Chức vụ quyền hạn là gì

Theo Luật Phòng chống tham nhũng 2018, “người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó”.

Cụ thể, người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

11 nhóm công việc người có chức vụ, quyền hạn bị cấm làm từ 1/7/2019

Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định rõ 11 nhóm công việc mà những đối tượng trên bị cấm làm.

Đầu tiên, người có chức vụ, quyền hạn không được nhũng nhiễu trong giải quyết công việc.

Người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Người có chức vụ, quyền hạn không tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết.

Người có chức vụ quyền hạn không thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ.

Người có chức vụ, quyền hạn không được sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan:

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

Đặc biệt, Luật Phòng chống tham nhũng nêu rõ, người là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước còn không được thực hiện các công việc sau: Ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; Cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.

Theo Điều 277 Bộ luật hình sự, thì các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ.

Nếu căn cứ vào quy định trên thì các tội phạm về chức vụ quy định từ Điều 278 đến Điều 291 Bộ luật hình sự có một số trường hợp không thoả mãn khái niệm mà Điều 277 quy định như: tội đưa hối lộ quy định tại Điều 289, tội làm môi giới hối lộ quy định tại Điều 290 Bộ luật hình sự, không chỉ người có chức vụ thực hiện mà còn bao gồm cả những người không có chức vụ thực hiện, mặc dù hành vi của họ cũng xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.

luật sư hình sự

Ngoài các tội phạm quy đinh tại Chương XXI Bộ luật hình sự ra, còn nhiều tội phạm khác quy định ở các Chương khác cũng do người có chức vụ thực hiện và cũng xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, nhưng lại không phải là các tội phạm về chức vụ.

Việc đưa ra một khái niệm về các tội phạm về chức vụ thật chính xác, thật đặc trưng cho loại tội phạm này về lý luận và thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá câu lệ vào khái niệm hay định nghĩa về loại tội phạm này, vì khi đã là luật thì trước hết mọi cơ quan, tổ chức và mọi người phải tuân theo. Vấn đề quan trọng là cần hiểu và nắm chắc các dấu hiệu pháp lý đối với các tội phạm quy định tại chương XXI Bộ luật hình sự.

luat su hinh su

Cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do hành vi phạm tội gây ra bao gồm các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, được gọi chung là cơ quan, tổ chức.

Hành vi xâm phạm đến cơ quan, tổ chức rất đa dạng và phong phú, nhưng các tội phạm về chức vụ chỉ xâm phạm đến các hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức và cũng chỉ xâm phạm đến một số lĩnh vực chứ không phải xâm phạm hết tất cả các hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.

văn phòng luật sư

Khi nói đến các cơ quan, tổ chức là nói đến một cơ quan, tổ chức cụ thể có tên, có trụ sở được tổ chức hoặc được thành lập theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ một cách hợp pháp, chứ không phải cơ quan, tổ chức với ý nghĩa là một cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội một cách chung chung. 

van phong luat

Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức là những hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do pháp luật hoặc điều lệ quy định, những hoạt động này nhằm thực hiện chức năng và mục đích đã đề ra. Ví dụ: Theo quy định của pháp luật thì cán bộ, công chức phải chí công, vô tư, không được lợi dụng chức vụ để trục lợi, nhưng trong cơ quan, tổ chức nào đó có cán bộ đã tham ô, nhận hối lộ, hoặc lấy tiền của cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên để đưa hối lộ... là đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức đó. Có thể nói, những hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do các tội phạm về chức vụ gây ra, chính là những quy định của pháp luật hoặc của điều lệ buộc phải làm mà không làm, cấm không được làm thì lại làm. Những quy định cụ thể này được thể hiện trong từng hành vi phạm tội cụ thể trong từng tội phạm về chức vụ trong chương này.

luật sư ly hôn

Người có chức vụ quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Theo Điều 4 Luật Cán bộ, công chức thì cán bộ, công chức được định nghĩa:

“1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là cấp tỉnh], ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là cấp huyện], trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

luat su ly hon

2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội [sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập], trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

3. Cán bộ xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là cấp xã] là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.

luật sư nhà đất

Để cụ thể hoá Luật cán bộ, công chức trên, ngày 25/01/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức. Cụ thể tại Điều 2 đã quy định về căn cứ xác định công chức:  “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Nghị định này”.

Ngoài những cán bộ, công chức ra, những người do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, những người này tuy không phải là cán bộ, công chức, họ chỉ được các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hợp đồng làm một công việc nhất định thường xuyên hay theo thời vụ hoặc trong một thời gian nhất định. Những người này cũng được coi là người có chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, họ chỉ có thể thực hiện một số hành vi phạm tội nhất định.

luat su nha dat

Người có chức vụ, quyền hạn chỉ có thể trở thành chủ thể của các tội phạm về chức vụ khi hành vi phạm tội của họ được thực hiện trong khi thi hành công vụ, nếu họ thực hiện hành vi phạm tội ngoài phạm vi thi hành công vụ thì không thuộc trường hợp phạm tội về chức vụ. Tuy nhiên, điều khẳng định này không bao gồm các trường hợp phạm tội có đồng phạm [nhiều người tham gia], trong đó có người không thực hiện hành vi phạm tội trong phạm vi thi ành công vụ, nhưng trong một vụ án cụ thể, tội phạm mà họ thực hiện phải có người thực hiện hành vi phạm tội trong khi thi hành công vụ.

Mặc dù các tội phạm về chức vụ là do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhưng không vì thế mà cho rằng trong một vụ án cụ thể chỉ có những người có chức vụ thực hiện tội phạm mà không có những người khác. Những người có chức vụ nhất thiết phải là người trực tiếp thực hiện tội phạm, nếu là vụ án có đồng phạm thì họ phải là người thực hành, còn những người khác không có chức vụ có thể là người tổ chức, người xúi dục hoặc người giúp sức.

Video liên quan

Chủ Đề