Dân số nước ta tăng nhu thế nào

Các chỉ tiêu kiểm định chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình thông thường  bao gồm tỷ lệ sinh, tỷ lệ phát triển dân số, tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ). Ngoài ra, để xem xét kết quả  của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGÐ) trong quá khứ và dự báo xu thế quy mô DS trong tương lai, các nhà nhân khẩu học còn dùng chỉ tiêu thời gian DS tăng gấp đôi.

1- Dân số Việt Nam tăng gấp đôi trong những năm trước đây

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam năm 1921 là 15 triệu người, đến năm 1961 là 31 triệu người. Như vậy, từ năm 1921 dân số Việt Nam tăng lên gấp đôi sau khoảng 40 năm. Dân số Việt Nam năm 1939 là 19,6 triệu người, dân số năm 1969 là 39,5 triệu người, như vậy là trong thời gian này chỉ sau 30 năm dân số Việt Nam đã tăng lên gấp đôi. Dân số Việt Nam năm 1962 là 32,7 triệu người, đến năm 1989 là 64,8 triệu người. Như vậy dân số tăng lên gấp đôi trong thời gian này chỉ còn 27 năm.

Rõ ràng nếu không kế hoạch hóa gia đình, hoặc công tác DS-KHHGÐ tiến hành kém hiệu quả thì thời gian dân số tăng gấp đôi rút ngắn dần.

2- So sánh thời gian tăng dân số lên gấp đôi của một số nước

Theo công bố của văn phòng tham khảo dân số quốc tế của Hoa Kỳ (PRB), dân số Hàn Quốc năm 2004 là 48,2 triệu người, Hàn Quốc đạt mức sinh thay thế vào những năm giữa của thập kỷ 80, dân số  Hàn Quốc năm 1959 là gần 24 triệu người, như vậy sau 45 năm dân số Hàn Quốc mới tăng gấp đôi. Cũng theo công bố của Văn phòng tham khảo dân số quốc tế, Thái-lan có số dân năm 2004 là 63,8 triệu người, Thái-lan đạt mức sinh thay thế vào những năm đầu của thập kỷ 90, dân số Thái-lan năm 1965 là hơn 31 triệu người như vậy sau 39 năm dân số Thái-lan tăng gấp đôi. Như vậy càng sớm đạt được mức sinh thay thế thì thời gian để dân số tăng gấp đôi sẽ càng tăng.

3- Công thức tính thời gian dân số tăng gấp đôi

Ðể ước lượng thời gian tăng gấp đôi trong tương lai có thể căn cứ vào những dự báo dân số dài hạn, nhưng việc này đòi hỏi phải có những yêu cầu nhất định về chuyên môn. Các nhà nhân khẩu học đã xây dựng một phương pháp tính đơn giản dựa trên nghiên cứu các mô hình phát triển dân số và mối quan hệ giữa tỷ lệ phát triển dân số (tính bằng % trên năm) và thời gian dân số tăng gấp đôi (tính bằng số năm).

Thời gian dân số tăng gấp đôi  = 70/Tỷ lệ phát triển dân số

Khi tính, sử dụng tỷ lệ phát triển dân số, có cộng hoặc trừ yếu tố di cư quốc tế (đối với một quốc gia) hoặc di cư ngoài vùng (đối với một địa phương) nhưng nếu không có tỷ lệ di cư quốc tế (hoặc ngoại vùng), hoặc tỷ lệ này rất nhỏ, không đáng kể thì có thể coi tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là tỷ lệ phát triển dân số.

Thí dụ: theo kết quả TÐTDS tỷ lệ phát triển dân số năm 1989 của Việt Nam là 2,2% như vậy theo công thức ta có: Thời gian tăng dân số gấp đôi = 70 : 2,2 = 31,8 năm. Có nghĩa là với tỷ lệ phát triển dân số là 2,2% thời gian tăng dân số lên gấp đôi là 32 năm. Tức nếu không giảm được tỷ lệ phát triển xuống dưới 2,2% và với dân số Việt Nam năm 1989 là 64,8 triệu người thì năm 2021 dân số Việt Nam sẽ là 129,6 triệu người. Chính những con số này đã cảnh báo để BCHT.Ư khóa 7 ra nghị quyết về chính sách DS-KHHGÐ.

So sánh với một số nước, theo công bố của Văn phòng tham khảo dân số quốc tế, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2004 của Hàn Quốc là 0,5%; Thái-lan là 0,8%, tương ứng với : Thời gian dân số tăng gấp đôi của Hàn Quốc = 70 : 0,5% = 140 năm; thời gian dân số tăng gấp đôi của Thái-lan = 70 : 0,8% = 87,5 năm.

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ phát triển dân số Việt Nam năm 2002 là 1,32%, tương ứng với thời gian DS tăng gấp đôi bằng 70 : 1,32 = 53 năm. Nhưng do có bước lùi của công tác DS-KHHGÐ trong hai năm tiếp theo nên tỷ lệ phát triển DS năm 2004 công bố là 1,44%, làm cho thời gian DS tăng gấp đôi rút xuống còn 70 : 1,44 = 48,6 năm.

