Đặc điểm kinh tế chủ yếu của cuộc cách mạng thời đá mới là gì

Mục lục

Bối cảnhSửa đổi

Các cộng đồng săn bắn và hái lượm có mức đủ sống và lối sống khác với các cộng đồng làm nông. Họ du mục và cơ động, di chuyển theo nhóm nhỏ và tiếp xúc hạn chế với các nhóm ngoài. Chế độ ăn của họ rất cân bằng và phụ thuộc vào môi trường mỗi mùa. Nhờ sự ra đời của nông nghiệp, con người giờ có thể hỗ trợ các nhóm lớn hơn, những nhóm làm nông định cư ở những khu có mật độ dân số cao hơn những nhóm săn bắn hái lượm. Sự phát triển của mạng lưới giao thương và các xã hội phức tạp đã khiến họ tiếp xúc với các nhóm bên ngoài.[8]

Tuy nhiên, sự gia tăng dân số không nhất thiết tương quan với sức khỏe cộng đồng được cải thiện. Phụ thuộc vào một loại cây trồng duy nhất có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tuy vẫn có thể hỗ trợ dân số lớn. Ngô thiếu một số amino acid thiết yếu [lysine và tryptophan] và nghèo sắt. Axit phytic trong ngô có thể ức chế sự hấp thụ chất dinh dưỡng. Một yếu tố khác ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và gia súc được thuần hóa trong các khu định cư nông nghiệp buổi đầu là sự gia tăng số lượng ký sinh trùng. Ký sinh trùng phát triển mạnh do chất thải của con người và các nguồn thực phẩm và nước bị ô nhiễm. Phân bón và công nghệ tưới tiêu làm tăng năng suất cây trồng nhưng cung cấp nơi sinh sản cho ký sinh trùng và vi khuẩn, đồng thời việc lưu trữ các loại hạt thu hút các loài gặm nhấm mang mầm bệnh.[8]

Cuộc cách mạng thời đá mới

Mục 3

3. Cuộc cách mạng thời đá mới

- Con người biết trồng trọt, chăn nuôi. Trồng một số cây lương thực và thực phẩm như khoai, củ, bầu, bí, lúa... Đi săn, bắt được thú nhỏ, người ta giữ lại để nuôi và thuần dưỡng thành gia súc, trước tiên là chó rồi đến cừu, lợn [heo], bò,...

- Con người có óc sáng tạo:

+ Họ bắt đầu biết khai thác từ thiên nhiên cái cần thiết cho cuộc sống của mình, chứ không chỉ thu lượm những cái có sẵn trong thiên nhiên.

+ Bắt đầu làm sạch những tấm da thú để che thân cho ấm và cho “có văn hoá”.

+ Biết dùng đồ trang sức, như vòng cổ bằng vỏ ốc vàchuỗi hạt xương [bằng cách đem khoan lỗ rồi lấy dây xâu lại], vòng tay, vòng cổ chân, hoa taibằng đá màu.

- Các nhà khảo cổ học tìm thấy chiếc sáo bằng xương dùi lỗ, đàn đá, trống bịt da.

Đàn đá

=> Nhận xét:Con người không ngừng sáng tạo, kiếm được nhiều thức ăn hơn, sống tốt hơn và vui hơn. Đời sống con người tiến bộ với tốc độ nhanh và ổn định hơn từ thời kì đồ đá mới.

ND chính

Những nét cơ bản về cuộc cách mạng thời đá mới. Tại sao lại được gọi là một cuộc cách mạng?

Sơ đồ tư duy Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy


Loigiaihay.com

  • Thế nào là Người tối cổ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 6 SGK Lịch sử 10

  • Thế nào là bầy người nguyên thủy?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 6 SGK Lịch sử 10

  • Hãy nêu những tiến bộ kĩ thuật khi Người tinh khôn xuất hiện

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 7 SGK Lịch sử 10

  • Hãy cho biết những tiến bộ kĩ thuật của thời đá mới

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 7 SGK Lịch sử 10

  • Trình bày những tiến bộ trong đời sống con người thời đá mới

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 8 SGK Lịch sử 10

  • Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.

    Giải bài tập 1 trang 136 SGK Lịch sử 10

  • Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

    Giải bài tập 1 trang 100 SGK Lịch sử 10. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm

  • Nêu những nét cơ bản trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 76 SGK Lịch sử 10

  • Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

    Giải bài tập 3 trang 100 SGK Lịch sử 10

Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 1 có đáp án năm 2021 mới nhất

  • Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy [phần 1]
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy [phần 2]

Tải xuống

Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Lịch Sử lớp 10 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 1 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao.

Bài 1. SỰ XUẤT HIỆN CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY

Câu 1:Xương hóa thạch của loài vượn cổ xuất hiện khoảng 6 triệu năm trước đâyđược tìm thấy ở đâu?

A.Đông Phi, Tây Á, Bắc Á

B.Đông Phi, Tây Á, Việt Nam

C.Đông Phi, Việt Nam, Trung Quốc.

D.Tây Á, Trung Á, Bắc Mĩ.

Đáp án :Xương hóa thạch của loài vượn cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á và cả Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2:Ở Việt Nam đã tìm thấy cả xương hóa thạch của

A.Vượn cổ.

B.Người tối cổ.

C.Người tinh khôn giai đoạn đầu.

D.Cả vượn cổ và Người tối cổ

Đáp án :Ở Việt Nam đã tìm thấy cả xương hóa thạch của loài vượn cổ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3:Di cốt của người tối cổ xuất hiện khoảng 4 triệu năm trước đây được tìm thấy ở đâu?

A.Đông Phi, Trung Quốc, Bắc Âu.

B.Đông Phi, Tây Á, Bắc Âu.

C.Đông Phi, Giava, Bắc Kinh

D.Tây Á, Trung Quốc, Bắc Âu.

Đáp án :Di cốt của người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Giava [Inđônêxia], Bắc Kinh [Trung Quốc].

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4:Người tối cổ xuất hiện cách ngày nay

A.khoảng 4 triệu năm.

B.khoảng 5-6 triệu năm

C.khoảng 6-7 triệu năm

D.khoảng 8-9 triệu năm

Đáp án :Loài vượn cổ chuyển biến thành Người tối cổ cách ngày nay khoảng 4 triệu năm. Di cốt của Người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Giava [Inđônêxia], Bắc Kinh [Trung Quốc]. Ở Việt Nam, tuy chưa thấy di cốt nhưng lại thấy công cụ đá của Người tối cổ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5:Người tối cổ xuất hiện cách đây 4 triệu năm đã tạo ra công cụ lao động như thế nào?

A.Lấy những mảnh đá, hòn cuội có sẵn trong tự nhiên để làm công cụ.

B.Ghè, đẽo một mặt mảnh đá hay hòn cuội.

C.Ghè đẽo, mài một mặt mảnh đá hay hòn cuội.

D.Ghè đẽo, mài cẩn thận hai mặt mảnh đá.

Đáp án :Từ chỗ sử dụng mảnh đá có sẵn để làm công cụ, Người tối cổ đã biết lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6:Công cụ lao động của Người tối cổ ứng với thời kì nào?

A.Sơ kì đá cũ

B.Sơ kì đá mới

C.Sơ kì đá giữa

D.Hậu kì đá mới

Đáp án :Từ chỗ sử dụng những mảnh đá có sẵn để làm công cụ, Người tối cổ đã biết biết lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm. Như thế, họ đã bắt đầu biết chế tác công cụ. Công cụ thô kệch này được gọi là đồ đá cũ, ứng với thời kì sơ kì đá cũ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7:Cho đến thời điểm nào Người tối cổ trở thành Người tinh khôn?

A.Đã đi dứng thẳng bằng hai chân, hai tay đã được giải phóng.

B.Khi loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.

C.Biết chế tác công cụ lao động.

D.Biết săn thú, hái quả để làm thức ăn.

Đáp án :Khoảng 4 vạn năm trước đây, con người hoàn thành quá trình tự cải biến mình, đã loại bỏ hết dấu tích trên vượn người, trở thành Người tinh khôn [Người hiện đại].

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8:Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

A.Khoảng 3 vạn năm cách ngày nay.

B.Khoảng 4 vạn năm cách ngày nay.

C.Khoảng 3 triệu năm cách ngày nay

D.Khoảng 4 triệu năm cách ngày nay

Đáp án :Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian 4 vạn năm cách ngày nay.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9:Có sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc là do đâu?

