Nguười đứng đầu hộ kinh doanh gọi là gì năm 2024

Hộ kinh doanh có thể do nhiều người cùng thành lập nhưng chỉ duy nhất một người đứng tên là chủ hộ. Để tránh rủi ro, khi cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh cần phải lưu ý những gì?

Thủ tục góp vốn thành lập hộ kinh doanh

Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”

Như vậy đối tượng được thành lập hộ kinh doanh bao gồm:

- Cá nhân;

- Hộ gia đình;

Theo đó, trường hợp hai hay nhiều người cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh phải là những thành viên trong cùng hộ gia đình. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập không yêu cầu giấy tờ chứng minh các thành viên cùng một hộ gia đình.

Như vậy, có thể hiểu, nhiều cá nhân không cùng một hộ gia đình cũng có thể cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh dưới hình thức hộ gia đình.

* Hồ sơ thành lập:

Theo khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm: - Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Xem chi tiết: Hướng dẫn thủ tục thành lập kinh doanh hộ cá thể mới nhất

Nguười đứng đầu hộ kinh doanh gọi là gì năm 2024
Góp vốn thành lập hộ kinh doanh (Ảnh minh hoạ)

Quản lý hoạt động của hộ kinh doanh

Theo như khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Căn cứ theo quy định trên, cho dù nhiều người cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh nhưng chỉ có duy nhất một người là chủ hộ kinh doanh đó. Chủ hộ kinh doanh này được ghi tên trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp.

Về mặt pháp lý, tuy chỉ có một người là chủ hộ kinh doanh nhưng người này thực chất là người đại diện theo pháp luật cho hộ kinh doanh trong các quan hệ pháp luật, những người còn lại vẫn có thể cùng quản lý và điều hành hoạt động hộ kinh doanh theo thoả thuận giữa họ.

Phân chia lợi nhuận khi góp vốn thành lập hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh không phải là tổ chức kinh tế giống như doanh nghiệp, pháp luật không ghi nhận về tỷ lệ góp vốn, quyền và nghĩa vụ của từng thành viên tương ứng với tỷ lệ góp vốn đó. Việc góp vốn và phân chia lợi nhuận hoàn toàn là do các thành viên tự thoả thuận.

Để tránh xảy ra tranh chấp, các thành viên góp vốn thành lập hộ kinh doanh cần có một văn bản thoả thuận.

Các thành nên lập văn bản thể hiện phần vốn góp của bạn là bao nhiêu và cách thức chia lợi nhuận như thế nào (theo tỷ lệ vốn góp hay chia đều ra).

Bên cạnh đó, cần thỏa thuận rõ trong văn bản là nghĩa vụ phải gánh chịu là từ thời điểm các thành viên góp vốn vào hay từ thời điểm hộ kinh doanh được thành lập để tránh tranh chấp về sau (tương tự như quy định góp vốn của công ty cổ phần).

Như vậy, nội dung văn bản thoả thuận phải có những nội dung chính sau: Số vốn góp, hình thức đầu tư, cách thức phân chia lợi nhuận, thời điểm và thỏa thuận về trách nhiệm của các bên khi có rủi ro xảy ra.

Tóm lại, để tránh rủi ro, các thành viên cùng tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh nên lập một văn bản thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của họ. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hê tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh ngày càng phổ biến trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Hiểu rõ về các quy định đăng ký hộ kinh doanh sẽ giúp các cá nhân nhanh chóng hoàn thiện thủ tục một cách chính xác nhất.

Hộ kinh doanh là gì? Những thay đổi về quy định và đặc điểm mới nhất về hộ kinh doanh ra sao? Nội dung bài viết dưới đây của MeInvoice sẽ giải đáp những quy định về hộ kinh doanh.

Nguười đứng đầu hộ kinh doanh gọi là gì năm 2024

Theo pháp luật của nước ta quy định, hộ kinh doanh là phần nội dung được quy định tại các văn bản luật và văn bản dưới luật. Hộ kinh doanh được quy định tại khoản 1 điều 79 thuộc NĐ 01/2021/NĐ-CP với nội dung cụ thể như sau:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Như vậy, hộ kinh doanh là một tổ chức do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đã đủ độ tuổi theo quy định và có đầy đủ khả năng chịu trách nhiệm cho hành vi cua mình hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh dưới quy mô mười người lao động, đồng thời chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.

Một hộ kinh doanh khi sử dụng từ 10 lao động trở lên thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất của nhà nước.

2. Quy định về đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh cá thể

Những đặc điểm pháp lý quy định dưới đây là những đặc điểm cơ bản và phổ biến nhất khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể

2.1. Đối tượng thành lập hộ kinh doanh

Nguười đứng đầu hộ kinh doanh gọi là gì năm 2024

Theo quy định của pháp luật về việc đăng ký thành lập công ty hay doanh nghiệp thì có 3 nhóm đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh. 3 nhóm đối tượng này bao gồm:

  • Cá nhân là công dân đủ 18 tuổi, có nhận thức về hành vi nhân sự và phải là công dân Việt Nam.
  • Nhóm cá nhân thỏa mãn những điều kiện nêu trên.
  • Hộ gia đình.

Lưu ý:

Cá nhân, thành viên trong hộ gia đình hay thành viên trong một nhóm tổ chức quản lý chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và có quyền góp vốn cổ phần. Tuy nhiên, cá nhân đứng tên hộ kinh doanh sẽ không được đồng thời làm chủ doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp hợp danh trừ trường hợp nhận được sự nhất trí của các thành viên trong doanh nghiệp hợp danh.

2.2. Hoạt động sản xuất của hộ kinh doanh

Hoạt động sản xuất của hộ kinh doanh cá thể diễn ra thường xuyên, có quy mô nghề nghiệp ổn định thì cần phải đăng ký hộ kinh doanh. Những trường hợp như hộ gia đình kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối, buôn bán hàng rong, kinh doanh lưu động, làm những loại dịch vụ có thu nhập thấp thì không phải đăng ký hộ kinh doanh.

2.3. Hộ kinh doanh không phải một doanh nghiệp

Nguười đứng đầu hộ kinh doanh gọi là gì năm 2024

Được quy định rõ tại Khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2020: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”

Mặc dù là chủ thể kinh doanh có chuyên nghiệp và có điều kiện về quy mô sản xuất nhưng hộ kinh doanh không có tư cách của một doanh nghiệp vì những lý do sau:

  • Hộ kinh doanh không có con dấu như doanh nghiệp.
  • Không được phép mở chi nhánh và không có văn phòng đại diện.
  • Không được quyền sử dụng các quyền như quyền xuất nhập khẩu hay quyền áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh bị thua lỗ, phá sản.

2.4. Cá nhân hay thành viên trong hộ gia đình phải chịu trách nhiệm vô thời hạn

Cá nhân hay thành viên trong hộ gia đình phải chịu trách nhiệm trả hết khoản nợ khi phát sinh các khoản nợ mà không được phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh hay dân sự mà họ đang có, không phụ thuộc vào việc họ đã chấm dứt hoạt động kinh doanh.

Việc chịu trách nhiệm vô hạn này dẫn đến quy định về việc Cá nhân, thành viên trong hộ gia đình khi đăng ký hộ kinh doanh sẽ không được đồng thời làm chủ doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp hợp danh trừ trường hợp được sự đồng ý của các thành viên còn lại trong công ty hợp danh được quy định rõ tại Điều 80 Nghị định 01/2021 NĐ-CP.

3. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Khi cá nhân, nhóm người hay hộ gia đình đáp ứng được yêu cầu về đối tượng thành lập được quy định tại Điều 80 Nghị định 01/2021 NĐ-CP thì sẽ thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo điều 87 thuộc Nghị định 01/2021 NĐ-CP.

Bạn có thể xem thêm về cách đăng ký hộ kinh doanh cá thể dưới đây.

Ngoài ra, để đăng ký hộ kinh doanh thì cũng cần có mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Các bạn có thể tham khảo mẫu giấy này trong bài viết dưới đây.

4. Những lưu ý khi đăng ký hộ kinh doanh

Nguười đứng đầu hộ kinh doanh gọi là gì năm 2024

Một vài điểm lưu ý mà người đăng ký hộ kinh doanh cá thể cần phải chú ý:

  • Cá nhân đã thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
  • Cá nhân, nhóm người hoặc tất cả thành viên trong hộ phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ thuế, các khoản nợ phát sinh của hộ kinh doanh.
  • Mỗi cá nhân, nhóm cá nhân chỉ được thành lập duy nhất một hộ kinh doanh. Không được thực hiện mở rộng chi nhánh hay văn phòng đại diện.
  • Hạn chế về việc xuất hoá đơn cho khách hàng đối với hộ kinh doanh.

5. Một số câu hỏi về hộ kinh doanh

Dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi về hộ kinh doanh mà MISA MeInvoice đã tổng hợp được cho bạn đọc. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những câu hỏi, thắc mắc cần giải đáp mới nhất.

5.1. Pháp luật quy định như thế nào về tên hộ kinh doanh?

Mỗi hộ kinh doanh sẽ có tên gọi riêng. Tên gọi riêng của hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố là loại hình “hộ kinh doanh” và tên riêng của hộ kinh doanh. Để biết cụ thể hơn, mời bạn đọc bài viết xem thêm.

5.2. Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không?

Như đã nêu trên, hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp hay một loại hình doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp hiện nay cũng không có định nghĩa cụ thể về hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh hiện tại được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

5.3. Hộ kinh doanh có mã số thuế không?

Đối với hộ kinh doanh (HKD) đã đăng ký thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì hộ kinh doanh sẽ đăng ký mã số thuế và được cơ quan thuế quản lý cấp phép Giấy chứng nhận đăng ký thuế. Đồng thời, mã số này cũng đồng thời là mã số hộ kinh doanh.

Cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo tại Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã có quy định như sau:

Điều 8. Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh

1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.

2. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.

3. Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

4. Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để thực hiện công tác quản lý nhà nước và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.

5. Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.

6. Mã số địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

Trích dẫn Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

5.4. Thuế khoán hộ kinh doanh

Căn cứ tại điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP tại Bộ luật Quản lý thuế, hộ kinh doanh cá thể cần phải nộp các loại thuế là lệ phí thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Để tìm hiểu kỹ hơn về các loại thuế khoán hộ kinh doanh (sau đây gọi tắt là HKD), mời bạn tham khảo bài viết xem thêm dưới đây.

5.5. Viết hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh

Trong quá trình kinh doanh, để thống kê được lợi nhuận cũng như chi phí của một hộ kinh doanh thì cần phải có hóa đơn bán hàng. Để tìm hiểu về cách viết hóa đơn bán hàng cho HKD, hãy xem bài viết phía dưới.

5.6. Tư cách pháp nhân của hộ kinh doanh

Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn về tư cách pháp nhân của hộ kinh doanh với tư cách pháp nhân của các Công ty, doanh nghiệp. Bạn có thể tìm hiểu về tư cách pháp nhân của HKD trong bài viết dưới đây.

5.7. Thành lập công ty hay hộ kinh doanh có lợi hơn?

Tùy vào đặc điểm, quy mô kinh doanh mà có thể lựa chọn mô hình HKD hoặc Công ty cho phù hợp. Để biết cụ thể hơn, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

5.8. Hộ kinh doanh có cần phải có con dấu không?

Việc khắc và sử dụng con dấu là nghĩa vụ của doanh nghiệp khi mới thành lập. Hộ kinh doanh cũng được xem như là một là một loại hình kinh doanh. Tuy nhiên, liệu HKD có cần có con dấu không? Hãy xem tại bài viết tìm hiểu thêm.

5.9. Làm thế nào để chuyển đổi HKD thành doanh nghiệp?

Ngày nay, do tình hình phát triển của hộ kinh doanh ngày càng có những tiến triển tốt nên nhiều hộ kinh doanh cá thể muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp. Vậy có những thủ tục và lưu ý gì? Hãy xem bài viết phía dưới.

5.10. Cách đăng ký mã số thuế hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh sau khi được thành lập thì cần phải thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế trước khi hoạt động sản xuất kinh doanh. Để biết chi tiết về thủ tục đăng ký, hãy xem bài viết dưới.

5.11. Cách tra cứu mã số thuế HKD

Để tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh, bạn hãy làm theo hướng dẫn bài viết dưới đây.

5.12. Thủ tục giải thể HKD

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tiềm lực tài chính không ổn định đã khiến cho nhiều hộ kinh doanh muốn giải thể sau một thời gian hoạt động. Để biết thủ tục giải thể HKD, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Trên đây là những thông tin mà MISA MeInvoice mang đến cho bạn đọc để giải thích cụ thể hộ kinh doanh là gì và những điểm đáng lưu ý khi đăng ký hộ kinh doanh. Bạn đọc có thể tham khảo thêm nhiều nội dung liên quan khác tại

Người đứng đầu hộ kinh doanh là ai?

Theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về khái niệm chủ hộ kinh doanh như sau: “… Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”

Hộ kinh doanh và Cty khác nhau như thế nào?

Công ty là mô hình có tư cách pháp nhân cao hơn so với hộ kinh doanh thể hiện ở việc Công ty có giấy phép và con dấu còn hộ kinh doanh chỉ có giấy phép mà không có con dấu. Xét về mặt kinh doanh, đối tác của bạn sẽ đánh giá cao hơn nếu bạn đang sở hữu một công ty hơn là sở hữu một hộ kinh doanh.

Chủ hộ kinh doanh cá thể là gì?

Theo quy định của pháp luật thì: “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”

Ai có thể trở thành chủ hộ kinh doanh?

Theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có nêu rõ, các đối tượng được quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể là cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người đại diện các thành viên hộ gia đình đứng tên trên giấy phép kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.