Cuộc sống của hai chị em Thúy Kiều như thế nào

- Phần mở đầu của tác phẩm Truyện Kiều, thuộc phần 1: Gia biến và lưu lạc

2. Nội dung: Nói về vẻ đẹp và cuộc sống thời con gái của chị em Thúy Kiều trong gia đình.

3. Bố cục: 4 phần

- Phần 1: 4 câu đầu: Vẻ đẹp chung của chị em Thúy Kiều

- Phần 2: 4 câu tiếp theo: Vẻ đẹp của Thúy Vân

- Phần 3: 12 câu tiếp theo: Vẻ đẹp của Thúy Kiều

- Phần 4: 4 câu: Cuộc sống thời con gái của chị em Thúy Kiều trong gia đình

II. Đọc – hiểu đoạn trích

1.  Giới thiệu chung về chị em Thúy Kiều

-  Vai vế: Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

-  Vẻ đẹp tâm hồn: "mai cốt cách", "tuyết tinh thần"

+ Hoa mai: màu vàng, tượng trưng cho tiết tháo trong sạch, nhân cách thanh tao, có thể sánh ngang Tùng, Bách, hiên ngang thi gan cùng sương gió với vòng đời hơn một trăm năm.

+ Tuyết: biểu tượng cho sự tinh khiết

=> Vẻ đẹp cốt cách, tinh thần [vẻ đẹp tâm hồn nói chung] trong sáng, thánh thiện, được đánh giá là “mười phân vẹn mười”.

2. Vẻ đẹp của Thúy Vân

- Vẻ đẹp sang trọng

+ "Khuôn trăng đầy đặn": khuôn mặt đầy đặn

+ "Nét ngài nở nang": lông mày nét, rậm, sác nét

+ "Hoa cười": Nụ cười tươi như hoa

+ "Mây thua nước tóc": tóc dài, mượt mà như mây

+ " Tuyết nhường màu da": nước da được đánh giá trắng hơn cả tuyết

- Tính cách: đoan trang --> khiến cho “ ngọc thốt”.

=> Vẻ đẹp của Vân khiến cho thiên nhiên phải nhận thua về mình. Thiên nhiên ưu ái và đón nhận vẻ đẹp của Thúy Vân

=> Dự báo về cuộc đời của Thúy Vân sẽ rất bình lặng, suôn sẻ và gặp nhiều may mắn.

- Nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân

+ Ẩn dụ, bút pháp tượng trưng, so sánh

=> Bút pháp truyền thống của thơ cổ

+ Nghệ thuật liệt kê những nét đẹp của Vân, từ khuôn mặt, nét ngài đến mái tóc, màu da…

3. Vẻ đẹp của Thúy Kiều

- Tài sắc có phần hơn Thúy Vân

                                               " Kiều càng sắc sảo mặn mà

                                                So bề tài sắc lại là phần hơn"

- Làn thu thủy nét xuân sơn: đôi mắt trong vắt như làn nước mùa thu, dáng mày tựa như núi mùa xuân

=> Vẻ đẹp sắc sảo, nhưng phảng phất nỗi buồn

- Vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến cho tạo hóa thiên nhiên phải ghen hờn, đố kị

                                             "Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh"

- Sắc đẹp của Thúy Kiều cũng khiến cho tướng phải mất thành, vua phải mất nước: "Một hai nghiêng nước nghiêng thành"

=> Sắc đẹp của Thúy Kiều được đánh giá là "sắc đành đòi một, tài đành họa hai", về nhan sắc không có ai sánh được với Kiều, còn về tài năng may ra có người thứ 2.

=> Vẻ đẹp nổi trội hơn Vân. Tác giả đánh giá cao, trầm trồ, công nhận vẻ đẹp có một không hai của Kiều.

- Bản tính: "thông minh sẵn vốn tính trời"

- Tài năng: Cung thương làu bậc ngũ âm

              Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương

--> cầm kì thi họa đủ cả, đặc biệt là tài chơi đàn. Lắng nghe khúc Bạc mệnh của nàng chơi mà thêm phần sầu buồn

=> Sắc và tài của Thúy Kiều qua sự miêu tả của Nguyễn Du quá hoàn hảo, mĩ miều, khiến cho tạo hóa thiên nhiên phải nổi giận, ganh ghét, đố kị, ngầm dự báo về một số phận tương lai nhiều buồn tủi, bất hạnh, đắng cay, bão tố.

- Nghệ thuật miêu tả Thúy Kiều

+ Biện pháp so sánh [so với nhan sắc của Thúy Vân]

 + Ẩn dụ [nói những nét đẹp và tài năng của Kiều với những hình ảnh thiên nhiên].

+ Sử dụng điển cố: "Một hai nghiêng nước nghiêng thành"

=> tô đậm tài sắc vẹn toàn của Kiều

* Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tài sắc chị em Thúy Kiều

- Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước để làm nền, tạo đòn bẩy để tôn vinh và ca ngợi tài sắc của Kiều.