A.Sự khác nhau về trình độ hiểu biết.

B.Sự thích ứng lâu dài của con người với điều kiện tự nhiên.

C.Do di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

D.Do tác động bởi quá trình lao động.

Đáp án :Do sự thích ứng lâu dài của con người với điều kiện tự nhiên đã dẫn đến sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10:Sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc trên thế giới là biểu hiện sự khác nhau về

A.trình độ văn minh

B.đẳng cấp xã hội

C.trình độ kinh tế

D.đặc điểm sinh học

Đáp án :Sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc trên thế giới là biểu hiện sự khác nhau về đặc điểm sinh học và sự thích ứng lâu dài của con người với điều kiện tự nhiên. Sự khác nhau về màu da không nói lên trình độ văn minh, trình độ kinh tế hay đẳng cấp xã hội.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11:Trong chế tác công cụ lao động, Người tinh khôn xuất hiện cách đâykhoảng 4 vạn năm trước đây đã biết làm gì?

A.Lấy những mảnh đá, hòn cuội có sẵn trong tự nhiên để làm công cụ.

B.Ghè, đẽo một mảnh đá hoặc hòn cuội.

C.Ghè đẽo hai rìa của một mặt mảnh đá; chế tạo lao từ xương cá, cành cây được mài hoặc đẽo nhọn đầu.

D.Ghè đẽo, mài cẩn thận hai mặt mảnh đá.

Đáp án :Trong chế tác công cụ lao động, người tinh khôn đã biết ghè hai rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc nhọn hơn, dùng làm dao, rìu, nạo. Họ còn lấy xương cá, cành cây đem mài hoặc đèo nhọn hai đầu đển làm dao.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12:Phương thức sinh sống của người tối cổ xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu năm là

A.săn bắn, chăn nuôi.

B.săn bắt, hái lượm.

C.trồng trọt, chăn nuôi.

D.đánh bắt cá, làm gốm.

Đáp án :Phương thức sinh sống của người tối cổ là săn bắt và hái lượm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13:Phương thức sinh sống chủ yếu của Người tối cổ là

A.Săn bắn, hái lượm.

B.Săn bắt, hái lượm.

C.Trồng trọt, chăn nuôi.

D.Đánh bắt cá, làm gốm.

Đáp án :Phương thức sinh sống chủ yếu của Người tối cổ là săn bắt và hái lượm. Đến thời đại đá mới, mới xuất hiện trồng trọt và chăn nuôi. Nhưng phương thức săn bắt, hái lượm vẫn là chủ yếu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14:Người tối cổ xuất hiện cách đây 4 triệu năm sống theo

A.thị tộc.

B.bộ lạc.

C.bầy đàn.

D.chiềng, chạ.

Đáp án :Về tổ chức xã hội của người tối cổ:

- Người tối cổ sống theo bầy đàn, có đôi, có đàn và con đầu đàn.

- Người tối cổ có quan hệ hợp quần xã hội, sống trong hang động, mái đá hay lều bằng cành cây, da thú; sống quây quần theo quan hệ ruột thịt gồm 5, 7 gia đình đó là bầy người nguyên thủy.

- Bầy người nguyên thủy vẫn còn sống trong tình trạng “ăn lông ở lỗ” – một cuộc sống tự nhiên, bấp bênh, triền miên hàng triệu năm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15:Thành ngữ nào phản ánh đúng nhất tình trạng đời sống của Người tối cổ

A.Ăn lông ở lỗ.

B.Ăn sống nuốt tươi

C.Nay đây mai đó.

D.Man di mọi dợ.

Đáp án :Bầy người nguyên thủy vẫn còn sống trong tình trạng “ăn lông ở lỗ” - một cuộc sống tự nhiên, bấp bênh, triền miên hàng triệu năm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16:Công cụ lao động thời đá mới có đặc điểm gì nổi bật?

A.Ghè đẽo những mảnh đá thành hình dạng gọn và chính xác.

B.Biết ghè hai rìa của một mảnh đá cho nó gọn và sắc cạnh hơn.

C.Biết lấy những mảnh đá đem ghè một mặt cho sắc, vừa tay cầm.

D.Biết lấy những hòn cuội lớn đem ghè cho sắc, vừa tay cầm.

Đáp án :Điểm nổi bật của công cụ thời đại đá mới là người ta có thể ghè đẽo những ảnh đá hình dạng gọn và chính xác, thích hợp với từng công việc với nhiều kiểu loại phù hợp với từng công việc khác nhau [dao, rìu, đục,…] được mài nhẵn ở rìu lưỡi hay toàn thân.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17:Đến thời kì đá mới, cuộc sống của con người có văn hóa hơn, được thể hiện ở chỗ

A.Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn

B.Biết đến chữ viết và nghệ thuật sơ khai

C.Biết cư trú theo từng gia đình

D.Biết lấy những tấm da thú để che thân và biết dùng đồ trang sức.

Đáp án :Đến thời kì đá mới, con người bắt đầu biết làm sạch những tấm da thú để che thân cho ấm và cho “có văn hóa”. Những chiếc cúc và kim làm bằng xương tìm thấy trong các di chỉ văn hóa đã nói lên điều đó. Ngoài ra, người ta đã biết dùng đồ trang sức như vòng cổ bằng vỏ ốc, vòng tay, vòng chân, hoa tai,… bằng đá nhiều màu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18:Nội dung nào sau đây thể hiện óc sáng tạo của Người tinh khôn?

A.Chế tạo ra lửa để giữ ấm và nấu chín thức ăn.

B.Biết dùng đồ trang sứcnhư vòng cổ bằng sò ốc, chuỗi hạt xương

C.Sống trong hàng động, mái đã và dựng lều bằng cây.

D.Dùng đã cuội lớn đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.

Đáp án :Óc sáng tạo của Người tinh khôn được thể hiện qua những nội dung sau:

- Làm sạch những tấm da thú để che thân, tìm thấy những chiếc khuy làm bằng xương.

- Biết dùng đồ trang sứcnhư vòng cổ bằng sò ốc, chuỗi hạt xương, vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai, … Bằng đá màu, sáo bằng xương dùi lỗ, đàn đá, trống bịt da.

Các đáp án A, C, D:là đặc điểm công cụ lao động về tổ chức xã hội của người tối cổ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19:Ý nào không phản ánh đúng về cấu tạo của Người tinh khôn

A.Xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ.

B.Đôi bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt.

C.Hộp sọ đã lớn hơn, hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

D.Cơ thể gọn và linh hoạt, thích hợp với các hoạt động phức tạp.

Đáp án :Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như chúng ta ngày nay: xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ; bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt; hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng; cơ thể gọn và linh hoạt, tạo nên tư thế thích hợp với các hoạt động phức tạp của con người.

Đáp án C là đặc điểm của Người tối cổ => Không phản ánh đúng đặc điểm về cấu tạo của Người tinh khôn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20:Ý nào sau đây không phù hợp khi nói về loài vượn cổ trong quá trình tiến hóa thành người?

A.Sống cách đây 6 triệu năm.

B.Có thể đứng và đi bằng 2 chân.

C.Tay được dùng để cầm nắm.

D.Chia thành các chủng tộc lớn.

Đáp án :Chia thành các chủng tộc lớn là đặc điểm của Người tinh khôn, nên đáp án D không phù hợp khi nói về loài vượn cổ trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21:Ý không phản ánh đúng đặc điểm của hợp quần xã hội đầu tiên của con người là

A.Có người đứng đầu, có đôi và có đàn.

B.Có phân công lao động giữa nam và nữ.

C.Sống quây quần trong hang động, mái đá.

D.Có sự phân hóa giàu nghèo.

Đáp án :- Người tối cổ đã có quan hệ hợp quần xã hội: có người đứng đầu, có phân công lao động giữa nam và nữ,… Họ sống trong hang động, mái đá hoặc dựng lều bằng cành cây, da thú, sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau,… Bấy giờ chưa có những quy định xã hội nên người ta gọi những hợp quần xã hội đầu tiên này là bầy người nguyên thủy.

- Sự phân hóa giàu nghèo là hệ quả của sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất, dẫn đến sản phẩm dư thừa tương ứng xuất hiện đồ kim loại thời kì này, là nguồn gốc đưa đến sự hình thành nhà nước. => Đây không phải là đặc điểm của bầy người nguyên thủy [hợp quần xã hội đầu tiên của con nguời].

