Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây dẫn đến khói thuốc lá có hại đối với hệ hô hấp của con người

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, nhưng không phải ai trong chúng ta cũng hiểu hết những tác hại cần phải đối mặt khi hút thuốc.  Sau đây là tổng hợp 10 tác hại hàng đầu do việc hút thuốc lá đối với con người

1. Ung thư

Theo CDC [Trung tâm kiểm soát dịch bệnh] những người hút thuốc có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 25 lần. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng hút thuốc lá chỉ dẫn đến ung thư phổi thì bạn khá nhầm lẫn. Hút thuốc dẫn đến vô số các loại ung thư như: mũi, miệng, thanh quản, khí quản, thực quản, dạ dày, tụy, thận, bàng quang, cổ tử cung, tủy xương và máu… Bạn tự hỏi làm thế nào mà nó xảy ra được cơ chứ, khói thuốc chỉ vào phổi thôi mà? Vâng, khi bạn hút thuốc, ngoài việc gây tác hại tại chỗ đến các bộ phận của cơ quan hô hấp như mũi, miệng, hầu, thanh quản, khí quản, 41.000 hóa chất có trong trong thuốc lá [có một tỷ lệ lớn được biết là gây ung thư] xâm nhập vào cơ thể qua các vách phế nang tại phổi, ngấm vào cơ thể. Các hóa chất này có khả năng tạo ra đột biến trong các tế bào cơ thể bạn khiến cho chúng sinh sôi nảy nở theo cách không kiểm soát được, dẫn đến ung thư.

2. Hình thành các nếp nhăn và lão hóa

Chúng ta sử dụng một số cách để chống lại các dấu hiệu lão hóa, từ các loại kem đến chế độ ăn cho đến các phương pháp điều trị phẫu thuật xóa nếp nhăn. Vậy liệu rằng nếu bạn bỏ thuốc lá thì có thể làm chậm sự xuất hiện của các nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa khác hay không? Chắc chắn là rồi. Hút thuốc dẫn đến sự xuất hiện của các nếp nhăn [đặc biệt là xung quanh mắt và môi], các đốm đồi mồi, đôi mắt sưng húp, da xỉn, khô và vô hồn. Nguyên nhân là vì các hóa chất hiện diện trong thuốc lá làm cho các mao mạch dưới da của bạn co lại làm hạn chế lưu lượng máu đến da của bạn. Việc thiếu máu và ôxy khiến cho da của bạn trông mờ đục và vô hồn. Về lâu dài, dẫn đến tổn thương vĩnh viễn các sợi liên kết như elastin và collagen, những cấu trúc làm căng, mịn da – từ đó hình thành nên các nếp nhăn vĩnh viễn, lão hóa sớm. 

Nếp nhăn, lão hóa sớm có phần đóng góp của khói thuốc

3. Gây suy tim, khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và đột quỵ gấp nhiều lần

Theo CDC [Trung tâm kiểm soát dịch bệnh], một người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ cao gấp hai đến bốn lần so với người không hút thuốc. Các hóa chất có trong khói thuốc có tác động đến toàn bộ thành phần của hệ tuần hoàn và cơ quan tạo máu; làm cho thành mạch dày hơn và dễ  hình thành cục máu đông hơn. Bên cạnh đó nó cũng gây co thắt mạch máu, tăng huyết áp, dẫn đến sự hình thành mảng bám – làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch.

Khói thuốc gia tăng nguy cơ cao bị đột quỵ và các lý tim mạch

4. Hủy hoại, gây tổn thương phổi, dẫn đến suy hô hấp

Hút thuốc lá dẫn đến tích tụ một số lượng hóa chất đáng kể trong phổi, đường hô hấp và toàn bộ cơ thể của bạn. Tất cả dư lượng này lâu dài sẽ làm tắc nghẽn phổi, đưa đến các vấn đề về hô hấp và suy giảm chức năng của  phổi. Việc suy giảm chức năng của phổi dẫn đến thiếu oxy và máu tươi đến các cơ quan, bộ phận khác nhau của cơ thể, làm cho cơ thể luôn mệt mỏi và khó thở. Nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá có thể dẫn đến COPD [Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính], khí thũng, viêm phế quản mạn tính, viêm phổi, nhiễm trùng phổi, hen suyễn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao.

