Chỉ số scc cobas là gì

SCC là gì? Chỉ số SCC như thế nào thì mắc ung thư? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân đặt ra khi đi làm xét nghiệm máu.

Chỉ số SCC là gì?

SCCA hay SCC [Squamous cell carcinoma antigen] là kháng nguyên ung thư biểu mô tế bào vảy là một nhóm các glycoprotein được sản xuất bởi các tế bào vảy.

SCC [Squamous cell carcinoma antigen] là kháng nguyên ung thư biểu mô tế bào vảy

Các tế bào vảy là thành phần chính của biểu mô da, ngoài ra, cũng có ở đường tiêu hóa, phổi và ở các vùng khác như: môi, miệng, thực quản, ống hậu môn, âm đạo, cổ tử cung… Do đó, ung thư biểu mô tế bào vảy có thể gặp ở nhiều vùng khác nhau của cơ thể với các biểu hiện lâm sàng khác nhau.

SCC có thời gian bán hủy trong máu là khoảng 2,2 giờ. SCC thường tăng cao trong các trường hợp ung thư biểu mô tế bào vảy.

SCC bình thường là bao nhiêu?

SCC có giá trị bình thường dưới 2ng/mL. SCC thường tăng trong các bệnh ác tính sau đây:

  • Ung thư cổ tử cung: nồng độ SCC huyết tương tăng gặp ở 45-83% số bệnh nhân ung thư cổ tử cung tế bào vảy [servical squamous cell carcinoma] và ở 66-84% ung thư cổ tử cung tế bào vảy tái phát.
  • Ung thư da tế bào vảy [hay gặp]: trên những vùng da tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời có những vết sần đỏ, bong da, ngứa rát hoặc nốt lở loét chảy máu bất thường…

SCC thường tăng trong một số bệnh ác tính

  • Ung thư phổi: tần suất tăng nồng độ SCC huyết tương cao nhất gặp ở ung thư phổi tế bào vảy là 39-78%, ở ung thư phổi tế bào không nhỏ là 33-61%, ở ung thư phổi tế bào lớn là 18%, ở ung thư phổi tế bào nhỏ là 4-18 % và ở ung thư tế bào tuyến [adenocarcinoma] là 15-42%
  • Ung thư vòm họng, ung thư thực quản: độ nhạy lâm sàng trung bình của sự tăng SCC là 30-39%, phụ thuộc vào giai đoạn bệnh: giai đoạn I là 0-27%, giai đoạn II là 20-40%, giai đoạn III là 39-61% và giai đoạn IV là 45-50%
  • Ung thư bàng quang, dương vật: nồng độ SCC huyết tương tăng ở 45% ung thư dương vật, cũng có thể tăng ở ung thư niệu đạo, ung thư tế bào vảy da.
  • Ung thư đại trực tràng, dạ dày, hậu môn: ở ung thư đại tràng và ung thư tụy, nồng độ SCC huyết tương tăng trong khoảng 20% các trường hợp

Tuy nhiên, SCC tăng chưa thể khẳng định ung thư da. SCC cũng có thể tăng trong các bệnh lành tính: xơ gan, viêm tụy cấp và mạn, suy thận mạn, viêm phế quản, COPD, lao phổi, viêm phụ khoa, viêm da cơ địa…

Chuẩn bị những gì trước khi tiến hành làm xét nghiệm SCC?

Không có chú ý gì đặc biệt đối với xét nghiệm SCC, tuy nhiên trước khi được lấy máu xét nghiệm không nên ăn những thức ăn có nhiều đạm, sữa, trứng, uống bia rượu..

Để biết xét nghiệm SCC bao nhiêu tiền mời các bạn liên hệ trực tiếp theo số hotline để biết giá chính xác thời điểm mình qua thăm khám.

Để đăng ký khám, kiểm tra nồng độ SCC tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 96 hoặc hotline 0904 970 909.

Chỉ số SCC có ý nghĩa gì? là vấn đề được nhiều người inbox về cho mình trong thời gian gần đây, tuy nhiên lại có quá nhiều thông tin liên quan trên mạng nên phần nào khiến người đọc trở nên khó khăn hơn. Tại đây, mình sẽ tổng hợp tự động lại từ các trang thông tin uy tín với mục đích là xây dựng 1 bài viết về Chỉ số SCC có ý nghĩa gì? có ích cho người đọc. Bạn đọc lưu ý rằng, những thông tin tổng hợp dưới đây không được tự ý áp dụng dưới bất kỳ hình thức nào, nếu bạn bị bệnh hãy tới thăm khám tại bệnh viện uy tín, nơi có những bác sĩ chuyên môn.