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22:Người tối cổ có bước tiến hóa hơn về cấu tạo cơ thể so với loài vượn cổ ở điểm nào?

A.Đã đi, đứng bằng hai chân, đôi bàn tay được giải phóng.

B.Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.

C.Hộp sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

D.Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.

Đáp án :Cơ thể của người tối cổ đã có nhiều biến đổi, tuy trán còn thấp và bợt ra sau, u mày còn nổi cao, nhưng hộp sọ đã lớn hơn so với loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não. Đây là bước tiến hòa về cấu tạo cơ thể của người tối cổ

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23:Đặc điểm phân biệt chủ yếu giữa Người tối cổ và Người tinh khôn là gì?

A.Thể tích óc phát triển

B.Bàn tay khéo léo

C.Óc sáng tạo

D.Xương cốt nhỏ

Đáp án :Đặc điểm phân biệt chủ yếu giữa Người tối cổ và Người tinh khôn là óc sáng tạo.

Óc sáng tạo của Người tinh khôn thể hiện trong việc cải tiến công cụ, nâng cao hiệu quả lao động và sản xuất:

+ Thời hậu kì đá cũ: Ghè hai rìa của một mảnh đá tạo thành rìu, dao, nạo; biết chế tạo lao, cung tên,…

+ Thời đá mới: Biết ghè đẽo những mảnh đá thành hình dạng gọn và chính xác, thích hợp với từng công việc; biết đan lưới đánh cá, làm gốm,…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24:Phát minh quan trọng nhất, giúp cải thiện cuộc sống của Người tối cổ là

A.Biết chế tác công cụ lao động.

B.Biết cách tạo ra lửa.

C.Biết chế tác đồ gốm

D.Biết trồng trọt và chăn nuôi.

Đáp án :Nhờ phát minh ra lửa, con người có thể sử dụng một thứ năng lượng quan trọng bậc nhất, cải thiện căn bản đời sống của con người.

=> Phát minh ra lửa là phát minh quan trọng nhất giúp cải thiện cuộc sống của Người tối cổ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25:Một thành tựu lớn của Người tinh khôn trong quá trình chế tạo công cụ, vũ khí và cải thiện đời sống là

A.Công cụ đá ghè đẽo.

B.Công cụ đá mài.

C.Lao.

D.Cung tên.

Đáp án :Chế tạo ra cung tên là thành tựu lớn trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí. Với cung tên, con người mới săn bắn có hiệu quả và an toàn. Thức ăn của con người cũng từ đó mà được tăng lên đáng kể, nhất là thức ăn động vật.

=> Một thành tựu lớn của Người tinh khôn trong quá trình chế tạo công cụ, vũ khí và cải thiện đời sống là chế tạo ra cung tên.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26:Thời đá mới, con người đạt được nhiều thành tựu lớn lao, ngoại trừ

A.Đã biết ghè sắc và mài nhẵn đá thành hình công cụ.

B.Biết tạo ra lửa.

C.Biết đan lưới và làm chì lưới đánh cá.

D.Biết làm đồ gốm.

Đáp án :Đáp án B: thành tựu biết tạo ra lửa là có từ thời kì Người tối cổ, không phải thành tựu to lớn của thời kì đá mới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27:Các nhà khảo cổ coi thời đá mới là một cuộc cách mạng do

A.Thời kì này xuất hiện những loại hình công cụ mới.

B.Con người biết đan lưới đánh cá, biết làm đồ gốm.

C.Có những thay đổi căn bản trong kĩ thuật chế tác công cụ, làm xuất hiện những loại hình công cụ mới; có sự thay đổi lớn lao trong đời sống và tổ chức xã hội.

D.Con người có những sáng tạo lớn lao, sống tốt hơn, vui hơn.

Đáp án :- Các nhà khảo cổ coi thời đại đá mới là một cuộc cách mạng, khi con người chuyển từ sắn bắn, hái lượm, đánh cá đã tiến tới trồng trọt và chăn nuôi.

- Làm sách những tấm da thú làm ấm và những chiếc cúc, khuy làm bằng xương, trang sức bằng đã màu.

- Công cụ được ghè đẽo sắc và mài nhẵn thành hình công cụ.

- Đan lưới đánh cá bằng sợi vỏ cây và làm chì lưới bằng đất nung, biết làm đồ gốm để đựng và đun nấu.

=>Các nhà khảo cổ coi thời đá mới là một cuộc cách mạng vì có những thay đổi căn bản trong kĩ thuật chế tác công cụ, làm xuất hiện những loại hình công cụ mới; có sự thay đổi lớn lao trong đời sống và tổ chức xã hội.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28:Bước nhảy vọt thứ hai trong quá trinh tiến hóa từ vượn thành người là gì?

A.Từ vượn thành vượn cổ.

B.Từ vượn thành Người tối cổ.

C.Từ Người tối cổ sang Người tinh khôn.

D.Từ giai đoạn đá cũ sang đá mới.

Đáp án :- Bước nhảy vọt thứ nhất: từ vượn cổ đến Người tối cổ.

- Bước nhảy vọt thứ hai:từ Người tối cổ đến Người tinh khôn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 29:Ý nào sau đây không phản ánh đúng những thay đổi trong đời sống con người thời đá mới?

A.Chuyển từ nền kinh tế thu lượm tự nhiên sang nền kinh tế sản xuất.

B.Biết làm quần áo để mặc, làm nhà để ở, làm đồ trang sức bằng xương và đá.

C.Biết sáng tạo trong cuộc sống tinh thần.

D.Bắt đầu hình thành những tín ngưỡng, tôn giáo nguyên thủy

Đáp án :Tín ngưỡng, tôn giáo nguyên thủy được bắt đầu hình thành từ thời kì đồ đá giữa [tương ứng với thời kì Người tinh khôn tồn tại]. Thời kỳ này cách đây khoảng 95.000 – 35.000 năm. Tuy nhiên trong thời kỳ đầu mới chỉ là các tín hiệu đầu tiên. Đa số các nhà khoa học đều khẳng định tôn giáo ra đời khoảng 45.000 năm trước đây với những hình thức tôn giáo sơ khai như đạo Vật tổ [Tôtem], Ma thuật và Tang lễ. Đây là thời kỳ tương ứng với thời kì đồ đã cũ.

=> Đáp án D khôngphản ánh đúng những thay đổi trong đời sống con người thời đá mới.

Các đáp án:A, B, C: đều phản ánh đúng những thay đổi trong đời sống con người thời đá mới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 30:Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của thời đại đá mới?

A.Con người đã biết ghè đẽo và mài nhẵn công cụ.

B.Con người đã biết làm đồ trang sức.

C.Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.

D.Con người đã biết sử dụng kim loại.

Đáp án :Thời đại đồ đá mới con người vẫn sử dụng công cụ bằng đá, chưa biết sử dụng công cụ bằng kim loại.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 31:Thời đá mới có tiến bộ gì về lao động?

A.trồng trọt, chăn nuôi.

B.đánh cá.

C.làm đồ gốm.

D.chăn nuôi theo đàn.

Đáp án :Trong thời đại đồ đá mới, con người từ sắn bắn, hái lượm, đánh cá đã tiến tới trồng trọt và chăn nuôi. Đây là điểm tiến bộ về lao động quan trọng của con người trong thời đại đá mới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 32:Vai trò quan trọng nhất của lao động trong quá trình hình thành loài người là

A.Giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng ổn định và tiến bộ hơn.

B.Giúp con người từng bước khám phá, cải tạo thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của mình.

C.Giúp con người tự cải biến, hoàn thiện mình, tạo nên bước nhảy vọt từ vượn thành người.

D.Giúp cho việc hình thành và cố kết mối quan hệ cộng đồng.

Đáp án :Thông qua quá trình lao động, chế tạo công cụ và sử dụng công cụ, bán tay con người khéo léo dần. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự biến đổi về mặt cơ thể. Do yêu cầu của lao động nên cơ thể cần thay đổi cho phù hợp với tư thế lao động. Trong lao động cũng cần trao đổi với nhau nên tiếng nói của con người cũng thuần thục hơn.

=> Con người đã dần dần tự cải biến, hoàn thiện mình từng bước nhờ lao động, tạo nên bước phát triển nhảy vọt từ vượn thành người.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 33:Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình tự cải biến, hoàn thiện từng bước của con người?

A.Chế tác công cụ.

B.Quá trình lao động.

