Chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh

Chuyển dạ bao lâu thì sinh? Đây chắc hẳn là thắc mắc của không ít những mẹ bầu đang trong những tháng cuối thai kỳ chờ ngày sinh. Hiểu được nỗi lo không hề nhỏ này của các thai phụ, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc sẽ giải đáp một số những băn khoăn cho các mẹ bầu nhé!

Thực tế cho thấy trong giai đoạn cuối của thai kỳ, cơ thể của thai phụ sẽ xuất hiện các cơn co thắt hay nói cách khác là những triệu chứng chuyển dạ giả. Các cơn đau này sẽ thường xảy ra với mức độ nhẹ và tần suất thưa thớt. Những cơn đau chuyển dạ thật sẽ xuất hiện vào trước ngày dự kiến sinh khoảng 2 tuần với các dấu hiệu rõ rệt hơn như: những cơn đau thắt tử cung quằn quại và dữ dội, thậm chí xuất hiện hiện tượng vỡ ối kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác.

Thời gian sinh thay đổi tùy theo từng người và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như lực co bóp của cơn gò, ống sinh dục, tiểu khung chậu của mẹ hay cả ngôi thai, kích thước đầu thai. Cụ thể là ở sản phụ sinh con so, do cổ tử cung mở chậm và tầng sinh môn còn rắn chắc, thời gian chuyển dạ thường kéo dài hơn sản phụ sinh con rạ với trung bình là 12 đến 18 giờ [trong khi con rạ chỉ 8 đến 16 giờ].

Các cơn gò tử cung có thể là hiện tượng sinh lý bình thường cũng có thể là dấu hiệu báo chuyển dạ

Ngoài ra, thời gian kéo dài cũng vì một phần các mẹ bầu này sinh con đầu lòng, khi phát hiện các dấu hiệu sắp sinh con so, các mẹ dễ rơi vào trạng thái bỡ ngỡ và lúng túng, hoàn toàn không biết phải làm gì cũng như không biết cách thở và rặn sinh thế nào để giúp các cơn gò trở nên hiệu quả hơn nên đòi hỏi phải cần nhiều thời gian hơn, tốn nhiều sức lực hơn.

Khi đó, một cuộc chuyển dạ kéo dài quá lâu ít nhiều đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy nên, tự trang bị trước cho mình các kiến thức cần thiết để chủ động “ứng phó” khi xảy ra dấu hiệu chuyển dạ là điều vô cùng cần thiết.

Biểu hiện đau chuyển dạ là báo hiệu đầu tiên cho thấy thời khắc sinh con của mẹ đang gần kề. Trong suốt quá trình chuyển dạ, cơ tử cung co giãn liên tục để cổ tử cung được mở rộng ra, tạo điều kiện cho em bé chui lọt ra ngoài khi sinh. Quá trình cổ tử cung mở rộng ra đi kèm với hàng loạt cơn đau do co thắt tử cung và được chia làm 2 pha:

  • Pha tiềm tàng [thời gian cần thiết trước khi kích thước cổ tử cung mở ra đến 6cm]
  • Pha tích cực [khoảng thời gian cổ tử cung mở rộng từ 6cm lên đến kích thước tối đa khoảng độ 10cm].

Thời gian của pha tiềm tàng thường không thể dự đoán trước. Đau chuyển dạ bao lâu thì sinh còn tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ bầu, tiền sử mang thai trước đó và những yếu tố liên quan khác. Đối với mẹ bầu sinh con lần đầu, thời gian trung bình rơi vào khoảng vài giờ đến vài ngày. Còn với mẹ bầu đã từng mang thai trước đó, pha tiềm tàng thường sẽ ngắn hơn. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ bầu biết khi nào dấu hiệu đau chuyển dạ cần phải nhập viện. Nếu nhận thấy hiện tượng vỡ nước ối hoặc âm đạo ra máu nhiều bất thường thì thai phụ cần phải nhập viện ngay lập tức.

Đây là lúc mẹ bầu cần phải nhập viện theo dõi càng sớm càng tốt. Các cơn đau chuyển dạ càng lúc càng nặng nề hơn, xảy ra thường xuyên hơn. Thai phụ có thể cảm thấy chân bị chuột rút và cảm giác buồn nôn. Trong pha này, mẹ bầu sẽ nhanh chóng bị vỡ ối và cảm thấy áp lực ngày càng nặng lên phần lưng. Bác sĩ và các nữ hộ sinh sẽ đồng hành bên mẹ trong suốt quá trình này. Mẹ bầu có thể cần đến thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần nếu không thể chịu nổi cơn đau do các đợt co thắt tử cung. Giai đoạn này thường kéo dài từ 4 – 8 giờ. Trung bình mỗi giờ, phần cổ tử cung sẽ giãn ra 1cm, cho đến khi thai phụ thật sự có thể rặn đẻ.