Tôi xét nghiệm chỉ số SCC là 4.10 ng/ml [thang đối chiếu 0.50 - 2.70], như vậy cao quá, có nguy cơ bị ung thư không? Xin cám ơn bác sĩ.
 

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào Minh Nguyệt,Kháng nguyên ung thư biểu mô tế bào vảy [squamous cell carcinoma antigen: SCCA hay SCC] là một nhóm các glycoprotein, thuộc nhóm các chất ức chế serine/ cysteine protease, được sản xuất bởi các tế bào vảy. SCC được chỉ định cho những người có nguy cơ cao bị ung thư tế bào vảy, bao gồm:- Người thường xuyên ở môi trường tiếp xúc bức xạ mặt trời- Tiền sử gia đình có người bị ung thư da- Hút thuốc lá, thuốc lào, và các chế phẩm tương tự- Người tiếp xúc môi trường hóa chất độc hại, môi trường bức xạ- Người bị nhiễm HPV, Epsteins Bar virus.SCC có giá trị bình thường dưới 2 ng/mL. SCC tăng rất cao trong các bệnh ác tính gồm ung thư da, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư bàng quang, ung thư dương vật, ung thư đại trực tràng... Tuy nhiên, SCC cũng có thể tăng nhẹ trong trong các bệnh lành tính: xơ gan, viêm tụy cấp và mạn, suy thận mạn, viêm phế quản, COPD, lao phổi, viêm phụ khoa, viêm da cơ địa... Do đó, khi kết quả xét nghiệm SCC tăng nhẹ [trường hợp của bạn] thì chưa thể kết luận người bệnh có bệnh ung thư đâu, bác sĩ cần phải kết hợp với các triệu chứng hiện tại, tiền căn bệnh lý, các xét nghiệm khác đi kèm mới kết luận được nguyên nhân gây tăng SCC và có kế hoạch theo dõi tiếp theo. 

Bạn nên hỏi trực tiếp bác sĩ đã ra y lệnh xét nghiệm này cho bạn vì đó là bác sĩ nắm rõ các thông tin trên, bạn nhé.

Xét nghiệm SCC chính là xét nghiệm miễn dịch định lượng kháng nguyên SCC trong huyết thanh hoặc tuyết tương của người.

Nếu người bình thường, nồng độ SCC sẽ nhỏ hơn 3 ng/mL; SCC sẽ tăng khi mắc các bệnh lý: Ung thư biểu mô tế bào vảy cổ tử cung, tăng nhẹ trong một số bệnh lý như tắc nghẽn phổi, vảy nến, eczema..; nó còn xuất hiện trong các khối u ác tính tế bào vảy khác như: lưỡi, thanh quản, vòm họng, ống hậu môn... Đây là khi cần làm xét nghiệm SCC để có thể điều trị kịp thời.

Xét nghiệm SCC có thể được chỉ định với những người có dấu hiệu liên quan đến:- Ung thư da tế bào vảy [loại ung thư này hay gặp]: dấu hiệu nhận biết là trên những vùng da tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời sẽ có những vết sần đỏ, bong da, ngứa rát hoặc là nốt lở loét chảy máu bất thường...- Ung thư cổ tử cung tế bào vảy: có biểu hiện như tiết dịch âm đạo bất thường, bị ra máu khi quan hệ tình dục...

- Ung thư phổi tế bào vảy và các khối u ác tính tế bào vảy khác.

Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Chỉ số SCC có ý nghĩa gì? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.

Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.

  • 04:00 24/07/2021
  • Xếp hạng 4.95/5 với 20175 phiếu bầu

Ung thư biểu mô tế bào vảy là một loại ung thư tế bào da khá phổ biến hiện nay. Nếu không được chẩn đoán sớm bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Để chẩn đoán bệnh lý này hiện nay có một dấu ấn sinh học tương đối đặc hiệu là SCC. Vậy xét nghiệm SCC là gì và có vai trò gì đối với ung thư biểu mô tế bào vảy?

Ung thư biểu mô tế bào vảy là một bệnh lý ác tính khởi phát từ các tế bào vảy. Đây là một trong những tế bào da cấu tạo nên lớp biểu mô bao phủ toàn bộ bề mặt cơ thể, do đó ung thư biểu mô tế bào vảy là một dạng ung thư liên quan đến da.