C.Điều kiện tự nhiên.

D.Nhu cầu của xã hội.

Đáp án :Thông qua quá trình lao động, chế tạo công cụ và sử dụng công cụ, bán tay con người khéo léo dần. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự biến đổi về mặt cơ thể. Do yêu cầu của lao động nên cơ thể cần thay đổi cho phù hợp với tư thế lao động. Trong lao động cũng cần trao đổi với nhau nên tiếng nói của con người cũng thuần thục hơn.

=> Con người đã dần dần tự cải biến, hoàn thiện mình từng bước nhờ lao động, tạo nên bước phát triển nhảy vọt từ vượn thành người.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 34:Hợp quần xã hội đầu tiên của con người gọi là

A.Bầy người nguyên thủy.

B.Thị tộc

C.Bộ lạc

D.Xã hội loài người sơ khai.

Đáp án :Hợp quần xã hội đầu tiên của con người gắn với người tối cổ là bầy người nguyên thủy. Người tối cổ đã có quan hệ hợp quần xã hội, có người đứng đầu, có phân công lao động nam và nữ, cùng chăm sóc con cái.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 35:Quan hệ hợp quần xã hội đầu tiên của con người được hình thành khi nào?

A.Hình thành cùng với sự xuất hiện của Loài vượn cổ.

B.Hình thành với thời đại của Người tối cổ.

C.Hình thành cùng thời kì của Người tinh khôn.

D.Hình thành vào thời đại đá mới.

Đáp án :Hợp quần xã hội đầu tiên của con người gắn với Người tối cổ là bầy người nguyên thủy. Người tối cổ đã có quan hệ hợp quần xã hội, có người đứng đầu, có phân công lao động nam và nữ, cùng chăm sóc con cái.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 36:Tiến bộ quan trọng nhất trong đời sống của Người nguyên thủy là

A.định cư.

B.làm nhà ở.

C.biết nghệ thuật.

D.mặc quần áo

Đáp án :Tiến bộ quan trọng nhất của người nguyên thủy, cụ thể là từ người tinh khôn đã rời hang động ra dựng lều, định cư ở những địa điểm thuận tiện hơn. Cư trú “nhà cửa” phổ biến ở Người tinh khôn từ cuối thời kì đồ đã cũ. Định cư thể hiện sự ổn định trong cuộc sống của con người đi kèm với đó là phương thức kiếm sống và tổ chức.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 37:Sự khác biệt cơ bản giữa người tối cổ và loài vượn cổ được thể hiện qua những điểm nào?

A.Hành động - bàn tay

B.Công cụ – ngôn ngữ

C.Hành động - hộp sọ - công cụ - ngôn ngữ

D.Hành động - hộp sọ - bàn tay

Đáp án :Sự khác biệt cơ bản giữa người tối cổ và vượn cổ được thể hiện qua hành động, họp sọ, công cụ và ngôn ngữ. Cụ thể:

Đáp án cần chọn là: C

Câu 38:Người tối cổ khác loài vượn cổ ở điểm nào?

A.Đã bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình.

B.Đã biết chế tác công cụ lao động.

C.Biết chế tạo lao và cung tên.

D.Biết săn bắn, hái lượm.

Đáp án :- Vượn cổ: chưa biết chế tác công cụ lao động, sử dụng những mảnh đá có sẵn để làm công cụ.

- Người tối cổ: biết chế tác công cụ lao động, lấy mảnh đã và hòn cuội lớn, ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 39:Màu da nào không được xác định là một chủng tộc được hình thành từ thời nguyên thủy

A.Vàng

B.Đen

C.Trắng

D.Đỏ

Đáp án :Người da đỏ là cộng đồng người dân bản địa sống tại Hoa Kỳ từ hàng nghìn thậm chí hàng triệu năm trước. Họ là những người dân du mục được cho là đến từ châu Á khoảng hơn 12.000 năm trước đây, thông qua “cầu nối” là vùng đất Alaska hiện nay. Theo thống kê vào đầu thế kỉ XX, có khoảng gần 80 bộ tộc người da đỏ khác nhau sinh sống trên khắp nước Mỹ. Nghiên cứu hiện nay cho thấy da của “Người da đỏ” thực chất có màu vàng. Màu đỏ là một thứ màu người dân bôi lên người để tránh thú dữ.

=> Màu đỏ là màu dã không được xác định là một chủng tộc được hình thành từ thời kì nguyên thủy.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 40:Đến thời kì Người tinh khôn đã xuất hiện những màu da khác nhau là

A.Vàng, đen, đỏ

B.Trắng, đỏ, đen

C.Vàng, đen, trắng

D.Trắng, đen, nâu.

Đáp án :Bước vào thời kì Người tinh khôn, khi lớp lông mỏng trên người không còn nữa đã xuất hiện những màu da khác nhau, đó là da vàng, da đen và da trắng. Đây là ba chủng tộc lớn trên thế giới hiện nay.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 41:Trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người. Người tối cổ được đánh giá

A.Vẫn chưa thoát thai khỏi loài vượn.

B.Là bước chuyển tiếp từ vượn thành người.

C.Là những chủ nhân đầu tiên trong lịch sử loài người.

D.Là những con người thông minh.

Đáp án :Người tối cổ được đánh giá là những chủ nhân đầu tiên trong Lịch Sử loài người

- Về hình dáng:Tuy còn nhiều dấu tích vượn trên người nhưng Người tối cổ không còn là vượn.

-­ Người tối cổ:là Người vì đã chế tác và sử dụng công cụ [mặc dù chiếc rìu đá còn thô kệch đơn giản].

- Thời gian:

Đáp án cần chọn là: C

Câu 42:Hãy xác định những địa điểm tìm thấy dấu vết của người nguyên thủy đầu tiên ở Việt Nam?

A.Thẩm Hai, Thẩm Khuyên [Lạng Sơn], Núi Đọ [Thanh Hóa].

B.Núi Đọ, Hang Đắng [Ninh Bình]

C.Núi Đọ, Xuân Lộc [Đồng Nai], Hòa Bình.

D.Núi Đọ, Sơn Vi [Phú Thọ], mái đá Ngườm [Thái Nguyên].

Đáp án :Những địa điểm tìm thấy dấu vết của người nguyên thủy đầu tiên ở Việt Nam là Thẩm Hai, Thẩm Khuyên [Lạng Sơn], Núi Đọ [Thanh Hóa]. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở đây các hóa thạch người, các di tích cư trú, các công cụ lao động đá ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 43:Dấu tích Người tối cổ đã được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào của Việt Nam?

A.Nghệ An.

B.Thanh Hóa.

C.Cao Bằng.

D.Lạng Sơn.

Đáp án :Ở Việt Nam, vào những năm 1960 - 1965 các nhà khảo cổ học đã lần lượt phát hiện được hàng loạt di tích của Người tối cổ.
Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai [Lạng Sơn], trong lớp đất chứa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 - 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tối cổ. Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên [Thanh Hóa], Xuân Lộc [Đồng Nai],... người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập; nhiều mảnh đá ghè mỏng... ở nhiều chỗ.

Đáp án cần chọn là: D

Tải xuống

Bài giảng: Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy - Cô Triệu Thị Trang [Giáo viên Tôi]

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 10 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Đặc điểm và xu hướng phát triển của thời đại

Ngày phát hành: 12/06/2020 Lượt xem 32963


Nhận thức rõ đặc điểm và xu hướng phát triển của thời đại cũng như cục diện và tình hình thế giới là một công việc rất cần thiết. Mỗi quốc gia, dân tộc cần biết mình đang sống trong thời đại gì và bối cảnh thế giới nào, với những tính chất, đặc điểm, nội dung và xu thế phát triển ra sao. Hiểu biết sâu sắc về thời đại giúp ta tìm thấy xu hướng tất yếu trong vô vàn những hiện tượng phức tạp, mang tính ngẫu nhiên của đời sống xã hội, giúp ta nhìn xa trông rộng, nắm bắt khuynh hướng và quy luật phát triển của nhân loại để vừa có thể lựa chọn được hướng đi phù hợp với sự phát triển của lịch sử; lường trước được những thách đố phức tạp, tránh được những vấp váp sai lệch trên đường đi; từ đó sẽ không bị chao đảo hoặc bị cuốn trôi trước phong ba bão táp của đời sống chính trị quốc tế. V.I.Lênin đã từng chỉ rõ: Khi phân tích bất cứ vấn đề xã hội nào phải đặt trong bối cảnh lịch sử nhất định, vì chỉ có dựa trên cơ sở hiểu biết những đặc điểm cơ bản của một thời đại, người ta mới có thể tính đến những đặc điểm chi tiết của nước này hay nước khác. Nói cách khác, vấn đề thời đại là căn cứ khách quan và tiền đề cần thiết để các chính đảng đi theo chủ nghĩa Mác phân tích tình hình, xác định nhiệm vụ, phân chia trận tuyến, xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách, triển khai thực hiện một cách khoa học. Chính vì lẽ đó, khi bàn về những vấn đề lớn của cách mạng, trước đây cũng như bây giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta bao giờ cũng bắt đầu bằng việc phân tích đặc điểm, nội dung, xu thế phát triển của thời đại và nhận định các mặt của tình hình thế giới để xác định đúng con đường đi của cách mạng Việt Nam và đề ra đường lối đối nội, đối ngoại đúng đắn, sáng tạo.