Đối với tất cả mẹ bầu, trải qua một quá trình dài mang thai và hàng loạt các cơn đau chuyển dạ hành hạ vào các tháng cuối cùng của thai kỳ là cảm giác không thể nào quên được. Tuy nhiên, hãy cố gắng vượt qua những cơn đau chuyển dạ vì hạnh phúc vỡ òa khi thấy con mình chào đời khỏe mạnh.

Bác sĩ và các nữ hộ sinh sẽ đồng hành bên mẹ trong suốt quá trình chuyển dạ

Chuyển dạ sinh là một quá trình hoàn toàn sinh lý, làm cho thai nhi và phần phụ của thai [bánh nhau, màng ối và dây rốn] được đưa ra khỏi đường sinh dục của người mẹ. Đây là sự phối hợp giữa các chu kỳ cơn gò tử cung và sự xóa mở cổ tử cung, kết quả là thai và nhau được sổ ra ngoài. Thời gian lý tưởng cho một cuộc chuyển dạ đã được nêu rõ ở trên, thế nhưng dấu hiệu cho thai phụ có thể dễ dàng nhận biết mình sắp vượt cạn là như thế nào, có thể nhiều thai phụ còn chưa nắm rõ. Các mẹ bầu có thể tham khảo một số dấu hiệu để nhận biết chuyển dạ sắp sinh như sau:

Khi mẹ bầu nhận thấy triệu chứng vỡ ối hoặc rò ối để các bác sĩ chuyên khoa can thiệp, đưa ra phương án đỡ đẻ tốt nhất để an toàn cho cả mẹ và bé. Tần suất và mức độ các cơn co thắt tử cung nhiều hơn. Thai nhi từ tuần 37 trở đi sẽ thường xuyên gặp các triệu chứng đau mạnh, quặn thắt đi kèm các cơn co thắt tử cung làm cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Ban đầu các cơn đau bụng sẽ xuất hiện ở lưng dưới xuống bụng dưới và dồn đến 2 chân.

Gần ngày sinh nếu để ý mẹ bầu sẽ thấy dịch nhầy âm đạo sẽ đặc hơn bình thường. Nguyên do của hiện tượng này là nút nhầy bịt kín cổ tử cung sẽ bong ra trong cổ tử cung. Đây là dấu hiệu báo mẹ sắp sinh em bé chứ chưa sinh ngay.

Tình trạng chuột rút và đau lưng sẽ xuất hiện thường xuyên hơn khi thai nhi vào tuần thứ 37 trở đi, làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc di chuyển. Nếu tình trạng này xảy ra nhiều lần khiến mẹ không chịu được thì nên đến viện ngay để bác sĩ khám, theo dõi để đảm bảo an toàn, sức khỏe tốt nhất cho mẹ.

Tình trạng chuột rút xuất hiện báo hiệu mẹ bầu sắp chuyển dạ sắp sinh

Thai nhi sẽ dần dịch chuyển xuống phần bụng dưới trước khoảng 1 – 2 tuần bé chào đời để dễ dàng hơn cho việc sinh đẻ. Khi thấy có dấu hiệu này mẹ bầu nên hoàn tất việc chuẩn bị để cho quá trình chào đón em bé.

Vào giai đoạn cuối của thai kỳ thông thường sẽ là thời điểm có các dấu hiệu chuyển dạ xuất hiện. Tuy nhiên những dấu hiệu này không quá nguy hiểm hoặc gây ảnh hưởng gì đến  sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Đây chỉ là dấu hiệu cảnh báo các triệu chứng sắp sinh của em bé.

Những thai phụ mang thai lần đầu sẽ có các dấu hiệu chuyển dạ sớm hơn những mẹ sinh lần 2, lần 3. Vì vậy những mẹ bầu trẻ cần theo dõi thường xuyên cơ thể của mình để kịp thời có các biện pháp xử lý và tuyệt đối không được dùng bất cứ phương pháp nào để hạn chế hoặc ngăn chặn cảm giác đau.

