô thức với các tin tốt nhưng lại đặc biệt quan tâm các tin xấu. Tin tức về những tệ nạn hay bất cập trong xã hội mang đến cho chúng ta những cái cớ để than phiền. Phàn nàn, bực dọc, cáu kỉnh, chê bai… đang trở thành những trạng thái thường trực trong dư luận. Các trạng thái này được gói ghém trong từ “bức xúc”.

Theo tác giả, nếu vào Google gõ từ “bức xúc”, ta sẽ được 29 triệu kết quả, gấp gần 10 lần “Ngọc Trinh”, một con số ấn tượng cho một từ có “làn da xấu xí” như vậy. Vì sao? Tác giả cho rằng, có một số nguyên nhân cho hội chứng bức xúc này.

  • Nên Chọn Bác Sỹ Trẻ Hay Là Bác Sỹ Lớn Tuổi
  • Kinh Doanh Tử Tế – Giữ Được Không?

Bức xúc không làm ta vô can nghĩa là gì năm 2024

Khi lên tiếng phê bình hay than phiền về một điều gì đó, chúng ta chứng tỏ cho người khác và cho bản thân là chúng ta không thờ ơ, vô cảm, mà vẫn còn quan tâm, lo lắng. Hơn nữa, khi chê trách người khác, chúng ta cảm thấy ưu việt về mặt đạo đức và tự hài lòng vì thấy mình tốt đẹp hơn.

– Một điểm quan trọng hơn nữa là khi bức xúc, chúng ta phát ra tín hiệu chúng ta vô can và vô tội. Khi bày tỏ bức xúc, một cách khéo léo, chúng ta tuyên bố mình không thể thuộc về bên “thủ phạm” được, mà mình đứng về phía bị thiệt thòi và mình cũng là nạn nhân.

Dần dần, chúng ta nghiện những cái lắc đầu, những cái chép miệng, lúc thì ta phẫn nộ, khi thì ta chỉ cười buồn. Cảm giác mình tốt đẹp, đầy sự quan tâm, cộng với sự vô can, không liên đới, không chịu trách nhiệm, là một cảm giác êm ái. Nó cũng giúp xoa dịu những bức rứt lương tâm thi thoảng nổi lên khi chúng ta lờ mờ cảm thấy mình không đủ dũng cảm để làm gì trước những sai trái trong xã hội.

Những lúc đó, cách trấn an bản thân hiệu nghiệm là tỏ ra bức xúc một cách gay gắt. Nhưng liệu bức xúc có thực sự làm ta vô can như vốn dĩ ta cảm nhận?

Quay lại vụ bệnh nhân viêm tụy tử vong ở Bệnh viện Chợ Rẫy, hình ảnh bác sĩ trong mắt người dân luôn méo mó, quan liêu và thiếu lương tâm, thì nay vụ việc này càng làm dư luận “dậy sóng” và càng làm hình ảnh bác sĩ trở nên xấu xí hơn.

Khi bị “ném đá”, đương nhiên bác sĩ sẽ phải lý giải, chứng tỏ mình không sai. Còn người nhà bệnh nhân/dư luận nghi ngờ, cho rằng bác sĩ đang biện hộ.

Có một thực tế rằng, khi xảy ra sự cố y khoa, nghiêm trọng là dẫn đến chết người, người nhà bệnh nhân ngay lập tức đổ lỗi cho bác sĩ/bệnh viện.

Dư luận theo đó cũng phán xét, kết tội ngành y. Tuy nhiên, người nhà bệnh nhân/người dân không có kiến thức chuyên môn y khoa mà vẫn luôn cho mình đúng, thậm chí chỉ trích ngành y nước nhà…

Những bức xúc gay gắt được đăng tải trên trang mạng xã hội phải chăng chỉ để chứng tỏ chúng ta vô can và chỉ để xoa dịu bản thân…?