1. Nhận thức về thời đại

a] Khái niệm về thời đại

Trong sách báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng, hai chữ “thời đại” được dùng khá phổ biến. Với ý nghĩa thông thường nó thường được đồng nhất với các khái niệm "giai đoạn", "thời kỳ"... Trong các lĩnh vực khoa học khác nhau, "thời đại" cũng được dùng để chỉ các giai đoạn, thời kỳ khác nhau trong lĩnh vực đó. Trong các tác phẩm về lịch sử và kinh tế, thường thấy các khái niệm như “thời đại đồ đá”, “thời đại đồ đồng”, “thời đại đồ sắt”, “thời đại hơi nước”, “thời đại kinh tế hái lượm và săn bắt”, “thời đại kinh tế nông nghiệp”, “thời đại kinh tế công nghiệp”, “thời đại kinh tế tri thức”… Khái niệm thời đại còn được sử dụng trong các cụm từ như: thời đại phong kiến, thời đại giai cấp tư sản, thời đại chủ nghĩa đế quốc, thời đại cách mạng vô sản… Trong quân sự, thời đại lại được sử dụng để mô tả các thời kỳ quân sự khác nhau, như: thời đại binh khí lạnh, thời đại binh khí nóng, thời đại hạt nhân v.v...

Thực ra, “thời đại” là một khái niệm rất linh hoạt. Cách diễn đạt tương ứng trong tiếng Anh là “Epoch”, vừa chỉ một khoảng thời gian có đặc trưng nhất định, vừa chỉ thời điểm có một vài đặc điểm nổi bật. Từ điển tiếng Anh đương đại Longman xuất bản năm 1987 xác định: “Thời đại là một thời kỳ lâu dài của trái đất hay lịch sử xã hội loài người”.

Trong tiếng Hán, định nghĩa “thời đại” lại nghiêng về nhấn mạnh tính tiếp tục của thời gian. Ví dụ: “Từ điển Hán ngữ hiện đại” [bản bổ sung năm 2002] quy nạp hàm ý của thời đại thành hai loại: [1] chỉ một thời kỳ trong lịch sử được phân chia dựa theo tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa...; [2] chỉ một thời kỳ trong cuộc đời một con người.

Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, thời đại là “thời kỳ lịch sử tương đối dài với xu thế và nội dung phát triển riêng biệt xét về mặt phát triển kinh tế xã hội hoặc về mặt văn hóa, coi như là một chặng đường không lặp lại trên quá trình tiến bộ xã hội”. Thời đại lịch sử có thể là toàn bộ thời kỳ phát triển của một hình thái kinh tế - xã hội hoặc những giai đoạn chủ yếu trong hình thái ấy.

Từ điển Tiếng Việt lại xác định: thời đại là “khoảng thời gian lịch sử dài được phân chia ra theo những sự kiện có đặc trưng giống nhau”. Theo định nghĩa này, khái niệm thời đại có tiêu chí “thời gian lịch sử dài” và “những sự kiện có đặc trưng giống nhau”. Nhưng định nghĩa đó cũng chưa thật rõ ràng vì bao nhiêu thời gian thì được coi là dài và sự kiện có đặc trưng giống nhau có phải là những công cụ đặc trưng về phát triển lực lượng sản xuất ứng với mỗi thời đại không? Ngoài ra thuật ngữ “thời đại” còn dùng để nói lên một đặc trưng nổi bật của sự phát triển trong một thời gian nhất định của lịch sử, tất nhiên là không ngắn hạn: thời đại đế quốc chủ nghĩa, thời đại cách mạng vô sản, thời đại khoa học kỹ thuật, thời đại toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, …

Từ những cách thể hiện như trên, có thể hiểu thời đại theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, thời đại là khái niệm về thời gian để chỉ sự phân kỳ lịch sử xã hội và để phân biệt những nấc thang phát triển xã hội mà theo đó nấc thang cao hơn, tiến bộ hơn phủ định nấc thang cũ, lạc hậu để mở đường cho sự phát triển một thời đại mới. Còn thời đại theo nghĩa hẹp là khái niệm về thời gian để chỉ xu thế và nội dung phát triển riêng biệt xét trên phương diện kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, công nghệ...

b] Quan điểm của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế về thời đại

Trong Tuyên bố tại Hội nghị đại biểu tại Matxcơva năm 1957 và năm 1960, các đảng cộng sản và công nhân các nước xã hội chủ nghĩa đã đưa ra quan niệm về thời đại ngày nay, thể hiện bước phát triển mới trong quá trình nhận thức về nội dung, tính chất của thời đại.

Nội dung cơ bản của thời đại chúng ta là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mở đầu bằng Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại ở nước Nga. [Tuyên bố tại Hội nghị đại biểu các Đảng cộng sản và công nhân các nước xã hội chủ nghĩa tháng 11-1957]

Thời đại chúng ta mà nội dung chủ yếu là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mở đầu bằng Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, là thời đại đấu tranh giữa hai hệ thống xã hội đối lập, là thời đại cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng giải phóng dân tộc, là thời đại chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ và hệ thống thuộc địa bị thủ tiêu, là thời đại ngày càng có thêm nhiều dân tộc tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa, là thời đại thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới,… Đặc điểm chủ yếu của thời đại chúng ta là hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới trở thành nhân tố quyết định sự phát triển xã hội loài người. [Nhận định tại Hội nghị đại biểu các Đảng cộng sản và công nhân thế giới, tháng 1 năm 1960]

Thực tế cho thấy, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi và Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ra đời năm 1917 đã đánh dấu chấm hết thời đại độc tôn của chủ nghĩa tư bản, mở ra thời đại mới, thời đại của sự quá độ lớn lao nhất trong lịch sử loài người, tiến tới một xã hội hiện thực không còn người bóc lột người, không còn nô dịch giữa người và người. Chế độ xã hội chủ nghĩa non trẻ đã vượt qua hàng loạt thử thách khắc nghiệt nhất của lịch sử, hiện diện cả ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ, phát triển mạnh mẽ với nhiều ưu việt kinh tế - xã hội.

c] Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về thời đại

Đảng ta luôn xác định nhận thức rõ bản chất, nội dung của thời đại cũng như cục diện và tình hình thế giới là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Trong khi khẳng định thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta nhận rõ tình hình phức tạp, quanh co và rất lâu dài của quá trình chuyển biến xã hội nên đã hướng vào đánh giá trực tiếp những động thái, đặc trưng, xu hướng và tính chất trong giai đoạn hiện nay của thời đại. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng năm 1991 đã nêu rõ: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc gay go, phức tạp của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hòa của lịch sử”[1]. Tiếp đó, “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [bổ sung, phát triển năm 2011]” lại nêu rõ: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với các chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”[2].