Khi có dấu hiệu đau bụng chuyển dạ mẹ bầu nên đến ngay cơ sở thăm khám chuyên khoa để đưa ra kết luận thời gian sinh và phương pháp sinh thường hay sinh mổ. Nhằm tránh trường hợp sinh em bé bất ngờ gây ra các biến chứng khó lường cho cả mẹ và bé.

Mẹ bầu yên tâm chuẩn bị đầy đủ cả về tinh thần lẫn vật chất để quá trình vượt cạn diễn ra thành công

Quá trình chuyển dạ xảy ra rất nhanh và thuận lợi nhưng có nhiều sản phụ phải trải qua quá trình sinh nở khó khăn với giai đoạn chuyển dạ kéo dài.

Hi vọng với những thông tin về các dấu hiệu đau bụng chuyển dạ được Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chia sẻ ở trên, mẹ bầu đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho bản thân để nhanh chóng nhận biết và yên tâm chuẩn bị đầy đủ cả về tinh thần và vật chất để quá trình vượt cạn diễn ra an toàn và nhanh chóng.

Có rất nhiều thai phụ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ cảm thấy lo lắng về hiện tượng chuyển dạ giả và những ảnh hưởng của nó đến thai nhi. Hãy cùng xem qua bài viết này, trang bị những kiến thức, hiểu biết về chuyển dạ giả để có một tâm thế bình tĩnh, vượt qua những lần “vượt cạn” nhẹ nhàng nhất.

1. Như thế nào được gọi là chuyển dạ giả

Chuyển dạ giả là sự xuất hiện của các cơn đau, co thắt tử cung được gọi là cơn gò Braxton Hicks. Đây giống như một cơn gò tử cung bình thường, được mô tả như sự thắt chặt bụng hay bị nhầm với các cơn chuyển dạ thật gây ra sự hoảng loạn cho các sản phụ.

Nhưng chuyển dạ giả khác với chuyển dạ thật ở chỗ nó không gây sự giãn nở tử cung và không kéo dài hay lặp lại với một tần suất đều đặn và cường độ mạnh. Chuyển dạ giả chỉ xảy ra ở một số sản phụ chứ không phải tất cả các sản phụ đều trải qua cơn đau của chuyển dạ giả.

Chuyển dạ giả là hiện tượng xảy cơn đau hoặc co thắt tử cung

2. Dấu hiệu của chuyển dạ giả

Chuyển dạ giả có những tính chất không giống với chuyển dạ thật. Các chị em cần bình tĩnh để xem xét đó có phải là một cơn chuyển dạ giả hay không. Các dấu hiệu để nhận biết:

  • Cơn chuyển dạ giả, ban đầu mẹ sẽ không có cảm giác đau, nhưng càng về sau, tuổi thai lớn mẹ sẽ có cảm giác đau nhẹ, đặc tính của cơn gò Braxton Hicks là gò từng cơn không đều đặn, đôi khi co thắt có thể gây cho mẹ đau bụng, nhưng khi nằm nghỉ thì hết đau.

  • Các cơn chuyển dạ giả không kèm theo các triệu chứng: vỡ ối,… của cơn chuyển dạ thật.

  • Trong một ngày có thể có 3 - 4 cơn gò, nhưng cũng có khi ít hơn.

  • Trong cơn gò Braxton Hicks không cần phải dùng thuốc.

Các cơn đau của chuyển dạ giả đến một cách bất thường và không giống như chuyển dạ thật

3. Cách phân biệt chuyển dạ giả và chuyển dạ thật

Để phân biệt được chuyển dạ giả và chuyển dạ thật cũng không có gì quá phức tạp, chị em chỉ cần để ý đến những đặc điểm sau là sẽ phân biệt được.

Tần suất của các cơn co thắt

  • Chuyển dạ giả: mỗi cơn co thắt có thời gian kéo dài không giống nhau và mỗi cơn đau cách nhau không đều.

  • Chuyển dạ thật: Các cơn co thắt đều kéo dài khoảng 30 - 70 giây và diễn ra đều đặn. Các cơn đau do chuyển dạ thật có cường độ tăng lên theo thời gian và ngày càng gần nhau hơn.

Cơn đau có thay đổi khi di chuyển không

  • Chuyển dạ giả: cách cơn đau do chuyển dạ giả có thể chậm hoặc dừng lại khi bạn vận động nhẹ nhàng như: đi bộ hoặc thực hiện các cử động tại chỗ.