4- Ước tính quy mô dân số ổn định

Từ xác định năm đạt mức sinh thay thế, chúng ta có thể dùng phương pháp nhân khẩu học để tính quy mô dân số ổn định. Việc tính toán này là cần, nhưng đòi hỏi phải có người am hiểu chuyên môn nhân khẩu học và thống kê, phải có phương tiện và mất nhiều thời gian để lập dự báo dân số rất dài hạn. Ðể đơn giản hóa việc ước tính quy mô dân số ổn định, chúng tôi xuất phát từ phân tích các số liệu sau đây :

a) Hàn Quốc đạt mức sinh thay thế năm 1985 và theo tính toán dự báo của LHQ thì quy mô dân số ổn định của Hàn Quốc sẽ khoảng 50 triệu người, tức gần gấp đôi dân số Hàn Quốc năm 1965 (26 triệu người).

b) Thái-lan đạt mức sinh thay thế năm 1992. Cũng theo tính toán dự báo của LHQ thì quy mô dân số ổn định của Thái-lan sẽ là khoảng 72 triệu người, tức gấp đôi dân số năm 1972 (36 triệu người).

c) Với Việt Nam, sau khi NQT.Ư4 (khóa 7) về chính sách DS-KHHGÐ đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, chúng ta dự kiến sẽ đạt mức sinh thay thế năm 2005 và đã tính toán quy mô dân số ổn định sẽ ở mức 116 triệu người, tức gần gấp đôi dân số năm 1984 (58,6 triệu người).

Qua các số liệu trên có thể rút ra kết luận: Quy mô dân số ổn định sẽ tăng gấp đôi so với quy mô dân số khoảng 20 năm trước năm đạt mức sinh thay thế. Ngoài ra, còn một kết luận nữa là: Càng sớm đạt mức sinh thay thế thì quy mô DS ổn định càng được khống chế, vì sau khi đạt mức sinh thay thế thì tỷ lệ phát  triển DS sẽ tự động giảm dần qua từng năm (do tỷ lệ số phụ nữ sinh ra trước đây khi mức sinh còn cao hơn mức sụt thay thế sẽ giảm dần trong độ tuổi sinh đẻ).

Cách ước tính này không cần có chuyên môn về nhân khẩu học, không cần có thiết bị tính toán và nhất là không cần nhiều thời gian cho nên có thể dùng cho các mục đích sau đây:

- Ước tính quy mô dân số ổn định cho cả nước hoặc cho từng địa phương để xây dựng chiến lược phát triển, để tính toán các kế hoạch kinh tế - xã hội dài hạn.

- Nhận thức về tính cấp bách của việc đạt mức sinh thay thế: Với quy mô dân số nước ta trong những năm cuối của thập niên 80 và những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ trước mỗi năm dân số tăng thêm khoảng 1,1 triệu - 1,2 triệu người thì mỗi năm đẩy lùi mục tiêu đạt mức sinh thay thế làm cho quy mô dân số khi ổn định sẽ tăng thêm khoảng 2,2 - 2,4 triệu người.

Ðiều này càng làm cho chúng ta hiểu hơn ý nghĩa, và quyết tâm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị vừa mới ban hành về "Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS và kế hoạch hóa gia đình", nhằm sớm đạt và ổn định mức sinh thay thế, tức trung bình trong toàn xã hội mỗi cặp vợ chồng  chỉ có 2 con. Năm 1960, dân số ba nước Hàn Quốc, Thái-lan và Việt Nam xấp xỉ nhau  (tương ứng là 25, 26 và 30 triệu người), chỉ vì Hàn Quốc và Thái-lan đã sớm đạt mức sinh thay thế mà dân số ổn định của Hàn Quốc sẽ chỉ khoảng 50 triệu, của Thái-lan chỉ khoảng 72 triệu. Không lý gì, chỉ vì chậm chân trong công tác DS-KHHGÐ,  mà Việt Nam không quyết tâm thực hiện cho bằng được  nghị quyết của BCT để có thể ổn định quy mô DS ở mức 120 triệu người, một quy mô dân số đã quá cao rồi!

GS MAI KỶ và TS NGUYỄN QUỐC ANH

Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế – xã hội, thường được đo bằng cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng tháp dân số.

Dân số nước ta tăng nhu thế nào
Trung Quốc
1.433.783.700 153
2 Ấn Độ 1.366.417.800 460
3 Hoa Kỳ 329.064.900 36
4 Indonesia 270.625.500 149
5 Pakistan 216.565.300 281
6 Brasil 211.049.500 25
7 Nigeria 200.963.600 221
8 Bangladesh 163.046.100 1.253
9 Nga 145.872.200 9
10 México 127.575.500 66
11 Nhật Bản 126.860.300 348

Xem thêmSửa đổi

Ghi chúSửa đổi

  1. ^ "Mecca and Medina". Encyclopedia Britannica. Fifteenth edition 23: 698-699. (2007).

Tham khảoSửa đổi

Liên kết ngoàiSửa đổi

Hỏi Đáp Thế nào

Bài Viết Liên Quan