2. Đặc điểm giai đoạn hiện nay của thời đại

Xem xét trên cơ sở lý luận và thực tiễn lịch sử xã hội loài người đều cho thấy mỗi bước chuyển từ một hình thái kinh tế - xã hội này đến hình thái cao hơn đều diễn biến trong thời gian rất dài, có khi vài trăm năm hoặc vài nghìn năm. Vậy nên việc Đảng ta phân định giai đoạn hiện nay của thời đại “quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới” là tư duy sáng tạo, có tính khoa học xác thực và cần thiết. Vậy nên việc nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phát triển của thời đại cũng được thực hiện trong khung khổ giai đoạn hiện nay của thời đại.

a] Các mâu thuẫn cơ bản trong giai đoạn hiện nay của thời đại

Sự vận động không ngừng của thế giới đương đại và giai đoạn hiện nay của thời đại với những diễn biến phức tạp và hàm chứa nhiều mâu thuẫn. Những mâu thuẫn cơ bản nổi bật hiện nay là:

Thứ nhất, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản diễn ra gay gắt. Đây là cách diễn đạt mới vì trước đây thường nói mâu thuẫn giữa “phe xã hội chủ nghĩa và phe đế quốc chủ nghĩa”. Sở dĩ có cách diễn đạt mới này không chỉ vì không còn hai phe như trước, mà còn vì cách đề cập trước đây chỉ bó hẹp trong phạm vi mâu thuẫn giữa hai phe, chưa bao quát được cuộc chiến tranh giữa hai chiều hướng phát triển ngay trong lòng mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi toàn thế giới. Đây là mâu thuẫn cơ bản nhất, bởi sự vận động của mâu thuẫn này sẽ tác động nhiều mặt đến các mâu thuẫn khác.

Thứ hai, mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng xã hội với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng sâu sắc. Chính từ mâu thuẫn này đã dẫn tới mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân rộng rãi với giai cấp tư sản, giữa các tập đoàn tư bản độc quyền, các công ty xuyên quốc gia, các Trung tâm tư bản tiếp tục phát triển. Hai mâu thuẫn này phản ánh chân thực, mô tả khách quan bức tranh toàn cảnh ở các nước tư bản phát triển khi nhiều tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh vì dân sinh, dân chủ; các tập đoàn tư bản độc quyền, các công ty xuyên quốc gia, các trung tâm tư bản lớn luôn giành giật nhau gay gắt, nhiều khi gây ra các xung đột, chiến tranh kinh tế, thương mại khốc liệt.

Thứ ba, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển. Các nước tư bản phát triển thống nhất với nhau về bản chất chế độ và lợi ích giai cấp nhưng giữa các nước đó cũng có những mâu thuẫn khó khoan nhượng về lợi ích quốc gia, lợi ích của mỗi tập đoàn tư bản. Các nước tư bản phát triển đang bị cuốn vào cuộc cạnh tranh sống còn nhằm chiếm đoạt tài nguyên, năng lượng, nhân lực chất lượng cao và chiếm lĩnh các thị trường béo bở trên khắp các châu lục, khai thác mọi tiềm năng của các nước khác để tích lũy và xuất khẩu tư bản, gia tăng nhiều tối đa trên quy mô toàn cầu.

Thứ tư, mâu thuẫn giữa các thế lực cường quyền, hiếu chiến muốn thống trị thế giới với với nhân dân thế giới đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, công bằng, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thế giới đang diễn ra quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, xâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau vô cùng phức tạp để thiết lập một trật tự thế giới mới. Trong bối cảnh đó, các thế lực hiếu chiến, cường quyền luôn thực hiện các chính sách áp đặt, gây ra các xung đột cục bộ, xung đột khu vực, xung đột biên giới, biển đảo. Mâu thuẫn giữa các nước lớn cũng thường được giải quyết thông qua các cuộc chiến tranh “mượn tay người” ở các điểm nóng; các cuộc chiến giành giật tài nguyên, chiến tranh thương mại. Tình hình đó làm cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới hết sức lo lắng và đề cao cảnh giác.

Thứ năm, mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của loài người càng tăng với tình trạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội luôn có mối quan hệ khăng khít với môi trường và điều kiện thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường là cơ sở và nhân tố quan trọng cho sự phát triển. Nếu biết sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và các yếu tố địa lợi, kinh tế - xã hội sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và phát triển bền vững. Vậy nhưng hiện nay vấn đề sử dụng quá mức và thiếu trách nhiệm đã gây ra vấn nạn cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.

b] Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản cùng tồn tại, vừa hợp tác, vừa đấu tranh

Thế giới hiện nay là thế giới toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế; là cả một không gian mở, đan xen lợi ích, tùy thuộc lẫn nhau. Một khi khủng hoảng kinh tế ở một khu vực hoặc một nước lớn kéo theo khủng hoảng toàn cầu; một khi giá dầu mỏ lên xuống thất thường và đột biến đủ làm cho kinh tế thế giới bị ảnh hưởng. Nhìn vấn đề toàn cầu, nhất là một số vấn đề an ninh phi truyền thống buộc cả cộng đồng quốc tế phải chung tay giải quyết. Sự biến đổi khí hậu khác thường, thiên tai nghiệt ngã đang diễn ra rất đáng lo ngại. Sự phát triển không thể ngăn cản của các loại vũ khí giết người khủng khiếp cũng là yếu tố làm cho bất kỳ giới cầm quyền nào, cho dù là nước xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa cũng phải tính toán kỹ vấn đề chiến tranh hay hòa bình. Như vậy, cùng với việc đổi mới nhận thức của toàn nhân loại, đặc biệt là của giới lãnh đạo các nước về trách nhiệm chung đối với sự phát triển thế giới, những nhân tố khách quan nêu trên vừa thúc đẩy, đòi hỏi, vừa tạo điều kiện cho việc cùng tồn tại và hợp tác cùng phát triển đối với tất cả các nước.

Trong khi nhận rõ sự hợp tác giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản hiện nay là khá toàn diện, thì không thể quên rằng những mâu thuẫn giữa hai chiều hướng phát triển này vẫn chứa đựng mâu thuẫn vốn có. Các thế lực hiếu chiến và thù địch chưa bao giờ từ bỏ dã tâm muốn xóa sổ chủ nghĩa xã hội. “Diễn biến hòa bình” là một trong những chiến lược tổng thể của chủ nghĩa đế quốc nhằm thực hiện mục tiêu đó. Đây là cuộc chiến tranh không khói súng nhưng thực sự là kế sách nham hiểm phá vỡ thành lũy của chủ nghĩa xã hội từ bên trong, là chiến thuật “mối xây nhà” nhằm làm thoái hóa về tư tưởng, mục ruỗng cơ cấu kinh tế - chính trị - xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa. Tất cả những thủ đoạn mà các thế lực đế quốc đã và đang sử dụng đối với các nước xã hội chủ nghĩa, cũng như đối với giai cấp những người lao động trên toàn thế giới cho thấy, cuộc đấu tranh giai cấp hiện nay không kém phần gay gắt, quyết liệt và phức tạp. Bởi vậy, trong điều kiện mở cửa, hội nhập với thế giới, thu hút vốn đầu tư, công nghệ và hợp tác giao lưu với các nước tư bản, các nước xã hội chủ nghĩa phải luôn kiên định bảo vệ nền tảng tư tưởng và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, hợp tác cùng phát triển nhưng luôn cảnh giác và sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc và mục tiêu lý tưởng của mình.

c] Các vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống ngày càng nghiêm trọng

Ngày nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều chịu tác động của vấn đề toàn cầu như khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, phổ biến vũ khí hủy diệt, thảm họa thiên tai, thảm họa môi trường sinh thái, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh mạng, nghèo đói và dịch bệnh. Cả thế giới giới đã chứng kiến đại dịch Covid-19, trở thành thảm họa toàn cầu khiến hàng triệu người mắc bệnh, hàng trăm ngàn người chết, khiến tâm trạng xã hội rối loại, kinh tế toàn cầu khủng hoảng, hoạt động xã hội ngưng trệ, đảo lộn. Trong những vấn đề gay cấn và là những thách thức to lớn đó, cạn kiệt tài nguyên, nhất là năng lượng và nguồn nước đang là vấn đề nổi trội, tác động tới an ninh và phát triển của nhiều nước, nhiều khu vực. Nhu cầu về tài nguyên của các nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế của các nước đang phát triển sẽ tăng vọt dẫn tới việc cạnh tranh các nguồn tài nguyên vốn đã gay gắt sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Cùng với những vấn đề đe dọa an ninh toàn cầu nêu trên, an ninh biển cũng đang nổi lên trong thời gian tới. An ninh biển không chỉ liên quan đến an toàn các tuyến đường hàng hải mà ngày càng mở rộng ra các khía cạnh khác như an ninh môi trường biển, các nguồn lợi hải sản. Do tác động của việc gia tăng các tranh chấp biển, đảo và các chuyển biến của an ninh phi truyền thống khác, an ninh biển sẽ trở thành một trong những vấn đề chi phối quan hệ giữa nhiều nước.