5. Gây xuất tinh sớm và giảm ham muốn tình dục

Tình trạng thường liên quan đến đàn ông lớn tuổi là giảm ham muốn, xuất tinh sớm lại khá phổ biến ở những người đàn ông trẻ tuổi nghiện thuốc lá. Trong tính huống xuất tinh sớm, bởi vì hóa chất trong thuốc lá làm giảm lưu lượng máu, giảm cảm giác trong dương vật, gây ra bệnh tim mạch và thiếu sức chịu đựng. Tất cả những yếu tố này cùng nhau dẫn đến việc giảm khả năng của nam giới, gây ra xuất tinh sớm. Bên cạnh đó, nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Arizona cho thấy hút thuốc trực tiếp ảnh hưởng đến ham muốn tình dục, sức chịu đựng và sức hấp dẫn của giới tính. Và đó không phải là tất cả, một nghiên cứu khác được tiến hành tại Đại học Kentucky cũng cho thấy rằng những người hút thuốc có mong muốn sinh hoạt tình dục thấp hơn so với người không hút thuốc.

Hút thuốc dẫn đến bất lực

6. Nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn chức năng cương dương

Nếu bạn cảm thấy khó khăn để duy trì sự cương cứng muộn, thì việc hút thuốc của bạn có thể là nguyên nhân gây ra. Theo một bài báo được công bố bởi NHS về mối liên hệ giữa hút thuốc và rối loạn cương dương thì hút thuốc dẫn đến sự co thắt mạch máu trực tiếp dẫn đến việc không có khả năng duy trì cương cứng [vì hút thuốc làm giảm lượng máu chảy vào dương vật]. Các hóa chất có trong thuốc lá cũng làm thay đổi cách các mạch máu xung quanh dương vật của bạn nở rộng và các hóa chất đó có thể tạo ra các khối nghẽn trong động mạch làm giảm lượng máu chảy vào dương vật khi có kích thích. Hơn nữa, nicotine được biết là ảnh hưởng trực tiếp đến các mạch máu cung cấp dương vật, khiến bạn khó có thể cương cứng và duy trì lâu sự cương cứng đó.

7. Gây ra giòn xương

Một số lượng lớn các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hút thuốc dẫn đến giảm mật độ xương do tăng huy động canxi từ xương vào máu. Việc giảm mật độ xương sẽ khởi phát sớm bệnh loãng xương [đặc biệt là ở phụ nữ vì hút thuốc ảnh hưởng đến việc sản xuất estrogen], đau khớp và thậm chí rụng răng do mật độ xương giảm quá nhiều trong xương hàm. Loãng xương cũng khiến bạn có nguy cơ bị gãy xương thường xuyên hơn và vết gãy cũng chậm liền hơn. 

Hút thuốc lá gây ra các bệnh lý của xương

8. Gây vàng ố răng

Thuốc lá có chứa chất hắc ín, một loại hóa chất làm cho răng có màu vàng nhạt. Loại hắc ín này rất khó để làm sạch bằng cách đánh răng thông thường và thường tạo thành vết ố vĩnh viễn trên răng của người hút thuốc. Ngoài ra, khi hút thuốc, khói thuốc sẽ tiêu diệt vi khuẩn chí có lợi trong miệng, tăng lượng nước bọt tiết ra là nguyên nhân hàng đầu hình thành nên cao răng.

9. Gây hôi miệng

Khái niệm “Hơi thở của người hút thuốc” chúng ta đã được biết đến ở những người hút thuốc lá, trong một số trường hợp nghiện thuốc lá có thể dẫn đến hơi thở có mùi rất nặng và dai dẳng khó có thể khử mùi được. Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong miệng, hút thuốc còn gây ra các vấn đề về tiêu hóa, viêm họng và tích tụ hóa chất trong khoang miệng [cổ họng và dạ dày có bệnh là một trong những lý do chính khiến hơi thở hôi, ngoài vệ sinh răng miệng kém]. Hút thuốc lá tạo điều kiện thuận lợi cho các loài nấm phát triển ở khoang miệng, dẫn đến  dấu hiệu “Vòm miệng người hút thuốc” [vòm miệng bao phủ bởi dư lượng hóa chất trong thuốc lá, hình thành nên các đốm nhỏ màu đỏ trên vòm miệng], cũng là một trong những lý do chính làm cho hơi thở của người hút thuốc có mùi hôi khó chịu.

