Chở xe đạp bằng xe máy có bị phạt không

Tất cả quy định người đi xe đạp điện cần biết

Quy định đối với người đi xe đạp điện được pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Khi tham gia giao thông người điều khiển xe đạp điện được thực hiện và không thực hiện những hành vi như thế nào? Đây là những thông tin quan trọng người tham gia giao thông bằng xe đạp điện cần nắm được để đảm bảo an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông trên đường. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ các quy định mới nhất của pháp luật về quy định đối với người đi xe đạp điện 2022, mời các bạn cùng theo dõi.

Ngày nay, xe đạp điện trở nên phổ biến với nhiều chủng loại. Tuy nhiên các quy định đối với xe đạp điện lại chưa được chấp hành nghiêm chỉnh.

Quy định pháp luật với người đi xe đạp điện

Dưới đây là những Quy định về tham gia giao thông bằng xe đạp điện theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

1. Xe đạp điện là xe thô sơ hay xe cơ giới?

Khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Trong khi đó, Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã làm rõ vấn đề này tại điểm e, khoản 1, Điều 3: Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).

Tóm lại, xe đạp điện là một loại xe đạp máy, thuộc nhóm phương tiện giao thông thô sơ.

2. Quy định đối với người đi đạp điện

Luật Giao thông đường bộ 2008 đưa ra các quy định đối với người đi xe đạp điện như sau

Đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm

Theo quy định tại Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008, cả người điều khiển xe đạp điện và người ngồi trên xe đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách.

Chỉ thị 04/CT-TTg vừa được Thủ tướng ban hành đầu năm 2018 cũng đã yêu cầu bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh, sinh viên, đặc biệt là học sinh từ 6 tuổi trở lên được người lớn chở trên xe máy, xe đạp điện; giáo dục học sinh, sinh viên đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trở thành thói quen.

Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.

Người đi xe đạp điện không được thực hiện các hành vi:

- Đi xe dàn hàng ngang;

- Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

- Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

- Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

- Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

- Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

3. Lỗi xe đạp điện 2022

Các lỗi xe đạp điện được quy định thế nào theo quy định mới nhất tại Nghị định 100 và Nghị định 123/2021/NĐ-CP?

Các lỗi xe đạp điện được quy định tại điều 8, 11, 34, 47 nghị định 100, cụ thể Hoatieu.vn xin liệt kê ra một số lỗi như sau:

Lỗi Mức phạt
Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên80.000 đồng đến 100.000 đồng
Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy100.000 đồng đến 200.000 đồng

Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

400.000 đồng đến 600.000 đồng

4. Mũ bảo hiểm xe đạp điện 2022

Mũ bảo hiểm xe đạp điện cũng phải đạt các tiêu chuẩn của mũ bảo hiểm thông thường, khi đội mũ phải cài quai đúng quy cách.

Các tiêu chuẩn của mũ bảo hiểm thông thường được quy định tại QCVN 2: 2008/BKHCN như sau:

Mũ bảo hiểm đạt chuẩn theo quy chuẩn QCVN 2: 2008 phải đảm bảo về kết cấu các bộ phận chính bao gồm 4 bộ phận:

  • Vỏ mũ là phần vỏ cứng bên ngoài, có tác dụng ngăn chặn các va đập trực tiếp vào người đội.
  • Đệm hấp thu xung động bên trong thân mũ (đệm bảo vệ) có tác dụng giảm chấn động đến đầu người đội mũ.
  • Quai đeo để cố định mũ.
  • Lớp vải lót bên trong mang lại cảm giác dễ chịu cho người sử dụng.

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp đến bạn đọc các Quy định pháp luật đối với người đi xe đạp điện. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan

Cập nhật: 19/01/2022

Xe đạp là một phương tiện được sử dụng phổ biến khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách để điều khiển xe an toàn và không vi phạm pháp luật. Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ cung cấp thông tin về vấn đề Làm thế nào để điều khiển xe đạp tham gia giao thông an toàn?

Căn cứ pháp lý

  • Luật giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Xe đạp là một loại phương tiện được phép tham gia giao thông theo quy định của pháp luật, xe đạp bao gồm xe đạp thô sơ và xe đạp máy, trong đó xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện). Để điều khiển xe an toàn, hãy tham khảo bài viết sau đây:

Chở xe đạp bằng xe máy có bị phạt không
Chở xe đạp bằng xe máy có bị phạt không

Làm thế nào để điều khiển xe đạp tham gia giao thông?

– Người điều khiển xe đạp phải điều khiển xe đi bên phải theo chiều đi của mình và đi đúng phần đường, làn đường quy định.

Theo quy định tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển xe đạp phải đi trên làn đường trong cùng phía tay phải.

– Người điều khiển xe đạp phải chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ bao gồm hệ thống đèn tín hiệu, biển báo hiệu đường bộ, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

– Người điều khiển xe đạp phải chở đúng số người theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì “Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.”

– Người điều khiển xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

– Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe đạp không được thực hiện các hành vi sau:

+ Đi xe dàn hàng ngang;

+ Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;+ Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

+ Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

+ Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Mức xử phạt nếu điều khiển xe đạp trái pháp luật

– Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định;

+ Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;

+ Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;

+ Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;

+ Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;

+ Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;

+ Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;

+ Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.

Khi nào được nộp phạt tại chỗ?

Cần phải lưu ý rằng, nộp phạt tại chỗ ở đây khác với việc đút lót, đưa hối lộ cho các chiến sĩ cảnh sát giao thông. Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về “Làm thế nào để điều khiển xe đạp tham gia giao thông an toàn?“. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết. Vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 083310102. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tư vấn về dịch vụ luật, giấy tờ pháp lý, hành chính, thủ tục giải thể công ty, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.….., hãy liên hệ ngay với Luật sư X để được giải đáp thắc mắc.

Đi xe đạp sử dụng ô (dù) có bị phạt không?

Hành vi sử dụng ô (dù) khi đang tham gia giao thông bằng xe đạp bị xử lý hành chính. Hành vi sử dụng ô (dù) của người điều khiển xe đạp tham gia giao thông hay người được chở trên xe đạp đều bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng, tùy từng trường hợp.

Đi xe đạp vào đường cao tốc có vi phạm pháp luật không?

Việc đi xe đạp trên đường cao tốc (trong trường hợp không thuộc trường hợp nhằm phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc) là hành vi vi phạm pháp luật hiện hành.

5 ra khỏi 5 (1 Phiếu bầu)