- Nếu như tả Vân ông sử dụng nghệ thuật liệt kê: tả cẩn thận từng chi tiết khuôn mặt, nụ cười... thì khi tả Kiều ông sử dụng nghệ thuật điểm nhãn [đôi mắt]. Vì đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, việc chỉ đặc tả đôi mắt của Kiều, Nguyễn Du muốn khẳng định rằng nàng có tâm hồn trong sáng, bao dung, độ lượng.

- Nguyễn Du đều sử dụng các bút pháp ước lệ tượng trưng, biện pháp so sánh, nhân hóa để nói về tài sắc chị em Vân – Kiều.

4. Cuộc sống thời con gái của chị em Vân - Kiều

- Sống trong một gia đình phong lưu, có thể nói là quyền quý

+ "Phong lưu rất mực hồng quần"

- Được gia đình bao bọc, yêu thương, có một cuộc sống êm đềm

+ “Êm đềm trướng rủ màn che”

- Hai chị em đang ở độ tuổi cập kê lấy chồng nhưng không màng tới những mối quan hệ tình cảm, tình yêu đôi lứa có phần không đứng đắn. Họ không vồ vập, không tạo ra những mối tình chóng vánh và thiếu nghiêm túc mà đi tìm hạnh phúc thực sự, lâu bền.

+ "Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê"

+ "Tường đông ong bướm đi về mặc ai"

=> Bốn câu cuối đoạn nói về đức hạnh hai ả tố nga, là hai tiểu thư có cuộc sống quyền quý, nhung lụa. Tuy là khách hồng quần đẹp thế, tài thế, lại " phong lưu rất mực", đã tới tuần "cập kê" nhưng hai ả tố nga đã và đang được sống một cuộc đời nền nếp, gia giáo.

- Nghệ thuật 

+ Câu thơ "Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê"  là một câu thơ độc đáo về thanh điệu, về sử dụng phụ âm "x" [xuân xanh xấp xỉ], phụ âm “t" [tới tuần], phụ âm"c-k” [cập kê] tạo nên âm điệu nhẹ nhàng, êm đềm của cuộc sống yên vui, êm ấm của thiếu nữ phòng khuê.

=> Tô đậm thêm giá trị của một con người.

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Đoạn thơ nói về chị em Thúy Kiều là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất trong Truyện Kiều được nhiều người yêu thích và thuộc.

- Ca ngợi, tôn vinh tài sắc của chị em Thúy Kiều.

- Hàm ẩn cả một tấm lòng trân trọng quý mến tài – sắc của chị em Vân- Kiều.

2. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ thơ tinh luyện, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh với nét vẽ hàm súc, gợi cảm, có thần

- Nghệ thuật tả người điêu luyện, vận dụng tài tình để tạo nên những vần thơ ước lệ, trữ tình, đầy chất thơ

Skip to content

Văn bản “Chị em Thuý Kiều” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một trong những đoạn thơ tả người hay nhất, đẹp nhất không chỉ bởi ngôn ngữ thơ trong sáng mà còn bởi ở đó có hai chị em nhà họ Vương nhan sắc, tài năng đều hội tụ đủ đầy .

Đọc truyện Kiều mấy ai không nhớ vẻ đẹp sắc nước hương trời của hai người con gái đầu lòng của ông bà Vương viên ngoại:

Đầu lòng hai ả tố nga Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân. Mai cốt cách, tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

Tham khảo Phân tích nghệ thuật tả người qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du

Chỉ bốn câu thơ thôi tác giả đã giới thiệu với chúng ta hình ảnh hai người con gái xinh đẹp, dáng hình mảnh dẻ, thanh tao như mai và tâm hồn trắng trong như tuyết .Vẻ đẹp của cả hai đều đạt đến mức “mười phân vẹn mười ”nhưng nét bút của Nguyễn Du vẫn muốn đậm nhạt “mỗi người một vẻ”. Đến với người đọc trước hết là vẻ yêu kiều của Thuý Vân:

Vân xem trang trọng khác vời Khuân trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười, ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da .

Vân mới đẹp làm sao! Con người nàng toát lên vẻ trang trọng khác vời ,từng đường nét dường như đều là một kỳ công của tạo hoá :gương mặt tròn đầy ,tươi sáng như ánh trăng ,đôi mày dài thanh thoát,miệng cười tươi thắm như hoa ,tiếng nói trong như ngọc ,mái tóc mềm hơn mây ,làn da trắng mịn màng hơn tuyết …Cô gái ấy đã đẹp người lại ý nhị, đoan trang . Mỗi câu thơ thực sự là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung giai nhân .Vẻ đẹp của nàng sánh ngang sự sáng trong của trăng,hoa,ngọc, vàng, mây,tuyết -những báu vật tinh khôi trong trẻo của đất trời. Dường như phải tả như thế mới nói hết vẻ yêu kiều của một giai nhân.Vẻ đẹp của Thuý Vân đươc thiên nhiên ưu ái nhường nhịn nên có lẽ cuộc đời sẽ phẳng lặng ấm êm.