Răng miệng của người hút thuốc lá, dấu hiệu “Vòm miệng người hút thuốc”

10. Gây mù lòa

Đục thủy tinh thể do hút thuốc 

Không chỉ riêng phổi, hút thuốc lá còn ảnh hưởng rất lớn đến thị lực và có thể gây mù lòa mắt bạn. Theo CDC, hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng [những tổn thương bình thường có liên quan đến tuổi tác], tổn thương thần kinh thị giác và tóm lại thì bạn có thể bị mù nếu hút thuốc lá.

[Theo The Health Site]

Bài viết bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn - Khoa Khám bệnh và nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới [WHO], thuốc lá giết chết hơn 8 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Trong đó hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong dù không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động.

Hút thuốc lá là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh về đường hô hấp. Theo đánh giá của hội đồng các chuyên gia y tế công cộng được WHO triệu tập vào ngày 29 tháng 4 năm 2020 cho thấy những người hút thuốc có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe do COVID-19 cao hơn so với những người không hút thuốc.

Có hơn 5.000 thành phần hóa học được tìm thấy trong khói thuốc lá và hàng trăm thành phần trong số đó gây hại đến sức khỏe con người. Một số chất chủ yếu sau có trong khói thuốc:

  • 1,3-Butadiene là một hóa chất được dùng để sản xuất cao su. Nó được xem là một hóa chất gây ung thư và có thể gây ra một số bệnh ung thư máu.
  • Arsenic được dùng để bảo quản gỗ. Một số hợp chất arsenic có liên quan đến ung thư phổi, da, gan và bàng quang.
  • Benzene được dùng để sản xuất các hóa chất khác. Nó có thể gây ung thư, đặc biệt là bệnh bạch cầu ở người.
  • Cadmium là kim loại được dùng để sản xuất pin. Cadmium và hợp chất cadmium có thể gây ung thư phổi và có liên quan đến ung thư thận và tuyến tiền liệt.
  • Chromium VI được dùng để chế tạo kim loại hợp kim, sơn và thuốc nhuộm. Các hợp chất Chromium VI gây ung thư phổi và có liên quan đến ung thư mũi và xoang mũi.
  • Formaldehyde được dùng để sản xuất các hóa chất khác và nhựa. Nó còn được dùng như một chất bảo quản. Formaldehyde gây bệnh bạch cầu và ung thư ở các mô hô hấp.
  • Polonium-210 là một nguyên tố phóng xạ đã được chứng minh là gây ung thư ở động vật.
  • Tar được tạo ra từ một số hóa chất có trong khói thuốc lá. Nó để lại dư lượng màu nâu, dính trên phổi, răng và mô.

Hút thuốc lá là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp

Hút thuốc lá có thể gây ung thư với mọi cơ quan trong cơ thể của bạn: phổi, bàng quang, máu, cổ tử cung, đại tràng, thực quản, thận, vòm họng, gan, tụy, dạ dày.

Hút thuốc cũng gây ra: Bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh phổi như khí phế thũng và viêm phế quản.

Người hút thuốc có nhiều nguy cơ:

  • Mắc bệnh lao.
  • Mắc bệnh cảm và cúm.
  • Vàng răng, các bệnh về lợi [nướu] và sâu răng.
  • Phát triển nhiều nếp nhăn.
  • Mắc bệnh loãng xương.
  • Khó thụ thai.
  • Mắc bệnh đục thủy tinh thể.
  • Mắc bệnh bất lực
  • Mắc bệnh tiểu đường

  • Em bé của bạn có thể quá nhỏ khi được sinh ra. Khói thuốc làm chậm sự phát triển của em bé trước khi sinh.
  • Em bé của bạn có thể được sinh ra quá sớm [sinh non]. Trẻ sinh non thường có vấn đề về sức khỏe.
  • Hút thuốc có thể gây tổn hại tới sự phát triển phổi và não của em bé.
  • Hút thuốc làm tăng nguy cơ em bé bị dị tật bẩm sinh.
  • Em bé của bà mẹ hút thuốc trong khi mang thai và trẻ sơ sinh tiếp xúc với khói thuốc lá sau khi sinh có nguy cơ cao bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Phụ nữ mang thai hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ sinh non