Theo tôi, cả hai phía cần có cái nhìn bao dung và cảm thông hơn. Chẳng hạn, nếu có thể, người dân cần có sự cảm thông hơn cho phía ngành y, nhất là sự quá tải tại các bệnh viện công hiện nay. Sự quá tải đó không do lỗi của bệnh viện, cũng không do lỗi của các nhân viên y tế. Đây là điều khó khắc phục một sớm một chiều, cần có thời gian và những chiến lược lớn của chính phủ.

Bạn thường nói về “phong bì cho bác sĩ”. Vậy “phong bì” này có từ đâu? Phải chăng xuất phát từ văn hóa cảm ơn, vốn có ý nghĩa tốt đẹp: cảm ơn bằng “cây nhà lá vườn” (con gà, trái cây, can dầu phụng…) để thể hiện lòng biết ơn với người cứu và điều trị cho mình/người thân của mình; rồi dần dần mọi người chạy đua nhau để được bác sĩ quan tâm nhiều hơn; từ đó vật cảm ơn to dần lên, đương nhiên tâm lý người nhận (bác sĩ) cũng sẽ thay đổi theo để phù hợp.

Để xóa bỏ “phong bì cho bác sĩ”, người dân cần kiên quyết không sử dụng phong bì, để mọi người bệnh đều được chăm sóc như nhau bằng chính cái tâm của người bác sĩ.

Nhân viên y tế hãy thử đặt mình vào vị trí, tâm trạng của người bệnh/người nhà bệnh nhân để thông cảm hơn nỗi bức xúc của họ khi bệnh viện đông người, chật chội, chờ lâu, giường nằm đôi nằm ba; nhân viên y tế thiếu thời gian giải thích, tư vấn kỹ; một số nhân viên có thể nói là giao tiếp kém (la mắng, quan liêu), thậm chí vòi vĩnh, bác sĩ nhiều nơi trình độ vẫn còn kém…

Bức xúc không làm ta vô can nghĩa là gì năm 2024

Chỉ có sự bao dung và cảm thông từ hai phía mới có thể giúp hai bên cùng hướng về một phía, cùng góp phần làm thay đổi ngành y theo hướng tốt đẹp hơn.

Tôi khởi nghiệp ngành y với Pasteur, một bước khởi đầu với hy vọng góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch ngành y theo hướng tốt hơn, kết nối những bác giỏi và có tâm phục vụ cho bệnh nhân/khách hàng của mình.

Tôi có niềm tin mãnh liệt vào các đồng nghiệp của mình, mặc dù có một bộ phận nhỏ đang làm những điều không tốt.

Tôi từng chứng kiến một đàn anh không đủ tiền mua sữa, hằng ngày nhịn ăn sáng nhưng vẫn đứng ra bảo lãnh cho bệnh nhân khi không có tiền phẫu thuật.

Tôi cũng thấy những điều dưỡng của mình làm tăng ca nhưng không được nhận thêm lương. Và còn rất nhiều câu chuyện khác như vậy…

Tôi cũng chứng kiến sự tử tế ở chính những bệnh nhân của mình. Sự tử tế luôn tồn tại, chỉ là chúng ta đang để bức xúc đẩy khủng hoảng đi quá xa với thực tế.

Bức xúc không làm ta vô can là thể loại gì?

Bức xúc không làm ta vô can chính là cuốn sách đầu tiên về thể loại chính luận mà tác giả luôn theo đuổi, một tác phẩm mang tinh phần phản biện xã hội sâu sắc. Sách được xuất bản năm 2015, là tập hợp những bài bình về các vấn đề trong xã hội, các vấn đề về văn hóa, những hiện tượng xã hội đương thời.

Sự bức xúc là gì?

Bức xúc nói một cách đơn giản, là phản ánh những mâu thuẫn nảy sinh, những cản trở, những bất cập cần phải được nhanh chóng giải quyết (bằng loại bỏ hoặc thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp). Bức xúc thường gặp trong đời sống xã hội, trong thực thi chính sách, trong quan hệ giữa công dân với cơ quan công quyền...