Tuy nhiên, tế bào vảy còn được xem như một thành phần trong các tế bào niêm mạc bề mặt của nhiều cơ quan khác như phổi, ống tiêu hóa, bàng quang, âm đạo, cổ tử cung, tuyến tiền liệt... Do đó, ung thư biểu mô tế bào vảy cũng có thể xuất hiện ở các cơ quan tương tự.

Lớp tế bào vảy có nhiệm vụ bảo vệ bề mặt da hoặc lót ở mặt trong các cơ quan bên trong cơ thể. Đặc điểm đặc trưng của loại tế bào này là khả năng tái tạo nhanh do đó chúng thường xuyên bong ra để thay thế bằng các tế bào datế bào niêm mạc mới.


Nguyên nhân dẫn đến ung thư biểu mô tế bào vảy thường liên quan đến đột biến gen và DNA. Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột biến:

Thường xuyên tiếp xúc tia cực tím có thể dẫn đến ung thư biểu mô tế bào vảy

  • Lỗi ở DNA;
  • Tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím hoặc các loại độc tố...
  • Nhiễm độc do các loại thuốc hoặc các chất hóa hóa...
  • Hệ thống miễn dịch suy giảm;
  • Bệnh nhân đang điều trị bằng bức xạ.

Ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm tỷ lệ khoảng 20% trong số các loại ung thư liên quan đến da, bệnh lý này có khả năng xâm lấn và di căn đến nhiều cơ quan khác nhau.

Do đó, đây là một loại ung thư nguy hiểm và có thể gây nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hiện nay, với sự tiến bộ của Y học, một xét nghiệm giúp tăng khả năng chẩn đoán bệnh lý này chính là xét nghiệm SCC.

SCC là kháng nguyên ung thư biểu mô tế bào vảy [squamous cell carcinoma antigen], bản chất là glycoprotein với khối lượng phân tử khoảng 45 kDa. SCC được sản xuất bởi các tế bào vảy và thuộc nhóm chất ức chế serine/cysteine protease.

Bệnh nhân bị mảng đỏ, đau rát và kèm theo tróc vảy da toàn thân có thể là dấu hiệu của ung thư biểu mô tế bào vảy

Thời gian bán hủy của kháng nguyên SCC trong máu là khoảng 2.2 giờ. Bình thường, giá trị của xét nghiệm SCC là dưới 2ng/mL Khi nồng độ SCC tăng gợi ý một bệnh lý bất thường liên quan đến tế bào vảy.

Xét nghiệm SCC được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ ung thư biểu mô tế bào vảy sau đây:

  • Da toàn thân nổi nhiều mảng đỏ, đau rát và kèm theo tróc vảy. Đặc biệt các tổn thương sẽ đỏ rát và bong tróc nhiều hơn khi tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời, một số trường nặng có thể lở loét hoặc chảy máu;
  • Niêm mạc miệng có các mảng trắng, vết loét;
  • Bộ phận sinh dục xuất hiện các vết loét, đau nhiều.
  • Tiết dịch âm đạo bất thường, quan hệ tình dục đau hoặc ra máu;
  • Đổi màu da, độ đàn hồi da giảm và xuất hiện nhiều nếp nhăn.

Tuy nhiên, các dấu hiệu trên thường không đặc hiệu, diễn tiến chậm nên tạo tâm lý chủ quan cho người bệnh. Do đó, để đảm bảo cho sức khỏe thì khi gặp các dấu hiệu trên người bệnh nên đến gặp bác sĩ để có được chẩn đoán chính xác nhất.

Xét nghiệm SCC tăng cao giúp chẩn đoán các ung thư biểu mô tế bào vảy ở các cơ quan khác nhau như:

  • Ung thư cổ tử cung: Có đến 45-83% bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào vảy cổ tử cung có sự gia tăng đáng kể nồng độ SCC trong máu. Đặc biệt, ở các bệnh nhân tái phát sau điều trị thì giá trị xét nghiệm SCC cũng tăng, gặp ở 66-84% bệnh nhân;
  • Ung thư da: Xét nghiệm SCC tăng kèm theo các dấu hiệu trên da như có những vết sần màu đỏ, thường xuyên ngứa, bong tróc vảy hoặc loét không rõ nguyên nhân, đặc biệt ở những người tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên;
  • Ung thư phổi: Khoảng 39-78% trường hợp ung thư biểu mô tế bào vảy ở phổi có hiện tượng tăng nồng độ SCC;
  • Ung thư vòm họng và ung thư thực quản: Nồng độ SCC gia tăng ở các mức độ khác nhau tùy theo giai đoạn của ung thư biểu mô tế bào vảy ở vòm họng, thực quản;
  • Ung thư bàng quang, dương vật: Lượng SCC huyết tương tăng ở 45% trường hợp ung thư dương vật và gặp ở một số bệnh nhân mắc ung thư niệu đạo;
  • Ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày: Xét nghiệm SCC trong các bệnh lý này có thể tăng trong khoảng 20%.

Bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào vảy ở phổi có hiện tượng tăng nồng độ SCC

Tuy nhiên, thực tế vẫn có những trường hợp không phải ung thư biểu mô tế bào vảy nhưng giá trị của xét nghiệm SCC vẫn tăng, nhưng thường tăng nhẹ dưới 3ng/mL. Các trường hợp đó bao gồm:

  • Xơ gan: Gặp ở khoảng 6-10% bệnh nhân xơ gan có thể tăng SCC máu;
  • Viêm tụy;
  • Suy thận: Tỷ lệ khoảng 44-78% bệnh nhân có thể tăng xét nghiệm SCC và mức độ tăng SCC tỷ lệ thuận với mức độ tăng creatinin máu;
  • Các bệnh phổi lành tính: viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, lao phổi cũng có chỉ số xét nghiệm SCC tăng nhẹ
  • Các bệnh phụ khoa lành tính;
  • Một số khối u lành tính: Gặp ở khoảng 46% bệnh nhân.

Người bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh ung thư biểu mô tế bào vảy bằng các cách sau đây:

  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt trong khoảng từ 10 giờ đến 14 giờ. Lý do bởi thời điểm này ánh nắng chứa nhiều tia cực tím, rất gay gắt và nguy hại đến các tế bào da;
  • Nếu làm việc hoặc đi lại dưới ánh nắng thì cần bôi kem chống nắng đầy đủ, có chỉ số SPF khoảng 30+ kèm theo các biện pháp chống nắng khác như áo chống nắng dài, đội mũ, đeo kính râm để tránh tia cực tím.

Thường xuyên sử dụng kem chống nắng giúp phòng tránh ung thư biểu mô tế bào vảy

Xét nghiệm SCC tăng cao giúp chẩn đoán các ung thư biểu mô tế bào vảy ở nhiều các cơ quan khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không phải ung thư biểu mô tế bào vảy nhưng giá trị của xét nghiệm SCC vẫn tăng. Vì thế, để phòng tránh bệnh ung thư ung thư biểu mô tế bào vảy, bạn cần hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời, sử dụng kem và đồ dùng chống nắng để tránh các tia cực tím.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang tiếp tục trang bị đầy đủ các phương tiện chẩn đoán hiện đại như: PET/CT, SPECT/CT, MRI..., xét nghiệm huyết tủy đồ, mô bệnh học, xét nghiệm hóa mô miễn dịch, xét nghiệm gen, xét nghiệm sinh học phân tử, cũng như có đầy đủ các loại thuốc điều trị đích, thuốc điều trị miễn dịch tiên tiến nhất trong điều trị ung thư. Điều trị ung thư đa mô thức từ phẫu thuật, xạ trị, hoá trị, ghép tế bào gốc tạo máu, liệu pháp nhắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư, các điều trị mới như liệu pháp miễn dịch tự thân, nhiệt trị...

Sau khi có chẩn đoán chính xác bệnh, giai đoạn, người bệnh sẽ được tư vấn lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Quá trình điều trị luôn được phối hợp chặt chẽ cùng nhiều chuyên khoa: Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch, chuyên khoa tim mạch, Tế bào gốc và công nghệ gen; khoa Sản phụ, khoa nội tiết, khoa Phục hồi chức năng, khoa tâm lý, khoa Dinh dưỡng...để đem lại hiệu quả cũng như sự thoải mái cao nhất cho người bệnh. Sau khi trải qua giai đoạn điều trị, bệnh nhân cũng sẽ được theo dõi, tái khám để nhận định việc điều trị ung thư có đem lại hiệu quả hay không?


Đặc biệt, hiện nay để nâng cao chất lượng dịch vụ, Vinmec còn triển khai nhiều gói sàng lọc ung thư có thể giúp Quý khách hàng phát hiện bệnh lý ung thư từ sớm trước khi chưa có triệu chứng, đem lại tiên lượng điều trị và cơ hội phục hồi bệnh cao.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Video liên quan

Chủ Đề