  • Chuyển dạ thật: các cơn co thắt không giảm đi khi bạn cử động và di chuyển thậm chí khi bạn cố gắng nghỉ ngơi thì cơn đau vẫn tiếp tục.

Các vị trí của cơn đau

  • Chuyển dạ giả: thường các cơn đau do chuyển dạ giả chỉ được cảm nhận thấy ở phía trước bụng hoặc ở xương chậu. Các cơn đau không kèm theo ra dịch hồng hoặc nước ối.

  • Chuyển dạ thật: các cơn đau có thể bắt đầu từ dưới lưng và di chuyển đến phía trước bụng, cũng có thể xuất hiện cơn đau trong bụng và di chuyển về sau lưng của bạn. Đi kèm với cơn đau bụng, mẹ sẽ thấy ra dịch hồng âm đạo, hoặc ra nước ối ở âm đạo.

4. Các cơn chuyển dạ giả có tác dụng gì?

Theo What to Expect, nguyên nhân gây ra các cơn gò Braxton Hicks là do hormone trong cơ thể mẹ đang gửi "thông điệp" báo hiệu mẹ bắt đầu vào quá trình chuẩn bị sinh con.

Bên cạnh đó, các cơn chuyển dạ giả giúp cho thai nhi bình chỉnh ngôi thai trong tử cung của mẹ được tốt. Ngôi thai trở nên ngôi thuận. Đây được xem là bước chuẩn bị cho một cuộc chuyển dạ thật.

Chuyển dạ giả được xem là có lợi cho em bé cũng như chuẩn bị cho một cuộc sinh thật

5. Cần làm gì để giảm các cơn đau do chuyển dạ giả

Để giảm bớt được sự đau đớn do các cơn chuyển dạ giả, đầu tiên bạn cần chuẩn bị một tinh thần thật tốt, không quá lo lắng và sợ hãi. Việc chuẩn bị một tinh thần thật tốt không chỉ để đối phó với các cơn đau do chuyển dạ giả. Mà còn là phương pháp tốt để vượt qua cơn đau của việc sinh thật và tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ và bé.

Để giảm bớt cơn đau tức thì, hãy thử một số cách dưới đây:

  • Đứng lên là di chuyển, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp đẩy lùi cơn đau một cách hiệu quả.

  • Sau khi vận động hãy nghỉ ngơi hoặc ngủ một chút.

  • Thử các biện pháp thư giãn như tắm nước ấm hoặc nghe nhạc nhẹ.

  • Uống đủ nước.

  • Massage thư giãn.

Các mẹ bầu nên thư giãn vận động để giảm cơn đau hơn nữa cũng làm cho việc sinh con dễ dàng hơn

6. Khi nào cần tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ

Nếu bạn cảm thấy không thể phân biệt được chuyển dạ giả và chuyển dạ thật hoặc phát hiện thấy những dấu hiệu khác lạ thì hãy tới gặp bác sĩ. Đặc biệt, đối với những trường hợp dưới đây bạn cần phải đi gặp bác sĩ ngay lập tức. Vì đây là những triệu chứng nguy hiểm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé.

  • Tình trạng xuất huyết ở âm đạo xảy ra bất thường.

  • Nước ối bị rò rỉ liên tục hoặc bị vỡ.

  • Các cơn đau, co thắt mạnh xảy ra cách nhau mỗi 5 phút trong vòng 1 giờ.

  • Những chuyển động bất thường của thai nhi trong bụng mẹ.

  • Nếu thai chưa được 37 tuần tuổi nhưng lại xuất hiện các cơn co thắt bất thường.

Nên khám thai định kỳ để kịp thời kiểm soát những nguy hiểm cho mẹ và bé

Không phải sản phụ nào cũng có thể nhận biết được các cơn đau co thắt là chuyển dạ giả hay thật cho dù là những người phụ nữ đã sinh con nhiều lần hay lần đầu. Nên để an toàn cho con và chính bản thân mình chị em nên chọn những cơ sở y tế có uy tín để thăm khám.

Đối với chị em phụ nữ, mang thai và sinh con là một trách nhiệm vô cùng lớn lao. Qua bài viết này hy vọng chị em có thể có được những kiến thức quan trọng trong việc nhận biết chuyển dạ giả. Chúc chị em luôn xinh đẹp, vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình luôn thành công trong công việc.

Video liên quan

Chủ Đề