Trong một bài phát biểu của mình, nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Bakimun đã nhận xét: “chân trời có vẻ tối đi”. Thế giới đang ở trong thời kỳ có nhiều xáo động. Chủ nghĩa dân tộc nổi lên rất mạnh, chủ nghĩa phân hóa cũng đang phát triển và những tư tưởng cũng như hành vi cường quyền, cực đoan đang trỗi dậy. Trong khi các cuộc “Cách mạng màu” đã làm tan hoang một số nước tại Trung Đông, Bắc Phi; thì chủ nghĩa dân tộc cực đoan, khủng bố quốc tế chưa bao giờ phức tạp như bây giờ. Chủ nghĩa khủng bổ, điển hình là IS vẫn đang duy trì hoạt động tại Irắc, Xyri và ở một số nước khác, đã không chỉ gây ra những bất ổn và biến động chính trị, quốc phòng, an ninh tại nhiều nước mà còn lôi cuốn nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực vào “chảo lửa” này. Nguy hiểm hơn, các tổ chức khủng bố đang mở rộng địa bàn hoạt động sang châu Âu, châu Á gây mất an ninh, an toàn xã hội. Những vụ tấn công nhằm vào Pháp, Bỉ, Anh, Nga, lan sang một số nước Đông Nam Á như Philippin, Indonexia cho thấy tất cả những điều đó không thể giải quyết trong một sớm, một chiều, mà sẽ kéo dài, vô cùng phức tạp.

3. Xu thế phát triển trong giai đoạn hiện nay của thời đại

Trong giai đoạn hiện nay của thời đại, thế giới đang đứng trước các xu thế nổi bật tác động đến chiều hướng phát triển toàn nhân loại và chi phối trực tiếp đến tất cả các nước.

a] Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục phát triển cả về trình độ và tính chất

Toàn cầu hóa, xét về bản chất, là quá trình gia tăng và lan tỏa những mối liên hệ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới. Toàn cầu hóa là xu thế và kết quả tất yếu của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại, thúc đẩy quá trình mở rộng quan hệ nhiều mặt ra khỏi phạm vi quốc gia, tăng cường mối liên hệ, hợp tác cùng có lợi. Các nước vừa có cơ hội, vừa không thể cưỡng lại sức lôi cuốn của quá trình toàn cầu hóa.

Toàn cầu hóa trở thành quá trình tất yếu không ngừng phát triển, kéo theo cả thế giới vào cuộc chơi hội nhập cùng phát triển, hợp tác và đấu tranh vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Hội nhập quốc tế hiện nay cũng trở thành một lẽ đương nhiên mà không nước nào có thể bỏ qua được. Hội nhập quốc tế là tiến trình mỗi quốc gia theo đuổi lợi ích, mục tiêu của mình thông qua việc tự giác hợp tác liên kết với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực [kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…] dựa trên sự chia sẻ về nhận thức, lợi ích, giá trị, nguồn lực, quyền lực và chủ động chấp nhận, tiếp thu tham gia xây dựng các luật chơi chung, chuẩn mực chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế. Quá trình hội nhập quốc tế bắt đầu từ thập niên 50 của thế kỷ trước và bùng nổ từ thập niên 1990 đến nay. Hàng loạt các tổ chức khu vực đã ra đời như việc hội nhập toàn diện của Liên minh châu Âu [EU] đã đạt đến mức độ cao, biến tổ chức này trở thành một thực thể mạnh siêu quốc gia. Các nước trong Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN] cũng dang mở rộng và làm sâu sắc tiến trình hội nhập khu vực một cách toàn diện hơn dựa trên ba trụ cột: Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa xã hội; Ở cấp độ toàn cầu, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc đã ra đời, ngày càng phát triển với số lượng thành viên bao quát hầu hết các nước trên thế giới.

b] Xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ

Thế giới đang chứng kiến chưa bao giờ cách mạng khoa học – công nghệ lại phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Cách mạng khoa học – công nghệ chính là sự thay đổi căn bản trong các lĩnh vực khoa học – công nghệ cũng như mối quan hệ và chức năng kinh tế, xã hội của chúng, tác động lớn đến cơ cấu và động thái phát triển của sức sản xuất xã hội. Quan trọng nhất của cách mạng khoa học – công nghệ là nổi lên vai trò hàng đầu của yếu tố con người trong hệ thống lực lượng sản xuất dựa trên việc vận dụng đồng bộ và hữu hiệu các ngành công nghệ có hàm lượng trí tuệ cao. Cách mạng khoa học – công nghệ làm biến đổi tận gốc lực lượng sản xuất xã hội, thực hiện vai trò dẫn đường và kết nối trong toàn bộ chu trình công nghệ - sản xuất – con người – xã hội – môi trường.

Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra rất mạnh mẽ, trở thành một trong những xu thế phát triển mới của đời sống nhân loại trong giai đoạn hiện nay của thời đại. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là sự hợp nhất, không ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, vật lý, kỹ thuật và sinh học. Đó là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực, vạn vật kết nối. Cuộc cách mạng này làm cho thế giới “phẳng” hơn, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có những bước tiến mới mạnh mẽ hơn, làm cho các nước có cơ hội mới và cũng đứng trước những thách thức mới. Với tốc độ phát triển cao, thay đổi nhanh chóng và sự kết hợp nhiều công nghệ khác nhau, loài người đứng trước sự thay đổi lớn và khả năng phát triển chưa từng có.

c] Xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển

Thế kỷ XX đã xảy ra 2 cuộc chiến tranh thế giới mà hậu quả vô cùng thảm khốc. Còn hiện nay, nếu chiến tranh thế giới, chiến tranh giữa các nước lớn xảy ra sẽ dẫn tới nguy cơ phá vỡ toàn bộ hạ tầng kinh tế của nhiều nước và nếu trở thành cuộc chiến tranh hạt nhân thì tất cả sẽ bị hủy diệt. Vậy nên hòa bình và ổn định là nhu cầu và khát vọng của toàn nhân loại. Phải có hòa bình mới có hợp tác, phát triển và ngược lại, nếu thế giới bình yên, hợp tác và phát triển được đẩy mạnh sẽ củng cố được hòa bình của thế giới. Chính sự hợp tác, hội nhập quốc tế, tùy thuộc lẫn nhau, đan xen lợi ích giữa các quốc gia khiến mọi bất ổn, biến động sẽ được giải quyết một cách thỏa đáng.

Hòa bình, hợp tác và phát triển đã và đang là một trong những xu thế khách quan, hết sức quan trọng và tối cần thiết trong quan hệ quốc tế hiện nay. Đây là xu thế và là ước mong của toàn nhân loại để xu thế này trở thành một giá trị lâu bền, bởi xu thế là vậy nhưng trên thực tế, ở nhiều nơi trên thế giới chưa có hòa bình, bởi vẫn có bạo lực, cường quyền áp đặt thay cho hợp tác và vẫn có những nguy cơ kèm lẫn sự phát triển.

4. Những luận điệu sai trái và luận cứ đấu tranh chống những luận điệu này

Khi đã xác định thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mở đầu bằng Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại ở nước Nga, thì rõ ràng nội dung của thời đại ngày nay có hai vấn đề chính: Một là, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; Hai là, mở đầu bằng Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại ở nước Nga. Nhận định về nội dung thời đại như vậy là sự khái quát mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, đầy tính thuyết phục.

Tuy nhiên, sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch lợi dụng sự kiện này để công kích, xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, bài bác những luận điểm cơ bản nhất về thời đại. Luận điệu của họ không có gì mới mẻ nhưng cách diễn đạt khác đi. Những luận cứ đấu tranh chống các luận điệu này cần được làm rõ.

a] Về vấn đề thứ nhất của nội dung thời đại

Lập luận của luận điệu sai trái là, nếu nói thời đại hiện nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, thì nay chủ nghĩa xã hội sụp đổ rồi, thời đại này đương nhiên là của chủ nghĩ tư bản; rằng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa công sản đã tàn lụi thì dù có trăm năm sau cũng không thể gượng dậy được nữa.

Cách nhìn nhận của họ rõ ràng là thiếu kiến thức lịch sử và rất thiển cận. Quá trình chuyển biến và thay thế một thời đại này bằng thời đại khác không thể diễn ra nhanh chóng được, mà phải qua một chặng đường dài. Quá trình đó là một xu thế tất yếu của xã hội loài người, nhưng diễn ra quanh co, phức tạp chứa đựng nhiều biến cố, có cả bước tiến mạnh mẽ và cũng có cả những bước tụt lùi. Sự đổ vỡ của xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô đương nhiên là tổn thất nặng nề đối với phong trào cộng sản. Đồng thời ai cũng biết rằng, sự sụp đổ ấy có nhiều nguyên nhân, nhưng nó không thuộc về bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, càng không phải vì thế mà làm mất đi nội dung thời đại. Lịch sử đã cho thấy thời đại tư bản chủ nghĩa thay thế thời đại phong kiến đâu phải dễ dàng. Quá trình chuyển biến đó diễn ra hàng mấy trăm năm, trải qua biết bao phức tạp bởi sự chống trả quyết liệt của các thế lực phong kiến. Tình hình hiện nay cũng tương tự như vậy. Thế lực đế quốc không từ một thủ đoạn nào để mưu toan chặn đứng phong trào cộng sản. Điều đó càng thể hiện tính chất phức tạp của thời đại ngày nay.

b] Về vấn đề thứ hai của nội dung thời đại

Kẻ thù tư tưởng của chúng ta công khai tuyên bố rằng, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã sụp đổ thì giá trị của Cách mạng Tháng Mười cũng chấm hết.

Đây đúng là kết luận vội vã và hồ đồ. Đành rằng thành quả mà Cách mạng Tháng Mười đem lại đã bị đổ vỡ tại ngay quê hương của nó, nhưng đó quyết không phải là sự chấm dứt lý tưởng cao đẹp của Cách mạng Tháng Mười. Vả chăng, lịch sử đã tỏ rõ, không có một cuộc cách mạng nào, kể cả các cuộc cách mạng vĩ đại nhất, lại đủ khả năng kết thúc ngay công việc xóa bỏ xã hội cũ và xây dựng xong ngay xã hội mới. Quá trình chuyển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa đã phải trải qua hàng trăm năm với nhiều cuộc cách mạng tư sản: Cách mạng Anh năm 1788, các cuộc cách mạng tư sản Pháp vào các năm 1830,1848, 1871…

Sự phát triển của xã hội loài người từ sau Cách mạng Tháng Mười đã chứng tỏ rằng, lý tưởng Tháng Mười đã không chỉ là ngọn đèn pha dẫn đường tỏa sáng, mà còn có những đóng góp thực tế to lớn. Cách mạng Tháng Mười là tiếng chuông đánh thức lịch sử, báo hiệu một trang sử mới của thế giới. Thế giới trước Cách mạng Tháng Mười là một thời kỳ u mê, an phận, là thời đại của chủ nghĩa tư bản. Sự đột phá Tháng Mười làm cho chủ nghĩa tư bản bị đổ vỡ một mảnh lớn. Thế giới bừng tỉnh, bung ra với sức mạnh mới của sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa, giải phóng xã hội , giải phóng con người. Thành quả của cách mạng Tháng Mười đã tạo cho loài người có khả năng kìm giữ sự lộng hành của chủ nghĩa tư bản, làm thay đổi cả những yếu tố bên trong của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã không thể sống tự nó nữa mà đã phải cố gắng vì sự tồn tại của nó. Những thay đổi trong chiến lược kinh tế, chính trị để thích nghi, những thay đổi trong các chính sách phúc lợi xã hội, đảm bảo xã hội… ở các nước tư bản phát triển hiện nay đều do kết quả của xã hội đấu tranh của những người lao động và sâu xa hơn là được ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười..

Từ những phân tích trên đây, chúng ta càng thống nhất với nhận định rằng, mặc dù tình hình thế giới trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới có nhiều thay đổi, có khi là thay đổi khôn lường nhưng bản chất của thời đại không thay đổi. Tình hình cụ thể trong từng thời kỳ của thế giới có những biến động nhưng điều đó không làm thay đổi nội dung của thời đại; loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn, nội dung và hình thức biểu hiện có nhiều nét mới. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức.

c] Một số kiến nghị

Nước ta quá độ lên CNXH tuy không còn có sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước XHCN như trước, nhưng trong giai đoạn mới của thời đại, khi cách mạng khoa học- công nghệ và toàn cầu hoá đời sống thế giới, tất cả các nước đều ở trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, không một nước nào sống biệt lập mà có thể phát triển được. Sự hợp tác kinh tế với các nước bằng nhiều hình thức sinh động trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau dưới bất kỳ hình thức nào, sẽ tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý, phục vụ cho việc phát triển kinh tế đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH. Đó cũng là một khả năng thực tế mà chúng ta đã và đang cố gắng tận dụng, đưa nước ta hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, không chỉ có thời cơ mà còn có cả những thách thức, những nguy cơ. Trong hợp tác kinh tế với các nước, nhất là với các nước tư bản phát triển, là những trung tâm kinh tế kỹ thuật hùng mạnh, họ có thể lợi dụng ưu thế về vốn, kỹ thuật và công nghệ hiện đại để gây sức ép đối với chúng ta, nhất là trong những lúc chúng ta gặp khó khăn, buộc chúng ta phải chấp nhận những điều kiện có lợi cho họ, hòng lái chúng ta đi chệch khỏi định hướng XHCN. Mặc dù "hoà bình, hợp tác", phát triển là xu hướng của thời đại nhưng còn một xu hướng khác đối lập là xu hướng cường quyền, áp đặt. Mưu toan của các thế lực cường quyền, hiếu chiến đang thể hiện trong các điểm nóng trên nhiều khu vực của thế giới đang là những mưu toan độc chiếm các vùng biển đảo, xâm phạm độc lập, chủ quyền của nước khác.

Đó là những thách thức, những nguy cơ mà chúng ta cần có sự nhận thức sâu sắc và tỉnh táo, không một chút mơ hồ, mất cảnh giác, để có những chủ trương, biện pháp ngăn ngừa, đối phó hữu hiệu. Chúng ta thực hiện phương châm vừa hợp tác, vừa đấu tranh trên cơ sở giữ vững những vấn đề có tính nguyên tắc về mục tiêu chiến lược và mềm dẻo linh hoạt về sách lược. Đấu tranh không phải để phá vỡ hợp tác mà để phát triển sự hợp tác. Phải biết khéo lợi dụng những mâu thuẫn trong hệ thống TBCN, nhất là mâu thuẫn giữa các nước lớn trong xu hướng đa cực hoá để mở rộng sự hợp tác vừa có lợi, vừa bảo vệ được mình và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những tình huống xấu nhất, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

Một vấn đề nữa cũng không kém phần quan trọng là khi nước ta hội nhập vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, chúng ta cũng chịu sự tác động hai chiều tích cực và tiêu cực đến kinh tế của nước ta. Tác động tích cực khi kinh tế khu vực và kinh tế thế giới ổn định phát triển, tác động tiêu cực khi kinh tế thế giới và kinh tế khu vực rơi vào trì trệ khủng hoảng. Chúng ta cần có chính sách sử dụng tốt mặt tích cực và ngăn ngừa, hạn chế mặt tiêu cực, giữ cho nền kinh tế nước ta ổn định và phát triển. Đây là bài học thực tế đã xử lý trước những tác động tiêu cực của cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ và khủng hoảng kinh tế trong khu vực và thế giới trong thời gian qua.

Như vậy, từ một nước kinh tế kém phát triển, nếu chúng ta biết tranh thủ những thời cơ, những thuận lợi và biết vượt qua những thách thức, những nguy cơ, chúng ta có thể "phát triển rút ngắn" lên XHCN bỏ qua chế độ TBCN theo quan điểm của V.I.Lênin, Người đã có đóng góp to lớn vào lý luận về sự "phát triển rút ngắn" và chính sách kinh tế mới [NEP]. Nó đã được thực tiễn khảo nghiệm mà ngày nay Đảng ta đang vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta.

Xuất phát từ tình hình như thế, chúng ta có thể tin tưởng vững chắc rằng Việt Nam đang trong tư thế vươn tầm, kiên định con đường đã lựa chọn, đã có đủ sức lực và trí tuệ để tiến bước cùng thế giới, tiến cùng thời đại; nhất định thực hiện được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

GS.TS Vũ Văn Hiền

Phó Chủ tịch HĐLLTW


[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.514.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, 2011, tr.69.

Lịch sử lớp 10

Video liên quan

Chủ Đề