READ:  Nêu Cảm Nhận Về Đoạn Trích Chị Em Thúy Kiều của Nguyễn Du.

Đẹp như Thuý Vân tưởng đã là tuyệt thế, nhưng không :

Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn .

Kiều đến với người đọc bằng ấn tượng đầu tiên : “sắc sảo mặn mà” .Các từ mang ý nghĩa so sánh:“càng”, “so bề”,“phần hơn”cho thấy nàng không chỉ có vẻ đẹp như Thuý Vân mà nàng còn đẹp hơn thế nữa.Cái “sắc sảo mặn mà” của người con gái đang độ trăng tròn được Nguyễn Du phác hoạ bằng vài nét chấm phá:

Làn thu thuỷ nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh . Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một ,tài đành hoạ hai

Không chi tiết như khi tả Thuý Vân, tả Kiều tác giả chỉ tập trung đặc tả đôi mắt.Đôi mắt đẹp như làn nước mùa thu được điểm tô bằng đôi mày thanh nhẹ ,tươi tắn như dáng núi mùa xuân.Phải chăng khi miêu tả đôi mắt của Thuý Kiều Nguyễn Du muốn người đọc hiểu rằng : đằng sau đôi mắt trong veo ấy là một tâm hồn đa cảm ?Có thể là như thế .Chỉ biết rằng nàng đẹp lắm ,đẹp đến mức hoa phải ghen, liều phải hờn .Phép nhân hoá tài tình khiến người chợt liên tưởng :phải chăng hoa ghen với nàng bởi kém nàng hương sắc ,liễu hờn với nàng bởi kém nàng sự mềm mại thướt tha ?Không bằng những nét vẽ chi tiết ,chỉ vẫn là bút pháp ước lệ tượng trưng nhưng Kiều đã thật sự hiện ra trước mắt người đọc với đầy đủ vẻ đẹp lộng lẫy của một trang quốc sắc thiên hương .Vài cái nhìn của nàng đủ khiến cho thành xiêu nước đổ . Buồn thay, chính vẻ đẹp sắc sảo mặn mà khiến thiên nhiên cũng phải hờn ghen, đố kỵ ấy đã dự báo trước một cuộc đời đầy sóng gió sẽ ập đến với nàng .

Không chỉ có nhan sắc tuyệt đỉnh,Thuý Kiều còn là người con gái thông minh, đa tài :

Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.

Ở nàng hội tụ đầy đủ tài thi- ca -nhạc- hoạ. Đỉnh cao của khiếu âm nhạc ở nàng là tài soạn nhạc với cung đàn“bạc mệnh ”mang âm điệu não nùng.Dường như số phận đã nhập vào điệu hồn riêng của nàng để hoá thân thành bản đàn bạc mệnh. Thuyết “tài mệnh tương đố” cũng mách bảo người nghe về một tương lai dâu bể sẽ xô cuốn đời nàng .Tất cả tài năng của Kiều đều ở mức tuyệt đỉnh ,tuyệt đỉnh như chính nhan sắc mà tạo hoá đã kỳ công ban cho nàng, mà“hồng nhan đa truân”,”chữ tài liền với chữ tai một vần ”.Triết lý đó đã được người học trò xuất sắc của đạo Khổng vận dụng để dự đoán trước cuộc đời của người con gái sắc nước hương trời ấy.

READ:  Tuyển tập 100 bài văn hay lớp 6

Dẫu vẫn sử dụng bút pháp miêu tả ước lệ tương trưng của văn thơ cổ song với tâm hồn mẫn cảm tài hoa,với cách sử dụng ngôn từ chắt lọc, chau chuốt, Nguyễn Du đã khắc hoạ thật sinh động hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều,mỗi người một vẻ đẹp riêng, toát lên từng tính cách số phận riêng,không lẫn vào nhau và càng không dễ phai nhoà trong tâm hồn người đọc .

Với một tấm nhân đạo ,một quan điểm thẩm mỹ và triết lý vì con người ,ở đoạn trích này Nguyễn Du đã thực sự tạo nên một viên ngọc bằng ngôn ngữ đẹp nhất ,lấp lánh nhất và cũng ý nghĩa nhất .Đúng như nhận định :“Với bút pháp tinh diệu, Nguyễn Du không những tạo nên được hai bức chân dung mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười mà dường như còn nói lên được cả tính cách ,thân phận …toát ra từ diện mạo của mỗi vẻ đẹp riêng ” [Hoài Thanh ].

Video liên quan

Chủ Đề