Câu trả lời là KHÔNG

  • Thuốc lá loại nhẹ không an toàn hơn loại thuốc lá thông thường.
  • Thuốc lá điện tử gây ung thư gấp 15 lần thuốc lá điếu
  • Thuốc lá có nhãn "không có chất phụ gia" hoặc "tự nhiên" có những thành phần gây ung thư tương tự như thuốc lá thông thường.
  • Thuốc lá có đầu lọc không chặn được tất cả các hóa chất độc hại trong thuốc lá.
  • Thuốc lào cũng độc như thuốc lá điếu.

Tất cả các loại thuốc lá đều có hại, và bất kỳ sự tiếp xúc nào với khói thuốc lá đều có thể gây tổn hại cho cơ thể. Không có mức độ an toàn khi tiếp xúc với khói thuốc lá, và không có thuốc lá an toàn.

Người hút thuốc không phải là người duy nhất bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá. Khói và hơi thuốc lá là mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe của người không hút thuốc, đặc biệt là trẻ em. Người không hút thuốc bị cao huyết áp hoặc cholesterol trong máu cao thậm chí có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn khi hít khói thuốc lá. Hút thuốc thụ động góp phần gây ra hàng ngàn ca tử vong sớm do bệnh tim và ung thư phổi. Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim ở những người hít khói thuốc lá tại nhà hoặc nơi làm việc cao hơn khoảng 25-30%. Hút thuốc thụ động còn thúc đẩy bệnh tật. Trẻ em sinh ra từ người hút thuốc có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn trẻ em sinh ra từ người không hút thuốc.

  • Thuốc lá chứa nicotine. Nicotine là một chất gây nghiện mạnh
  • Hút thuốc cũng là một thói quen rất khó từ bỏ

Thuốc lá chứa nicotine gây nghiện mạnh

Không bao giờ quá muộn để cai thuốc lá. Việc bạn bao nhiêu tuổi và bạn đã hút thuốc thời gian bao nhiêu lâu không quan trọng, ngừng hút thuốc lá sẽ cải thiện sức khỏe của bạn.

Lợi ích thu được tức thì sau khi cai thuốc:

  • Trong vòng 8 giờ, bạn thở dễ dàng hơn.
  • Trong vòng 2 ngày, khứu giác và vị giác của bạn cảm nhận tốt hơn.
  • Trong vòng 2-3 tuần, cơ thể bạn lưu thông tốt hơn, bạn có thể đi bộ dễ dàng hơn và phổi của bạn bắt đầu làm việc tốt hơn.
  • Trong vòng 3 tháng, cơ thể bạn có thể phòng chống nhiễm trùng tốt hơn.
  • Trong vòng 1 năm, nguy cơ nhồi máu cơ tim của bạn được giảm đi một nửa.
  • Trong vòng 5 năm, nguy cơ đột quỵ giảm xuống giống như một người chưa bao giờ hút thuốc.

Bạn sẽ cảm nhận rõ rệt sự hồi phục của cơ thể sau khi cai thuốc.

Lời khuyên của Bác sĩ:

Thuốc lá thông thường, thuốc lá điện tử hay bất kỳ các sản phẩm thuốc lá nào cũng chứa nhiều độc tố nguy hiểm. Điều tốt nhất mà bạn có thể làm để bảo vệ sức khỏe của mình là bỏ thuốc lá hoàn toàn. Đừng dành quãng đời còn lại để nghiện nicotine. Hàng ngàn người từ bỏ thói quen này mỗi năm và bạn nên là một trong số họ. Điều này có thể không dễ dàng, nhưng bạn sẽ làm được!

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý.

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Tài liệu tham khảo:

  1. Những con số giật mình về tác hại của thuốc lá: //vquit.vn/tac-hai-cua-hut-thuoc-la
  2. Y ves Martinet, Nathalie Wirth: Nicotin và thuốc lá: những nguy cơ: //www.cnct.fr

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề